MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT
khu vực Chương Dương 2
1.1. Hình thành 2
1.2. Quá trình phát triển của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 3
Phần II: Mô hình tổ chức của Chi nhánh 4
2.1. Sơ đồ tổ chức 4
2.2. Chức năng, nhiệm vụ 5
Phần III: Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 12
3.1. Công tác huy động vốn 12
3.2. Đầu tư và cho vay 13
3.2.1. Cho vay nền kinh tế 14
3.2.2. Cơ cấu dư nợ 14
3.2.2.1. Phân theo thời hạn cho vay 14
3.2.2.2. Phân theo thành phần kinh tế 15
3.2.2.3. Chất lượng tín dụng 15
3.2.2.4. Công tác xử lý nợ tồn đọng 16
3.3. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu` 17
3.3.1. Kinh doanh ngoại tệ 17
3.3.2. Nghiệp vụ chi trả kiều hối 17
3.3.3. Thanh toán quốc tế 18
3.3.3.1. Thanh toán hàng nhập 18
3.3.3.2. Thanh toán hàng xuất 18
3.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh 19
3.4. Công tác tiền tệ kho quỹ 19
3.4.1.Công tác thu chi tiền mặt 19
3.4.2. Công tác quản lý an toàn kho quỹ .19
3.5. Công tác kế toán tài chính 20
3.6. Công tác kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố 20
3.7. Công tác tổ chức hành chính 21
Phần IV: Những khó khăn và tồn tại 22
Phần V: Phương hướng và một sô giáp pháp phát triển chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 23
5.1. Phương hướng phát triển 23
5.2. Giải pháp pháp triển 24
Kết luận 26
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực tiếp với khách hàng, cung cấp và tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Nhận các số liệu, tham số mới nhất từ NHCT Việt Nam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở đóng các tài khoản; Các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền VND, các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc, nhờ thu phi thương mại; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như bảo quản giấy tờ, cho thuê két; Kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng như thực hiện việc kiểm tra và tính lãi cho vay và lãi huy động.
Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, séc và giấy tờ có giá.
Quản lý hồ sơ thông tin của khác hàng, mẫu chữ kí khách hàng. Kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.
- Phòng tài trợ thương mại:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu, các nghiệp vụ nhờ thu liên quan tới xuất nhập khẩu. Phối hợp với phòng Khách hàng số 1, phòng Khách hàng số 2 để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ.
Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: Như xây dựng giá mua, giá bán hàng ngày, thực hiện việc mua bán ngoại tệ.
Phối hợp với phòng Kế toán Giao dịch thực hiện chuyển tiền sang nước ngoài theo quy định của NHCT Việt Nam.
- Phòng Khách hàng số 1( Doanh nghiệp lớn).
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn (có số vốn kinh doanh từ 10 tỷ VND trở lên). Phòng Khách hàng số 1 thực hiện các nghiệp ngân hàng chủ yếu sau:
Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là những doanh nghiệp lớn.
Phối hợp với phòng Tiếp thị Tổng hợp làm công tác chăm sóc khách hàng và phát triển sản phẩm.
Thẩm định hạn mức tín dụng, thực hiện nghiệp vụ cho vay hay bảo lãnh. Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay trong và sau khi cho vay.
Phối hợp chặt chẽ với các phòng liên quan thực hiện việc thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí.
- Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nhiệm vụ của phòng Khách hàng số 2 tương tụ như nhiệm vụ của phòng Khánh hàng số 1 chỉ khác về đối tượng giao dịch.
- Phòng Khách hàng cá nhân.
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ. Phòng Khách hàng cá nhân thực hiện các nhiệm vụ giống như phòng Khách hàng số 1 và số 2, chỉ khác nhau về đối tượng khách hàng giao dịch.
Ngoài ra phòng Khách hàng cá nhân còn tổ chức việc thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch; thực hiện các nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
- Phòng thông tin điện toán.
Đây là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính ở chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng Thông tin điện toán là thực hiện công tác quản lý về mặt công nghệ với toàn bộ hệ thống thông tin của Chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Thực hiện và triển khai các hệ thống, phần mềm mới, các phiên bản mới cập nhật từ phía NHCT Việt Nam cho Chi nhánh. Ngoài ra phòng Thông tin điện toán còn thực hiện việc lập và gửi các báo cáo bằng FILE theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước.
Quản lý hệ thống giao dịch trên máy như việc thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi nhánh.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ.
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiêt kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng Tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ phối hợp với phòng Kế toàn giao dịch, phòng Tổ chức hành chính thực hiện việc điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với Ngân hàng Nhà nước, các NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ.
Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTERCARD về Trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu.
Phòng cũng có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, phát hiện các sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo kịp thời lên Ban giám đốc để xử lý.
- Phòng Tổ chức Hành chính.
Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thưc hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng Tổ chức Hành chính là quản lý, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và yêu cầu chuyên môn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo cán bộ công nhân viên.
Thực hiện việc mua sắm, xây dựng cơ bản theo đúng chế độ, yêu cầu để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho các công tác ngân hàng.
Ngoài ra phòng Tổ chức Hành chính còn tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
- Phòng kiểm tra nội bộ.
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.
Phòng Kiểm tra nội bộ không trực tiếp tham gia các giao dịch nhưng lại có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định.
Phòng trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân có nội dung liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, của cán bộ ngân hàng. Phòng phải báo cáo, kiến nghị lên Ban giám đốc biện pháp xử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện. Ngoài ra phòng Kiểm soát nội bộ còn làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại Chi nhánh.
Phối hợp với phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức hành chính tham gia việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và một số việc khác dưới tư cách giám sát.
- Phòng Tổng hợp tiếp thị.
Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
Phòng có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầu tư, các dịch vụ về thẻ, dịch vụ bảo hiểm… Phòng thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ như lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ.
- Phòng Kế toán tài chính.
Phòng Kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm theo đúng chế độ. Phòng phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh.
Phòng Kế toán tài chính còn thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, phối hợp với phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán tài sản cố định, công cụ lao động, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh. Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm tài sản cố định.
PHẦN III:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHCT KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG
Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế thủ đô Hà Nội nói chung và khu vực huyện Gia Lâm (nay tách một phần thành quận Long Biên) nói riêng cũng đã đạt được những thành tựu to lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương.
Với mục tiêu “ Phát triển an toàn hiệu quả ” Chi nhánh ngân hàng đã từng bước đẩy mạnh hoạt động, mở thêm quỹ tiết kiệm, tìm kiếm khách hàng, tăng dư nợ tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1 Công tác huy động vốn.
Bất kì một cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn. Với ngân hàng cũng vậy, nhưng đặc biệt hơn khi hàng hóa kinh doanh của ngân hàng lại là tiền tệ. Đi vay để cho vay là đặc trưng cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay, nên hoạt động huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động kinh doanh khác. Điều đó có nghĩa là công tác huy động vốn có tác động đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy Ban lãnh đạo NHCT Chương Dương rất chủ động, tích cực quan tâm đến công tác phát triển nguồn vốn.
Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi đối tượng như mở rộng mạng lưới khách hàng với 11 Quỹ tiết kiệm. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng như nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng được trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Ngoài ra còn phát hành kỳ phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn bằng đồng nội tệ cho ngân hàng.
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm:
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
TG dân cư
TG doanh nghiệp
Trái phiếu , kỳ phiếu
Tổng
Có KH
Không KH
Có KH
Không KH
2001
609
14
536
400
24
1667
2002
804.2
17.6
962
583.4
109
2476
2003
416.72
6.67
1031.04
670.75
52.7
2177.9
Nguồn:Báo cáo tổng kết Chi nhánh NHCT Chương Dương năm 2001-2003.
Như vậy nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng vốn huy động tăng mạnh, năm 2002 tăng 809 tỷ tức là tăng 48.53% so với năm 2001. Năm 2003 có giảm so với năm 2002.
Về cơ cấu vốn thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tăng với tốc độ khá cao, năm 2002 tăng 65.1% so với năm 2001; năm 2003 tăng 10,1 % so với năm 2002. Đây là thuận lợi lớn cho Ngân hàng vì các khoản tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn khá rẻ, có ưu thế cạnh trạnh hơn trong cạnh tranh lãi suất so với các ngân hàng khác.
3.2 Đầu tư và cho vay.
Theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng hiệu quả an toàn với phương châm “Phát triển An toàn- Hiệu quả- Bền vững”, tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng. Hoạt động đầu tư và tín dụng của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định. Trên cơ sở đánh giá phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và mức độ tín nhiệm của từng khách hàng, từ đó quyết định mức đầu tư hợp lý vừa đảm bảo an toàn vốn vay vừa duy trì quan hệ với khách hàng.
Dư nợ cho vay luôn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh, dư nợ bình quân giữ ở mức cố định đạt 1500 tỷ đồng, phù hợp với kế hoạch NHCT giao và định hướng của Ban lãnh đạo chi nhánh.
Tổng dư nợ đầu tư và cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2003 (kể cả VND và ngoại tệ quy VND) đạt 1491 tỷ đồng, giảm so với năm 2002 là 64 tỷ đồng, trong đó chỉ tiêu đồng tài trợ giảm 156 tỷ đồng nhưng chỉ tiêu cho vay nền kinh tế tăng gần 100 tỷ đồng.
3.2.1 Cho vay nền kinh tế
Doanh số cho vay: 1398 tỷ đồng.
Doanh số thu nợ: 1462 tỷ đồng.
Doanh số cho vay năm 2003 giữ mức ổn định so với năm 2002. Doanh số thu nợ tăng nhiều so với năm 2002: 218 tỷ đồng. Do trong năm Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trả nợ trước hạn 10 triệu USD (tương đương 156 tỷ đồng) và thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng được trên 24 tỷ đồng.
3.2.2 Cơ cấu dư nợ.
3.2.2.1 Phân theo thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 679 tỷ đồng, tăng 88,3 tỷ, tốc độ tăng 14 %, tỷ trọng chiếm 45,8% tổng dư nợ.
- Cho vay trung dài hạn: Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 8022 tỷ đồng, giảm 146 tỷ, tốc độ giảm 15,4 %, chiếm tỷ trọng 44,2% trên tổng dư nợ.
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tuy chưa thật hợp lý nhưng đã giữ vững và duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và đem lại mức lợi nhuận tương đối cao.
Trong đầu tư và cho vay, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có xu hướng phát triển, sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tham gia hội nhập như ngành Điện, ngành Bưu chính viễn thông, Dầu khí... Hầu hết các dự án đều phát huy hiệu quả, khách hàng vay vốn đã mở rộng năng lực sản xuất, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng như Công ty điện lực Hà Nội, Công ty đầu tư xây dựng Cầu Đuống….
3.2.2.2 Phân theo thành phần kinh tế:
- Dư nợ cho vay quốc doanh đạt : 1329 tỷ đồng, tỷ trọng 89%.
- Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh đạt : 151 tỷ đồng, chiếm 11%.
Hầu hết các khoản tín dụng mà Chi nhánh NHCT Chương Dương cấp là cho các doanh nghiệp quốc doanh. Do vậy ta có thể thấy doanh nghiệp quôc doanh là khách hàng chủ yếu của Chi nhánh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tình hình tài chính lành mạnh.
3.2.2.3 Chất lượng tín dụng:
Chỉ tiêu chất lượng tín dụng luôn được quan tâm chú trọng và là chỉ tiêu số một trong hoạt động kinh doanh tín dụng.
Năm 2003, nợ quá hạn mới không phát sinh, nhưng có một số khoản vay từ Đài Loan từ trước năm 2000 không có khả năng trả nợ đã phải chuyển nợ quá hạn. Tuy nhiên trong năm chi nhánh đã tập trung xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi phần nợ quá hạn phát sinh.
Trên cơ sở thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, quan hệ vay trả để điều chỉnh quan hệ tín dụng cho phù hợp, chỉ mở rộng tín dụng đối với những khách hành có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng sòng phẳng.
Bên cạnh đó làm tốt công tác tiếp thị đối với những khách hàng mới, quan tâm tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiêp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân cá thể... có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có tài sản đảm bảo và tránh tập trung vào một ngành hàng, một khách hàng, tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn, giữa doanh nghiệp và nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
Kiên quyết giảm dần dư nợ đối với khách hàng sản xuất kinh doanh yếu kém, hiệu quả thấp, không hội đủ các điều kiện vay vốn.
3.2.2.4 Công tác xử lý nợ tồn đọng.
Tháng 3/2003, khi nâng cấp hai Chi nhánh trực thuộc nợ tồn còn lại chủ yếu tập trung tại Chi nhánh Chương Dương. Tỷ lệ nợ tồn đọng chiếm tỷ trọng lớn: nợ quá hạn 35,5 tỷ đồng, chiếm 2,3%; Nợ liên quan vụ án 36,5 tỷ đồng, chiếm 2,4%; Tổng nợ tồn đọng 80,8 tỷ đồng chiếm 5,7% trên tổng dư nợ. Đây là những khoản nợ phát sinh đã lâu, khó có khả năng thu hồi do con nợ chây ỳ, tài sản nằm trong ngõ sâu...
Để nhanh chóng xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng giảm tỷ lệ tài sản có không sinh lời, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo rà soát từng khoản nợ, từng tài sản, lên phương án giải quyết cụ thể, ... Kết quả trong năm đã xử lý được nhiều tài sản: bán đấu giá công ty Thành Đạt, công ty Thành Phương, XN Hoàng Lê... thu hồi nhiều món nợ vay không có tài sản đảm bảo phát sinh từ những năm 1993 như: công ty TNNH Gia Lâm, HTX cơ điện Ngọc Lâm, Công ty XNK Hồng Hà.
Tính đến 31/12/2003 dư nợ tồn đọng 47,8 tỷ đồng, giảm 24 tỷ đồng đạt kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó nợ quá hạn 11,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,72% trên tổng dư nợ, nợ liên quan vụ án và nợ có tài sản gán xiết nợ 36,7 tỷ đồng chiếm 2,5%.
Bên cạnh xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, Chi nhánh tập trung rà soát thu hồi các khoản nợ không sinh lời, do khách hàng không trả được lãi, mà thực chất đây là những khoản nợ phát sinh, do khách hàng không trả được lãi, mà thực chất đây là những khoản nợ phát sinh từ lâu hoặc do thay đổi cơ chế chính sách như công ty CP Giầy Gia Lâm đã xử lý tài sản thu hồi 9 tỷ đồng, công ty PTKTKT 16 tỷ đồng.
3.3 Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu:
Năm 2003, thế giới có nhiều biến động phức tạp cả về kinh tế lẫn chính trị. Tỳ giá ngoại tệ biến động thất thường, đồng Dollar Mỹ mất giá so với một số đồng ngoại tệ mạnh khác…Nhưng bằng nỗ lực không ngừng của cán bộ và nhân viên ngân hàng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nghiệp vụ trong Chi nhánh nên hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt được những thành tích đáng kể. Cụ thể:
3.3.1 Kinh doanh ngoại tệ:
Doanh số mua bán các loại ngoại tệ chủ yếu như sau:
Đồng Dollar Mỹ:
Mua vào: 68.3 triệu USD
Bán ra: 68.1 triệu USD
Đồng EUR:
Mua vào: 7.4 triệu EUR
Bán ra: 7.4 triệu EUR
Đồng Yên Nhật :
Mua vào: 628.6 triệu JPY
Bán ra: 628.6 triệu JPY
Ngoài ra còn kinh doanh một số loại ngoại tệ khác như: Frăng Thuỵ Sĩ, Bảng Anh...
Chênh lệch mua bán ngoại tệ năm 2003 là 909 triệu đồng, tỷ lệ so với năm 2002 là 71%.
3.3.2 Nghiệp vụ chi trả kiều hối:
Năm 2003, do làm tốt công tác chi trả kiều hối với thái độ nhiệt tình nên hoạt động liên quan đến nghiệp vụ này được khách hàng khen ngợi không chỉ về thái độ phục vụ mà còn cả về thời gian chi trả tiền, vì vậy lượng chi trả kiều hối vẫn tiếp tục tăng lên:
Doanh số nhận kiều hối các loại ngoại tệ quy USD:
Số món nhận về : 469 món
Trị giá : 1.044 ngàn USD
Số món chi trả : 467 món
Trị giá : 1046 ngàn USD
Tỷ lệ so với năm 2002 : 108%
3.3.3 Thanh toán quốc tế:
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2003 như sau:
3.3.3.1 Thanh toán hàng nhập:
Trị giá quy USD là 57.5 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2002 là 45%
Trong đó:
L/C nhập khẩu:
Mở 472 L/C, trị giá quy USD: 43.7 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2002:50.46 %
Thanh toán 534 bộ chứng từ , trị giá quy USD: 44.2 triệu USD
Nhờ thu nhập khẩu:
- Nhập 154 bộ chứng từ, trị giá quy USD:3.9 triệu
Tỷ lệ so với năm 2002 :111%
- Thanh toán 156 bộ chứng từ trị giá quy USD: 3.9 triệu USD.
Chuyển tiền đi:
Trị giá quy USD: 9.4 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2002 : 26%
3.3.3.2 Thanh toán hàng xuất:
Trị giá quy USD: 18 triệu USD đạt tỷ lệ 99% so với năm 2002
Trong đó:
L/C xuất khẩu:
Gửi ra nước ngoài: 108 bộ chứng từ, trị giá: 3.5 triệu USD đạt 113% so với năm 2002
Nước ngoài thanh toán: 123 bộ, trị giá 4,4 triệu USD
Nhờ thu xuất khẩu
Gửi ra nước ngoài: 28 bộ chứng từ, trị giá 307 ngàn USD đạt 144 % so với năm 2002
Nước ngoài thanh toán: 27 bộ, tri giá 287 ngàn USD.
Chuyển tiền đến: 501 món, trị giá 13,3 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2002 : 85%.
Phí dịch vụ thu được năm 2003 là 2,9 tỉ đồng
Tỷ lệ so với năm 2002 :62%
3.3.4 Nghiệp vụ bảo lãnh.
Doanh số hoạt động về nghiệp vụ bảo lãnh mở L/C trả chậm của Chi nhánh giảm so với năm 2002 là do Chi nhánh chủ yếu mở L/C trả chậm cho công ty phụ tùng, nhưng theo cơ chế hiện nay việc mở L/C trả chậm đòi hỏi đơn vị phải có tài sản thế chấp và có mức ký quỹ tối thiểu 30%, trong khi các ngân hàng thương mại khác không yêu cầu như trên.
3.4 Công tác tiền tệ kho quỹ:
3.4.1 Công tác thu chi tiền mặt:
Tổng thu tiền mặt: 185 tỷ đồng
Tổng chi tiền mặt: 150 tỷ đồng.
Là một ngân hàng có doanh số thu chi tiền mặt lớn. Đi đôi với việc thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng tại Chi nhánh còn tổ chức nhiều tổ thu hoạt động lưu động trực tiếp thu tiền thường xuyên tại các đơn vị như: Cty Điện lực, Bưu điện, Cty may Đức Giang...
3.4.2. Công tác quản lý an toàn kho quỹ.
Công tác này luôn được đặt lên hàng đầu. Thu chi tiền mặt đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, việc ra vào bảo vệ canh gác kho tiền, chuyển tiền nộp NHNN, các quỹ tiết kiệm trong chi nhánh được đảm vảo an toàn tuyệt đối. Các tài sản khác được bảo quản tại kho như hồ sơ tài sản thế chấp, giấy tờ quan trọng được theo dõi quản lý chặt chẽ. Thực hiện cập nhật sổ sách, kiểm quỹ cuối ngày, cuối tháng theo đúng quy định.
3.5 Công tác kế toán tài chính:
Hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú. Công tác kế toán đã làm tốt nhiệm. Với thái độ nhiệt tình, nhanh gọn chính xác, thủ tục thuận lợi đã tạo được niềm tin và uy tín của chi nhánh
Công tác hạch toán kế toán: Hạch toán kế toán luôn đảm bảo chính xác, đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán cho vay và bảo lãnh: Thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ các khoản vay và trả nợ của khách hàng. Trong thanh toán có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thanh toán viên và cán bộ tín dụng từ khâu giao nhận hợp đồng tín dụng đến việc giải ngân, quản lý thu hồi gốc, lãi, phí theo đúng chế độ, nhất là khi thực hiện quản lý tín dụng trên hệ thống máy tính, sự kết hợp giữa hai bộ phận này càng có hiệu quả.
Kế toán tài sản: Bộ phận kế toán tài chính đã kết hợp chặt chẽ với phòng hành chính xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sửa chữa nhà làm việc và xây dựng trụ sở mới theo đúng tiến độ.
Kế toán thu chi tài chính: Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bảo đảm theo đúng quy chế, chế độ tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh, tính toán đầy đủ kịp thời các khoản thuế, lợi nhuận. Thực hiện chi trả tiền lương, nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trích dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi đúng chế độ.
3.6 Công tác kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố.
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ và xét khiếu nại tại Chi nhánh luôn được quan tâm. Trong năm đã tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của Chi nhánh: Nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kho quỹ,...
Công tác kiểm tra được lập theo chương trình công tác cụ thể gồm hai hình thức là kiểm soát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Công tác kiểm soát được thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng quý, kịp thời nắm bắt số liệu các nghiệp vụ tín dụng, kế toán... Từ đó xác định trọng tâm cần kiểm tra và đề ra biện pháp kiểm tra cho phù hợp và kịp thời sữa chữa những sai sót.
3.7 Công tác tổ chức hành chính.
Công tác tổ chức: Trên cơ sở đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ công nhân viên để sắp xếp vị trí phù hợp, nhằm phát huy hết khả năng của mỗi cán bộ.
Công tác lao động tiền lương: Đảm bảo quyền lợi của người lao động, chi trả tiền lương theo đúng quy chế. Thực hiện chương trình quản lý lương trên hệ thống máy vi tính.
Công tác đào tạo: Việc đào tạo và đào tạo mới đội ngũ cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý luôn được sự quan tâm của ban lãnh đạo. Chi nhánh đã cử nhiều cán bộ tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế... tạo điều kiện cho nhiều cán bộ học trên đại học, học văn bằng hai, các lớp trung cao cấp chính trị.
Công tác hành chính: Làm tốt vai trò phụ trợ cho hoạt động kinh doanh. Trong công tác xây dựng cơ bản Phòng hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc khẩn trương đưa trụ sở mới của Chi nhánh đi vào hoạt động.
Công tác bảo vệ trật tự nơi làm việc: Công tác bảo vệ được duy trì 24/24 giờ, đảm bảo trật tự an toàn nơi giao dịch, kho tiền. Ngày lễ, ngày Tết đều phân công lịch trực cụ thể, đảm bảo an toàn tài sản trong mọi tình huống.
PHẦN IV
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động của Chi nhánh còn gặp phải những khó khăn tồn tại sau:
- Nguồn vốn tăng trưởng cao song chưa thực sự ổn định, vững chắc.
- Cơ cấu dư nợ: Chi nhánh đã điều chỉnh dư nợ đối với các thành phần kinh tế, nhưng tỷ lệ cho vay đối với các Doanh nghiệp Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn chiếm 72,4%.
- Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các Doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 21% trên tổng dư nợ, chưa đạt tỷ lệ NHCT Việt Nam giao.
- Tăng tỷ trọng đầu tư trung, dài hạn cho các dự án có hiệu quả và tính khả thi cao, nhưng chưa quan tâm đúng mức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hạn chế việc tiếp cận và đầu tư cho những dự án lớn có tính khả thi cao thuộc các Tổng công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, vì vốn tự có của NHCT Việt Nam còn ở mức thấp.
- Công tác xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn trong việc hợp thức hoá thủ tục pháp lý của tài sản thế chấp.
- Về trụ sở giao dịch mới đang được xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2189.doc