MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN- BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ BAN NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG 2
1. Bộ kế hoạch và đầu tư 2
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch
và dầu tư: 2
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư: 3
1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư. 4
2. Viện chiến lược phát triển 5
2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Viện chiến lược
phát triển 5
2.2. Vị trí và chức năng 6
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 7
2.4. Cơ cấu tổ chức của Viện 8
3. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 9
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban 9
3.2. Cơ cấu tổ chức 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ BAN NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2001-2008 11
1. Tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển 11
1.1. Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đề án 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu khoa học 12
1.1.3. Tình hình hoạt động đào tạo. 14
1.1.4. Tình hình hoạt động hợp tác quốc tế. 15
1.1.5. Các hoạt động khác 16
1.2. Một số thành tựu của Viện chiến lược phát triển. 16
1.3. Đánh giá tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển. 18
1.3.1. Ưu điểm: 18
1.3.2. Hạn chế 19
1.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện chiến lược phát triển. 19
2. Thực trạng hoạt động của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 19
2.1. Tham gia công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực kết cấu hạ tầng 20
2.2. Tham gia các dự án do Viện chiến lược phát triển chủ trì 22
2.3. Tư vấn giúp các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế-xã hội. 23
3. Đánh giá hoạt động của Ban 23
3.1. Ưu điểm: 23
3.2. Những tồn tại hiện nay 25
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG TRONG THỜI GIAN TỚI 27
1. Định hướng phát triển trong thời gian tới 27
1.1. Phương hướng chung trong thời gian tới 27
1.2. Nhiệm vụ cụ thể của Ban năm 2009 27
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban trong
thời gian tới 30
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ kế hoạch đầu tư và ban nghiên cứu phát triển hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật.
Viện chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự chủ theo quy định của pháp luật.
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Viện chiến lược phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạc; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước đã được phê duyệt, thu nhập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ.
Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương, quản lý theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư.
Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật.
Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.
Phân tích tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế- xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy hoạch của pháp luật.
Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư giao.
2.4. Cơ cấu tổ chức của Viện
Viện Chiến lược phát triển có hội đồng khoa học và 10 đơn vị trực thuộc:
Ban tổng hợp
Ban dự báo
Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất
Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
Ban nghiên cứu và phát triển vùng
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam
Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển
Văn phòng
3. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng là đơn vị thuộc Viện chiến lược phát triển có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 232/2003/QĐ-TTG ngày 13/11/2003.
Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện, ban nghiên cứu phát triển hạ tầng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư mà chủ yếu giúp Viện lập các quy hoạch, chiến lược, là công cụ quan trọng để quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư, cũng như thẩm định các quy hoạch có liên quan đến ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Mạng lưới kết cấu hạ tầng gồm nhiều lĩnh vực có thể chia thành kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất ( hay kết cấu hạ tầng kinh tế) và kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế
Mạng lưới giao thông vận tải
Mạng lưới bưu chính viễn thông
Mạng lưới cấp nước và thoát nước
Mạng lưới điện
Hệ thống bến cảng, kho bãi
Xử lý chất thải
Kết cấu hạ tầng xã hội
Hệ thống trường, phòng học, phòng thí nghiệm của các trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông các cấp.
Hệ thống trường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp trở lên đến đại học.
Hệ thống các bệnh viện, trạm y tế.
Hệ thống các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí ( cung văn hóa, rạp hát, rạp chiếu bóng, sân vận động, công viên…)
Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng là tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tham mưu các vấn đề về quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định qui hoạch các ngành liên quan.
Trong từng năm, Viện lại đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho Ban.
Ví dụ: Giai đoạn 2006-2007, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có nhiệm vụ:
Nghiên cứu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Nghiên cứu quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vùng ven biển Bắc bộ, Trung bộ.
3.2. Cơ cấu tổ chức
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có 6 cán bộ. Trong đó có 1 lãnh đạo là trưởng ban, 1 phó ban, 2 nghiên cứu viên cao cấp và 2 cán bộ và bao gồm:
Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng kinh tế.
Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và các cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng.
Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2001-2008
1. Tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển
1.1. Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đề án
Trong các năm qua dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển đã thực hiện nhiều đề án, bao gồm các công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, dự báo kinh tế và một số chương trình khác.
Công tác xây dựng chiến lược.
Làm đầu mối giúp Bộ kế hoạch và đầu tư triển khai nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2001-2010.
Nghiên cứu chuyên đề, tham gia xây dựng báo cáo sơ bộ về quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của chiến lược để báo cáo tiểu ban chỉ đạo.
Công tác quy hoạch.
Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006-2010
Phát triển kinh tế-xã hội vùng phía tây đường Hồ Chí Minh.
Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chương trình hành động của chính phủ thực hiện quyết định số 37 – NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 1/7/2004 cho các vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đến năm 2010.
Chương trình hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện nghị quyết số 37- NQ/ TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và nghị quyết số 39- NQ/ TW ngày 1/7/2004 cho các vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đến năm 2010.
Đề án phát triển tổng thể kinh tế- xã hội khu vực kinh tế vân phong, tỉnh Khánh Hòa.
Đề án quy hoạch tổng thể Vịnh Bắc Bộ đến 2020.
Đề án quy chế hoạt động của khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu khoa học
Viện đã tập trung nhiều trong việc nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học đã được thúc đẩy, chất lượng được nâng cao góp phần phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn. Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Năm 2005 hoàn thành 8 đề tài nghiên cứu khoa học:
1/ Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của một số nước trên thế giới.
2/ Nghiên cứu sự phát triển của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam trong quá trình hội nhập.
3/ Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng.
4/ Biện pháp chủ yếu nâng cao vị trí, vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân của các thành phố lớn Việt Nam.
5/ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH_HĐH).
6/ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng khó khăn ở Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam.
7/ Xác định quan hệ hợp lý hóa giữa đầu tư phát triển hạ tầng và sản xuất kinh doanh.
8/ Các giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển có hiệu quả các đô thị mới ở Nam Bộ
Hoàn thành thủ tục đăng ký 11 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ cho năm 2006.
Quan hệ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 10 năm tới 2006-2016.
Nghiên cứu, xác định những khó khăn và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các khu kinh tế ở nước ta.
Hiện trạng và định hướng cải tiến chính sách phát triển vùng ở nước ta.
Giải pháp phát triển có hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh ( trường hợp nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc).
Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dọc theo quốc lộ 5 trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp ( lấy ví dụ tỉnh Hải Dương).
Ảnh hưởng của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Răng Gun tới sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Giải pháp thúc đẩy mở cửa của nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở Việt Nam.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương đưa các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước vào các tỉnh trọng điểm phía Nam.
Nghiên cứu quan hệ tăng trưởng kinh tế với đô thị hóa trong thời gian vừa qua phục vụ cho phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới ( lấy ví dụ là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ).
Nguồn nhân lực chất lượng cao : Hiện trạng phát triển, sử dụng các giải pháp tăng cường.
Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu bứt phá vùng khó khăn Tây Bắc.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
Đề tài KC.09.11 “ cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế-xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm’ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005. “Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biển”, mã số KC.09. Đề tài thực hiện năm 2001-2004, đã nghiệm thu kết quả khá khả quan.
Đề tài KC.08.23 “ Nghiên cứu các giải pháp tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường vùng Tây Nguyên trong tình hình mới” thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005. “Bảo về môi trường phòng chống thiên tai”, mã số KC.08. Đề tài thực hiện từ năm 2003-2005, đã hoàn thành báo cáo tổng hợp và các thủ tục đang chờ nghiệm thu.
Đã triển khai thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của công trình thủy điện Sơn La”, mã số ĐTĐL_ 2005/11, thời gian thực hiện 2005-2006.
1.1.3. Tình hình hoạt động đào tạo.
Viện chiến lược phát triển tham gia đào tạo tiến sí thuộc 2 chuyên ngành: kinh tế phát triển và năm 2005 viện chiến lược phát triển tuyển sinh đào tạo tiễn sĩ khóa 2, đã tuyển sinh được 6 nghiên cứu sinh.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch và hợp tác quốc tế cho cán bộ tỉnh.
1.1.4. Tình hình hoạt động hợp tác quốc tế.
Hoàn thành dự án quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Viên Chăn và tỉnh Viên Chăn.
Làm đầu mối triển khai chương trình diễn đàn Việt-Pháp giai đoạn II theo phân công của Bộ.
Tiếp các đoàn khách quốc tế tìm hiểu kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến Viện chiến lược phát triển.
Trong năm 2005 đã làm thủ tục để Bộ ra quyết định cử 63 lượt cán bộ của Viện đi công tác, học tập, khảo sát nước ngoài.
Tổ chức 3 đoàn nghiên cứu khảo sát do Viện chủ trì.
Phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB) nghiên cứu định hướng giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với các vùng : Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng song Cửu Long, miền Trung và Tây Nguyên và tổ chức hội thảo tại Kon Tum, Huế, Hà Nội.
Phối hợp với Viện phát triển Hàn Quốc thực hiện dự án chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam theo phân công của Bộ.
Cơ quan quy hoạch lãnh thổ và hoạt động vùng (DATAR) của Pháp: nghiên cứu quy hoạch vùng.
Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada: nghiên cứu quản lý phát triển vùng ở Việt Nam.
Quỹ NIPPON (Nhật Bản) và Viện nghiên cứu Nhật Bản (JRI): nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam
Trường Đại học kinh tế Stockholm (SSE) Thủy Điển : nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, đầu tư và phát triển nông thôn.
Trường Đại học Thammasat – Thái Lan: nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ
Hiệp hội phát triển trao đổi công nghệ, tài chính và kinh tế (ADETEF) Pháp về diễn đàn kinh tế, tài chính để đối thoại và trao đổi giữa Việt Nam và Pháp.
Ủy ban kế hoạch hợp tác Lào: xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam- Lào, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Lào và các tỉnh Khăm Muộn, Viêng Chăn, thành phố Viêng Chăn.
Quỹ động vật hoang dã (WWF) : nghiên cứu về môi trường.
1.1.5. Các hoạt động khác
Thường trực ban chỉ đạo thực hiện chương trình hành động của Bộ kế hoạch đầu tư thực hiện nghị quyết 37 của Bộ chính trị.
Tham gia tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình hành động của Bộ KHĐT thực hiện nghị quyết số 39 của Bộ chính trị.
Tham gia tổ chức chuyên gia Việt Nam thực hiện hợp tác hai hành lang và một vành đai kinh tế với Trung Quốc.
Tham gia đào tạo và giảng bài với các cơ quan nước ngoài.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển lãm 60 năm ngành Kế hoạch Đầu tư, và triển lãm 60 năm thành tựu kinh tế- xã hội nhân dịp quốc khánh 2/9/2005.
1.2. Một số thành tựu của Viện chiến lược phát triển.
Là một đơn vị nghiên cứu lý luận trực thuộc Nhà nước, Viện chiến lược phát triển đã đáp ứng được yêu cầu về công tác lý luận và thực tiễn đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế đất nước mà Đảng và Nhà nước đã giao. Viện đã tham gia vào rất nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp rất nhiều thành tựu vào công cuộc đổi mới đất nước. Bao gồm:
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70-01; 70A, gồm nhiều đề tài cấp Nhà nước, bước đầu đi vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất nước trong môi trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu cơ sở khoa học định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng.
Chủ trì xây dựng tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-1990, phục vụ kế hoạch 5 năm 1986-1990 và đại hội lần thứ VI của Đảng.
Tham gia nghiên cứu xây dựng “ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1991-2000” trình đại hội VII của Đảng và tham gia chuẩn bị các báo cáo, đề án phục vụ một số Hội nghị Trung ương các khóa. Đây là lần đầu tiên nước ta tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và Viện là một trong sáu cơ quan triển khai thực hiện nghiên cứu nhiệm vụ này.
Chủ trì xây dựng đề án công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trình hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khóa VII.
Tham gia xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội VIII của Đảng. Xây dựng bộ bản đồ kinh tế-xã hội Việt Nam 1996-2000-2010 phục vụ đại hội VIII.
Chủ trì nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Vùng Đông Nam Bộ, quy hoạch kinh tế Biển và Hải đảo, quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2010. Tham gia dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư về công tác trên phạm vi cả nước. Giúp Bộ kế hoạch đầu tư tổ chức phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2010. Và xây dựng bước đầu định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch phát triển đến năm 2010.
Làm đầu mối giúp Bộ nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam.
Chủ trì soạn thảo nghị định của Chính Phủ về công tác quy hoạch, thông tư của Bộ kế hoạch đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự quản lý quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ.
Viện chiến lược phát triển đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều cơ quan và tổ chức khoa học của nhiều nước và tổ chức quốc tế. Trong đó điển hình là Viện đã chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước Lào và Campuchia thời kỳ 1991-2000. Giúp Ủy ban kế hoạch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Lào xây dựng quy hoạch tỉnh Khăm Muộn, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cả nước Lào đến năm 2020 và xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào đến năm 2020.
1.3. Đánh giá tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển.
1.3.1. Ưu điểm:
Trong những năm qua Viện chiến lược phát triển đã hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch đầu tư và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ viên chức của Viện nhiều hoạt động nghiên cứu đã được triển khai và đạt được nhiều thành tựu to lớn về mặt kinh tế xã hội.
Viện chiến lược phát triển đã tích cực đổi mới phương pháp làm việc, tổ chức các hoạt động công tác và thực thi nhiệm vụ, tập hợp được trí tuệ của cán bộ công nhân viên chức của Viện.
1.3.2. Hạn chế
Công tác nghiên cứu lý luận, phương pháp luận tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn có nhược điểm, nhất là ở công tác dự báo chiến lược và đổi mới công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, công tác kế hoạch hóa…
Các cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công việc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ sơ vật chất, hạ tầng, không gian làm việc cho cán bộ công nhân viên của Viện còn chưa được tốt dẫn đến làm hạn chế khả năng làm việc cho cán bộ công nhân viên.
1.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện chiến lược phát triển.
Tiếp tục củng cố tổ chức, tăng cường năng lực công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm của Viện. Tăng cường thêm các hoạt động bổ trợ: đào tạo tư vấn phát triển, hợp tác với các cơ quan khác một cách có hiệu quả.
Quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội của Đảng và cá nghị quyết hội nghị TW khóa X theo lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Viện theo quyết định số 232/2003/QT/TT của thủ tướng chính phủ.
Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ kế hoạch đầu tư và các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các đề án.
Triển khai công tác nghiên cứu khoa học ở các Ban trong Viện.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch, tư vấn phát triển, đào tạo tiến sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trong Viện.
2. Thực trạng hoạt động của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
Hoạt động chính của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng trong giai đoạn này là tư vấn giúp Viện tham gia công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực kết cấu hạ tầng, tham gia cá dự án do Viện chủ trì, thẩm định các dự án của Bộ và tư vấn giúp các địa phương xây dựng quy hoạch…
2.1. Tham gia công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Với tư cách là cơ quan tư vấn giúp Viện chiến lược phát triển thực hiện công tác chuyên môn, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng không những đã hoàn thành những nhiệm vụ được Bộ, Viện giao phó về việc tham gia đóng góp xây dựng các chiến lược chuyên ngành và phát triển ngành mà còn tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia nhận xét, thẩm định các dự án và quy hoạch, đóng góp vào công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư của Viện và Bộ.
Năm 2001-2003:
Tham gia góp ý kiến về tổ chức vận chuyển cho thủy điện Sơn La.
Tham gia ý kiến cho dự án phát triển cảng biển tỉnh Sóc Trăng.
Tham gia góp ý kiến cho báo cáo phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Nhận xét phản diện về đường Hồ Chí Minh toàn tuyến.
Nhận xét dự án phát triển cảng biển phía Nam.
Tham gia thẩm định dự án phát triển công nghiệp theo các vùng lãnh thổ.
Nhận xét về khu công nghiệp Hòa Cầm thành phố Đà Nẵng.
Nhận xét về quy hoạch chung đường Láng-Hòa Lạc.
Nhận xét về quy hoạch chung đương Hồ Chí Minh.
Nhận xét điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới phố Nối.
Nhận xét chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nhất là giao thông vùng sau vùng xa.
Tham gia dự thảo luật xây dựng.
Tham gia dự án phát triển vùng Đông Nam Bộ.
Năm 2004:
Hoạt động chính của Ban trong năm là:
Trình lãnh đạo Bộ nhận xét về quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Nam.
Trình lãnh đạo Bộ về quy hoạch chi tiết cảng biển lớn cho đồng bằng song Cửu Long.
Nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ về quy hoạch giao thông vận tải khu vực biên giới Việt-Trung.
Nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ về quy hoạch giao thông vận tải đảo Phú Quốc.
Thực hiện 7 dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội do Viện giao trong công tác tư vấn giúp các địa phương xây dựng quy hoạch trong đó có một dự án cấp tỉnh và 6 dự án cấp huyện và tương đương.
Năm 2005:
Tham gia phản biện dự án quy hoạch ngành Bưu chính.
Tham gia phản biện quy hoạch viễn thông và internet.
Tham gia phản biện quy hoạch chi tiết nhóm cảng vùng phía Bắc.
Tham gia phản biện nhóm cảng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tham gia phản biện nhóm cảng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Góp ý kiến vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải khu vực biên giới phía Bắc.
Góp ý kiến cho quy hoạch hệ thống cảng vùng đồng bằng song Cửu Long.
Góp ý kiến cho dự án quy hoạch đường cao tốc.
Năm 2006-2008
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng đã tích cực thay mặt Viện chiến lược phát triển đóng góp các ý kiến do Bộ yêu cầu Viện với tổng số văn bản trả lời Bộ và các cơ quan ngoài là 12 văn bản.
Trong năm 2006-2008 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng đã thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Cùng lãnh đạo Viện xây dựng dự án phát triển Côn Đảo trình Chính Phủ.
Xây dựng báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trinh Chính phủ.
Tham gia thẩm định viêt báo cáo nhận xét các dự án quy hoạch phát triển hạ tầng:
+ Dự án đường cao tốc Việt Nam
+ Dự án quy hoạch cảng trung chuyển Văn Phong.
+ Dự án quy hoạch nhóm cảng Tây Nam Bộ
+ Dự ám đường sắt cao tốc
Tham gia dự án quy hoạch thành phố Viên Chăn và Tỉnh Viên Chăn.
Giúp các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
2.2. Tham gia các dự án do Viện chiến lược phát triển chủ trì
- Nghiên cứu phương hướng để đưa ngành Bưu chính viễn thông trở thành ngành mũi nhọn.
- Lựa chọn phương án phát triển kinh tế xã hội cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung.
- Nghiên cứu định hướng phát triển và phân bố mạng lưới giao thông đường bộ hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hải Phòng.
- Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung.
- Nghiên cứu hệ thống đầu mối giao thông vùng ngoại ô Hà Nội.
- Chiến lược phát triển ngành xây dựng Việt Nam đến năm 2020.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Nghiên cứu quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vùng ven biển Bắc bộ, Trung bộ.
- Nghiên cứu phát triển kết cấu hạ tầng vùng Tây Bắc nhằm bứt phá những khó khăn vùng Tây Bắc Việt Nam.
2.3. Tư vấn giúp các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội.
Năm 2004 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng được Viện giao cho thực hiện 7 dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó có 1 dự án cấp tỉnh, 6 dự án cấp huyện.
Năm 2005 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng được giao 2 dự án:
Giúp huyện Hoa Lư- Ninh Bình trong dự án quy hoạch huyện.
Xây dựng chương trình phát triển lĩnh vực dịch vụ tỉnh Cà Mau
Trong những năm 2006-2008 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng đã giúp các tỉnh, thành phố xây dựng các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đến 2020:
Giúp tỉnh Cà Mau xây dựng tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2020.
Giúp thành phố Đà Nẵng xây dựng tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2020.
Giúp tỉnh Quảng Ninh xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều và huyện Hoành Bồ.
Giúp tỉnh Lạng Sơn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn.
Cho đến nay đã có 3 dự án được phê duyệt, 5 dự án đã hoàn thành đang làm thủ tục phê duyệt, 1 dự án đang chuẩn bị nghiệm thu cấp huyện.
Nhìn chung trong giai đoạn 2001-2008, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao với trách nhiệm cao, đảm bảo cả về mặt chất lượng lẫn thời gian.
3. Đánh giá hoạt động của Ban
3.1. Ưu điểm:
Ban nghiên cứu phát triển hạ tang trong những năm qua đã luôn đảm bảo được các yêu cầu của Bộ và của Viện về công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Trong đó:
Đã hoàn thành các dự án về phát triển kết cấu hạ tầng của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm.
Đã hoàn thành 12 văn bản có ý kiến phản biển đối với các quy trình trọng điểm trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội các vùng, tỉnh.
Đã xây dựng hướng dẫn các phương pháp quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Tuy các cá nhân trong ban phụ trách những lĩnh vực khác nhau nhưng đã có sự phối hợp giữa các thành viên. Đối với các đơn vị khác trong Bộ đã có sự tham gia, hỗ trợ, phối hợp xin ý kiến trao đổi khi có các công việc có liên quan trong công tác thể hiện ở một số công việc cụ thể như: mời ban tổng hợp tham gia quy hoạch huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào. Cùng ban vùng lãnh thổ tham gia quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21998.doc