Vào năm 2000 Việt Nam đã có 2 sàn giao dịch chứng khoán. Một là sở giao dịch đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, và hai là trung tâm giao dịch dặt tại Hà Nội. Đây là hai sàn giao dịch lớn của Việt Nam nhưng so với các nước khác thì vẫn còn khá nhỏ, quy mô chưa lớn. Các doanh nghiệp và dân cư tham gia vào thị trường chứng khoán còn rất ít, nếu có tham gia cũng chưa đủ những thông tin cần thiết nên dễ gây thất bại => do đó mất lòng tin và thị trường chứng khoán càng khó phát triển hơn. Do các doanh nghiệp tham gia còn ít do đó số cổ phiếu ít => gây thiếu hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trong hai năm gần đây thị trường chứng khoán đã có những bước tiến nhất định mở ra một khả năng mới cho sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công TNHH thương mại và vận tải Thu Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kinh tế quốc dân
Khoa kế toán
Báo cáo
thực tập tổng hợp
Cơ sở thực tập
Công ty tnhh thương mại & vận tải thu trang
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Năng Phúc
Sinh viên thực hiện : Lưu Hồng Thái
Lớp : Kế toán 44C
Hà Nội - 04/2006
Lời nói đầu
Trải qua hàng triệu năm tồn tại và phát triển của lịch sử nền kinh tế thế giới. Từ nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế tập trung (kinh tế - kế hoạch hoá) cho đến nền kinh tế thị trường đều dã góp phần lớn lao đưa nền kinh tế thế giới vượt qua bao khó khăn để vững và phát triển như ngày nay. Trong số các mô hình kinh tế đó, nền kinh tế thị trường mặc dù có những hạn chế, khuyết tật nhưng tỏ ra năng động và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện nay của các nước trên thế giới hơn cả. Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân hoá, nó là sản phẩm của hoạt động kinh tế lau dài trải qua nhiều thời đại từ kinh tế tự nhiên phát triển nền kinh tế tập trung và hiện nay đưa ra một nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế bao quát. ở nó có được những ưu điểm của các nền kinh tế cũ song cũng mang trên mình dáng dấp của một nền kinh tế của thời đại mới, thời đại của thế kỳ 21, thời đại của công nghệ thông tin, khoa học, điện tử, viễn thông…Có thể nói nền kinh tế thị trường hiện đại có những nét đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi nước và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó, hơn nữa chúng ta mới tiến hành công cuộc cải cách đổi mới theo đường lối của Đảng trong khoảng 10 năm một khoảng thời gian lịch sử khá ngắn ngủi để có thể có những kinh nghiệm lớn lao, sâu sắc. Chúng ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý nền kinh tế thị trường trong khi đó lại phải đương đầu với nhiều khó khăn về vấn đề kinh tế xã hội. Do đó việc nghiên cứu rút kinh nghiệm từ các nền kinh tế thị trường của các nước là một việc làm hết sức quan trọng và cấp bách. Mặt khác từ những năm 20 của thế kỷ 20 chủ nghĩa Mac - Lênin đã đi vào Việt Nam và được truyền bá rộng rãi. Điều này đã tạc một nền tảng vững chắc và có vai trò hết sức to lớn để giúp nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những lý do trên em đã quyết định chọn đề tài: "Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta". Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn đã truyền đatk những kiến thức quan trọng giúp em hoàn thành tốt đề tài trên.
Mặt khác Việt Nam ta lại trải qua hàng nghìn năm đấu tranh, chiến tranh đã cướp đi của cải và con người khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng chậm phát triển. Do đó xây dựng nền kinh tế thị trường là lối thoát đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển đi lên.
Nội dung
A- Cơ sở lý luận:
Bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
I. khái niệm nền kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1. Khái niệm nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ xã hội hoá cao. Trong nền kinh tế thị trường thì các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của sản xuất kể cả sản phẩm của chất xám đều là đối tượng mua bán ở trên thị trường, tức là khái niệm kinh tế thị trường nói lên trạng thái tồnn tại, vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường trong đó các vấn đề sản xuất ra cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? đều do thị trường quyết định thông qua sự chỉ dẫn của quan hệ cung - cầu và giá cả. Kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ hoá cao, hầu như mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá. Nền kinh tế thị trường không chỉ là công nghệ, kỹ thuật mà còn là quan hệ xã hội, nó không chủ bao hàm yếu tố lực lượng sản xuất mà còn là cả quan hệ sản xuất.
2. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. Đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là nền kinh tế tư bản mà nó mang các đặc điểm chung và riêng sau đây:
1. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mang trong mình đặc điểm chung của mọi nền kinh tế thị trường thế giới
a. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Các chủ thể kinh tế như các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã sản xuất,…có quền kinh tế, sản xuất riêng rẽ mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Họ có quyền sản xuất mặt hàng nào xã hội đang cần và đem lại lợi nhuận cho họ với điều kiện mặt hàng đó không phải mặt hàng cấm và việc kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật nhà nước. Đây được coi là tự do trong khuôn khổ nhằm đảm bảo trật tự, đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển và xã hội ổn định.
b. Giá cả do thị trường quyết định
Hàng hoá được sản xuất ra và bán trên thị trường. Thị trường là nơi gặp nhau của người mua và người bán. Tại đây họ sẽ thảo luận mức giá cả đem lại lợi ích cho cả hai bên. Do đó sẽ khích lệ sản xuất vì tại mức giá đó người bán có lợi và cũng khích lệ tiêu dùng vì người mua cũng được lợi. Tất cả nhằm kích thích thị trường phát triển. Tạo cho hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
c. Nền kinh tế vận động theo những quy luận cạnh tranh…Sự tác động của quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Giúp nền kinh tế có khả năng tự thoát khỏi những khó khăn, khủng hoảng mà không nhất thiết phải có sự điều tiết của nhà nước.
d. Nền kinh tế thị trường hiện đại có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Nhờ đó giúp cho nền kinh tế có một chỗ dựa vững chắc bởi nhà nước luôn tìm mọi cách cho nền kinh tế phát triển ổn định và trên mọi mặt, mọi lĩnh vực.
2. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng tiêu biểu cho chủ nghĩa xã hội
a. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần.
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Trong đó sở hữu tư nhân lại bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản. Từ đó đã hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Những thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là một yếu tố tất yếu đối vơ í nước ta để khai thác mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Ngoài ra kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo tạo nên sự khác biệt cá tính bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Do đó nhà nước phải thực hiện tốt vai trò chủ dạo quản lý nền kinh tế vĩ mô đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Việt Nam là một đát nước sau khi thoát khỏi chiến tranh đã trải qua một giai đoạn khó khăn do lựa chọn sai hướng đi của nền kinh tế của đất nước song sau đó đã lựa chọn đúng dắn đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường song đặc trưng nổi bật là có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhằm dảm bảo cho nền kinh tế là của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của nền kinh tế để phát triển nền kinh tế nói chung và cuối cùng cũng là nhằm đem lại lợi ích cho người dân trong nước. Đây là điểm khác biệt căn bản nhất với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, bởi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đạt lợi ích của người dân lên hàng đầu.
c. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại nhiều hình thức phân phối trong đó có phân phối theo lao động là cơ bản.
Nền kinh tế thị trường nước ta tồn tại các loại hình phân phối: phân phối theo lao động, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. Tuy nhiên phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hình thức phân phối hay nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển theo mô hình mở cửa, hội nhập.
Trước đây Việt Nam đã có giai đoạn đi theo nền kinh tế đóng, khép kín. Qua đó đã thấy được những hạn chế, những khó khăn đem lại. Hiện nay Việt Nam thực hiện chủ trương hội nhập và mở cửa. Hội nhập giúp nền kinh tế Việt Nam mau chóng tiếp thu, tiếp cận được với những khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới qua đó học tập áp dụng vào Việt Nam góp phần cải tạo cơ số hạ tầng còn thấp kém, nâng cao kiến trúc thượng tầng. Mở cửa giúp nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Giúp nước ta thu hút được vốn đầu tư vào trong nước, ngoài ra còn tìm được thị trường tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Qua đó đúc rút được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta. Thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Mở rộng kinh tế đối ngoại song vẫn gĩ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó mở rộng các thị trường quen thuộc, tranh thủ cơ hội mở ra các thị trường mới, cải thiện môi trường đầu tư bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Tuy nhiên trong các mối quan hệ cần phải cẩn thận, suy xét tìm được những đối tác đủ tin cậy làm bạn và phát huy hơn nữa mối quan hệ còn những nước không đủ tin cậy vẫn phải giữ quan hệ xã giao.
B. Phân tích thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
I. Thực trạng ở giai đoạn sơ khai
Sau những thập kỷ chiến tranh và đi sai phương hướng cùng sự quản lý kém làm kết cấu hạ tầng của nền kinh tế rất yếu kém. Thêm vào đó là tình đông dân mức thu nhập chỉ có 200$ mỹ/năm. Việt Nam lại là nước bắt nguồn từ nông nghiệp, lâm nghiệp, nạn phá rừng diễn ra nghiêm trọng trong một số năm đã cướp đi của nước ta hàng chục triệu ha rừng, rừng nguyên sinh cũng bị tàn phá, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế còn sơ sài, đường giao thông vận tải chưa được phát triển tốt, hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp chưa có quy mô nên phát huy được lợi thế về nông nghiệp, tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra, nhiều người dân đói ăn, mù chữ, sản phẩm sản xuất ra chưa đa dạng, chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước còn phải nhập siêu. Hơn nữa sự mất cân đối giữa các vừng, miền càng gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế.
Hàng thế kỷ phải đấu tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam đã dốc hết sức người sức của để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Những cuộc chiến tranh đó đã cướp đi bao nhân tài đã làm kiệt quệ nền kinh tế của Việt Nam, khiến chúng ta bị đẩy lùi quá xa so với tốc độ phát triển của thế giới. Trong những điều kiện như vậy chúng ta đã không thể cử nhiều người ra nước ngoài học mà c hỉ cử được một phần hãn hữu nào đó. Nên giờ đây nền kinh tế chậm phát triển cũng là do công nghệ chưa hiện đại. Do đó sản phẩm chúng ta làm mra còn rất lạc hậu, sức cạnh tranh kém hơn nhiều so với các sản phẩm của nhiều nước khác trên thế giới. Đội ngũ quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu do đó công tác quản lý còn lới lỏng, chưa xiết chặt kỷ luật, ngân sách nhà nước vẫn bị rò rỉ, thất thoát chặt. Bên cạnh đó hệ thống thị trường dân tộc chưa phát triển đồng bộ:
1. Thị trường sức lao động
Việt Nam là một nước giàu tài nguyên và cũng đông dân. Do đó ngtuồn nhân lực phục vụ sản xuất là khá dồi dào. Song trình độ của người dân còn thấp kém. Dân phần đông vẫn là sống ở nông thôn do đó việc được học hành là rất hạn chế. Một số ở thành thị có cuộc sống vật đầy đủ hơn được học tập tốt hơn thì thường được hướng theo học những ngành đang phát triển. Do đó đã làm mất cân đối trông nguồn nhân lực. Một số ngành nguồn nhân lực có tay nghề cao khá nhiều gây ra dư thừa, một số ngành khác lại thiếu nhân công trầm trọng, dẫn tới không ít người đã làm trái ngành, trái nghề do đó hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp là không cao vì thế hàng Việt Nam càng khó cạnh tranh với các mặt hàng của các nước khác trên thế giới. Việt Nam cũng không đặt ra mục tiêu đào tạo nhân công cho từng ngành hoặc có đặt ra cũng chưa chính xác do đó vẫn gây ra hiện tượng thị trường lao động tự phát.
2. Thị trường chứng khoán có hai sàn giao dịch, thiếu hàng hoá
Vào năm 2000 Việt Nam đã có 2 sàn giao dịch chứng khoán. Một là sở giao dịch đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, và hai là trung tâm giao dịch dặt tại Hà Nội. Đây là hai sàn giao dịch lớn của Việt Nam nhưng so với các nước khác thì vẫn còn khá nhỏ, quy mô chưa lớn. Các doanh nghiệp và dân cư tham gia vào thị trường chứng khoán còn rất ít, nếu có tham gia cũng chưa đủ những thông tin cần thiết nên dễ gây thất bại => do đó mất lòng tin và thị trường chứng khoán càng khó phát triển hơn. Do các doanh nghiệp tham gia còn ít do đó số cổ phiếu ít => gây thiếu hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trong hai năm gần đây thị trường chứng khoán đã có những bước tiến nhất định mở ra một khả năng mới cho sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
3. Thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành, lúc nóng, lúc đóng băng
Hơn chục năm gần đây xuất hiện thị trường bất động sản. So với các nước khác thì thị trường này hình thành hơi muộn song đã trải qua không ít sóng gió thăng trầm. Tuy mới hình th ành song đã có những lúc thị trường bất động sản "nóng" thực sự. Đất trở lên đắt một cách không ngờ, nhiều gia đình đã phất lên nhờ bản đất. Đặc biệt là đất ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh,…hay những nơi đông đúc dân cư hoặc các khu công nghiệp, thương mại. "mặt tiền" của một mảnh đất có ý nghĩa quyết định cho việc kinh doanh tren mảnh đất do đó. Do đó những mảnh đất cả "mặt tiền" lớn thì giá của nó rất đắt. Tuy nhiên không phải giá bất động sản cứ đắt đều đều như vậy mà đôi khi là do tâm lý của người dân khiếnn giá bất động sản lên cao hoặc đôi khi là do người dân thấy người khác mua nên cũng đổ xô vào mua đẩy giá bất động sản tới mức "nóng". Tuy nhiên giá bất động sản lên cao chỉ trong một khoảng thời gian nào đó rồi lại đột ngột hạ xuống hay chững lại tại đó. Đó chính là lúc thị trường bất động sản đóng băng. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng có thể do tâm lý hay do một tác nhân nào đó tác động vào.
4. Khoa học công nghệ đang ngày một phát triển, tiếp cận với nền khoa học của thế giới
Trước đây Việt Nam trải qua các cuộc chiến tranh đã tàn phá cơ sở vật chất, khoa học công nghệ do vậy cũng không có điều kiện phát triển. Từ ngày hoà bình Việt Nam đã tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, học hỏi và tiếp thu các khoa học công nghệ. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam đã có những nhân tài chế tạo phần mềm đáng nể. Ngoài ra Việt Nam cũng đã tự chế tạo được nhiều máy móc, trang thiết bị pục vụ sản xuất đem lại hiệu quả sản xuất cao và tiết kiệm nhiên liệu. Trong hai, ba năm gần đây Việt Nam đã cử thí sinh tham dự các cuộc thi về khoa học công nghệ trong khu vực và trên thế giới, đem lại cho nước ta những giải thưởng cao.
II. Những thành công và hạn chế, nguyên nhân
1. Thành công
Tổng sản phẩm trong nước qua 10 năm gần đây đều tăng; năm 1997 tăng 8,15%; năm 1999 tăng 4,77%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2005 tăng 8,4% xấp xỉ mục tiêu đề ra. Năm 2005 cả 3 khu vực kinh tế trọng yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn năm 2004. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2005 đầu năm dự báo đạt 7,5%, nhưng cuối năm đánh giá sẽ đạt 8%, đứng thế 2 khu vực châu á sau Trung Quốc tăng 9% với mức tăng trưởng này, Việt Nam sẽ chuyển sang các nước có thu nhập trung bình trong 6 - 7 năm tới. Các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển toàn diện theo hướng kinh tế hàng hoá. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng nông nghiệp giảm tỷ trọng thuỷ sản và công nghiệp, dịch vụ tăng. Do sản xuất phát triển và tăng trưởng khá nên thị trường và giá cả nông sản thực phẩm trong nước ổn định, an ninh lương thực quốc gia được giữ vững, kim ngạch xuất khẩu tưang cao so với năm 2004. Gạo xuất khẩu đạt trên 5 triệu tấn kim ngạch đạt trên 1,34 tỷ USD tăng 30% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2004. Công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% cao hơn năm 2004. Tốc độ tưang trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 9%, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 25% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 20% khu vực nhà nước tuy tốc độ tăng trưởng không cao nhưng chiếm tỷ trọng lớn (27% tổng giá trị sản xuất toàn ngành). Nhiều ngành sản xuất và sản phẩm công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Nhiều sản phẩm công nghiệp FDI đạt chất lượng cao, đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu kể cả những mặt hàng điện tử, máy tính cơ khí chính xác, lắp ráp ô tô xe gắn máy, chế biến thuỷ sản, đồ gỗ, động cơ diezel, cáp điện và dây điện, đóng tàu thuỷ, chế biến thực phẩm. Cơ cấu kinh tế trong công nghiệp chuyển dịch theo hướng đa thành phần, đa sản phẩm.
Ngoài ra, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển đa dạng. Nội lực được phát huy tốt hơn, vốn của dân, của các doanh nghiệp trong nước được huy động qua nhiều hình thức: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình địa phương đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đầu tư phát triển.
Thương mại nhất là xuất khẩu khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 ước đạt 32 tỷ USD, tăng gần 20,7% so với năm 2004. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế năm 2005 về cơ bản là to lớn, đánh dấu bước tiến mới rất có ý nghĩa, góp phần xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được nền kinh tế Việt Nam vẫn vấp phải những bất cập, hạn chế. Chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của nền kinh tế chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong công nghiệp, hạn chế lớn nhất là hiệu quả sản xuất chưa cao. Công nghiệp khu vực nhà nước tăng trưởng chậm, nhất là công nghiệp do địa phương quản lý. Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng cao nhưng không vững, quy mô nhỏ, vốn ít…sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản, hạn chế lớn nhất là sản xuất chưa gắn với thị trường trong nước và thế giới. Sản xuất lâm nghiệp và thuỷ sản, hạn chế lớn nhất là sản xuất chưa gắn với thị trường trong nước và thế giới. Sản xuất lâm nghiệp vẫn trong tình trạng trì trệ kéo dài. Hoạt động dịch vụ tuy có tiến bộ nhưng chưa bền vừng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dứp, thuỷ sản chỉ tăng ở mức dưới 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, những bất cập và hạn chế trên đây không phải là cơ bản và khó tránh khỏi trong điều kiện có nhiều khó khăn và thách thức của năm 2005. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp để khắc phục, hạn chế và bước đầu đã có kết quả khả quan.
3. Nguyên nhân
Do nước ta xây dựng nền kinh tế gần như từ hai bàn tay trắng, xuất phát điểm rất thấp: một nước nghiệp nghiệp nghèo nàn, trình độ dân trí t hấp, hạ tầng cơ sở chưa có…là những nguyên nhân chủ yếu tạo nên những bất cập của nền kinh tế Việt Nam. Song bên cạnh đó những thành tựu mà chúng ta đạt được là nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng sự vươn lên, nỗ lực của người dân cả nước và cũng kh ông thể không kể đến sự giúp đỡ của các nước bạn đã giúp Việt Nam thoát khỏi khó khăn và từng bước vươn lên như ngày nay.
III. Phương hưaớng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cái thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến kh ích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức và tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo tinh thân đó tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích phát triển. Tỏng những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, dần dần tiến hành hoàn tất cổ phần hoá tất cả các doanh nghiệp, đẩy mạnh cải tiến KHKT, khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn.
2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội
Cùng với việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện dại cho các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế trong quá tình công nghiêp hoá, hiện đại hoá, tiến hành phân công lại lao động và phân bổ dân cư trong phạm vi cả nước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
3. Hình th ành và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận tải để mở rộng thị trường, hình thành thị trường sức lao động sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Xây dựng thị trường vốn, hình thành phát triển thị trường chứng khoán để huy động các nguồn vốn vào phát triển sản xuất.
Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà ở, xây dựng và phát triển thị trường thông tin, thị trường KHCN, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước chống buôn luậ, gian lận thương mại.
4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Mở rộng đối ngoại trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào nội bộ của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm dần nhập siêu.
5. Giữ vững ổn định chính trị hoàn thệin hệ thống luật pháp
Tạo điều kiện các nhà sản xuất yên tâm đầu tư giúp nền kinh tế phát triển đúng hướng, lành mạnh, đạt hiệu quả cao.
6. Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoàn th iện cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước
Bằng cách nâng cao năng lực của các cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp thực hiện cải cách hành chính quốc gia. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản chung không can thiệp vào quyên tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ, tiền lương và giá cả.
Kết luận
Qua những phân tích đánh giá và thành quả cũng như những hạn chế trên ta nhận thấy được vị trí tầm quan trọng của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ta. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng khôn khéo sáng tạo nền kinh tế thị trường vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của đất nước ta để xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và xu hướng phát triển mạnh mẽ chúng của toàn thế giới, qua đó cũng thấy được tầm quan trọng của mô hiình kinh tế thị trường đối với đời sống kinh tế cũng như văn minh của tonà nhân loại có thể khẳng định không một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển mà không áp dụng mô hình kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường không riêng CNTB mà là thành quả chung của toàn nhân loại. Nó không đối lập với CNXH mặt khác nó kết hợp với chủ nghĩa xã hội tạo lên một mô hình kinh tế cực kỳ hiệu quả được thể hiện ở nhiều nước trên thế giới. Qua đây chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn, lạc quan hơn về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó mở ra trước mắt đa nói riêng đất nước Việt Nam nói chung một chân trời phát triển rộng lớn và chúng ta có quyền tin và hy vọng với sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ sớm đưa Việt Nam lên hàng những nước có nền kinh tế phát triển, người dân Việt Nam sẽ thoát khỏi sự đói nghèo, mù chữ, mọi người sẽ được sống một đời sống ấm no tự do và hạnh phúc, còn đất nước Việt Nam sẽ là một cường quốc dân chủ văn minh và giàu đẹp.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành đề án trên.
Tài liệu tham khảo
1. Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Tạp chí kinh tế và phát triển
3. Đảng Cộng sản Việt Nam văn kiện hội nghị lần thứ 3 - Ban chấp hành trung ương khoá VI về đổi mới quản lý kinh tế - Nhà xuất bản sự thật - Hà Nội 1987
4. Việt nam chuyển sang kinh tế th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28143.doc