Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty 20

Công ty may 20 là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, trực thuộc Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng. Để có thể theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu thông tin kinh tế phục vụ kịp thời công tác kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tài chính phù hợp với nội dung hoạt động của mình.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Căn cứ vào đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, số lượng các nghiệp vụ phát sinh đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý mà phòng kế toán có biên chế như sau:

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế ban đầu của X20 có trên 30 cán bộ công nhân viên. Thàng 12/1962, Tổng cục hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế xí nghiệp quốc phòng. Theo nhiệm vụ mới do Tổng cục hậu cần và Cục quân nhu giao cho xí nghiệp, ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung cao cấpvà đảm bảo kế hoạch sản xuất, xí nghiệp bắt đầu nghiên cứu các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức may gia công ngài xí nghiệp. Năm 1980, khi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, cũng như nhiều đơn vị sản xuất khác, xí nghiệp may 20 đứng trước hai thử thách lớn: Đảm bảo cho sản xuất tiếp tục phát triển và giữ ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên. Trước tình hình đó, xí nghiệp may 20 đã chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Năm 1983, được phép của Tổng cục, Ban giám đốc xí nghiệp đã tiến hành sản xuất may gia công hàng xuất khẩu. Những lô hàng đầu tiên của xí nghiệp may 20 gửi đi Liên Xô đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Chất lượng của lô hàng này đã khẳng định tiềm năng của xí nghiệp trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu, củng cố vị thế của xí nghiệp trong ngành may Việt Nam. Ngày 12/02/1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 746/ QP do Thượng tướng Đào Đình Luyện - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký chuyển xí nghiệp may 20 thành công ty may 20. Ngày 1/04/1998, Bộ Quốc phòng lại có quyết định số 118/ QĐ - QP chuyển tên gọi công ty may 20 thành công ty 20. Nhiệm vụ chính của công ty 20 là sản xuất hàng may mặc theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục hậu cần. Ngoài ra công ty còn sản xuất và kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với những thành tích to lớn đã đạt được trong 45 năm xây dựng và trưởng thành, công ty 20 đã được nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng Lao Động năm 1999 và năm 2001, được tặng thưởng 17 huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiệm vụ của công ty là chuyên sản xuất các mặt hàng dệt may phục vụ cho quân đội, tham gia sản xuất xuất khẩu và làm king tế nội địa, kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu hoá chất và phụ tùng phục vụ ngành dệt may. Các sản phẩm chủ yếu của công ty là: Trang phục quân đội. Các sản phẩm dệt kim. Các loại sản phẩm may mặc xuất khẩu như: áo Jacket; quần áo sơ mi nam, nữ; váy thời trang, quần áo đua môtô. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng nguồn vốn của công ty là 66,630 tỷ đồng. Bao gồm: Nguồn vốn cố định: 59,273 tỷ đồng. Nguồn vốn lưu động: 7,390 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách cấp: 44,130 tỷ đồng. Vốn tự có: 22,500 tỷ đồng. Đặc điểm về lao động: Hiện nay, công ty 20 có đội ngũ lao động mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 2700 người, trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 2358 người chiếm 94,7% tổng số lao động. Bảng 1: bảng thống kê lao động Số TT Chức danh Số lượng Giới tính Trình độ/ Bậc thợ Tuổi bình quân Nam Nữ 1 Giám đốc 1 1 Đại học 46 2 Phó giám đốc 3 2 1 Đại học 43 3 Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất 27 20 7 Đại học 35 4 Phòng Xuất nhập khẩu 9 7 2 Đại học 35 5 Phòng Tài chính - Kế toán 6 2 4 Đại học 35 6 Phòng KT- Công nghệ 14 10 4 Đại học 35 7 Phòng Chính trị 6 5 1 Đại học 38 8 Phòng Hành chính quản trị 32 12 20 Đại học 38 9 Xí nghiệp 1 135 15 120 Trung cấp 30 10 Xí nghiệp 2 531 15 120 3/6 30 11 Xí nghiệp 3 636 86 550 3/6 28 12 Xí nghiệp 4 170 20 50 3/6 27 13 Xí nghiệp 5 183 30 153 3/6 28 14 Xí nghiệp 6 233 23 210 3/6 28 15 Xí nghiệp Dệt Nam Định 450 25 425 3/6 28 16 Trường Đào tạo may 9 5 4 5/6 35 17 Trường mầm non 26 26 Trung cấp 30 18 Chi nhánh phía Nam 15 15 25 Tổng 2506 329 2177 (Nguồn: Báo cáo Tài chính công ty 20) Qua bảng số liệu trên ta thấy cán bộ quản lý của công ty có 133 người, chiếm 5% tổng số lao động và hầu hết đều có trình độ đại học, một số cán bộ còn có từ hai đến ba bằng đại học như giám đốc (3), các phó giám đốc (2)... đều có thâm niên trong ngành may quân trang từ 10 năm trở lên và tuổi đời trung bình khá trẻ. Số công nhân trực tiếp của công ty đều có tay ngề cao, chất lượng bậc thợ từ 3/6 trở lên và tuổi đời còn khá trẻ. Mô hình tổ chức biên chế của công ty gồm: Một Ban giám đốc; sáu phòng quản lý bao gồm: Phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất, phòng Xuất nhập khẩu, phòng Kỹ thuật, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Chính trị, phòng Hành chính quản trị. Ngoài ra còn có bảy xí nghiệp thành viên gồm: năm xí nghiệp may, một xí nghiệp dệt vải (xí nghiệp dệt Nam Định), một xí nghiệp dệt kim (xí nghiệp 5); một ban kiểm toán nội bộ; một trường đào tạo may; một trường mầm non; một trung tâm Thương mại - Dịch vụ; một chi nhánh phía Nam. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại sản phẩm may, công ty luôn coi trọng việc đổi mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để phù hợp và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tổng kinh phí cho dự án công trình của công ty từ năm 1996 - 2001 là 39,5 tỷ đồng trong đó bao gồm: Xây mới xí nghiệp 1 và xí nghiệp 6; cải tạo xí nghiệp 3, xí nghiệp 5, trường mầm non và đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại như 500 máy may của Nhật, máy ép mếch, máy thêu, hệ thống là phom phục vụ cho sản xuất quân phục quốc phòng và xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn đầu tư chỉnh trang hệ thống vệ sinh công nghiệp, đường đi... Một số dự án mới hiện nay: Xây dựng mới xí nghiệp dệt kim với nguồn vốn hơn 49,9 tỷ đồng của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Đổi mới 100 máy dệt vải khổ rộng ở xí nghiệp dệt Nam Định từ 1,15m - 1,60 m trị giá trên một triệu USD. Thực hiện xong chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 - 2001đối với xí nghiệp may 3 và cơ quan quản lý công ty phấn đấu hết tháng 09/2001 được tổ chức BVQI (vương quốc Anh) giám định cấp chứng chỉ. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, công ty 20 đã có những phát triển vượt bậc. Công ty đã mạnh dạn đầu tư và thu được nghững kết quả khả quan: Sản lượng, lợi nhuận, số nộp ngân sách nhà nước cũng như thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày một tăng. Để minh hoạ cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, tôi xin trích dẫn một số thành tựu kinh tế mà công ty đã đạt được trong thời gian qua: Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh trong hai năm 2000 -2001 Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ 2001/2000 2000 2001 1. Tổng doanh thu 247 859 322 903 130 2. Doanh thu thuần 247 100 322 003 130,3 3. Lợi nhuận trước thuế 13 194 16 095 122 4. Tỷ suất Lợi nhuân/ Doanh thu 5,34 4,99 5. Nộp ngân sách Nhà nước 12 503 13 271 106 - Nộp cho quốc phòng 7 950 11 319 - Nộp cho Nhà nước 4 553 1 952 6. Tổng quỹ lương 25 492 31 258 124 7. Thu nhập bình quân người/tháng 0,828 0,947 114,4 (Nguồn: Báo cáo Tài chính công ty 20) Qua bảng chỉ tiêu trên, ta thấy công ty làm ăn rất có lãi trong hai năm 2000 - 2001. Năm 2001, tổng doanh thu đạt 322 903 triệu trong đó doanh thu từ sản phẩm quốc phòng đạt 171 209 triệu còn doanh thu từ sản phẩm kinh tế đạt 151 694 triệu. Doanh thu tăng 75 045 triệu, đạt 130 % so với năm 2000. Lợi nhuận tăng so với năm 2000 là 22% và nộp ngân sách nhà nước tăng 6%. Đời sống công nhân viên lao động được cải thiện, tổng quỹ lương năm 2001 tăng 124% so với năm 2000, thu nhập bình quân người/tháng tăng 14,4%. Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là có lãi. Năm 2000 lợi nhuận là 13 194 triệu đồng còn năm 2001 là 16 095 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 5,34 - 4,99 (cứ 100 đồng doanh thu đạt 5,34 -4,99 đồng lợi nhuận). Tuy vậy năm 2001 tỷ suất lợi nhuận giảm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận (130% so với 122%). Mặc dù công ty là đơn vị có số lượng cán bộ công nhân viên khá đông nhưng công ty đã cố gắng tìm kiếm việc làm đảm bảo thu nhập cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động như: Mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ. Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục thực hiện các dự án lớn, khai thác và sử dụng tốt công suất của máy móc thiết bị, quản lý và sử dụng lao động hợp lý đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định và nâng cao. ii. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty 20 là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là ban giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị thành viên, giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. Toàn bộ bộ máy hành chính của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: sơ đồ bộ máy quản lý công ty may 20 Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất Phòng Kỹ thuật – Công nghệ Phòng Tài chính Kế toán Văn Phòng Phòng Chính trị Phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Phó giám đốc chính trị Phó giám đốc Kinh doanh Giám đốc Xí nghiệp 198 Xí nghiệp Dệt Xí nghiệp 199 Chi nhánh phía Nam Trung tâm TM -DV Trung tâm dạy nghề Ban giám đốc công ty bao gồm có một giám đốc và ba phó giám đốc. Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ, giám đốc đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của công ty trước cơ quan pháp luật của Nhà nước mà trực tiếp là cơ quan quản lý của Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng. Trợ giúp cho giám đốc là ba phó giám đốc: Phó giám đốc chính trị kiêm bí thư đảng uỷ. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và xuất nhập khẩu. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Các phó gám đốc công ty được bổ nhiệm giúp việc cho giám đốc các phần việc được phân công để quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.Các phó giám đốc có thể được uỷ quyền trực tiếp làm đại diện tư cách pháp nhân từng phần việc và có thời hạn do giám đốc công ty giao. Khối hành chính gián tiếp bao gồm: - Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: Chức năng của phòng này là kinh doanh, tạo nguồn vật tư, thành phẩm, ký kết các hợp đồng sản xuất xuất nhập khẩu và hàng kinh tế phục vụ nhu cầu trong nước. - Phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc công ty về về công tác lên các kế hoạch tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động sản xuất của công ty. - Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Là bộ phận chịu trách nhiệm về mặt công tác khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm và huấn luyện nghiệp vụ. - Phòng Tài chính - Kế toán: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính hạch toán kinh tế. Hoạt động của phòng kế toán tài chính phải đảm bảo phán ánh một cách kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, trước cấp trên, trước pháp luật về việc thực hiện các chế độ kế toán tài chính mà nhà nước quy định. - Phòng Hành chính quản trị: Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các chế độ hành chính sự vụ, văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo an toán cho công ty. Bảo đảm trang thiết bị phục vụ nơi làm việc, đồng thời là bộ phận đảm bảo về đời sống ăn ở, sức khoẻ, đi lại, nhà trẻ mẫu giáo cho cán bộ công nhân viên và con em họ, ngoài ra còn chịu trách nhiệm về một số công tác khác. - Ban Chính trị: Chuyên trách công tác Đảng, giúp Đảng uỷ và ban giám đốc tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức trong Đảng bộ toán công ty. Bộ phận này được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bí thư Đảng uỷ và chịu sự lãnh đạo của Tổng cục hậu cần Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ: Do sản phẩm của công ty có nhiều chủng loại khác nhau, tính đặc thù của sản phẩm là: Hình thức phải đẹp, phù hợp với yêu cầu thị hiếu, chất lượng phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Vì vậy việc tổ chức quản lý sản xuất cũng mang nét đặc thù riêng. Để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn hoá việc hạch toán kinh tế, công ty tổ chức theo từng xí nghiệp. Trong đó: Xí nghiệp I: Là xí nghiệp may đo phục vụ quân trang cho cán bộ trung, cao cấp ở khu vực phía Bắc. Xí nghiệp II, II, VI: Là xí nghiệp may đo hàng loạt phục vụ quốc phòng và tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Xí nghiệp V: Là xí nghiệp dệt và may hàng dệt kim phục vụ quốc phòng và kinh tế. Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm: Đã tổ chức được chín văn phòng giao dịch tại Hà Nội, Thài Nguyên và Vinh. Trung tâm đào tạo kỹ thuật may toàn quân: Làm nhiệm vụ chính là đào tạo, huấn luyện thợ may lành nghề theo chỉ tiêu, số lượng do Bộ Quốc phòng đề ra hàng năm. Với đặc điểm tổ chức như vậy, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất kiểu liên tục, khép kín trong từng xí nghiệp. Sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn song có chu kỳ sản xuất ngắn. Sản phẩm tuy có số lượng lớn nhưng quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp, trong mỗi xí nghiệp đều có các tổ sản xuất, trong đó có tổ sản xuất phục vụ trực tiếp cho xí nghiệp sản xuất. Do đó các phân xưởng độc lập không phụ thuộc lẫn nhau, tránh được vận chuyển nội bộ, đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý. Đây là cách tổ chức rất hợp lý, phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của công ty. Các sản phẩm sản xuất ra đều được kiểm tra đảm bảo đẹp và đạt yêu cầu chất lượng, được nghiệm thu kịp thời phục vụ cho nhu cầu của quốc phòng, nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Quy trình công nghệ sản xuất vải phân khổ đo đếm cắt may hoàn thiện nhập kho Thành phẩm III. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán Công ty may 20 là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, trực thuộc Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng. Để có thể theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu thông tin kinh tế phục vụ kịp thời công tác kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tài chính phù hợp với nội dung hoạt động của mình. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Căn cứ vào đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, số lượng các nghiệp vụ phát sinh đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý mà phòng kế toán có biên chế như sau: Trưởng phòng kế toán: Là người phụ trách chung, giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán và công tác tài chính của công ty theo định kỳ. Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành, xác định kết quả lỗ lãi: Có nhiệm vụ theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ, tính giá thành các loại sản phẩm của công ty. Đồng thời ghi chép phản ánh đầy đủ toàn bộ chi phí của số lượng sản phẩm được xác định là tiêu thụ, từ doanh số tiêu thụ và kết quả tiêu thụ xác định được kết quả kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, lập báo cáo có liên quan. Kế toán tiền lương, công nợ: Có trách nhiệm tính toán tiền lương, tổ chức kế toán chi tiết về tình hình phân phối, phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên ở toàn công ty. Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán tạm ứng: Theo dõi tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và theo dõi phần thanh toán tạm ứng với cán bộ công nhân viên của công ty. Kế toán theo dõi tài sản cố định: Chuyên theo dõi tình hình tăng, giảm và hao mòn TSCĐ. Thủ quỹ: Là người thực hiện các công việc thu, chi tiền mặt, bảo quản những chứng từ có giá trị như tiền, vàng bạc, đá quý. sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng (trưởng phòng) Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành xác định kết quả lãi, lỗ Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm Kế toán tiền lương công nợ Kế toán tiền mặt TGNH thanh toán tạm ứng Kế toán theo dõi tài sản cố định Thủ quỹ Các loại sổ được sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ (NKCT): Nhật ký chứng từ. Bảng kê. Sổ cái. Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT tại công ty: Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ, kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, đến cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, thực hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ và thẻ kế toán chi tiết, căn cứ vào các sổ và thẻ kế toán chi tiết đó lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và bảng phân bổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ kiểm tra đối chiếu Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng kê phần ii khái quát các phần hành công việc kế toán của công ty Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Phân loại tài sản cố định: Phân loại theo kết cấu, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng. Nguyên giá = Giá mua theo hợp đồng + Chi phí lắp đặt, chạy thử. Khi các xí nghiệp có nhu cầu mua sắm, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mà được cấp trên chấp nhận thì công ty đứng ra mua và bàn giao lại cho các xí nghiệp có nhu cầu. Khi hoàn thành công việc mua và bàn giao lại thì phải có đầy đủ một bộ hồ sơ tài sản bao gồm: Biên bản bàn giao. Hoá đơn mua bán. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế. Quyết định tăng tài sản. Sau đó bộ phận kế toán tiến hành lập định khoản, ghi vào thẻ tài sản và theo dõi trên sổ chi tiết (chi tiết cho từng bộ phận quản lý sử dụng). Về việc trích khấu hao: Kế toán TSCĐ trích khấu hao theo quyết định 166/QĐ - BTC. Tuỳ theo từng chủng loại TSCĐ mà trích khấu hao khác nhau, từ đó có kế hoạch giao khấu hao cho các đơn vị sử dụng. Số khấu hao trích trong một tháng Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng = Các loại sổ, thẻ sử dụng: - Sổ theo dõi chi tiết tài sản. - Thẻ tài sản Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 214, TK 642, TK 627, TK 811,... 2. Bộ phận kế toán nguyên vật liệu, công cụ: Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc là phiếu nhập, xuất, tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và theo dõi ở các sổ chi tiết, thẻ kho. Kế toán tổng hợp sử dụng các TK: TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. TK 153: Công cụ dụng cụ. TK 156: Hàng hoá. TK 331: Phải trả cho người bán. TK 155: Thành phẩm. Sau đó tiến hành lập bảng tổng hợp xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu và các NKCT số 5, số 6, số 7 và sổ cái các TK trên . 3.Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Dựa vào số lượng các sản phẩm được hoàn thành, chi tiết theo từng xí nghiệp và dựa vào bảng chấm công để tính toán tiền lương chính xác hợp lý, tổ chức kế toán chi tiết về tình hình phân phối, phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán tổng hợp sử dụng các TK: TK 3383: Bảo hiểm xã hội. TK 3384: Bảo hiểm y tế. TK 3388: Phải trả. TK 334: Phải trả cho công nhân viên. TK 335: Chi phí phải trả. 4.Bộ phận kế toán tập hợp chi phí tính giá thành. Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ, tập hợp để tính giá thành các loại sản phẩm mà công ty sản xuất. Bộ phận này giữ các sổ kế toán liên quan tới các tài khoản như: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627: Chi phí sản xuất chung. TK 641: Chi phí bán hàng. TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 142: Chi phí trả trước Đồng thời ghi chép phản ảnh đầy đủ toàn bộ chi phí của số lượng sản phẩm được xác định là tiêu thụ. từ doanh số tiêu thụ và kết quả tiêu thụ làm cơ sở xác định khoản nghĩa vụ. TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 911: Xác định kết quả kinh doanh được phân công phụ trách. TK 131: Phải thu của khách hàng. TK 421: Lãi chưa phân phối. Kế toán theo yêu cầu quản lý của công ty, của cơ quan quản lý cấp trên phù hợp với các bảng biểu kế toán của nhà nước quy định. Định kỳ lập báo cáo tài chính kế toán báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên và giám đốc. 5. Bộ phận kế toán bán hàng và xác định kết quả. Bộ phận kế toán thành phẩm sử dụng các sổ chi tiết thành phẩm, các bảng kê số 8, số 9 và NKCT số 8. Kế toán bán hàng sử dụng các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu của kháChương hàng, sổ chi tiết xác định kết quả và theo dõi trên các TK 632, TK 511, TK 641, TK 642, TK 911, TK 421, trên các bảng kê số 10, số 11 và các NKCT số 8, số 10. 6. Bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các nghiệp vụ thanh toán. Hàng ngày theo dõi tình hình thu chi và tồn quỹ tồn mặt, tiền gửi ngân hàng giúp giám đốc và công ty có kế hoạch thu chi hợp lý trên các sổ chi tiết . Kế toán tổng hợp sử dụng NKCT số 1, số 2 được theo dõi trên các TK 111 - Tiền Việt Nam; TK 1211 - Tiền Việt Nam gửi tại ngân hàng; TK 1122 - Tiền gửi ngoại tệ còn phụ trách thêm TK141 - Tạm ứng và lập báo cáo các khoản trên. Các nghiệp vụ thanh toán: + Phải thu: Kế toán sử dụng các sổ chi tiết và các bảng kê TK 131 (Bnảg kê số 11), TK 136, 138, 133. + Phải trả: Kế toán sử dụng các sổ chi tiết các TK 331, TK 333, TK 336, TK 338 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty 20. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. bảng 3 : tình hình đảm bảo nguồn vốn dài hạn vốn TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1 Vốn dài hạn 93.067 82.791 Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn 93.067 0 82.791 0 2 Tài sản cố định trong đầu tư dài hạn 60.176 46.466 Tài sản cố định Xdcb dở dang 56.263 3.913 45.953 513 3 Vốn lưu động thường xuyên 32.891 36.325 (Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty 20) Như phần trên đã trình bày cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rát tốt. Tuy vốn chủ sở hữu giảm hơn năm 2000 nhưng đó là do cấp cho Công ty ít hơn . Tuy nhiên cơ cấu vốn chủ sở hữu vẫn được đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi nên đã có tích luỹ từ lợi nhuận chưa phân phối vào các quỹ cơ quan trong khi đó nhu cầu về máy móc thiết bị , phương tiện vận tải của công ty là 6.575 triệu đồng năm 2001 do vậy công ty thừa khả năng đảm bảo . Tình hình này đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty. Công ty 20 là công ty thuộc ngành công nghiệp nhẹ do vậy vấn đề đảm bảo đủ vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh mới là vấn đề cần quan tâm. Bảng 4 : NHU CầU VốN LƯU Động thường xuyên Đơn vị tính : triệu đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1 Nợ ngắn hạn 10.126 89.475 2 Các khoản phải thu 81.677 67.542 3 Hàng tồn kho 41.901 46.897 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên - 22.452 - 24.964 ( Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty 20 ) Qua số liệu tính toán cho ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty bị thiếu nghiêm trọng 22.452 triệu năm 2000 và 24.964 triệu năm 2001 . Điều này chứng tỏ các nguồn vốn ngắn hạn không đủ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho mà phải bù đắp bằng nguồn vốn dài hạn . Như vậy công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn để đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp tránh tình trạng thừa vốn dài hạn thiếu vốn ngắn hạn. Báo cáo tài chính. Kế toán sử dụng các báo cáo: Báo cáo cân đối kế toán (quý, năm ). Báo cáo kết quả kinh doanh. (quý, năm). Thuyết minh báo cáo tài chính. (năm). * Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty: Thuận lợi: Là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện kết hợp nhiệm vụ kinh tế quốc phòng và hoạt động trên một thị trường có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo công ty 20 đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình trong việc dẫn dắt toàn công ty tồn tại và phát triển. Với bản chất là những người lính đi làm kinh tế, lãnh đạo cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị máy móc, vốn và đặc biệt là con người, không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư thiết bị hiện đạinhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường may mặc. Công ty có một nền tài chính ổn định và lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm sau cao hơn năm trước. Công ty đã bảo tồn và phát triển nguồn vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và với cấp trên. Công ty có được kết quả như trên là nhờ định hướng đúng đắn trong khấu đào tạo và sử dụng lao động. Công ty thường xuyên có kế hoạch nâng cao tay nghề cho công nhân, bồi dưỡng ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tại công ty 20.doc
Tài liệu liên quan