MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 2 : BÁO CÁO TỔNG HỢP VỀ BHXH TỈNH THÁI BÌNH 3
I/ Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Thái Bình 3
1. Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Thái Bình 3
2. Quá trình hình thành 3
3. Tổ chức bộ máy của BHXH Thái Bình 4
II/Những kết quả đạt được trong 10 năm vừa qua 5
1- Không ngừng mở rộng đối tượng tham gia và tăng nguồn thu BHXH: 5
2/ Tổ chức thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người lao động 8
3/ Thực hiện chế độ BHXH có nhiều cố gắng và tiến bộ: 10
4/ Công tác tổ chức cán bộ có bước chuyển biến: 12
III/ Những kết quả đạt dược trong năm 2007 13
1. Công tác mở rộng đối tượng tham gia và tăng thu BHXH,BHYT: 13
2. Công tác thực hiện chế độ BHXH: 15
3. Công tác thực hiện chế độ BHYT: 16
4. Công tác kiểm tra: 18
5. Công tác cải cách hành chính chuyên sang phong cách phục vụ: 19
IV/ Phưong hướng hoạt động trong thời gian tới 20
V/ Nhận xét đánh giá của bản thân về BHXH Thái Bình 22
1. Đánh giá chung 22
2. Những hạn chế, thiếu sót 23
PHẦN 3: KẾT LUẬN 24
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HXH (trước đây là BHYT) và ngành Giáo dục Đào tạo và Y tế đã thường xuyên giữ vững, từng bước nâng cao tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Đặc biệt hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng BHYT học sinh tăng nhanh, đảm bảo độ đồng đều cao và đang trở thành ý thức tự giác của học sinh, sinh viên. Riêng năm học 2004 - 2005 có 631/631 = 100% số trường và 275.499/332.191 = 82,9% số học sinh, sinh viên tham gia, dẫn đầu toàn quốc về công tác BHYT học sinh. Thành tựu này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với công tác BHYT học sinh với sự nghiệp y tế trường hoc, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện chủ trương "Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầ" của Đảng.
Đi đôi với mở rộng đối tượng, ngành BHXH kết hợp chặt chẽ với các đơn vị tổ chức tốt việc quản lý quỹ tiền lương, tiền công và mức đóng BHXH. Đã thường xuyên đảm bảo nguyên tắc "thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời" vào quỹ BHXH, không để sẩy ra tình trạng lợi dụng, tiêu cực làm thất thoát công quỹ. Tổng thu BHXH 10 năm là 726 tỷ đồng, trong đó quỹ BHXH bắt buộc là 694 tỷ đồng, quỹ BHXH tự nguyện là 32 tỷ đồng. Tuy nguồn thu không lớn và chưa đáp ứng được nhu cầu chi tại địa phương nhưng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành và từng bước xây dựng, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động và toàn thể cộng đồng là tham gia đóng BHXH đầy đủ để được hưởng mọi quyền lợi của bản thân, đơn vị và các địa phươg, khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước như trước đây.
Hiện nay, điều đáng mừng là nhận thức của cán bộ và nhân dân tỉnh được nâng lên rõ rệt, nhất là quan niệm về đóng BHXH để được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định. Người lao động và chủ sử dụng lao động đều quan tâm chăm lo thường xuyên, ngày càng ý thức tự giáo cao, tham gia đóng BHXH là sự bảo đảm cho bản thân và gia đình không may yếu đau, suy giảm sức khoẻ, đặc biệt là khi tuổi cao sức yếu được chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo thu nhập, chủ động cuộc sống, không trở thành gánh nặng cho con cháu và xã hội.
Nhằm quản lý và phục vụ tốt đối tượng tham gia, ngành BHXH đã kết hợp với các ngành, các đơn vị thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ, theo dõi chặt chẽ quá trình tham gia, thụ hưởng các chế độ thông qua việc cấp phiếu khám chữa bệnh, thẻ BHYT và sổ BHXH.
Hiện nay, toàn ngành BHXH đã quản lý và cấp trên 590 ngàn phiếu khám chữa bệnh BHYT cho các đối tượng, trong đó:
- Khối hành chính sự nghiệp
:
28.014 người
- Doanh nghiệp nhà nước
:
20.617 người
- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
:
2.334 người
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
:
3.519 người
- Khối xã: (gồm cá bộ UBND, HĐND xã, mầm non ngoài công lập, HTX)
:
13.975 người
- Đối tượng chính sách
:
72.058 người
- Đối tượng hưu trí, mất sức
:
62.393 người
- Người nghèo
:
108.361 người
- Học sinh, sinh viên
:
275.499 người
Lực lượng tam gia BHXH bắt buộc hiện có 65,3 ngàn người được cấp sổ BHXH để theo dõi quá trình đóng góp và thụ hưởng các chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất và chế độ BHYT. Sự xuất hiện sổ BHXH với tư cách là phương tiện theo dõi toàn bộ quá trình tham gia của mỗi người lao động, đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng và thực sự công bằng đối với mọi người. Đồng thời sổ BHXH cũng là phương tiện chủ yếu để chủ sử dụng lao động và người lao động giám sát chặt chẽ cơ quan BHXH thực hiện đầy đủ, kịp thời và nghiêm túc chế độ, chính sách, khắc phục các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng và tham nhũng, giữ vững lòng tin và quan hệ bình đẳng giữa các đơn vị sử dụng lao động, người lao động với cơ quan BHXH - là người được Nhà nước phân công thực thi các chế độ BHXH.
2/ Tổ chức thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người lao động
Thực hiện các chế độ, chính sách đối với ngườ lao động là khâu then chốt, rất nhạy cảm có ý nghĩa như là "linh hồn" của công tác BHXH. Với tinh thần đó, ngành BHXH luôn gắn bó chặt chẽ với các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở để giải quyết chế độ BHXH. Toàn ngành coi đây là nhiệm vụ lớn của mình, tận tâm phục vụ đối tượng cho tương xứng với sự đóng góp BHXH của mỗi người. Việc phân công và cơ chế phối hợp của các đơn vị trong ngành BHXH luôn với phương châm phục vụ kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc, có lý, có tình cho các đối tượng tham gia BHXH.
10 năm qua, toàn ngành đã giải quyết chế độ với trên gần 15 ngàn người hưởng chế độ BHXH thường xuyên, trong đó hưu trí 6.542 người, tai nạn lao động 203 người, định xuất tuất 7.790 người, hưu xã 181 người.
Cần phải khẳng định rằng do có quá trình theo dõi chặt chẽ và nghiêm túc, sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH và chủ sử dụng lao động nên việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH hầu hết đều đảm bảo chính xác, không để xảy ra các trường hợp lợi dụng, tiêu cực gây thắc mắc trong nhân dân. Đặc biệt là trong những năm gần đây, việc giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã tham gia BHXH mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại qua thời kỳ mất ổn định nông thôn nhưng đã được xem xét một cách thận trọng, có bước đi và cách làm hợp lý nên được dư luận đồng tình.
Hiện nay, toàn tỉnh đang quản lý và thực hiện chính sách đối với 71.966 người hưởng thường xuyên các chế độ BHXH, trong đó:
- Hưu cán bộ, công nhân viên chức
:
44.290 người
- Hưu quân đội
:
9.503 người
- Trợ cấp mất sức lao động
:
7.954 người
- Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
:
659 người
- Trợ cấp tuất
:
9.188 người
- Hưu xã
:
176 người
- Trợ cấp 91
:
196 người
Khó khăn nổi lên trong những năm gần đây là những người phải cắt trợ cấp mất sức lao động do hết thời hạn hưởng. Nhìn chung, đây là những cán bộ, công nhân viên đã có quá trình đóng góp với đất nước, được nghỉ mất sức lao động với mức trợ cấp thấp, sức khoẻ yếu, đời sống khó khăn nên bị cắt trợ cấp thì hụt hẫng nặng, gây tâm lý bức xúc, một bộ phận tiêu cực có phản ứng không bình thườg. Toàn tỉnh hiện còn gần 5 ngàn người đã cắt trợ cấp mất sức lao động và không đủ điều kiện để xét hưởng lại, ngành BHXH đã kết hợp với các địa phương tích cực tuyên truyền, giải thích và đề nghị các biện pháp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập để ổn định cuộc sống. Tình hình gần đây đã ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố tiêu cực ở một bộ phận nhất định nếu không được quan tâm theo dõi và giải quyết kịp thời.
Công tác thanh toán các chế độ BHXH luôn được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ với sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, phục vụ kịp thời, đầy đủ, an toàn cho các đối tượng. Công tác chi trả các chế độ BHXH được triển khai trực tiếp đến cơ sở, nhất là việc chi lương hưu được ổn định nền nếp, chấm dứt tình trạng chậm trễ trước đây, được đội ngũ cán bộ hưu trí đồng tình. Đáng chú ý là những năm gần đây có nhiều lầ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH nhưng do có sự chuẩn bị chu đáo và ý thức phục vụ tốt nên đảm bảo chính xác, kịp thời.
Trong 10 năm qua, mức chi BHXH hàng năm đều tăng nhanh (bình quân 40%/năm) khối lượng tiền mặt lớn nhưng với tổng số chi là 2,9 ngàn tỷ đồng, riêng năm 2004 chi trả 531 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với ngày mới thành lập.
3/ Thực hiện chế độ BHXH có nhiều cố gắng và tiến bộ:
Ngày nay, BHXH là một bộ phận cấu thành chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển giao BHYT sang BHXH quản lý. Kể từ trước khi chuyển giao BHYT ở tỉnh ta đã có 10 năm hoạt động (1993 - 2002) và đã đạt được kết quả hết sức quan trọng. Đã tổ chức, vận động gần 50 vạn đối tượng tham gia, chi phí khám chữa bệnh hơn 110 tỷ đồng, với hàng triệu lượt người được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh có hiệu quả thiết thực. Đó là những tiền đề và kinh nghiệm quý báu tạo đà cho bước phát triển mới của sự nghiệp BHYT trong hệ thống tổ chức của ngành BHXH.
Thực hiện việc chuyển giao về mặt tổ chức, hệ thống BHYT trực thuộc ngành BHXH nhưng toàn bộ hoạt động và kết quả mang lại do hệ thống cơ sở khám chữa bệnh góp phần quyết định - đó là chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Với tinh thần đó, ngành BHXH đã xây dựng chương trình phối hợp với hệ thống y tế, tập trung chủ yếu vào việc không ngừng mở rọng đối tượng tham gia BHYT tại địa phương thuộc các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư; tiếp tục phấn đấu vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu tư cơ sở đến việc điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất, kể cả tinh thần và thái độ phục vụ, không để xảy ra tình trạng phân biệt đói xử đối với người bệnh. Một nội dung quan trọng trong chương trình phối hợp đó là việc quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ khám chữa bệnh BHYT, vừa phục vụ tốt người bệnh, vừa đảm bảo an toàn cho sự phát triển bền vững của sự nghiệp BHYT, phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực, thất thoát quỹ khám chữa bệnh dưới các hình thức khác nhau, có như vậy mới củng cố, từng bước nâng cao lòng tin của nhân dân đối với quá trình phát triển mở rộng đối tượng tha gia BHYT.
Trên cơ sở của sự tăng cường phối hợp hoạt động và những bổ sung chính sách, cơ chế quản lý của các bộ, ngành Trung ương, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành hữu quan nên công tác BHYT đã có bước chuyển biến mới. Đến cuối năm 2004, đã có trên 59 vạn đối tượng tham gia, tăng gần 20% so với thời điểm chuyển giao, quyền lợi trong khám chữa bệnh được mở rộng hơn, quỹ khám chữa bệnh tập trung phục vụ cho bệnh nhân, tình trạng để tồn đọng quỹ đã được khắc phục (tổng quỹ khám chữa bệnh trong năm 2004 là 43.305 triệu đồng, đã chi ở 4 tuyến khám chữa bệnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã là 43.051 triệu đòng, số dư không đáng kể).
Toàn ngành BHXH ý thức được rằng đó là bước chuyển biến ban đầu, sự nghiệp BHYT là kết quả phấn đấu của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó BHXH phải tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp với các đơn vị để củng cố những thành tựu đã đạt được, nhận rõ những khó khăn, hạn chế để xây dựng chương trình hàh động cho cả trước mắt và lâu dài, nâng cao chất lượng phục vụ tạo sức hấp dẫn ngày càng cao trên lộ trình "tiến tới BHYT cho toàn dân" - một nền BHYT thực sự lớn mạnh, phát triển bền vững.
4/ Công tác tổ chức cán bộ có bước chuyển biến:
Nhìn lại 10 năm xây dựng và phát triển, ngành BHXH Thái Bình nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn những khó khăn và bước thăng trầm của ngày mới thành lập mà toàn ngành đã phấn đấu vượt qua để củng cố thêm quyết tâm, xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, nhất là việc chuyển giao hệ thống BHYT trong những năm gần đây.
Với lực lượng cán bộ công chức ban đầu được tiếp nhận từ nhiều nơi đến, kinh nghiệm công tác và trình độ không đồng đều, một bộ phận lại chưa qua đào tạo cơ bản nên không tráh khỏi những bỡ ngỡ. Song toàn ngành đã đánh giá đúng thực trạng tình hình, xác định bước đi thích hợp và với quyết tâm cao để kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ để thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống tổ chức từ BHXH tỉnh đến cấp huyện và mạng lới BHXH ở cơ sở từng bước được củng cố, sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng đã không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ đwcj nâng lên về trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ phục vụ đối tượng và kinh nghiệm quản lý công tác BHXH. Đặc biệt là việc thực hiện tốt quy chế dân chủ, làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, tăng cườg đấu tranh phê bình và tự phê bình, xây dựng khối đoàn kết nội bộ thực sự bền vững.
Đến nay, đội ngũ cán bộ công chức đã có 51% có trình độ đại học, 41,1% có trình độ Cao đẳng và Trung cấp, 34% đã được đào tạo lý luận chính trị Trung, cao cấ, 73% là Đảng viên. Đội ngũ cán bộ nữ chiếm 60%, việc đào tạo cán bộ nữ quản lý được quan tâm đúng mức, từ ngày đầu thành lập có 01 cán bộ quản lý là nữ thì nay đã có 10 đồng chí, chiếm 24% trong đội ngũ cán bộ quản lý; nhìn chung, chị em đều phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình trên cương vị công tác được giao.
III/ Những kết quả đạt dược trong năm 2007
1. Công tác mở rộng đối tượng tham gia và tăng thu BHXH,BHYT:
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH,BHYT đi đôi với nâng cao chất lượng phục vụ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của ngành, các đơn vị đều tập trung chỉ đạo với các biện pháp đồng bộ nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch. Chủ động xây dựng chương trình phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị triển khai, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề và BHYT tự nguyên nhân dân theo hộ gia đình; hướng dẫn các đơn vị thực hiện cấp sổ, thẻ và giải quyết các chê độ BHXH, BHYT được thuận lợi, kịp thời; tiến hành phân công cán bộ bám sát cơ sở, nắm chắc địa bàn được phân công quản lý, đẩy mạnh, tuyên truyền, vận động đơn vị tham gia BHXH theo quy định
Toàn ngành đã tập trung chỉ đạo mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Kết quả đạt được là rất đáng phấn khởi, ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đối tượng tham gia đều tăng; bên cạnh việc mở rộng người nghèo theo tiêu chí mới đã chú trọng lực lượng Cựu chién binh, người hoạt động kháng chiến, nhân thân cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang...Đến cuối năm 2007 đã có 847.593 người tham gia, trong đó:
- Đối tượng bắt buộc (23%) Là 75.574 người
- Đối tượng BHYT bắt buộc là 404.564 người
- Đối tượng BHYT tự nguyện là 367.455 người.
Năm 2007 thu BHXH,BHYT được trên 315 tỷ đồng đạt 119,1% kế hoạch, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thu BHXH bắt buộc đạt 286,3 tỷ đồng và thu BHYT tự nguyện gần 29 tỷ đồng. Nhìn chung các cơ quan, doanh nghiệp đã nhận thức rõ trách nhiệm tham gia và đóng BHXH,BHYT cho người lao động. Cơ quan BHXH và BHXH huyện, thành phố đã kết hợp chặt chẽ, gắn công tác thu với việc thực hiện các chế độ BHXH từ cơ sở nên việc thu nộp được nghiêm túc và có nhiều tiến bộ. Kết quả đạt được của cấp huyện, các ngành tương đối đồng đều. Một số đơn vị hoàn thành sớm, thu đạt và vượt mức so với kế hoạch giao như BHXH huyện Thái Thuỵ, BHXH Thành phố Thái Bình và BHXH huyện Đông Hưng....Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT tự nguyện nhân dân tập trung vào các cán bộ gia đình ở khu vực dân cư bằng biện pháp chủ yếu là tăng cường công tác tuyên truyền trên các khu vực dân cư bằng biện pháp chủ yếu là tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống Đài phát thanh, truyền thanh cấp xã. Công tác BHYT học sinh, sinh viên; Để tiếp tục thực hiện chỉ thị số 23/2006/CT - TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1326/UBND - VX ngày 15/08/2006 của UBND tỉnh Thái Bình về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học và BHYT học sinh. BHXH tỉnh đã tích cực triển khai công tác BHYT học sinh đến tất cả các trường học trong tỉnh. Do vậy năm học 2007-2008 toàn tỉnh đã có 100% số trường và 296.072/325.154 số học sinh tham gia BHYT (đạt 97.1%) tăng 1,9% so với năm học 2006 - 2007, là năm thứ 5 liên tiếp Thái Bình là đơn vị dẫn đầu về công tác BHYT trong toàn quốc. Sự kết hợp đồng bộ của Liên ngành; Giáo dục đào tạo - y tế - BHXH giúp cho công tác BHYT học sinh BHYT học sinh và y tế trường học phát triển toàn diện vững chắc và mang lại hiệu quả thiết thực.
2. Công tác thực hiện chế độ BHXH:
Ngành BHXH thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động để quản lý đối tượng tham gia BHXH, nắm chắc biến động về thời gian công tác, tiền lương và tiền công để giải quyết các chế độ chính sách theo quy định. Trong năm đã giải quyết 5.043 người nghỉ hưởng chế độ BHXH, trong đó 3.003 người hưởng thường xuyên và 2.040 người hưởng 1 lần. Việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời không xảy ra các hiện tượng gây phiền hà cho đối tượng và cơ sở. Vấn đề đang được quan tâm ở Thái Bình hiện nay là việc thu BHXH theo luật mới thì các cơ sở đều không giữ lại 3% Số thu mà tự nguyện xin nộp đủ vào cơ quan BHXH, khi có nhu cầu sử dụng thì làm thủ tục để ngành BHXH để giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời để tập trung chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Cùng với việc mở rộng đối tượng và tăng thu BHXH,BHYT, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chú trọng việc cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT đây là công cụ nhằm tăng cường công tác quản lý và phục vụ đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH,BHYT. Trong năm 2007 BHXH tỉnh đã cấp mới 8.642 sổ BHXH, đạt 97% so với số lao động đăng ký tham gia BHXH.
Hiện nay BHXH tỉnh đang quản lý và thực hiện chế độ BHXH thường xuyên đối với 79.629 người (tăng 1.715 người so với cùng kỳ năm trước) trong đó hưu CNVC 51.081 người, hưu QĐ 9.443 người, MSLĐ 7.521 người, TNLĐ - BNN 842 người phục vụ 16 người, trợ cấp cán bộ xã 292 người, trợ cấp theo QDD 91/TTg 190 người, tuất cơ bản 10.167 định xuất và tuất nuôi dưỡng 77 định xuất. Công tác quản lý đối tượng đảm bảo chặt chẽ, người hết hạn hưởng được cắt giảm ngay, không để gây tình trạng lạm dụng phát sinh thắc mắc trong nhân dân.
Trong năm 2007, nguồn kinh phs chi các chế độ BHXH là 1.458,4 tỷ đồng, trong đó quỹ NSNN; 947,6 tỷ đồng, quỹ BHXH; 510,8 tỷ đồng, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Vấn đề quan tâm hiện nay là khối lượng tiền mặt chi các chế độ BHXH lớn, chủ yếu là tiền lương hưu lại được phân tán ở hầu hết các xã, phường, thị trấn nên công tác đảm bảo an toàn được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện hiện nay, ngành chưa có phương tiện vận chuyển đặc chủng, BHXH tỉnh đã kết hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan phục vụ công tác vận chuyển kinh phí để chi trả lương hưu ở cấp xã được kịp thời đảm bảo an toàn, không xảy ra thất thoát. Từ nhiều năm nay, BHXH Thái Bình duy trì tốt công tác chi tiền lương hưu trực tiếp tại cấp xã đảm bảo kịp thời và an toàn, được đội ngũ cán bộ hưu trí đồng tình, phấn khởi.
3. Công tác thực hiện chế độ BHYT:
Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với ngành Y tế, toàn ngành đã sớm hoàn thành dứt điểm việc thanh lý hợp đồng, rút kinh nghiệm công tác KCB BHYT năm 2006 và triển khai ký hợp đồng KVB năm 2007. Đồng thời tiếp tục thực hiện phân cấp công tác BHYT đối với BHXH cấp huyện theo QĐ 2559/QĐ - BHXH ngày 27/9/2005 của BHXH Việt Nam nhằm tạo sự chủ động và nâng cao trách nhiệm của cấp huyện. Chủ động mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh BHYT ( công lập, bán công và tư nhân) đồng thời hướng dẫn đối tượng đăng ký nơi KCB ban đầu cho phù hợp với khả năng chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện, góp phần khắc phục tình trạng quá tải ở một số bệnh viện, nhất là bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến nay BHXH tỉnh đang hợp đồng khám bệnh BHYT với 32 cơ sở KCB công lập và ngoài côn glập, trong đó 01 bệnh viện đa khoa tỉnh, 13 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 11 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 03 phòng khám đa khoa tư nhân, 03 bệnh xá cơ quan và 01 phòng khám Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh. Nhìn chung các cơ sở đều cố gắng khắc phục khó khăn, phối hợp với các cơ quan BHXH để phục vụ tốt người có thẻ BHYT. Ngành BHXH luôn chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên với mục tiêu vì chất lượng phục vụ người bệnh BHYT.
BHXH tỉnh luôn chủ động và coi trọng công tác phối hợp với ngành Y tế và các cơ sở KCB trong tỉnh trong việc thực hiện chế độ BHYT; Báo cáo tình hình khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyết định số 44/QĐ - UB ngày 24/7/2006 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành quy định mức thu một phần viện phí để tìm biện pháp tháo gỡ. Liên ngành Y tế - BHXH tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp hoạt động, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, phòng ngừa tình trạng lạm dụng, đưa công tác quản lý quỹ KCB vào nề nếp, phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.
Tiếp tục triển khai việc thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế xã, phường, thị trấn từ ngày 01/9/2007 theo hướng dẫn số 02/HDLN - Y tế - BHXH ngày 27/8/2007 của Liên ngành Y tế và BHXH tỉnh Thái Bình; triển khai tập huấn nghiệp vụ giám định theo quyết định số 1005, 10008/QĐ - BHXH ngày 27/07/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm quy định về tổ chức thực hiện chế độ và quy trình giám định KCB BHYT. Tiếp tục chỉ đạo rút kinh nghiệm trong việc áp dụng thí điểm thanh toán theo định suất tại bệnh viên đa khoa huyện Vũ Như để mở rộng hình thức này trong những năm tới.
BHXH tỉnh tiếp tục thực hiện cơ chế phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong việc cấp thẻ BHYT. Giao cho BHXH huyện, thành phố quản lý hướng dẫn đối tượng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho phù hợp. Trong năm, BHXH tỉnh đã phục vụ việc in ấn, cấp mới 619.489 thẻ, cấp lại 20.997 thẻ BHYT (trong đó cấp mới cho đối tượng người nghèo là 178.310 thẻ có hạn sử dụng từ 01/01/2008). Nhìn chung việc cấp thẻ BHYT đảm bảo khẩn trương để phục vụ kịp thời nhu cầu KCB của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
Năm 2007 có 1.430.967 lượt bệnh nhân KCB nội, ngoại trú với tổng chi phí 210,7 tỷ đồng; trong đó chi phí trong tỉnh 168,8 tỷ đồng, tuyến trung ương 41,9 tỷ đồng; giảm 169.033 lượt người KCB (-10,6%), chi phí tăng 79,4 tỷ đồng (60,5%) so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung chi phí KCB ở tất cả các tuyến đều tăng nhanh, nhất là bệnh viện tuyến Trung Ương (gần gấp đôi năm 2006), quỹ KCB bội chi lớn và trên phương tiện vĩ mô chưa có điều kiện ngăn chặn một cách hữu hiệu.
4. Công tác kiểm tra:
BHXH tỉnh đã thực hiện nề nếp quy chế tiếp dân và kịp thời giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo không để đơn tồn đọng hoặc khiếu nại vượt cấp. Trong năm tiếp nhận 128 đơn khiếu nại, tăng 27 đơn so với cùng kỳ, trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết 93 đơn (88 vụ việc), dã giải quyết xong 92 đơn (87 vụ việc), nội dung đơn thư khiếu nại chủ yếu về việc đề nghị hưởng lại chế độ trợ cấp MSLĐ theo QĐ số 60/HĐBT, điều chỉnh lương hưu theo nghị định số 93/2006/NĐ - CP của Chính phủ và kiến nghị về chế độ BHXH; tiếp nhận 6 đơn tố cáo, giảm 6 đơn so với cùng kỳ, thuộc thẩm quyền giải quyết 4 đơn (6 vụ việc), đã giải quyết xong. Kết quả 6 vụ việc tố cáo đúng, BHXH tỉnh đã ra quyết định xử lý các sai phạm.
Toàn ngành đã hoàn thành tốt chương trình kế hoạch kiểm tra, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc. Thực hiện kiểm tra toàn diện các chế độ BHXH, BHYT chú trọng việc tự kiểm tra của BHXH cấp huyện.
Tăng cường phối hợp thanh tra liên ngành, trong năm đã phối hợp kiểm tra 16 đơn vị (9 doanh nghiệp và 7 cơ sở khám chữa bệnh), đoàn thanh tra liên ngành phát hiện 6/9 doanh nghiệp cổ phần còn 285/1.860 lao động không được tham gia BHXH (chiếm 15,32% số lao động).
Qua kiểm tra đã đánh giá những mặt làm tốt để tiếp tục phát huy, phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm rút ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Những kết luận và quyết định xử lý sau khi kiểm tra đã được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, những tồn tại được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Thông qua công tác kiểm tra đã từng bước nâng cao năng lực quản lý chất lượng hoạt động các mặt công tác của ngành, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp BHXH, BHYT phát triển.
5. Công tác cải cách hành chính chuyên sang phong cách phục vụ:
Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình về việc đẩy mạnh cải cách hành chính. BHXH tỉnh đã xây dựng Đề án thực hiện cơ chế "một cửa" và được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt tại quyết định số 679/QĐ - BHXH ngày 14/5/2007. Đồng thời Tổng giam đốc BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định số 817/QĐ - BHXH vào ngày 07/06/2007 về việc tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý hồ sơ được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/07/2007. Qua 6 tháng thực hiện đã tiếp nhận 364.147 hồ sơ của 5.080 lượt người đến giao dịch tại bộ phận "một cửa"; trả kết quả của 336.541 hồ sơ các loại, đạt tỷ lệ 92.4%. Nhìn chung việc tiếp nhận và giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT đảm bảo minh bạch, khách quan, thuận tiện, phòng ngừa được phiền hà, rút ngắn thời gian chờ của đối tượng, được dư luận và các đơn vị đồng tình.
BHXH tỉnh luôn được coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức toàn ngành. Từng bước kiện toàn bộ máy gắn với đào tạo và quy hoạch cán bộ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh phê bình và tự phê bình, đảm bảo đoàn kết thống nhất, thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy tính năng động sáng tạo, nêu cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ đối tượng của cán bộ công chức, viên chức. CHuyên mạnh sang phong cách phục vụ, hướng về đối tượng cán bộ công chức, viên chức. Chuyển mạnh sang phong cách phục vụ, hướng về đối tượng và cơ sở, kiên quyết dứt bỏ tác phong hành chính quan liêu, chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu trách nhiệm với đối tượng phục vụ. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
IV/ Phưong hướng hoạt động trong thời gian tới
1. Trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo của BHXH Việt Nam và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương để không ngừng phát triển đa dạng các hình thức BHXH, BHYT, tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập, khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Đối với BHYT tự nguyện nhân dân theo Thông tư số 14/2007/TTLT - BYT - BT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12718.doc