Theo Quyết định số 07/QĐ-ĐTNN ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Nông Lâm Ngư nghiệp, phòng công nghiệp - xây dựng, phòng dịch vụ có chức năng và nhiệm vụ sau:
Các phòng ban chức năng này là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiêp - xây dưng và dịch vụ theo các nhóm ngành thuộc quản lý của các phòng ban này.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA;
f) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
8. Về quản lý đấu thầu :
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.
9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất :
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt;
c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất.
10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh :
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước;
b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ;
16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Về cơ cấu tổ chức:
a. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân;
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ;
3. Vụ Tài chính, tiền tệ;
4. Vụ Kinh tế công nghiệp;
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp;
6. Vụ Thương mại và dịch vụ;
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị;
8. Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất;
9. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư;
10. Vụ Quản lý đấu thầu;
11. Vụ Kinh tế đối ngoại;
12. Vụ Quốc phòng - An ninh;
13. Vụ Pháp chế;
14. Vụ Tổ chức cán bộ;
15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường;
16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội;
17. Cục Đầu tư nước ngoài;
18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
19. Thanh tra;
20. Văn phòng.
Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1. Viện Chiến lược phát triển;
2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương;
3. Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia;
4. Trung tâm Tin học;
5. Báo Đầu tư;
6. Tạp chí Kinh tế và dự báo.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
II. Khái quát về Cục đầu tư nước ngoài (FIA).
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Cục đầu tư nước ngoài.
Chức năng nhiệm vụ của Cục đầu tư nước ngoài được quy định tại Nghị quyết 523/QĐ-BKH ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài.
2.1.1. Về chức năng:
Cục đầu tư nước ngoà thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
2.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn:
* Tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung; cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy chế của Bộ.
* Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
* Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
* Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư theo sự phân công của Bộ;
Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;
Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế.
* Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư:
Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng quyết định đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền;
Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận.
* Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư:
Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh tế tương tự khác.
Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước;
Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
* Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền.
* Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài.
2.2.1. Lãnh đạo cục:
Cục trưởng
Các Phó Cục trưởng,
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục.
Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
2.2.2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng, gồm có:
Phòng Tổng hợp - Chính sách;
Phòng Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế;
Phòng Công nghiệp và Xây dựng;
Phòng Nông, lâm, ngư nghiệp;
Phòng Dịch vụ;
Văn phòng.
2.2.3. Các đơn vị trực thuộc Cục:
Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc
Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung.
Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục đầu tư nước ngoài:
Trung tâm XTĐT miền Bắc.
Phòng dịch vụ.
Phòng tổng hợp chính sách.
Văn phòng.
Phòng XTĐT và hợp tác quốc tế
Phòng nông, lâm, ngư nghiệp ngoài.
Phòng công nghiệp.
Lãnh đạo cục đầu tư nước ngoài.
Trung tâm XTĐT miền Nam.
Trung tâm XTĐT miền Trung.
2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng thuộc Cục đầu tư nước ngoài.
2.3.1. Các phòng chức năng.
Theo Quyết định số 07/QĐ-ĐTNN ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Nông Lâm Ngư nghiệp, phòng công nghiệp - xây dựng, phòng dịch vụ có chức năng và nhiệm vụ sau:
Các phòng ban chức năng này là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiêp - xây dưng và dịch vụ theo các nhóm ngành thuộc quản lý của các phòng ban này.
* Về công tác xúc tiến đầu tư:
- Phối hợp với Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế, các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nươc ngoài vào Việt Nam, tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án cụ thể.
- Trao đổi, hướng dẫn các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu các chính sách, chủ trương về đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Phối hợp với Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế trong việc xử lý và soạn thảo văn bản trả lời cho các Nhà đầu tư và các cơ quan liến quan về chủ trương, chính sách về ĐTNN.
- Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Cục trưởng.
2.3.2. Phòng Tổng hợp và Chính sách:
Theo Quyết định số 08/QĐ-ĐTNN ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Tổng hợp và Chính sách thì Phòng Tổng hợp và Chính sách có chức năng và nhiệm vụ sau:
2.3.2.1. Chức năng:
Giúp Cục trưởng trong việc tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ tổng hợp kinh tế quốc dân; theo dõi, tổng hợp kết quả và đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
2.3.2.2. Phòng Tổng hợp và Chính sách có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tình hình hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước; lập báo cáo tổng hợp định kỳ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trình lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục và các cơ quan có liên quan theo quy định.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài; làm đầu mối tham gia góp ý các văn bản pháp luật của các đơn vị khác khi có yêu cầu.
- Tham gia thẩm định, cấp phép và theo dõi, xử lý các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Làm đầu mối theo dõi, đánh giá việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài của các địa phương và phối hợp theo dõi việc thực hiện ủy quyền quản lý đầu tư nước ngoài của Ban Quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất.
- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục; Cung cấp các thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Bộ và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định về cung cấp thông tin của Bộ và của Cục.
- Chuẩn bị các bài báo cáo, bài phát biểu của lãnh đạo Cục, lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có yêu cầu.
- Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Cục trưởng.
2.3.3. Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế:
Theo Quyết định số 05/QĐ-ĐTNN ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế thì Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế có chức năng và nhiệm vụ sau:
Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế.
Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Cục Đầu tư nước ngoài xây dựng quy hoạch, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài trong phạm vi quốc gia; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; làm đầu mỗi trong việc tham gia ý kiến với các địa phương trong việc lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác xây dung, triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài; tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Làm đầu mối tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài.
- Làm đầu mối liên lạc với cán bộ, cơ quan xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế và người nước ngoài hoạt động xúc tiến đầu tư cho Việt Nam.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về chủ trương, chính sách của nhà nước về đầu tư nước ngoài, giới thiệu và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân trong nước.
- Theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư của các Trung tâm Xúc tiến đầu tư các miền cũng như các địa phương.
- Chủ trì, biên soạn, in ấn tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư.
- Phối hợp với các đơn vị khác trong Cục Đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế và nước ngoài việc tổ chức các lớp đào tạo về công tác xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Cục trưởng.
2.3.4. Văn phòng Cục:
Theo Quyết định số 02/QĐ-ĐTNN ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục thì Văn phòng Cục có chức năng và nhiệm vụ sau:
Văn phòng Cục là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài có chức năng giúp Cục trưởng trong việc điêu phối, đôn đốc theo dõi hoạt động các Phòng và Đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài theo chương trình, kế hoạch của Cục, thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, quản trị, kế toán, tài vụ, tổ chức của Cục.
Văn phòng Cục có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của Cục, theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục và báo cáo Cục trưởng về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục.
- Lập và trình Cục trưởng Dự toán ngân sách hàng năm của Cục.
- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; tiếp nhận văn thư đến; cùng chuyên viên của các Phòng tiếp nhận hồ sơ dự án xin cấp giấy phép; phân phối văn thư và hồ sơ dự án đến địa chỉ theo quy định; in ấn và phát hành văn bản sau khi đã được phê duyệt.
- Thực hiện công tác kế toán, tài vụ, quản lý cơ sở vật chất va tài chính của Cục, đảm bảo phương tiện và điều kiện là việc của Cục; giám sát việc thực hiện kỷ luật lao động của các tập thể và các cá nhân trong Cục; phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan của các trung tâm trực thuộc Cục.
- Làm đầu mối giúp Cục trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, đào tạo, thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với cán bộ và nhân viên của Cục; làm đầu mối tổ chức tập huấn nghiệp vụ và quản lý đầu tư nước ngoài.
- Làm đầu mối bố trí các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Cục.
- Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Cục giao.
2.3.5. Trung tâm xúc tiến đầu tư các miền:
Theo Quyết định số 1087/QĐ-ĐTNN ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm xúc tiến đầu tư thì Trung tâm xúc tiến đầu tư có chức năng và nhiệm vụ sau:
Trung tâm xúc tiến đầu tư là đơn vị thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn các vùng miền thuộc quản lý.
Trung tâm xúc tiến đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp trong tổng kinh phí hàng năm của Cục Đầu tư nước ngoài
Trung tâm xúc tiến đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Hỗ trợ các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn;
- Hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án;
- Chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư khu vực các tỉnh phía Bắc để xúc tiến đầu tư theo sự phân công của Cục;
- Tiến hành các hoạt động quảng bá, quảng cáo, xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư; tham gia in ấn, xuất bản các tài liệu hướng dẫn, quảng bá về môi trường đầu tư của các tỉnh thuộc khu vực quản lý và Việt Nam;
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và cập nhật thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho các tỉnh, miền, khu vực.
- Tham gia việc thực hiện các dự án bằng nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, đối tác nước ngoài và tư nhân trong và ngoài nước theo sự phân công của Cục Đầu tư nước ngoài;
- Trong trường hợp nhà đầu tư và các cơ quan có liên quan có yêu cầu, các Trung tâm xúc tiến đầu được cung cấp dịch vụ có thu, bao gồm: cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, phiên dịch, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơ quan liên quan;
- Tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư của Bộ và của Cục Đầu tư nước ngoài;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài giao;
- Theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Giám đốc cáccTrung tâm xúc tiến đầu tư ký một số văn bản thông báo ý kiến Cục trưởng, giải thích, hướng dẫn thực hiện quy định của Pháp luật và chủ trương của Bộ; ký hợp đồng tuyển dụng một số nhân viên theo yêu cầu công việc của Trung tâm, ngoài số biên chế được Cục giao.
Phần II:. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng năm 2008 của cục đầu tư nước ngoài.
I. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
1.1. Hoạt động sản xuất-kinh doanh:
Trong năm 2007 tổng vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD). Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong năm 2007đạt 39,6 tỷ USD, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 19,78 tỷ USD, tăng 37,6% so với năm 2006. Tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2007 đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm trước.
Các doanh nghiệp ĐTNN đã thu hút thêm 10 nghìn lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn ĐTNN tính đến thời điểm này hơn 1,26 triệu lao động, tăng 12% so với năm trước.
1.2. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới:
Trong năm 2007, cả nước có 1.445 dự án với tổng vốn đầu tư là 17,85 tỷ USD, tăng 73,5% về số dự án và 96,3% về vốn đăng ký so với năm trước. Quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án đạt 14 triệu USD.
Về ngành nghề:
Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn đăng ký 9 tỷ USD, chiếm 62,9% về số dự án và 50,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 8,5 tỷ USD, chiếm 31,5% về số dự án và 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Số vốn đầu tư đăng ký còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (1,7%).
Về đối tác đầu tư:
Trong năm 2007 có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký trên 4,4 tỷ USD, chiếm 24,9% về tổng vốn đăng ký. British Virgin Islands đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 4,2 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đăng ký. Singapore đứng thứ 3 với số vốn đăng ký 2,6 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đăng ký. Đài Loan đứng thứ 4 với số vốn đăng ký 1,7 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đăng ký. Malaysia đứng thứ 5 với số vốn đăng ký 1,09 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 6 với số vốn đăng ký 965 triệu USD, chiếm 5,4% tổng vốn đăng ký. Hoa Kỳ (không tính các dự án đầu tư thông qua nước thứ 3) đứng thứ 8 với số vốn đăng ký 354 triệu USD, chiếm 2% tổng vốn đăng ký.
Về cơ cấu vùng:
Trong năm 2007, trên địa bàn cả nước có 56 địa phương thu hút được dự án ĐTNN (trừ dầu khí). Trong đó, TP Hồ Chí Minh đứng đầu với số vốn đăng ký 1,73 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.DOC