MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Sự ra đời của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1
2. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia.3
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TĨNH GIA
1. Cơ cấu tổ chức của Ngành Bảo hiểm xã hội .4
2. Cơ cấu tổ chức và của Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia .5
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ( TỪ NĂM 2000 – 2008 )
1. Công tác thu BHXH .7
2. Công tác quản lý chi trả . . 8
3. Công tác quản lý chế độ chính sách .12
4.Công tác giám định y tế và BHYT . 14
5. Những khó khăn và hạn chế . .16
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4924 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Sự ra đời của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc.
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Trong mỗi giai đoạn phát triển khinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn.
BHXH được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985 và 1995. Năm 1961, một Nghị định của Chính phủ được ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ. Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 người trên tổng số dân là 17 triệu người của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964 Nghị định 218 thực hiện BHXH choquân nhân.
Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.
Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc).
Từ tháng 01/1005, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đo có chương XII về BHXH để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật lao động. Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/01/1995 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. Quỹ BHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐTTg chuyển hệ thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày 06/12, Chính phủ ra Nghị định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả BHYT).
2. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia
Cùng với BHXH tỉnh Thanh Hoá, BHXH huyện Tĩnh Gia cũng được thành lập theo Quyết định số 138/QĐ/TC-CB ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở tách bộ phận chi trả BHXH và chính sách xã hội tại Ban tài chính kế hoạch, phòng lao động TBXH, Liên đoàn lao động huyện. Như vậy BHXH huyện Tĩnh Gia chính thức đi vào hoạt động tháng 8 năm 1995 và có trụ sở đóng tại Thị trấn huyện Tĩnh Gia.
Với chức năng nhiệm vụ đã được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. BHXH huyện có nhiệm vụ theo dõi nộp BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn huyện; Tổ chức mạg lưới chi trả hoạc trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho người BHXH trên địa bàn; BHXH do 1 giám đốc điều hành, có thể có phó giám đốc nếu cần thiết. BHXH là đơnvị có tư cách pháp nhân, có dấu, tài khoản và có trụ sở đóng tại huyện lị . Những ngày đầu thành lập, được sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh và sự giúp đỡ của Thường vụ huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân huyện và các ngành chức năg có liên quan. đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bàn giao về tổ chức và sự nên công tác thực hiện chế độ BHXH kịp thời không bị gián đoạn.
Về công tác nhân sự với tổng số biên chế là 6 gồm các bộ phận quản lý thu BHXH , bộ phận chính sách, kế toán, hồ sơ. Các bộ phận này chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc.
Về trình độ cán bộ công chức đều trải qua các trường lớp đào tạo cơ bản tuổi đời bình quân 37 tuổi, 100% là Đảng Viên. Đến nay là 13 cán bộ.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TĨNH GIA
1. Cơ cấu tổ chức của Ngành Bảo hiểm xã hội
Theo Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính Phủ.
Theo Luật BHXH của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp, có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Chính phủ thành lập Hội đồng quản lý BHXH bao gồm đại diện Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các tổ chức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do chính phủ quy định để chỉ đạo, giám sát hoạt động của tổ chức BHXH.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có :
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Tỉnh:
Bảo hiểm xã hội tỉnh trực thuộc Trung ương là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (gọi chung là bảo hiểm xã hội) trên địa bàn tỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ, có dấu, tài khoản riêng.
Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội Huyện:
Bảo hiểm xã hội huyện (tên gọi chung của Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại huyện lỵ, có dấu, tài khoản riêng.
2. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia
Huyện Tĩnh gia có diện tích tự nhiên 430,3km2 bao gồm 33 xã và 01 thị trấn trong đó có 4 xã miền núi ( 2 xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1% - 0,2% ) với dân số khoảng 230.000 người.Cơ quan Bảo hiểm xã hội Huyện Tĩnh Gia đựoc đặt tại tiểu khu 6, Thị trấn Tĩnh Gia, tính đến hiện tại cơ quan có 13 cán bộ công chức với cơ cấu tổ chức như sau:
Bộ phận lãnh đạo cơ quan:
1 Giám đốc
1 phó Giám đốc
1 kế toán trưởng
Các bộ phận nghiệp vụ :
Bộ phận kế toán
Bộ phận Thu : + Thu BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện
+ Thu BHXH
Bộ phận giám định chi
Bộ phận sổ thẻ
Bộ phận chế độ chính sách
BHXH huyện Tĩnh Gia tổ chức thu BHXH, BHYT đảm bảo chi trả các chế độ BHYT, BHXH đúng chế độ, đúng đối tượng; quản lý chặt chẽ và sử dụng quỹ có hiệu quả; đảm bảo bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia và hưởng thụ BHXH, BHYT.
Giải quyết, trả lời các ý kiến thắc mắc các chế độ, hoàn thành hồ sơ cho các đối tượng tham gia cà thụ hưởng.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ phận chuyên trách của cơ quan. Mở rộng, tuyên truyền để tăng nhanh đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
BHXH huyện Tĩnh gia thực hiện các nghiệp vụ Thu BHXH và BHYT của người tham gia là cán bộ công nhân, viên chức nhà nước, người lao động và chủ sử dụng lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Giám định các đối tượng thụ hưởng BHYT, cấp phát thuốc, chi trả các chế độ được quy định trong BHYT.
Cấp phát sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng.Tổ chức chi trả các chế độ hưu trí, tuất hàng tháng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuất một lần và chi trả BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ( TỪ NĂM 2000 – 2008 )
1. Công tác thu BHXH:
Trong 5 năm, BHXH huyện Tĩnh Gia đã đẩy mạnh công tác quản lý thu BHXH, tiến hành cải tiến phương thức quản lý, tăng cường công tác chuyên truyền, đôn đốc kiểm tra cơ sở. Lập kế hoạch ngay từ đầu quý 4 năm trước để các đơn vị SDLĐ chủ động kế hoạch thu nộp của đơn vị mình. Với số thu BHXH nắmau cao hơn năm trước, cụ thể như sau:
Năm Kế hoạch thu (đ) Thực hiện (đ) Đạt (%)
2000 3.220.000.000 3.226.000.000 101
2001 3.629.190.000 3.815.357.000 105
2002 3.984.000.000 3.971.826.000 99,7
2003 6.725.200.000 6.815.455.000 101
2004 7.496.000.000 7.794.463.000 104
2005 11.277.000.000 11.464.762.000 102
2006 13.379.000.000 13.610.707.209 102
2007 16.039.000.000 17.278.996.134 108
*Năm 2008:
STT
Khối đơn vị tham gia BHXH
KH thu năm 2008(tr.đồng)
Số lao động tham gia(người)
Số thu
Tỷ lệ so sánh(%)
So với kế hoạch
TH năm 2007
Kế hoạch
So với năm 2007
1
2
3
4
5
6
7
8
1
HCSN
13.168.750
3.225
13.330.392
11.435.944
101,22
116,56
2
D. NGHIỆP
1.123.000
449
1.616995
1.137.149
143,9
147,25
3
HỘ KDCT
498.000
232
498.230
334.361
100,00
149,00
4
N C LẬP
1.389.650
561
1.398.720
892.245
100,00
149,00
5
CÁN BỘ XÃ
1.906.000
608
1.946.725
2.117.270
102,14
91,95
6
THU BHYT
16.180.600
16.244.988
1.362.027
100,40
119,27
CỘNG
33.143.000
5.075
35.036.050
17.278.996
105,71
202,76
- Về thu BHXH bắt buộc
Kế hoạch tỉnh giao BHXH, BHYT bắt buộc : 33.143.000.000 đồng
Thực hiện : 35.036.050.000 đồng
Đạt tỷ lệ : 105,71 %
- Về thu BHYT tự nguyện :
Kế hoạch tỉnh giao : 1.808.000.000 đồng
Thực hiện : 906.940.000 đồng
Đạt tỷ lệ : 50,16 %
2. Công tác quản lý chi trả:
BHXH huyện đã triển khai đến tận cơ sở về các chế độ chính sách và những quy định của ngành trong công tác quản lý đối tượng. Thực hiện báo giảm đầy đủ, đúng quy định. Dự toán chính xác số đối tượng cũng như nguồn kinh phí. Tiếp nhạn kinh phí ngay từ đầu tháng để triển khai chi trả kịp thời cho các đối tượng xong trước ngày 10 hàng tháng. Cho đến nay BHXH huyện Tĩnh gia đã triển khai chi trả trực tiếp tại 29/ 34 xã, chiếm tỉ lệ 85% về đối tượng và kinh phí chi trả toàn huyện.
Sử dụng nguồn kinh phí đúng nguyên tắc, đúng chế độ quy định không có tiêu cực xảy ra. Trong chi trả dài hạn, khâu quản lý tiền mặt được chú trọng hang đầu vì đây là khả năng tiềm ẩn có thể xảy ra rủi ro, sai sót không thể lường trước được. Trong chi trả ngắn hạn không dung hình thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, hang tháng thẩm định hồ sơ chi trả và chuyển ủy nhiệmchi qua Ngân hang và đơn vị rút tiền bằng séc tiền mặt. Do vậy việc quản lý chi chặt chẽ hơn, tránh hiện tượng thủ quỹ lĩnh tiền mặt tại BHXH không nộp vào quỹ và không hạch toán kế toán tại đơn vị.
Số tiền chi trả từ năm 2000 – 2005:
Năm 2000 Tổng số chi: 20.428.620.945 đ
Năm 2001 24.507.419.274 đ
Năm 2002 24.299.047.100 đ
Năm 2003 35.423.394.023 đ
Năm 2004 38.756.495.235 đ
Năm 2005 52.476.590.326 đ
Số tiền chi trả năm 2006:
Tổng số chi : 64.359.744.000 đ
Trong đó : - Chi lương hưu T/C BHXH từ NSNN là : 47.911.951.000 đ
- Chi lương hưu T/C BHXH từ N. Quỹ là : 15.298.845.000 đ
- Chi 2 chế độ Ốm đau + Thai sản là :
886.058.000 đ
- Chi Nghỉ dưỡng – Phục hồi SK là : 263.250.000 đ
Số tiền chi trả năm 2007:
CHI
TRẢ
BHXH
Đối tượng chi trả
Tổng
số
Trong
đó
STT
Số người
Số tiền
( đ )
Ngân
sách NN
Quỹ
BHXH
Số người
Số tiền
Số người
Số tiền
1
ốm đau
644
369.599.600
644
369.599.600
2
Thai sản
328
1.385.146.100
328
1.385.146.100
3
TNLĐ và BNN
57
187.357.200
20
75.091.200
37
122.266.000
4
Hưu trí
4.130
68.124.022.300
2.920
48.064.707.800
1.210
20.059.314.500
5
Trợ cấp CB XP
69
460.473.200
69
460.473.200
6
Tử tuất + tuất ND
1.150
8.899.011.700
1.150
8.899.011.700
7
Mai tang phí
1.037
2.346.064.000
884
1.978.269.000
153
367.768.000
8
MSLĐ + TC 91
127
510.860.000
111
452.440.000
16
58.520.000
9
Tuất 1 lần
43
212.585.500
36
134.737.800
7
77.847.700
10
Trợ cấp 1 lần
191
1.187.679.000
191
1.187.679.000
11
KCB bắt buộc
20.379
1.242.033.190
20.379
1.242.033.190
12
KCB TN
697
120.774.844
697
120.774.84
Tổng số
28.852
85.227.606.634
5.121
59.604.284.500
23.731
25.623.422.134
Số tiền chi trả năm 2008 :
STT
Đối tượng chi trả
Chi trả BHXH
Tổng số
Trong đó
Số người
Số tiền
Ngân sách NN
Quỹ BHXH
số người
số tiền
số người
số tiền
1
ốm đau
416
475.244.700
416
475.244.700
2
Thai sản
552
2.979.049.400
552
2.979.049.400
3
Nghỉ dưỡng sức
61
117.832.000
61
117.832.000
4
TNLĐ và BNN
62
242.742.200
20
90.109.200
5
Hưu trí
4.246
87.327.830.00
2.869
58.517.478.000
1.377
28.810.352.000
6
Trợ cấp CB XP
73
610.312.100
73
610.312.100
7
Tử tuất + tuất ND
1.053
2.899.818.000
891
2.443.997.000
8
Mai táng phí
37
687.575.000
77
384.300.000
20
99.100.000
9
MSLĐ+TC 91
1.122
10.828.076.600
1.122
10.828.076.600
10
Trợ cấp 1 lần
413
1.928.609.700
413
1.928.609.700
11
KCB bắt buộc
58.963
5.079.179.717
58.963
5.079.179.717
12
KCB Tự nguyện
1.926
233.954.046
1.926
233.954.046
Tổng số
68.644
26.082.393.463
4.979
72.263.960.800
63.640
40.215.801.663
3. Công tác quản lý chế độ chính sách :
- Từ năm 2000 – 2005 :
Số lượng ghỉ hưu, tuất thường xuyên, tuất một lần:
Năm Hưu trí Tuất thường xuyên Tuất một lần
2000 35 30 22
2001 83 90 30
2002 58 120 25
2003 189 120 50
2004 249 88 12
2005 303 79 15
Về chế độ BHXH cho khối xã thuộc NGhị định 09/CP:
Năm Tổng số người Hưu thường xuyên Hưu một lần
2000 20 12 8
2001 20 15 5
2002 11 7 4
2003 11 6 5
2004 37 23 14
2005 41 26 15
- Năm 2006 :
Số người được xét duyệt theo từng loại đối tượng với tổng số là 351 người.
Trong đó :
+ Hưu trí : 156 người
+ Trợ cấp xã phường: 57 người
+ Định suất tuất: 67 người
+ Tai nạn LĐ: 2 người
+ Tuất một lần: 67 người
+ Tuất nuôi dưỡng: 2 người
+ Trợ cấp hưu theo NĐ 09 Cán bộ xã phường : 25 người
Đối tượng giảm :
+ Hưu trí hưởng lương nguồn ngân sách: 60 người
+ Hưu trí hưởng lương nguồn Quỹ BHXH: 9 người
+ Hưu quân đội: 13 người
+ Mất sức lao động: 25 người
+ Tuất thường xuyên: 65 người
- Năm 2007 :
Số người được xét duyệt theo từng loại đối tượng với tổng số là 267 người.
Trong đó :
+ Hưu trí : 22 người
+ Trợ cấp xã phường: 4 người
+ Định suất tuất: 42 người
+ Tai nạn LĐ: 2 người
+ Tuất một lần: 191 người
+ Tuất nuôi dưỡng: 2 người
+ Trợ cấp hưu theo NĐ 09 Cán bộ xã phường : 4 người
Đối tượng giảm :
+ Hưu trí hưởng lương nguồn ngân sách: 92 người
+ Hưu trí hưởng lương nguồn Quỹ BHXH: 7 người
+ Hưu quân đội: 21 người
+ Mất sức lao động: 30 người
+ Tuất thường xuyên: 57 người
- Năm 2008:
Số người được xét duyệt theo từng loại đối tượng với tổng số là 718 người.
Trong đó:
+ Hưu trí: 201 người
+ Định suất tuất: 56 người
+ Tai nạn LĐ: 5 người
+ Tuất 1 lần: 37 người
+ Trợ cấp một lần: 413 người
+ Trợ cấp hưu theo NĐ 09 Cán bộ xã phường: 06 người.
Đối tượng giảm năm 2008 là 271 người .
Trong đó :
+ Hưu trí hưởng từ nguồn ngân sách : 113 người
+ Tuất thường xuyên : 51 người
+ Hưu trí hưởng lương từ nguồn Quỹ BHXH: 7 người
4.Công tác giám định y tế và BHYT :
Đánh giá công tác phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn để ký kết và thực hiện các hợp đồng KCB BHYT.
Công tác giám định tại cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn, nhất là các đối tượng chưa có giấy tờ tùy than có ảnh, chứng minh thư… việc giải quyết chế độ thanh quyết toán và quản lý đối tượng, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng có thẻ BHYT.
Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành và của BHXH Việt Nam; qua nhiều hội nghị tập huấn do BHXH tỉnh tổ chức và hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác BHYT tự nguyện trong những năm vừa qua. BHXH huyện Tĩnh Gia đã chủ động xây dựng kế hoạch, tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền, các ngành để mở hội nghị triển khai trên địa bàn, phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, tới từng trường học và thông qua hệ thống đại lý đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú như: tuyên truyền miệng, phát hành tờ gấp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân và các bậc phụ huynh học sinh về chế độ, chính sách BHYT tự nguyện.
Với mục tiêu đảm bảo quyền lợi và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia BHYT, đặc biệt là BHYT tự nguyện. Bảo hiểm xã hội luôn chú trọng phối hợp với ngành y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh trong công tác quản lý, sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT hiệu quả, hợp lý, an toàn. Kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc ngay từ cơ sở, tạo sự đồng thuận giữa hai ngành trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT; tích cực cải tiến quy trình tiếp đón bệnh nhân BHYT, tổ chức thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh ngoài trú tại các trạm y tế xã, thị trấn.
Bộ phận phụ trách quản lý kinh phí khám chữa bệnh đã phối hợp với Bệnh viện huyện thực hiện tốt các quy định về khám chữa bệnh BHYT. Tích cực đẩy mạnh công tác giám định y tế nên đã hạn chế tình trạng lạm dụng nguồn quỹ khám chữa bệnh.
Hàng năm, số lượt người tham gia BHYT tự nguyện đi khám chữa bệnh ngày một tăng nhưng quyền lợi của hàng nghìn lượt người khám, chữa bệnh BHYT được đảm bảo kịp thời, đúng chế độ. Kinh phí khám chữa bệnh năm sau cao hơn năm trước; số bệnh nhân mắc bệnh nặng được chi phí lên tới hàng chục triệu đồng/ người cũng tăng theo từng năm, hàng trăm người có chi phí bình quân một đợt điều trị từ 1 triệu đồng/ người trở lên (Điển hình như em: Nguyễn Thị Ngọc - học sinh trường THCS Thị Trấn bị bệnh hiểm nghèo đã được chi phí điều trị gần 40 triệu đồng trên một đợt điều trị, em Nguyễn Thị Hương - học sinh Thị trấn bị bệnh máu trắng cũng đã được chi phí nhiều đợt điều trị mỗi đợt gần 20 triệu đồng; bệnh nhân Lê Sỹ Hạnh chi phí cho một đợt điều trị trong quý 4 năm 2007 là 82.798.466 đồng; Lê Thị Hạnh chi phí một đợt quý 4 năm 2007 là 70.589.140 đồng; hàng ngàn bệnh nhân có thẻ BHYT bị bệnh hiểm nghèo được điều trị KCB ở các cơ sở KCB tuyến trên với mức chi phí từ 3 đến trên hàng chục triệu đồng.
5. Những khó khăn và hạn chế:
Do nhân thức về BHXH của một số đơn vị SDLD còn hạn chế, việc nộp BHXH theo quý do đó số thu thường tồn đọng không dứt điểm theo từng tháng.. Trong sản xuất kinh doanh việc tổ chức bộ máy quản lý chưa đồng bộ ,chưa khoa học thiếu tính chuyên sâu nên khi trích tiền lương,tiền công cho công nhân không quan tâm đến BHXH, BHYT phải nộp.
Đối với khối xã tuy có nhiều cố gắng trong việc đông đốc, đối chiếu thu nộp BHXHnhưng trong năm do tình hình kinh phí ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn. Nhiều xã còn lung túng về vấn đề tài chính dẫn đến việc đóng nộp BHXH còn rất chậm, thậm chí nhiều xã còn chưa nộp BHXH cho công chức, để tồn đọng năm này sang năm khác vì vậy số nợ đọng của khối xã còn rất lớn
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước cơ bản thực hiện tốt công tác trích nộp BHXH cho người lao động. Tuy nhiên vẫn còn đơn vị do yếu kém về quản lý sổ sách tài chính dẫn đến thu nộp chậm, chưa dứt điểm thu nộp từng tháng, quý dẫn đến nợ đọng BHXH nhiều.
Cùng với sự lạm phát của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh thua lỗ, công nhân không có việc làm, thu nhập thiếu ổn định, dẫn đến không có khả năng nộp BHXH hoặc nợ tồn đọng (Như Công tyTNHH Lê Hồng Phát nợ 48.180.000 đồng, Công ty LiCoGi nợ 323.000.000 đồng…). Mặt khác, phần lớn các đơn vị ngoài quốc doanh hoạt động còn mang tính chất chấp vá, chưa có hợp đồng lao động. Thậm chí còn trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho công nhân lao động. Trong thực tế trên địa bàn huyện có hơn 150 doanh nghiệp lớn nhỏ,có giấy phép đăng ký kinh doanh và nộp thuế Nhà Nước nhưng số tham gia BHXH chỉ 26 đơn vị tham gia BHXH chiếm 17% trên tổng số đơn vi đang hoạt động.Thực tế này cho thấy các đơn vị SDLĐ đang vi phạm luật BHXH nhưng các ban ngành chức năng chưa thực sự làm tham mưu cho cấp uỷ huyện quan tâm đến công tác thực hiện Luật lao động,Luật BHXH ở các đơn vị SXKD vì vậy tình trạng các đơn vị cố tình vi phạm, dẫn đến hậu quả là quyền và lợi ích của người lao động bị xâm phạm. Trong khi đó cơ quan BHXH huyện chưa có những quyền hạn để giải quyết việc này.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng thì số lượng đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện ( tính đến năm 2008 ) có 157 doanh nghiệp với trên 3.5000 lao động. Nhưng qua thực tế khảo sát của Đoàn công tác khảo sát tình hình Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì số đơn vị Doanh nghiệp chỉ có 141 Doanh nghiệp đang hoạt động.
Trong đó có 111 Doanh nghiệp đang hoạt động, 30 Doanh nghiệp không có trên địa bàn hoặc làm ăn không hiệu quả đang chời giải thể hoặc làm ăn ở huyện,tỉnh ngoài.
Tổng số lao động của 111 Doanh nghiệp là: 2.927 người
Trong đó lao động :
Hợp đồng dài hạn là : 722 LĐ = 24,7%
Hợp đống ngắn hạn là: 1.765 LĐ = 60,3%
Không hợp đồng là: 440LĐ = 15%
Kê khai đóng BHXH là : 274 người và đóng BHYT là 298 người, nhưng thực tế số người đóng BHXH là 84 người.
Trong công tác BHYT tự nguyện vẫn con bộc lộ những hạn chế nhất định:
- Hiện nay, toàn huyện có khoảng 110.000 người có thẻ BHYT, chiếm tỷ lệ 47.83 % dân số. Với 6.373 người là đối tượng học sinh - sinh viên và nhân dân đã tham gia BHYT năm 2008 đạt tỷ lệ quá thấp 5,7% số người tham gia BHXH, BHYT và chỉ đạt 2,7% so với tổng dân số toàn huyện.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHYT chưa sâu rộng, chưa có sức hấp dẫn; các thông tin về chế độ, chính sách BHYT mới đến được một ít bộ phận nhân dân.
- Chính sách BHXH, BHYT thường xuyên thay đổi (trong đó có chính sách BHYT tự nguyện), trong khi các văn bản hướng dẫn còn chậm.
- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành chức năng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn về chính sách BHYT chưa cao.
MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Sự ra đời của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam…………………………1
2. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia...3
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TĨNH GIA
1. Cơ cấu tổ chức của Ngành Bảo hiểm xã hội……………………………...4
2. Cơ cấu tổ chức và của Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia………………....5
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ( TỪ NĂM 2000 – 2008 )
1. Công tác thu BHXH……………………………………………………....7
2. Công tác quản lý chi trả………………………………………….…….…8
3. Công tác quản lý chế độ chính sách………… ………………………….12
4.Công tác giám định y tế và BHYT……………………….............………14
5. Những khó khăn và hạn chế………………………………………….….16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22572.doc