* Hoạt động thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế của VP bank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá LC nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61 triệu USD tăng 60% so với năm 2005. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005.
* Hoạt động thanh toán trong nước:
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VP bank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2006 đạt 7331 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2005. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2006 là 2 tỷ đồng, tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những tăng trưởng nhất định.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp ở VP bank Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Chương Dương. Năm 2006, VP bank tiếp tụcđược Ngân hàng Nhà nước cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm( đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng ) và Phòng Giao dịch Bách khoa, Phòng Giao dịch Đông Ba( trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Vĩ dạ, Phòng Giao dịch Tràng An( trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình(Chi nhánh Sài Gòn), Phòng giao dịch Khánh Hội( Thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm phả( thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm Văn Đồng( thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao dịch Hưng lợi( thuộc chi nhánh Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VP bank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là công ty Quản Lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán. Cũng trong năm 2006, VP bank mở thêm các chi nhánh mới tại Vinh(Nghệ An); Thanh hoá, Nam định, Nha trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống của VP bank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch.
Số lượng nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học( chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Giúp VP bank sẵn sang đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 31/12 VP bank đã chính thức nâng vốn điều lệ từ 1500 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của VP bank trong thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng một cach thuận tiện và hiệu quả hơn.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VP BANK.
Đại hội cổ đông
Ban điều hành
Hội đồng quản trị
Phòng kiểm toán nội bộ
Ban kiểm soát
Văn phòng hội đồng quản trị
Hội đồng tín dụng
Hội đồng quản lý TS nợ, TS có
Phòng TTQT-Kiều hối
Phòng kế toán
Phòng pháp chế
Phòng ngân
quỹ
Công ty chứng khoàn VP bank
Công ty quản lý TS VP bank
Trung tâm thẻ
Trung tâm đào tạo
Văn phòng
Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm
Trung tâm Western Union
Trung tâm tin học
Các chi nhánh
Phòng giao dịch
.
Chức năng, nhiệm vụ:
Hội đồng cổ đông:
Hội đồng quản trị:
Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên trong đó có hai thành viên chuyên trách
Hội đồng tín dụng và ban tín dụng: có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay vượt hạn mức để hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng, VP bank đã và đang áp dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành.
Hội đồng quản lý tài sản nợ- tài sản có: có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời, HĐ GLTSN-TSC cũng có nhiệm vụ theo dõi sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý nguồn và sử dụng nguồn đạt hiệu quả cao nhất cho VP bank, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất, đồng thời đáp ứng đúng các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước về các chỉ số an toàn.
Phòng kiểm toán nội bộ: kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển VP bank Chi nhánh Hà Nội:
1.2.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
VP bank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuân số 1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở Chi nhánh cấp 1 Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội). Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005.
Từ chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh của VP bank, trong năm 2005 Chi nhánh Hà nội( chi nhánh cấp 1) được thành lập( trên danh nghĩa là tách bộ phần trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà nội ra khỏi Hội sở chính nhưng thực ra là xây dựng hoàn toàn Hội sở chính). Như vậy, trên danh nghĩa Chi nhánh Hà Nội chính thức hoạt động từ 4/1/2005 nhưng thực chất đơn vị này đã hoạt động từ khi VP bank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh hiện nay khoảng 160 người, mạng lưới chi nhánh gồm 10 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc
CƠ CẤU TỔ CHỨC VP BANK HÀ NỘI
PGD Trần Xuân Soạn
Phòng hành chính-tổ chức
Ban giám đốc
Phòng giao dịch-kho quỹ
Phòng kế toán
Phòng A/O doanh nghiệp
Chi nhánh Cát Linh
Chi nhánh Trần Hưng Đạo
PGD Tràng An
Phòng A/O cá nhân
Phòng thẩm định tài sản đảm bảo
Phòng TTQT và Kiều hối
Phòng thu hồi nợ
PGD Yên Phụ
PGD Thuỵ Khê
PGD Khâm Thiên
PGD Tôn Đức Thắng
PGD Đội Cấn
PGD Hàng Giấy
Giám đốc chi nhánh:
Có trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh
Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh
Quản lý nhân sự của chi nhánh
Kiến nghị và chủ động đề xuất với Tổng giám đốc
Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ, nhân viên dưới quyền. Báo cáo lên ban Tổng giám đốc nội dung các vụ việc về tham nhũng, tiêu cực( nếu có) tại đơn vị mình.
Xử lý theo quyền hạn, trách nhiệm được Tổng giám đốc giao và kiên nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Phó giám đốc chi nhánh: được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số mặt các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
Các phòng ban:
Phòng giao dịch ngân quỹ:
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp:
Phòng phục vụ khách hàng cá nhân:
Phòng thẩm định tài sản bảo đảm:
Phòng thu hồi nợ:
Phòng kế toán:
Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối:
Phòng hành chính-tổ chức:
Ngoài các phòng ban trên còn có các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội.
Chi nhánh Hà Nội cũng thực hiện các hoạt động chủ yếu mà VP bank đã được Ngân hàng nhà nước cho phép:
Huy động vốn:
- Khai thác, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán cá nhân, tổ chức kinh tế, trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của VP bank
Cho vay:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ với các tổ chức kinh tế.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Kinh doanh ngoại hối:
Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước,VP bank .
Kinh doanh dịch vụ:
Chi nhánh thực hiện thu chi tiền mặt, cung cấp các dịch vụ ngân hàng được chính phủ, ngân hàng nhà nước, VP bank cho phép.
Cân đối điều hoà vốn:
Thực hiện cân đối, điều hoà vốn kinh doanh ngoại tệ với các chi nhánh trên cùng địa bàn
Hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập:
Thực hiện hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy định của VP bank
Tổ chức cán bộ:
thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của VP bank.
Kiểm tra, kiểm soát:
Thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của VP bank.
Phổ biến pháp luật:
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng, của VP bank liên quan đến hoạt động chi nhánh.
Chấp hành chế độ, thực hiện nhiệm vụ:
Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định, theo yêu cầu của lãnh đạo VP bank, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM( VP BANK)
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của VP bank.
1.1 Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là một hoạt động được VP bank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VP bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VP bank khai thác triệt để.
Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2005, cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh. Năm 2006, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động như những năm trước, nhưng các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch khuyến mãi với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ô tô…Thêm vào đó, sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm chuyển luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán.
.
Tình hình huy động vốn 2004-2007 của VP bank.
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
Nguồn vốn huy động
3 858 967
100
5638 001
100
9 065 194
100
Ngắn hạn
3 202 943
83
4 397 641
78
7 252 155
80
Trung và dài hạn
656 024
17
1 240 360
22
1 813 039
20
Mặc dù có những tác động trên, nguồn vốn huy động của VP bank vẫn tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn. Mặt khác, trong những năm gần đây, VP bank đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngân hàng cũng đã chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn. Đến cuối năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 9065 tỷ đồng, tăng gấp 7,5 lần so với cuối năm 2003, đặc biệt năm 2004 nguồn vốn tăng hơn gấp 3 lần so với cuối năm 2003. Bình quân giai đoạn 2004-2006 nguồn vốn huy động của VP bank đạt mức tăng trưởng 68%.
Hoạt động tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.
Trong thời gian từ 2004-2006, hoạt động tín dụng của VP bank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng.
Doanh số cho vay toàn Hệ thống năm 2006 đạt 6594 tỷ đồng, tăng 2681 tỷ đồng( tương đương tăng 68%) so với năm 2005.
Với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, VP bank chú trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình.
Chất lượng tín dụng của VP bank vẫn đảm bảo được yêu cầu của ngân hàng nhà nước và quy chế của VP bank. Tỷ lệ nợ xấu( gồm các nhóm 3,4,5) của VP bank cuối năm 2006 ở mức 0,58% tổng dư nợ, thấphơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam( khoảng 7%).
Cơ cấu dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
1 865 363
3 014 209
5 031 190
Theo loại hình cho vay
CV ngắn hạn
1 004 350
1 405 093
2 511 550
CV trung, dài hạn
855 300
1 607 058
2 485 097
CV khác
5 713
2 058
34 543
Theo tiền tệ
CV bằng VND
1 786 348
2 906 417
4 760 502
CV bằng ngoại tệ
79 016
107 792
270 688
1.3. Hoạt động ngân quỹ.
Năm 2005- 2006 thị trường liên ngân hàng có sự tham gia của một số ngân hàng mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các ngân hàng nông thông, do vậy các gioa dịch liên ngân hàng diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, do thị trường chứngkhoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều công ty chứng khoán ra đời nên đã có sự dịch chuyển một phần nguồn vốn của các ngân hàng sang các công ty chứng khoán. Vì thế, vào những tháng cuối năm 2006, nguồn tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng lại trở nên khan hiếm. Năm 2006, cũng là năm có tỷ giá USD/VND tương đối ổn định. Mức độ mất giá VND so với USD chỉ ở mức 1%. Sự biến động thấp của tỷ giá có phần hạn chế khả năng khai thác thu lãi kinh doanh từ chênh lệch lãi suất.
Tuy có những khó khăn nhất định, song hoạt động ngân quỹ trong năm 2006 đạt kết quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động ngân quỹ đều đạt và vượt kế hoạch từ 30-40%. Các quan hệ liên ngân hàng vẫn được duy trì và phát triển tốt. Hầu như tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần đều đã thiết lập quan hệ và có hạn mức giao dịch với VP bank. Các ngân hàng thương mại quốc doanh liên tục điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch nói chung và hạn mức tín chấp nói riêng cho VP bank. Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt việc công tác điều hoà vốn, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho toàn hệ thống; tận dụng các cơ hội chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và đồng USD để kinh doanh thu lãi; Luôn duy trì trạng thái ngoại tệ âm ở mức độ phù hợp đáp ứng đúng yêu cầu Ngân hàng nhà nước đặt ra.
Trong năm 2006, tổng doanh số mua ngoại tệ là 386 triệu USD; tổng doanh số bán là 327 triệu USD( doanh số mua- bán tương đương năm 2005).
Doanh số mua kỳ phiếu, trái phiếu năm 2006 là 1380 tỷ đồng- giảm 615 tỷ đồng so với năm 2005; giá trị kỳ phiếu, trái phiếu đến hạn thanh toán là 1347 tỷ đồng; số dư chứng từ có giá đến cuối năm còn 2080 tỷ đồng- tăng 37 tỷ đồng so với năm trước. Tất cả các trái phiếu, kỳ phiếu mà VP bank tham gia mua bán trong thời gian qua đều có nguồn gốc từ kho bạc Nhà nước hoặc các Ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành.
1.4. Hoạt động thanh toán.
* Hoạt động thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế của VP bank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá LC nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61 triệu USD tăng 60% so với năm 2005. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005.
* Hoạt động thanh toán trong nước:
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VP bank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2006 đạt 7331 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2005. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2006 là 2 tỷ đồng, tuy vẫn là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những tăng trưởng nhất định.
Chỉ tiêu
2005
2006
So với năm trước
Trị giá LC nhập mở trong kỳ
38 225
61 049
159%
Trị giá LC xuất thông báo trong kỳ
6 243
5 655
90%
Doanh số chuyển tiền TTR
44 685
80 078
179%
Doanh số nhờ thu( xuất, nhập)
3 618
5 159
142%
Tổng số phí thu được(triệu đồng)
4 015
6 122
152%
1.5. Hoạt động kiều hối.
Tính đến cuối năm 2006, tổng số đại lý phụ chi trả kiều hối của VP bank là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng. Trong đó, VP bank trực tiếp chi trả 6,4 triệu USD và 5,2 tỷ đồng, phần còn lại được chi trả qua các đại lý phụ. Trong năm 2006, trung tâm kiều hối VP bank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ TP Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc, vì thế công tác này đã được tăng cường tốt hơn.
1.6. Hoạt động của trung tâm thẻ.
Từ khi ra đời, trung tâm thẻ đã tích cực hoạt động để giải quyết các phần việc liên quan đén dự án phát triển thẻ của VP bank.
Ngày 1/4/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 805/QĐ-NHNN cho phép VP bank thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ nội địa và thẻ quốc tế Master Card.
Ngày 12/8/2006, VP bank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink. Bên cạnh việc cho ra đời thẻ ghi nợ nội địa, trong năm qua, VP bank cũng đã rất tích cực hoàn thiện các nghiên cứu và các thử nghiệm cần thiết để xin chứng nhận offline phát hành và thanh toán thẻ từ của thẻ tín dụng quốc tế Master Card, thẻ trả trước quốc tế Master Card. Trung tâm thẻ đang tiến hành thử nghiệm các chức năng của các loại thẻ để có thể sớm phát hành ra công chúng.
VP bank mc2 Master card là dòng thẻ đã được Master Card phát hành trên toàn thế giới và ngày 21/12/2007, lần đầu tiên tại Việt Nam, mc2 được VP bank chính thức phát hành, VP bank mc2 là sản phẩm thẻ dành riêng cho giới trẻ năng động và sành điệu. Đây là loại thẻ tín dụng và ghi nợ đầu tiên tại Việt Nam có đường cong độc đáo, chất liệu trong suốt, cho phép khách hàng lựa chọn màu sắc theo sở thích đồng thời mang đến những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho chủ thẻ tại các trung tâm Spa, trung tâm mua sắm, các chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu tận hưởng cuộc sống theo phong cách riêng. Thẻ VP bank mc2 được chấp nhận thanh toán rộng rãi trên toàn thế giới: tại hơn 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ cũng như có thể sử dụng để rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM có trưng biêu tượng Master Card trên toàn thế giới, trong đó phải kể tới hệ thống 1000 máy ATM của VP bank đang được triển khai lắp đặt tại Việt Nam.
1.7. Hoạt động của công ty Chứng khoán.
Trong năm 2006, với một nỗ lực rất cao của cán bộ, nhân viên công ty chứng khoán, VP bank đã nhận được chấp thuận của Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập công ty. Đến 20/12/2006 VP bank đã chính thức được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp phép kinh doanh chứng khoán. Công ty chứng khoán VP bank đã được trung tâm lưu ký chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành viên ngày 25/12/2006 và được trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành viên và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 26/12/2006.
1.8. Hoạt động của công ty quản lý Tài sản VP bank-AMC.
Công ty quản lý tài sản VP bank-AMC được thành lập tháng 6/2006, đến nay, đã xây dựng được đội ngũ nhân sự gồm các cán bộ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp, gắn kết lâu dài với VP bank. Bên cạnh nghiệp vụ chính là quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các bất động sản và động sản thu hồi nợ, VP bank-AMC đã rất tích cực phát triển hoạt động theo hướng hợp tác, liên doanh khai thác các dự án nhà cao tầng tại các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Đồng thời, công ty cũng phối hợp với cùng các chi nhánh triển khai thuê, mua các tài sản, trụ sở cho các chi nhánh của VP bank trên toàn quốc.
1.9. Hoạt động của trung tâm tin học.
Tháng 4/2006, VP bank chính thức triển khai dự án Corbanking mới mang tên T24 nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và nâng cao khả năng thanh toán trong nước và quốc tế. T24 sẽ là nền tảng công nghệ để VP bank phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao trong thời gian tới. Dự án đã được triển khai một cách nghiêm túc và đồng bộ với việc tái cơ cấu ngân hàng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của công nghệ hiện đại. Với nỗ lực hết mình của các thành viêc dự án, đến nay dự CBS đã đi vào giai đoạn UAT chu kỳ 1 kiểm tra chức năng hệ thống( Function Testing). Đến cuối năm 2007, dự án sẽ hoàn thành về cơ bản và đồng loạt triển khai vận hành trên toàn hệ thống.
Hiện tại, VP bank đã thực hiện online hệ thống tiền gửi, quản lý hồ sơ khách hàng tập trung trên toàn hệ thống. Hoạt động này thực sự đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng gửi tiền. Hạ tầng công nghệ thông tin của VP bank cũng đã được nâng cấp trang thiết bị mới;
1.10. Nghiên cứu phát triển sản phẩm-dịch vụ mới.
Trong năm 2006, VP bank đã triển khai một số sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm tín dụng. Đó là “Cho vay cầm cố bằng cổ phiếu các NHTM”, “Cho vay cầm cố trái phiếu chuyển đổi của các NHTM”.
Ngày 22/9/2006, VP bank đã ban hành thể lệ cụ thể về nghiệp vụ cho vay đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng;
Ngày 8/12/2006, VP bank đã ban hành thể lệ cụ thể về nghiệp cụ cho vay đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng;
Ngày 8/12/2006, tái thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các khoản vay mà nguồn trả nợ dự kiến từ tiền bán bất động sản;
2.Tình hình hoạt động kinh doanh VP bank Chi nhánh Hà Nội:
VP bank Chi nhánh Hà Nội đã và đang không ngừng mở rộng để đáp ứng đòi hỏi thực tế, ngân hàng đã nâng cấp các phòng giao dịch thành chi nhánh, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VP BANK HÀ NỘI TỪ 2005 ĐẾN 2/2007
Chỉ tiêu
2005
2006
2/2007
1. TN từ lãi
32 723
51 411
64 616
1.1.Thu từ lãi
110 240
179 212
222 908
1.2.Chi từ lãi
77 517
127 801
158 292
2.TN ngoài lãi
-13 058
- 11942
-14 670
2.1.Thu ngoài lãi
4 058
6 146
8 984
2.2.Chi ngoài lãi
17 115
18 088
23 654
3.TN trước thuế
19 666
39 469
49 946
( Nguồn: báo cáo KQKD VP bank Chi nhánh Hà Nội từ năm 2005 – 2/2007 )
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với những chiến lược đúng đắn, tất cả các chỉ tiêu của chi nhánh đều tăng nhanh. Đối với thu nhập từ lãi, hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh, từ năm 2005 đến 2006, tốc độ tăng trưởng lên đến gần 1,6 lần, tương ứng với gần 18.688 triệu đồng. Đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 2007, thu nhập từ lãi cũng đã tăng tới 13 205 triệu đồng.
Chính nhờ sự tăng trưởng từ thu nhập từ lãi mà nó đã bù trừ được các chi phí ngoài lãi (khá lớn), và đảm bảo một mức lợi nhuận trước thuế cho chi nhánh. Cũng chỉ sau 1 năm từ 2005 đến 2006, thu nhập trước thuế đã tăng gần 20.000 triệu đồng, tương ứng là tăng hơn 2 lần. Trong hai tháng đầu năm nay, thu nhập trước thuế của chi nhánh cũng đã tăng tới 10.477 triệu đồng.
2.1.Hoạt động huy động vốn.
Ngay từ khi thành lập vào năm 2005, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc chi nhánh cũng như của Hội sở, hoạt động huy động vốn được VP bank Chi nhánh Hà Nội đặc biệt quan tâm. Do đó, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên Ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để.
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VP BANK- CHI NHÁNH HÀ NỘI
Chỉ tiêu
Đến
28/2/2007
Tăng giảm
So với
tháng trước
Đến
30/12/2006
Tăng giảm
so với
tháng trước
NV huy động
1.720.489
154.498
1.519.661
-19.418
VND
1.488.823
155.658
1.281.940
-6.976
Ngoại tệ
231.666
-1.160
237.721
-12.442
1.HĐ từ TCKT và dân cư
1.701.324
155.962
1.497.445
-18.921
VND
1.484.325
156.106
1.227.008
7.232
Ngoại tệ
216.999
-144
220.436
-11.689
1.1.TG thanh toán
328.262
91.175
207.087
-41.443
VND
313.879
98.563
195.560
-32.006
Ngoại tệ
14.383
-7.388
11.527
-9.437
1.2.TG tiết kiệm
1.373.062
64.787
1.290.358
22.522
VND
1.170.446
57.543
1.081.449
24.774
Ngoại tệ
202.616
7.244
208.909
-2.252
2. Ký quỹ của khách hàng
19.165
-1.465
22.216
-497
VND
4.498
-449
4.931
256
Ngoại tệ
14.667
-1.016
17.285
-753
Trong đó:tiền KQ mở L/C
14.667
-1.016
17.285
-753
(Nguồn: Báo cáo KQKD VP bank VP bank từ năm 2005 đến 2/2007)
Có thể nhận thấy rằng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng có những bước tiến đáng kể. Trong năm 2006, VP bank Chi nhánh Hà Nội đã huy động được 1.519,66 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch đề ra, tăng 18,66 tỷ đồng so với năm trước và chiếm 26,6% tổng nguồn vốn huy động được của cả hệ thống VP bank trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh đa số là bằng tiền đồng trong khi huy động bằng ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể.
2.2.Hoạt động tín dụng.
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VP BANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Chỉ tiêu
Đến
2/2007
Tăng giảm
So với
tháng trước
Đến
30/12/2006
Tăng giảm
So với
tháng trước
Tổng dư nợ
1.354.150
36.584
1.263.213
58.277
Nợ cần chú ý
17.260
-2.316
15.423
-5.800
Nợ xấu
5.745
-564
6.030
497
Nợ xấu/tổng dư nợ(%)
0,42%
-0,05%
0,48%
0,02%
Tổng dư nợ bằng VND
1.249.354
29.559
1.165.941
39.253
Tổng dư nợ bằng USD
104.796
7.025
97.272
19.024
1.cho vay ngắn hạn
440.914
1.055
401.112
63.216
2.cho vay trung hạn
717.776
33.836
672.594
-14.350
3.cho vay dài hạn
195.459
1.692
189.508
9.411
4.cho vay khác
0
0
0
0
(Nguồn: báo cáo KQKD VP bank Chi nhánh Hà Nội từ năm 2005 đến 28/2/2007)
Hoạt động tín dụng vẫn là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho chi nhánh, do đó, việc đẩy mạnh doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng là rất khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn các Ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới tại khu vực Hà Nội.
Tính đến 31/12/2006, dư nợ tín dụng đạt 1263 tỷ đồng, tăng 42 tỷ, đạt 103,4% so với kế hoạch đề ra, chiếm 25,1% dư nợ toàn hệ thống, trong đó, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn, 53,2%. Trong năm 2006, VP bank Chi nhánh Hà Nội đã giải ngân được 1535 tỷ đồng và thu nợ 1208 tỷ, thu nhập từ phí dịch vụ của chi nhánh cũng tăng thêm 1 tỷ đồng.
KẾT CẤU CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH VAY CỦA VP BANK CHI NHÁNH HÀ NỘI TÍNH ĐẾN 28/2/2007
Dư đầu
kỳ
Phát sinh
nợ
Phát sinh
có
Dư
cuối kỳ
TỔNG DƯ NỢ CÁC LOẠI
1.263.213
2.384.596
2.384.596
1.354.150
CHO VAY TCTD TRONG NƯỚC
401.112
751.825
712.023
440.914
Dư nợ của các TCKT và cá nhân
862.101
1.632.771
1.672.573
913.236
Nợ trong hạn và đã được gia hạn nợ cho
vay các TCKT và cá nhân trong nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11877.doc