CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thủ Đô 1
1.2 Mô hình tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban 1
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô 1
1.2.2 Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban 2
1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT 6
Chi nhánh Thủ Đô. 6
1.3.1 Hoạt động huy động vốn 6
1.3.2 Hoạt động cho vay 6
1.3.3 Các loại hình dịch vụ của Ngân hang 6
1.3.4 Dịch vụ ATM 7
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT 8
CHI NHÁNH Thủ Đô 8
2.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng. 8
2.1.1 Thuận lợi 8
2.1.2 Khó khăn 8
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 năm 2007, 2008 9
2.2.1 Công tác huy động vốn 9
2.2.2 Công tác Tín dụng 12
2.2.3. Các lĩnh vực công tác khác 14
2.3 Tổng kế các giải pháp đã thưc hiện 15
2.3.1. Thực hiện nội dung đề án cơ cấu lại Ngân hàng 15
2.3.2. Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh 15
2.3.3. Tạo động lực kinh doanh 16
2.3.4. Thực hiện chủ trương tập trung thống nhất toàn hệ thống 16
2.3.5. Đánh giá việc phát triển thị trường, thi phần 17
2.3.6 . Đánh giá vai trò của các công cụ điều hành. 17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ TRONG NĂM 2009 18
3.1.Phương hướng hoạt động 18
3.1.1Mục tiêu phấn đấu 18
3.1.2 Các mục tiêu cụ thể 18
3.2 Một số giải pháp chủ yếu 19
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất các chính sách thu hút Khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Nghiên cứu, đề xuất các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng, mức lãi suất huy động và cho vay, phí dịch vụ cho từng thời kỳ cho phù hợp.
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước.
+ Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên đề kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
+ Thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng Kế toán
- Chức năng:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Quản lý, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ trong Chi nhánh.
+ Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tài chính, Kế toán, Ngân qũy để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý Tài sản, Vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn Chi nhánh.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện chế độ hạch toán Kế toán, hạch toán Thống kê theo Pháp lệnh Kế toán Thống kê và quy định về hạch toán Kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Xây dựng, quyết toán kế hoạch Tài chính, kế hoạch tiền lương của Chi nhánh trình NHN0&PTNT Việt Nam phê duyệt.
+ Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại Chi nhánh.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.
+ Tổ chức công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
+ Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng cụng nghệ tin học, công tác điện toán, phục vụ kinh doanh trong Chi nhánh.
+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Chức năng:
+ Tổ Kiểm tra Kiểm toán nội là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các Phòng nghiệp vụ khác, giúp Giám đốc điều hành đúng Pháp luật mọi nghiệp vụ Ngân hàng; Hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về Kiểm tra Kiểm toán.
- Nhiệm vụ:
+ Giám sát việc chấp hành Pháp luật, chấp hành các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Trực tiếp Kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô.
+ Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNo&PTNT Thủ Đô.
+ Báo cáo kịp thời với Ban Giám đốc, Ban Kiểm tra Kiểm toán Nội bộ, kết quả Kiểm tra Kiểm toán toàn nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
+ Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc Thanh tra, Kiểm tra Kiểm toán của các ngành, các cấp và của Thanh tra NHNN đối với NHNo&PTNT Thủ Đô.
+ Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu lại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Thủ Đô trong phạm vi quyền hạn và chức năng quy định.
Phòng Hành chính – Nhân sự
- Chức năng:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch , bổ nhiệm cán bộ...
+ Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh.
- Nhiệm vụ:
+ Tư vấn Pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết Hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của Chi nhánh theo sự uỷ quyền của Giám đốc.
+ Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh.
+ Tiếp nhận, luõn chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ, tuôn thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động.
+ Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.
+ Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với cỏn bộ công nhân viên.
+ Đề xuất bố trợ nguồn nhân lực của Chi nhánh vào các Phòng hợp lý, có hiệu quả.
+ Trực tiếp quản lý hồ sơ cỏn bộ thuộc Chi nhánh, hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chung của Nhà nước và của ngành Ngân hàng.
+ Thực hiện công tác thi đua Khen thưởng của Chi nhánh.
+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cỏn bộ nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
Phòng Giao dịch
- Chức Năng:
+ Chịu sự điều hành của Giám đốc về mọi hoạt động trong lĩnh vực được giao, được Giám uỷ quyền quản lý con người, mọi tài sản được giao tại Phòng, nhận và thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch khoán tài chính do Giám đốc giao, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ, chấp hành đúng qui trình tác nghiệp về các chuyên đề chuyên môn nghiệp vụ.
- Nhiệm vụ:
+ Thay mặt Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối Ngoại với các cơ quan, Chính quyền địa phương trên địa bàn Phòng phụ trách.
+ Huy động nguồn vốn, đầu tư tín dụng theo đúng qui định của Ngành, Pháp luật của Nhà nước mang lại hiệu qủa cao cho Chi nhánh.
+ Thực hiện trung thực các báo cáo về Chi nhánh đúng thời gian qui định.
1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT
Chi nhánh Thủ Đô.
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cả kỳ hạn và không kỳ hạn với lãi suất linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành các loại giấy tờ có giá: Chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu…
1.3.2 Hoạt động cho vay
Cho vay cá nhân và hộ gia đình
Cho vay để phục vụ sản xuất kinh doanh
Cho vay lưu vụ
Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống
Cho vay mua sắm nhà ở, phương tiện vận chuyển
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Cho vay trả góp
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng
Cho vay doanh nghiệp
- Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ, cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ…
- Nhận vốn uỷ thác, cho vay uỷ thác vốn đầu tư trong nước
1.3.3 Các loại hình dịch vụ của Ngân hang
Các dịch vụ thanh toán
+ Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT
+ Chuyển tiền điện tử trong nước
+ Thanh toán biên giới
Chiết khấu, tái chiết khấu
Dịch vụ thu hộ, chi hộ
Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ
Đại lý chi trả kiều hối
Kinh doanh ngoại tệ
Các dịch vụ bảo lãnh
Hợp tác đào tạo quảng cáo
1.3.4 Dịch vụ ATM
Phát hành thẻ ATM.
Nhận tiền nộp vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch.
Đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ Ngân hàng.
Sử dụng thẻ ATM của NHNo&PTNT Nam Hà Nội, khách hàng có thể
Rút tiền mặt 24/24 ở tất cả các máy ATM của NHNo&PTNT trên toàn quốc.
Chuyển khoản và thanh toán hoá đơn tại máy ATM
Vấn tin tài khoản.
Liệt kê các giao dịch gần nhất.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT
CHI NHÁNH Thủ Đô
2.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng.
2.1.1 Thuận lợi
Trong thời gian qua mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao nhưng sự hoạt động của Ngân hang thương mại vẫn phát triển ổn định trong đó có NHNo & PTNN Thủ Đô.
Tình hình an ninh, chính trị ổn định đặc biệt là sự điều hành linh hoạt các chính sách kinh tế Vĩ mô của Chính phủ có tác động tốt tới các hoạt động kinh tế xã hội.
2.1.2 Khó khăn
Kinh tế-xã hội năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư… là các yếu tố bất lợi cho các NHTM quốc doanh trong đó có NHNo&PTNT Thủ Đô. Ngoài ra, do sự phát triển nhanh chóng mạng lưới của các ngân hàng trên địa bàn, việc tăng mức dự trữ an toàn chi trả, hệ thống thông tin chưa đầy đủ… đã làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống các NHTM, gây khó khăn cho ngân hàng.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 năm 2007, 2008
2.2.1 Công tác huy động vốn
Do năm 2007 Ngân hàng chi nhánh cấp 2 Bùi Thị Xuân thuộc chi nhánh cấp 1 Tây Hà Nội. Nhưng hạch toán độc lập nên có bảng cân đối tài khoản riêng. Vì vậy nên tổng nguồn vốn qua 2 năm có sự chênh lệch lớn.
Mặc dù Chi nhánh Thủ Đô mới đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 4 năm 2008 nhưng công tác huy động vốn đã đạt được tốc độ tăng trưởng, qui mô và cơ cấu nguồn vốn vượt bậc, thể hiên : Tổng nguồn vốn đạt 914,418 tỷ đồng, tăng 759,150 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó nguồn vốn bằng nội tệ đạt 895,55 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 18, 463 tỷ.
+ Phân tích nguồn vốn theo thời hạn huy động
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm
(Đơn vị : Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2007
Cơ cấu
Năm 2008
Cơ cấu
Tổng nguồn vốn
155298
100%
914448
100%
Nguồn vốn không kỳ hạn
21608
13,91%
52066,31
5,7%
NV có KH 12-24 tháng
28310,83
18,23%
257915,91
28.2%
NV cóKH>24 tháng
105379,17
79,86%
604465,78
66,1%
Nhìn bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm ở trên, ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thay đổi theo hướng ổn định. Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn giảm từ 13,91% năm 2007 xuống 5,7% năm 2008. Đáng kể là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 24 tháng đã tăng từ 18,23% năm 2007 lên 28,2% năm 2008. Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng chiếm 66,1% trong tổng nguồn vốn năm 2008. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay có cơ cấu nguồn vốn dài hạn cao nhất, điều này làm tăng tính ổn định của nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng, đồng thời tăng tính thanh khoản của Ngân hàng.
+ Phân tích theo tính chất nguồn vốn huy động
Bảng 2.2 Nguồn vốn của Ngân hàng theo tính chất nguồn vốn
(Đơn vị : Triệu đồng)
Qua các số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của năm 2008 có tính chất không ổn định. Tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao 89.99% điều này thể hiên ở chỗ lãi suất tiết kiệm năm 2008 được xem là hấp dẫn người gửi tiết kiệm 13,5%đến 15% năm. Trong khi đó tỷ trọng tiền gửi của tổ chức KT-XH và các tổ chức Tín dụng chiếm tỷ trọng thấp. Do năm 2008 kinh tế Việt nam phải đối mặt với lạm phát tăng cao ( CPI khoảng 24%), kinh tế thế giới lâm và tình trạng khủng khoảng dẫn đến các Doanh nghiệp xuất khẩu bị ngừng trệ. Vì vậy đã ảnh hưởng đến tỷ trọng tiền gửi của ngân hàng.
+ Các biện pháp chỉ đạo đã được triển khai có hiệu quả về công tác nguồn vốn:
- NHNo&PTNT Thủ Đô luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh là tăng trưởng nguồn vốn vì vậy đã chỉ đạo mọi hoạt động của nghiệp vụ khác đều hỗ trợ cho công tác huy động vốn, tất cả cán bộ công nhân viên, các phòng ban, các đơn vị đều làm công tác huy động vốn.
- Tăng cường giao lưu mở rộng khách hàng mới và kiên quyết không để mất khách hàng cũ.
- Ưu tiên quỹ khen thưởng cho việc huy động vốn, xét khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, đơn vị phát triển thêm khách hàng mới, tăng thêm nguồn vốn, đem lại hiệu quả cho Chi nhánh.
- Chủ động, tích cực triển khai thực hiện các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn.
2.2.2 Công tác Tín dụng
+ Phân tích dư nợ theo loại tiền
Bảng 2.3 Dư nợ của ngân hàng phân theo loại tiền (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tăng giảm
( tuyệt đối )
Tăng giảm
( %)
Tổng dư nợ
474600
538747
64147
13,52%
Nội tệ
348183
459501
111318
31,97%
-Tỷ trọng dư nợ nội tệ
73,36%
85,29%
11,93%
16,26%
Ngoại tệ
126417
79246
-47171
-37,31%
-Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ
26,64%
14,71%
-11,93%
-44,78%
Cơ cấu dư nọ theo loại tiền có sự thay đổi từ ngoại tệ sang nội tệ, xu hướng cho vay nội tệ tăng dần lên.
+ Phân tích dư nợ theo thời hạn
Bảng 2.4 Dư nợ theo thời hạn (Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Cơ cấu
Năm 2008
Cơ cấu
Tổng dư nợ
474600
100%
538747
100%
1.Ngắn hạn
332725
70,11%
388769
72,16%
2.Trung và dài hạn
141875
29,89%
149978
27,84%
Năm 200, cơ cấu dư nợ phân loại theo thời hạn cho vay của Agribank Thủ Đô đã thay đổi so với các năm trước theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Việc tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm qua chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thị trường chứng khoán.. Tuy nhiên dư nợ cho vay trung và dài hạn vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra.
+ Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5 Dư nợ theo thanh phần kinh tế (Đợn vị : Triệu đồng)
Z
Chỉ tiêu
Năm 2007
Cơ cấu
Năm 2008
Cơ cấu
1.Tổng dư nợ
474600
100%
538747
100%
2.Doanh nghiệp
447422
94,27%
480400,7
89,17%
3.Cá nhân, hộ gia đình
27178
5,73%
58346,3
10,83%
Qua bảng ta thấy qua 2 năm, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng đã có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp và tăng tỉ trọng cho tiêu dùng. Vì trong năm 2008 NHNN đã có chính sách thắt chặt tiền tệ trong một thời gian dài. Do đó sự khó khăn của các doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của Ngân hàng.
+ Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Agribank Thủ Đô đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án…Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:
- Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền bưu điện: Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ cho nhu cầu chuyển tiền của ngành Bưu điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ đồng và hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng. Vướng mắc: Một số Chi nhánh không muốn miễn giảm phí chuyển tiền, cập nhật số dư hàng ngày chậm, thủ tục điều chuyển tiền theo lệnh từ trung tâm còn chưa thực hiện được…
- Dịch vụ thu hộ học phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện nay đang được miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút được một phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học. Vướng mắc: Một số chi nhánh không miễn giảm phí chuyển tiền học phí cho sinh viên, ngoài ra việc thu còn phải tổ chức ở tại địa điểm nhà trường mà còn chưa triển khai thu tại các địa điểm giao dịch của NHNo&PTNT.
- Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính chất quảng bá thương hiệu cho tương lai nhiều hơn. Vướng mắc của dịch vụ này là khó phát triển do hạn chế của hệ thống thẻ ATM chưa nối mạng nên chưa tiện lợi cho và chủ yếu chỉ để rút tiền…
2.2.3. Các lĩnh vực công tác khác
- Công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng.
- Công tác tổ chức: Thực hiện đúng đủ các quy định về bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nại.
- Công tác thi đua: Đã chỉnh sửa lại quy định khoán lương hàng tháng, công tác thi đua đã phát huy tác dụng thúc đẩy các hoạt động chuyên môn nhất là công tác tăng cường huy động nguồn vốn. Kết quả thi đua năm 2008 chi nhánh được công nhận trong năm là khá cao và trên nhiều lĩnh vực.
- Công tác Đảng: Đảng bộ đã được kiện toàn tổ chức và sinh hoạt thường xuyên.
- Công tác đoàn thể: Mọi chế độ chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBNV vẫn được duy trì và đi vào nề nếp, tổ chức nhiều cuộc giao lưu thể thao, đi tham quan trong và ngoài nước.
- Các hoạt động khác
+ Đảm bảo trật tự an ninh tài sản cơ quan
+ Thực hiện cơ chế dân chủ trong cơ quan
2.3 Tổng kế các giải pháp đã thưc hiện
2.3.1. Thực hiện nội dung đề án cơ cấu lại Ngân hàng
Luôn coi trọng hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực tài chính…
2.3.2. Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh
- Về biên chế cán bộ chính thức của Agribank Thủ Đô năm 2008 có người chuyển đi và người mới chuyển đến nhưng số lượng thay đổi không nhiều: đầu năm 41 người, cuối năm 42 người.
- Trong năm đã tổ chức cho CBNV tham gia đào tạo. Chương trình tự đào tạo chủ yếu là: Tập huấn các văn bản mới của nghiệp vụ quản lý ngoại hối, nghiệp vụ kế hoạch, luật doanh nghiệp cho toàn thể CBNV; tập huấn nghiệp vụ IPCAS, nghiệp vụ phát hành thẻ cho cán bộ làm kế toán; tập huấn nghiệp vụ thẩm định tín dụng cho cán bộ mới, cán bộ không học ở trường Ngân hàng… Nói chung đây là những nghiệp vụ cơ bản cần thiết cho cán bộ ngân hàng, góp phần củng cố, bổ sung kiến thức và tạo phong trào học tập cho CBNV.
- Đánh giá về trình độ tin học của cán bộ và ứng dụng công nghệ mới: Toàn bộ cán bộ làm nghiệp vụ (trừ bộ phận kho quỹ) đều biết sử dụng máy vi tính nghiệp vụ vi tính văn phòng và các nghiệp vụ chuyên môn được phân công, trang bị phương tiện khá đầy đủ. Tuy nhiên việc khai thác các công nghệ mới chuyên sâu còn chưa có điều kiện và khả năng hạn chế.
- Những giải pháp nâng cao năng lực tài chính
+ Quản lý chặt chẽ, tiết kiệm triệt để các khoản chi tiêu, giao khoán tỷ lệ chi khác cho các đơn vị theo quỹ thu nhập.
+ Quản lý điều hành lãi suất: Tổ chức theo dõi biến động lãi suất thị trường, không chạy đua lãi suất, điều chỉnh kịp thời và khá linh hoạt lãi suất theo tửng khách hàng,trong phạm vi cho phép.
2.3.3. Tạo động lực kinh doanh
- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho từng đơn vị, từng cá nhân qua công tác chỉ đạo của đơn vị tự đăng ký kế hoạch dư nợ, phân cấp, phân quyền phán quyết, quyền thương thảo lãi suất, thực hiện công khai rộng rãi các tình hình kinh doanh chủ yếu…
- Từng bước hoàn thiện công tác khoán tài chính, duy trì thường xuyên việc xét khoán lương kinh doanh từng tháng. Đây là động lực khá quan trọng để triển khai thực hiện các mục tiêu của Chi nhánh.
- Ưu tiên quỹ khen thưởng cho công tác huy động vốn và thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể mang lại hiệu quả thiết thực cho Chi nhánh. Thưởng điểm thi đua cho các cá nhân, đơn vị huy động được nguồn vốn, tìm được khách hàng mới, tăng trưởng dư nơ, nguồn vốn, dịch vụ và ngược lại bị trừ điểm, đặc biệt trừ điểm rất nặng nếu để xảy ra nợ xấu, vi phạm quy trình nghiệp vụ. Ngoài ra còn dừng cho vay đối với các Chi nhánh, PGD không xử lý được nợ xấu.
2.3.4. Thực hiện chủ trương tập trung thống nhất toàn hệ thống
- Chi nhánh luôn quan tâm đến lợi ích của toàn hệ thống, thể hiện cụ thể là hiện nay Agibank Thủ Đô đang triển khai các dịch vụ mang lại hiệu quả cho cả hệ thống như: Ngân hàng phục vụ dự án Hạ tầng cơ sở Nông thôn, dự án Giao thông nông thôn I, dịch vụ hỗ trợ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền Bưu điện… tạo ra hàng ngàn tỷ tiền gửi không kỳ hạn, hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng…
2.3.5. Đánh giá việc phát triển thị trường, thi phần
Trong năm phát triển được 1.289 khách hàng, đưa tổng số khách hàng lên 16.214 khách hàng. Trong đó có 100 khách hàng mới có số dư tiền gửi và dư nợ lớn. Khách hàng có nguồn tiền gửi lớn của Nam Hà Nội là: Bảo hiểm xã hội 490 tỷ đồng, sở giao dịch – NHPT 450 tỷ đồng, công ty vàng bạc đá quý 400 tỷ đồng… Khách hàng vay vốn lớn là : Công ty vận tải Biển Đông 304 tỷ đồng, công ty thực phẩm miền Bắc 250 tỷ đồng…
Đánh giá về việc phát triển nguồn vốn: Năm 2007 nguồn vốn của Nam Hà Nội phát triển nhanh chủ yếu là nhờ nguồn tiền gửi của dân cư và tiền gửi dài hạn, việc phát triển thị phần của chi nhánh theo hướng mở rộng khách hàng, không tập trung quá nhiều vào 1 vài khách hàng để tăng thêm tính ổn định. Nguồn tiền của các TCTD tuy ngắn hạn nhưng nếu điều phốt tốt thì vẫn có thể chủ động được và quan trọng là nó có khả năng đáp ứng ngay một khối lượng lớn phục vụ cho nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Nguồn vốn của các TCTD thường có lãi suất cao và nhu cầu vốn trùng thời gian với nhau nên tìm cách hạn chế đưa qua thị trường liên ngân hàng. Nguồn vốn của dự án đầu tư nước ngoài là rất hiệu quả, cần tìm mọi biện pháp để thu hút.
2.3.6 . Đánh giá vai trò của các công cụ điều hành.
- Công cụ lãi suất: Việc áp dụng lãi suất trần, sàn thống nhất trong toàn quốc như hiện nay là chưa hợp lý. Thực tế ở những địa bàn Đô thị lớn lãi suất này không cạnh tranh nổi. Việc các chi nhánh NHNo&PTNT trong cùng địa bàn vận dụng những những lãi suất khác nhau mà không có thông tin trước làm giảm tính hệ thống.
- Công cụ tài chính: Chỉ tiêu tài chính là mục tiêu hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc xét thi đua tính cả chỉ tiêu thu nhập bình quân là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh đó cần phải công khai tiêu chí phân bổ chỉ tiêu làm ngoài giờ, việc xử lý các quỹ tiền lương tập trung…
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH THỦ ĐÔ TRONG NĂM 2009
3.1.Phương hướng hoạt động
3.1.1Mục tiêu phấn đấu
Năm 2009 là năm thứ ba Việt Nam gia nhập WTO, phát huy truyền thống đã đạt được, Chi nhánh Thủ Đô sẽ: Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Kế hoạch năm 2009.
3.1.2 Các mục tiêu cụ thể
+ Công tác huy động vốn
- Phấn đấu đạt tổng nguồn vốn đạt 1.051 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng là 15%
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư toàn bộ giữ ở mức 60%/ tổng nguồn vốn.
- Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
- Không để xảy ra bất cứ trường hợp vi phạm hạn mức dư nợ, dư có tài khoản điều chuyển vốn.
+ Công tác tín dụng
- Phấn đấu đạt và vượt kế hoạch dư nợ tại địa phương: 647 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 20%
- Trong đó tỷ lệ cho vay trung, dài hạn: 50% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu : tối đa 3% dư nợ.
+ Công tác tài chính
- Phấn đấu quỹ thu nhập tăng 17% so với năm trước
- Hệ số tiền lương được hưởng tăng 10% so với năm trước, thu nhập của CBNV cao hơn năm trước
- Tỷ lệ thu dịch vụ trên 15%
3.2 Một số giải pháp chủ yếu
+ Về nguồn vốn
- Giải pháp tăng cường thêm tính ổn định của nguồn vốn: Giảm dần các nguồn vốn không ổn định, triển khai thông tin tiếp thị mở rộng khách hàng. Tiếp tục duy trì công tác chăm sóc các khách hàng lớn để duy trì các mối quan hệ đã có, đồng thời mạnh dạn đầu tư đề tìm kiếm thêm khách hàng, các Bộ ngành, các dự án mới bù đắp cho phần giảm sút nguồn của các đơn vị khác.
- Tăng cường quản lý tính thanh khoản ngay tại chi nhánh: Phải tổ chức theo dõi biến động nguồn vốn từ 5 tỷ đồng trở lên, xây dựng các phương án bù đắp cho các tình huống đột xuất, nhất là nguồn ngoại tệ.
- Kiên quyết giảm dần các nguồn vốn không hiệu quả: Lãi suất cao, trả trước, tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ về khai thác các nguồn vốn rẻ, không kỳ hạn.
- Luôn coi trọng công tác huy động vốn từ dân cư như đa dạng hoá cá hình thức huy động, khuyến mại, trang bị thêm kiến thức tiếp thị huy động vốn, văn hoá giao dịch cho các cán bộ tiếp xúc trực tiếp tiếp xúc với dân cư, cải thiện dần các cơ sở vật chất các điểm giao dịch để tăng thêm lòng tin của khách hàng
+ Về công tác tín dụng
- Đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho các dự án dài hạn đã được phê duyệt, các nhu cầu vốn phục vụ xuất nhập khẩu, nhu cẩu phát triển kinh doanh của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
- Tiếp tục duy trì chủ trương: Dùng cơ chế thi đua, khoán lương để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, dành một khoản quỹ khen thưởng thích đáng để thưởng kịp thời cho các cá nhân, đơn vị có thành tích tăng trưởng tín dụng an toàn.
- Tổ chức giao kế hoạch từng quý cho để các đơn vị chủ động tìm kiếm khách hàng, kế hoạch tín dụng được giao trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, tuỳ thuộc vào khả năng quản lý nợ của từng đơn vị.
- Luôn coi trọng chất lượng tín dụng, kiên quyết không vì sức ép tăng trưởng mà linh động bỏ qua điều kiện, quy trình tín dụng. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra, đi sâu sát đơn vị, quản lý chặt chẽ các dư nợ, kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề…
- Phòng tín dụng, các đơn vị cơ sở phải chủ động xây dựng chương trình tiếp cận với các cấp Chính quyền địa phương, các Doanh nghiệp để mở rộng thêm khách hàng, nhất là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình. Tích cực nghiên cứu triển khai thêm các hình thức cho vay, dịch vụ mới an toàn, hạn chế cho vay đầu tư vào bất động sản, cho vay đầu tư trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
- Định kỳ phân loại nợ, tổ chức đánh giá phân tích các khoản nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng công tác thông tin khách hàng, thông tin phòng ngừa rủi ro
+ Các giải pháp về phát triển dịch vụ
Gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu sức ép to lớn về cạnh tranh, nhưng cũng là cơ hội để phát triển nhanhcác sản phẩm dịch vụ tiên tiến, tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu.
- Hoàn thiện hơn nữa công tác Thanh toán quốc tế, mở rộng thêm nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
- Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán các đơn vị lớn, nhất là các đơn vị có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc để tăng thu dịch vụ và bổ sung nguồn vốn rẻ.
- Tăng nhanh phát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ Quốc tế Visa và Master, tăng cường vận dụng th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22915.doc