MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần một: Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Techcombank. 1
1. Quá trình hình thành. 1
2. Cơ cấu tổ chức. 6
3. Chức năng, nhiệm vụ. 7
3.1. Chức năng. 7
3.1.1. Chức năng trung gian tài chính. 7
3.1.2. Chức năng tạo tiền. 7
3.1.3. Chức năng trung gian thanh toán. 9
3.1.4. Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán. 9
3.2. Lĩnh vực hoạt động. 10
Phần hai: Hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của Techcombank. 11
1. Hoạt động huy động vốn. 11
2. Hoạt động tín dụng. 12
3. Hoạt động thanh toán quốc tế. 12
4. Công tác phát hành và thanh toán thẻ. 13
5. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng. 15
6. Hoạt động thẩm định dự án. 15
6.1. Quy trình thẩm định dự án. 15
6.2. Nội dung thực hiện. 16
6.3. Phương pháp thẩm định áp dụng tại Techcombank 16
7. Quy trình cho vay theo dự án tín dụng trung và dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ 18
Phần ba: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của Techcombank. 24
1. Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Techcombank. 24
1.1. Kết quả đạt được trong những năm hoạt động của Ngân hàng TMCP Techcombank 24
1.2. Phân tích hàng hệ thổng quản trị. 27
2. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Techcombank. 27
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng. 29
3.1. Môi trường kinh doanh. 29
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng. 30
3.2.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn: 30
3.2.2. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng: 30
3.2.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn: 31
3.2.4. Thực hiện biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn. 31
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 32
3.2.6. Tiết kiệm chi phí quản lý. 32
KẾT LUẬN
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Techcombank Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế; tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán; quyền chọn mua, bán ngoại tệ, hợp đồng tương lai hàng hoá.
Dịch vụ ngân quỹ, thanh toán và chuyển tiền nhanh trong nước, chuyển tiền nhanh Techcombank/Western Union/Xoom, trả lương qua tài khoản, bảo quản tài sản, xác nhận tài chính, trung gian mua bán nhà.
Phát hành thẻ tín dụng Master Card, Visa và thẻ thanh toán đa năng F@stAccess
Chiết khấu các chứng từ có giá Dịch vụ Internet Banking
Dịch vụ ngân hàng tự động Homebanking
Dịch vụ thanh toán từ xa cho doanh nghiệp Telebank.
Phần hai: Hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của Techcombank.
1. Hoạt động huy động vốn.
Trong 5 năm gần đây Techcombank đã thực hiện việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo sát các biến động của lãi suât ngoại tệ trên thị trường quốc tế và lãi suất đồng Việt Nam tại thị trường trong nước. Đến hết tháng 12.2008, tổng tài sản của Techcombank đã đạt con số 59.523 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2007. Vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 29.733 tỷ đồng, tăng 110% so với cuối năm 2007, huy động từ khu vực tổ chức kinh tế tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng. tổng tài sản của Techcombank đạt 17.326 tỷ đồng, năm 2007 đạt 39.542 tỷ đồng, tăng 128%. Năm 2006 và 2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư rót vào thị trường chứng khoán tăng lên mạnh. Thức tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng và của các NHTM nói chung. Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn trong năm 2006 của Techcombank là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư: Tỷ VND
2004
2005
2006
2007
2008
2.129
3.891
6.684,45
27.030
29.733
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, huy động dân cư còn được thúc đẩy nhờ vào chính sách chăm sóc khách hàng và những cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Đặc biệt, nhờ chú trọng phát triển sản phẩm huy động tiết kiệm trên nền công nghệ tài khoản như Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kỳ, Tiết kiệm giáo dục,… các sản phẩm huy động vốn cải tiền khác cũng đang dần dần thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng. Các chương trình khuyến mại, tăng quà,… cũng góp phần quan trọng thúc đẩy công tác huy động vổn của Ngân hàng.
Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp 2008 tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng.
Tăng trưởng huy động vốn từ doanh nghiệp Tỷ VND
2004
2005
2006
2007
2008
2.096
2.382
2.882
10.018
11.358
2. Hoạt động tín dụng.
Năm 2008 đánh dấu sự tăng trưởng lớn trong hoạt động tín dụng của Techcombank, đóng góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2007. Techcombank là một trong số ít các ngân hàng kiểm soát tốt thanh khoản và nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009) được đông đảo khách hàng đánh giá cao.
Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cao và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy đang dân thay thế bởi một hành vi tiêu dùng mới, thay vì tích lũy người dân dã quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập một cuộc sống tiện nghi ngay băng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng.
Về mặt cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể vẫn là các ngành công nghiệp và nông lâm thủy sản và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế tiếp túc là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phấn cao nhất về thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99,1% được nhiều định chế tài chính uy tín trên thế giới công nhân trong nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Vachovia,… Ngoài ra, Techcombank cũng được khách hàng công nhận là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng như tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác.
Techcombank là ngân hàng năng động nhất trong lĩnh vực tài trợ thương mại và đóng góp tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Techcombank đang phục vụ gần 20.000 doanh nghiệp trong cả nước. Nhiều tổ chức quốc tế đã tín nhiệm và lựa chọn Techcombank là ngân hàng giải ngân cho nhiều dự án lớn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: IFC, WB, ADB, SECO,... Doanh số phát vay tài trợ Thương mại của Techcombank năm 2008 đạt 15.000 tỷ đồng, doanh số Thanh toán Quốc tế đạt 3.357 triệu USD. Với nhiều gói sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn trong đó nổi bật là: Tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế, Techcombank hướng tới cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn nước ngoài, chi phí cạnh tranh với cả ngân hàng ngoại và ngân hàng trong nước, đồng thời có những đổi mới mạnh mẽ để phù hợp với tình hình biến đổi trên thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó Techcombank cũng chú trọng và hỗ trợ tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng việc trở thành ngân hàng ủy thác thanh toán cho Sàn Giao dịch cà phê đầu tiên tại Việt Nam và gói dịch vụ Cho vay nông sản nhiều ưu đãi. Với dịch vụ “24h để vay” Techcombank còn đồng hành thân thiết với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế.
4. Công tác phát hành và thanh toán thẻ.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 300% /năm của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay, công tác phat hành và thanh toán thẻ của Techcombank tiếp tục được tiếp sức. Năm 2006 cũng là năm đánh giấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank với việc trung tâm Thẻ được tách riêng thành đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Qua đó, tạo động lực cho các cán bộ, nhân viên trong trung tâm nỗ lưc làm việc và thúc đẩy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.
Năm 2008, Techcombank phát hành gần 300 000 thẻ các loại trong đó có gần 100000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam.
Trên cơ sở phần mền chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, Techcombank đã đa dạng hóa các sản phẩm theo tính năng phục vụ khách hàng. Trong năm 2008, các sản phẩm mới lần lượt được giới thiệu và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm trúng thưởng, Tiết kiệm bội thu, linh, Tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm internetbanking – F@st i bank, F@st E-Bank, thẻ đồng thương hiệu TECHCOMBANK – VISA – VIETNAM AIRLINES.... được nâng cấp hoàn thiện và phục vụ rộng rãi các đối tượng khách hàng. Các sản phẩm mới ra mắt được đánh giá là đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt sản phẩm internet banking F@st I-bank/F@st E-Bank tạo rất nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thanh toán, kiểm soát các giao dịch với ngân hàng đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng. Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên và là ngân hàng có nhiều nhất số lượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam.
Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank đã liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt của đội ngũ cán bộ giao dịch khách hàng. Với việc thành lập Ban Dịch vụ Khách hàng, các khách hàng thẻ đã có một đường dây nóng hỗ trợ 24/7 các phản hồi của khách, khắc phục nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của Techcombank trong việc chăm sóc khách hàng tốt hơn với chất lượng cao hơn.
2004
2005
2006
Số lượng thẻ phát hành(cái)
16.150
32.718
78.436
Số dư tài khoản thẻ(tỷ đồng)
67.504,24
102.512,74
354.500,00
Số dư bình quân TK thẻ(triệu đồng)
3,78
3,09
2,75
Thu phí từ thẻ(triệu đồng)
619,00
2.171,72
2.649,36
Thu phí TB/thẻ(đồng)
34.704,37
42.973,75
20.542,17
5. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.
Techcombank vẫn tiếp tục là một ngân hàng có hoạt động tích cực trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng. Tính đến thởi điểm 31/12/2007 số dư tiền gửi của Techcombank tại các tổ chức tín dụng là 10.602 tỷ đồng (tăng 118% so với thời điểm cùng kỳ năm 2006) trong đó 1.298 tỷ đồng là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và 9.304 tỷ đồng là tiền gửi tại các ngân hàng khác.
Tiền gửi và tiền ủy thác của các ngân hàng tại Techcombank cũng đạt con số 8.459 tỷ đồng tăng 3388 tỷ đồng so với cuối năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 67%.
Trên thị trường kinh doanh chứng từ có giá, Techcombank cũng đạt sự tăng trưởng tốt. Nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ có giá vượt hơn 26% so với kế hoạch. Đến cuối năm 2007 số dư của nghiệp vụ này là 6.842 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006.
6. Hoạt động thẩm định dự án.
6.1. Quy trình thẩm định dự án.
Các bước chính thực hiện như sau:
Bước 1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Bước 2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoác khách hàng bổ sung hồ sơ hoắc giải trình rõ thêm.
Bước 3- Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình trưởng phòng thẩm định xem xét.
Bước 4- Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
Bước 5- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng thẩm định thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kém Báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng.
6.2. Nội dung thực hiện.
Một dự án chỉ được chấp nhận cho vay khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng trả nợ của khách hàng. Để có được quyết định chính xác trong việc cấp tín dụng ngân hàng tiến hành thẩm định những nội dung và các bước sau.
- Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án.
- Thẩm định nội dung thị trường của dự án.
- Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án.
- Thẩm định nội dung tài chính của dự án.
- Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội.
6.3. Phương pháp thẩm định áp dụng tại Techcombank
Để công tác thẩm định và cho vay đạt được hiệu quả cao nhất thì các ngân hàng nói chung cũng như Techcombank Chương Dương nói riêng đều phải sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp thẩm định sau:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động.
Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp vói điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, cần hết sức tranh thủ ý kiến của cơ quan chuyên môn, chuyên gia (kể cả thông tin trái ngược), tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.
- Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luân sau.
Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án.
Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lỷ dự án dự kiến. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiển lược phát triển kinh tế chung.
Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công nghệ - môi trường, kinh tế… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tùng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước.
- Phương pháp thẩm định dựa trên việc phát triển độ nhạy cảm của dự án.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai với dự án, như vượt chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi… khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vồn của dự án.
- Phương pháp dự báo.
Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.
- Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn chủ quan. Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
Hiên nay một số loại rủi ro trên đã được quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.
7. Quy trình cho vay theo dự án tín dụng trung và dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ
- SMEDF : Quỹ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- EC : Uỷ ban Châu Âu
- DAF : Quỹ hỗ trợ phát triển
- Ban UTĐT : Ban Uỷ thác đầu tư
- Phòng NV : Phòng Nguồn vốn
TRÁCH NHIỆM
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
THAM CHIẾU
BAN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
Thông báo về nguồn SMEDF
Xem điểm 1
PHÒNG NGUỒN VỐN
BACK-OFFICE
Tiếp nhận và quản lý vốn vay
Xem điểm 2
CHI NHÁNH
Gửi hồ sơ
Xem điểm 3
BAN ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Kiểm soát
Xem điểm 4
PHÒNG THẨM ĐINH & QLRR TÍN DỤNG
Kiểm tra lại
Xem điểm 5
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phê duyệt
Xem điểm 6
BAN UỶ THÁC ĐẦU TƯ
Thông báo kết quả đến chi nhánh
Xem điểm 7
PHÒNG NGUỒN VỐN
BACK-OFFICE
Hạch toán cho chi nhánh/
Theo dõi
Xem điểm 8
CHI NHÁNH
Cho khách hàng vay
Xem điểm 9
BAN ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Theo dõi nguồn/Yêu cầu thông tin báo cáo
Xem điểm 10
CHI NHÁNH
Thực hiện chuyển trả vốn vay nguồn quỹ SMEDF
Xem điểm 11
BAN ỦY THÁC ĐẦU TƯ
P.THẨM ĐINH&QLRR
Tổng hợp báo cáo nộp SMEDF
Xem điểm 12
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Ký duyệt
Xem điểm 13
PHÒNG NGUỒN VỐN
BACK-OFFICE
Trả vốn/lãi cho SMEDF
Xem điểm 14
Điểm 1. Thông báo về nguồn vốn SMEDF
Ban Uỷ thác Đầu tư gửi thông báo về đợt rút vốn từ nguồn vốn của SMEDF đến Phòng nguồn vốn kèm theo Thông báo rút vốn, Giấy nhận nợ và Cam kết thanh toán theo các Mẫu MB-SMEDF/01, MB-SMEDF/02, MB-SMEDF/03.
Ban Uỷ thác Đầu tư thông báo nguồn vốn và điều kiện vay vốn đến các Chi nhánh và Phòng thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng-Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp.
Điểm 2. Tiếp nhận vốn vay
Phòng Nguồn vốn/bộ phận Back-Office chịu trách nhiệm tiếp nhận đủ nguồn vốn giải ngân của quỹ SMEDF.
Điểm 3. Gửi hồ sơ
Nếu có nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn cho các khoản vay đã được duyệt, các Chi nhánh có nhu cầu vốn gửi hồ sơ đến Ban Uỷ thác Đầu tư.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao Tờ trình thẩm định cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tờ trình sử dụng nguồn vốn SMEDF: trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt, nội dung nêu rõ số tiền đề nghị sử dụng, thời hạn, tiến độ giải ngân và phải phù hợp với Tờ trình thẩm định (theo mẫu MB-SMEDF/04).
Điểm 4. Kiểm soát các điều kiện khoản vay
Ban Ủy thác Đầu tư kiểm soát hồ sơ theo các điều kiện của khoản vay theo các điều kiện lựa chọn dự án cho vay lại đồng thời kiểm tra số dư của nguồn vốn này vẫn còn, chuyển hồ sơ đến Phòng thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng-Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp. Nếu không đủ điều kiện, nêu rõ lý do và chuyển trả lại Chi nhánh.
Điểm 5. Kiểm tra lại các điều kiện khoản vay
Phòng Thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng-Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp kiểm soát hồ sơ, nếu khoản vay đủ điều kiện theo theo các điều kiện lựa chọn dự án cho vay lại. Nếu không đủ điều kiện, nêu rõ lý do và chuyển trả lại Chi nhánh. Nếu đủ, chuyển cho Ban Uỷ thác đầu tư. Sau đó, Ban Uỷ thác đầu tư trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt.
Điểm 6. Phê duyệt
Ban Tổng Giám đốc phê duyệt các khoản vay được sử dụng nguồn vốn SMEDF. Nếu không đồng ý, chuyển lại cho Ban Uỷ thác đầu tư để chuyển lại cho Chi nhánh.
Điểm 7. Thông báo kết quả đến các bộ phận liên quan
Sau khi được phê duyệt, Ban Uỷ thác Đầu tư thông báo kết quả đồng thời đến Phòng Nguồn vốn và đến Chi nhánh các khoản vay được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt.
Điểm 8. Chuyển vốn cho chi nhánh
Ban Uỷ thác đầu tư ký hợp đồng với chi nhánh, nội dung cho chi nhánh vay lại với lãi suất SMEDF cho vay và thời hạn giải ngân, thời hạn cho vay là lịch trả nợ theo phê duyệt của Ban Tổng Giám đốc.
Đồng thời, Ban Uỷ thác đầu tư chuyển hợp đồng đã ký cho Phòng Nguồn vốn, bộ phận Back-Office để bộ phận Back-Office thực hiện giải ngân cho chi nhánh theo đúng nội dung hợp đồng.
Điểm 9. Cho khách hàng vay
Trường hợp dự án cho khách hàng vay chưa giải ngân: Chi nhánh cho khách hàng vay lại, chịu trách nhiệm về khoản vay, theo dõi thu hồi nợ vay.
Trường hợp dự án đã giải ngân cho khách hàng và đã được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt khoản vay lại của chi nhánh: chi nhánh được rút vốn từ nguồn quỹ SMEDF theo đúng thứ tự ưu tiên trong lựa chọn dự án.
Điểm 10. Theo dõi nguồn vốn
Ban Ủy thác Đầu tư theo dõi biến động nguồn vốn cho đến khi trả nợ hết cho SMEDF.
Ban Ủy thác Đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Chi nhánh chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày đến hạn phải trả lãi và trả gốc của khoản vay lại từ quỹ SMEDF; đôn đốc các chi nhánh thực hiện trả gốc và lãi đúng hạn.
Ban Uỷ thác Đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Phòng Nguồn vốn và bộ phận Back-Office chậm nhất 5 ngày trước ngày phải trả lãi và trả gốc cho Quỹ SMEDF.
Điểm 11. Thực hiện chuyển trả vốn vay có nguồn từ quỹ SMEDF
Các chi nhánh thực hiện chuyển trả Phòng Nguồn vốn các khoản vay (gồm gốc và lãi) từ quỹ SMEDF theo đúng lịch trả nợ gốc và lãi đã thoả thuận với Ban Uỷ thác đầu tư.
Ban Uỷ thác đầu tư có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện chuyển trả nguồn vốn quỹ SMEDF của các chi nhánh để đảm bảo việc trả nợ được đầy đủ, đúng hạn.
Trong trường hợp khoản vay lại của chi nhánh đáo hạn mà không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và chi nhánh không chuyển gốc và/hoặc lãi đúng hạn, chi nhánh sẽ chịu lãi suất phạt quá hạn trên số tiền gốc và/hoặc lãi chậm trả.
Điểm 12. Lập báo cáo, tổng hợp và gửi báo cáo
Ban Ủy thác Đầu tư có trách nhiệm lập Báo cáo tín dụng trung dài hạn theo Mẫu MB-SMEDF/08.
Phòng Thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm lập báo cáo tín dụng trung dài hạn theo các Mẫu MB-SMEDF/05, MB-SMEDF/06 và MB-SMEDF/07; đồng thời hỗ trợ cung cấp thông tin cho Ban Ủy thác Đầu tư lập báo cáo theo Mẫu MB-SMEDF/08.
Ban Đào tạo thực hiện lập các báo cáo theo Mẫu MB-SMEDF/10. Phòng Nhân sự lập báo cáo theo Mẫu MB-SMEDF/09.
Ban Ủy thác Đầu tư chịu trách nhiệm tập hợp số liệu và chuẩn bị báo cáo cho SMEDF, trình Ban Tổng Giám đốc ký phê duyệt và chuyển cho SMEDF theo đúng quy định.
Ban Ủy thác Đầu tư chịu trách nhiệm lưu các hồ sơ, thông tin và báo cáo liên quan đến dự án SMEDF này.
Điểm 13. Ký duyệt
Ban Tổng Giám đốc ký duyệt các báo cáo để chuyển cho SMEDF. Nếu không đồng ý, chuyển lại cho Ban Uỷ thác đầu tư để yêu cầu các bộ phận hoàn thiện báo cáo.
Điểm 14. Trả vốn SMEDF
Bộ phận Back-Office thực hiện điều chuyển vốn để trả gốc và lãi cho SMEDF khi đến hạn. Ban Uỷ thác đầu tư có trách nhiệm theo dõi và nhắc nhở bộ phận Back-Office việc hoàn trả gốc và lãi cho SMEDF được thực hiện đúng hạn.
Phần ba: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của Techcombank.
1. Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Techcombank.
1.1. Kết quả đạt được trong những năm hoạt động của Ngân hàng TMCP Techcombank
Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
Vốn điều lệ
618
1.500
2.521
Tổng tài sản
10.666
17.326
39.542
Tổng huy động
9.657
15.565
35.969
Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
Thu nhập tiền lãi ròng
351,266
475,447
925,274
Thu nhập ròng từ phí dịch vụ và hoa hồng
66,846
101,476
176,936
Lợi nhuận trước thuế
286,067
356,522
709,740
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(mệnh giá 10.000đ/cp) VNĐ
1.446
2.452
2.892
Năm 2008, cùng với cả ngành ngân hàng, Techcombank đã vượt qua những khó khăn to lớn với những diễn biến phức tạp để giữ vững sự ổn định, an toàn và tiếp tục phát triển, đóng vai trò là một mắt xích quan trong của hệ thống ngân hàng, tài chính tiền tệ Việt Nam trong việc đảm bảo cung cấp vốn cho nền kinh tế, phục vụ các mực tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Năm 2008, Techcombank vẫn khẳng định là một ngân hàng vững mạnh, an toàn và hiệu quả. Ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2008 và đang tích cực chuẩn bị cho một năm 2009 với nhiều thách thức mới. Tính đến thời điểm 31.12.2008, tổng vốn điều lệ của ngân hàng, sau 3 lần tăng trong năm đã đạt 3.642 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hơn 5.500 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế tăng 125% so với năm 2007 đạt 1600 tỷ đồng. Đến hết tháng 12.2008, tổng tài sản của Techcombank đã đạt con số 59.523 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2007. Vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 29.733 tỷ đồng, tăng 110% so với cuối năm 2007, huy động từ khu vực tổ chức kinh tế tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2007. Techcombank là một trong số ít các ngân hàng kiểm soát tốt thanh khoản và nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009) được đông đảo khách hàng đánh giá cao.
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank sau khi đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dự phỏng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá chứng khoán) đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 125% so với mức lợi nhuận của năm 2007, vượt 26,9% so với kế hoạch đề ra.
Năm 2008 cũng là năm thành công của Techcombank trong lĩnh vực dịch vụ, với doanh thu từ khu vực này tăng 180% so với năm 2007, đạt 567 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong các ngân hàng có mức thu dịch vụ tốt nhất trên thị trường.
Năm 2008, công tác mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Techcombank có những bước tiến đáng kể. Với tổng số hơn 40 điểm giao dịch mở mới trong năm 2008, Techcombank đã tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên gần 170 điểm trải rộng trên 35 tỉnh thành trong cả nước. Dự kiến, trong năm 2009 Techcombank sẽ mở thêm một số chi nhánh, phòng giao dịch mới tại các địa bàn kinh tế lớn nhằm tăng khả năng huy động dân cư, phát triển tín dụng cá nhân và phát triển dịch vụ phi tín dụng.
Tuân thủ và thực hiện tốt các chính sách quản lý của Ngân hàng nhà nướcBên cạnh việc thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2008, Techcombank đã áp dụng nhiều biện pháp tín dụng linh hoạt, triển khai nhiều gói sản phẩm, dịch vụ ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu…, đồng thời ngân hàng đã thi hành các chính sách nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tuân thủ các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ
Techcombank đã tổ chức lễ ký kết với Công ty môi giới bảo hiểm Aon Việt Nam chương trình bảo hiểm sức khỏe mang tên Techcombank Care. Chương trình bảo hiểm sức khỏe dành riêng cho toàn bộ nhân viên của Techcombank được xây dựng, được thiết kế bởi công ty Aon Việt Nam và bảo hiểm bởi 2 công ty bảo hiểm uy tín là Bảo Việt và Bảo Minh. Như vậy, Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình bảo hiểm phúc lợi cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng của mình. Với Techcombank Care, các nhân viên của Techcombank được bảo hiểm một cách toàn diện trước các rủi ro như tai nạn (24/24h); ốm đau, bênh tật; và kể cả trong trường hợp bị tử vong. Đơn bảo hiểm này cho phép nhân viên của Techcombank sử dụng các dịch vụ y tế cao cấp tại các bệnh viện đat tiêu chuẩn Quốc tế ở Việt Nam như bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) và bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện Columbia Asia (HCM)… Ngoài ra, các nhân vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21999.doc