Về tổng doanh thu, nếu năm 1997 tổng doanh thu của công ty là 153,38 tỷ đồng thì năm 1998 là 161,5 tỷ đồng tăng 105,3%. Năm 1999, tổng doanh thu là 162,5 tỷ đồng tăng so với năm 1998 là 100,62%. Tuy nhiên nếu xét đến tốc độ tăng doanh thu thì lại có xu hướng giảm xuống, điều này do sản lượng tiêu thụ của năm 1999 bị giảm sút so với các năm trước đó. Công ty cần cố gắng khắc phục kịp thời, đặc biệt trong công tác nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường sao cho việc sản xuất luôn gắn liền với tiêu thụ hơn nữa.
Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của công ty không tăng ma giảm sút rõ rệt, từ 0,325 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 0,2 tỷ đồng vào năm1998, trong năm 1999 lợi nhuận tăng lên là 0,3 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 1998. Lợi nhuận giảm xuống do nhiều nguyên nhân, năm 1998, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly và caramel với vốn đầu tư mua sắm lại là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao do đó làm tổng chi phí tăng lên đáng kể. Cũng trong thời gian này công ty có sự cải tổ bộ máy, cơ cấu tổ chức quản lý nên bước đầu chưa có sự ổn định sản xuất kinh doanh. Do đó lợi nhuận của công ty bị giảm sút so với năm 1997.
Nộp ngân sách tăng lên, chứng tỏ công ty luôn luôn có ý thức hoàn thành nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Năm1997, tổng số tiền mà công ty nộp ngân sách là 16,017 tỷ đồng, năm 1998 tăng lên là 16,17 tỷ đồngvà năm 1999 đã là 18,2 tỷ đồng.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3876 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất, cụ thể là giám sát hoạt động của phòng kỹ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất,an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề.
- Phòng tổ chức hành chính: lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, tuyển dụng lao động, phụ trách vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghệ, phục vụ tiếp khách.
- Phòng kinh doanh gồm: phòng marketing, hệ thống cửa hàng, hệ thống kho làm nhiệm vụ tiếp cận thị trường, thu thập số liệu, xác định phương án kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, triển khai, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.
- Bảo vệ, nhà ăn, y tế: có chức năng kiểm tra, bảo vệ cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty, nhà ăn phục vụ cơm ca cho toàn công ty.
- Phòng tài vụ có nhiệm vụ huy động vốn sản xuất, tính giá thành, thanh toán (nội bộ, vay bên ngoài ) xử lý và cung cấp thông tin cho tổng giám đốc nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
II. Môi trường kinh doanh của công ty.
1. Môi trường bên ngoài của công ty.
1.1. Điều kiện về kinh tế .
Nền kinh tế nước ta đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây ở mức 6 - 7%. Đây là mức tăng trưởng cao so với những năm trước đây và với các nước trong khu vực, thể hiện những bước đi đúng trong đường lối mở cửa nền kinh tế nước ta của Đảng và Chính phủ. Từ đó tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, trong đó có công ty Bánh kẹo Hải Hà tập trung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, tăng doanh số, tăng lợi nhuận.
1.2. Điều kiện về chính trị, luật pháp.
Thể chế chính trị ổn định, đường lối chính trị rộng mở giúp các công ty có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với bên ngoài. Côngty Hải Hà cũng như các công ty khác được độc l
llập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của mình, phát triển các mối liên doanh, liên kết lựa chọn đối tác làm ăn, làm tăng khả năng cạnh tranh, có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát của Nhà nước, vì vậy giảm bớt được những sự rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính. Việc kiểm soát và điều chỉnh tỷ giátạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanhtrong nước. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của ta còn thấp kém, hệ thống Pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhập lậu bánh kẹo, hàng kém chất lượng.
1.3. Điều kiện kỹ thuật - công nghệ.
Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ, đầu tư các máy móc, dây chuyền công nghệ mới hiện đại trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, giá thành giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Công ty đầu tư, đổi mới các dây chuyền sản xuất bánh Craker của Pháp, ý, dây chuyền sản xuất Caramel của Đức,.... cùng với các công nghệ nấu kẹo của Đức, Hà Lan thay thế cho công nghệ cũ làm cho sản phẩm làm ra ngày một tốt hơn, đa dạng hơn về chủng loại mẫu mã, tham gia cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, xử lý thông tin nhanh đã giúp cho công ty đáp ứng nhanh được những thay đổi của môi trường và đạt hiệu quả cao.
1.4. Điều kiện về môi trường văn hoá- xã hội.
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của côngty Hải Hà. Thị hiếu tiêu dùng về bánh kẹo của người dân ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng của công ty cũng khác nhau. Có đoạn thị trường công ty đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị các đối thủ cạnh tranh của mình lấn át. Do vậy ở những khu vực khác nhau công ty cần phải có các chính sách sản phẩm và tiêu thụ thích hợp cho từng khu vực.
1.5. Điều kiện tự nhiên.
Sản phẩm Hải Hà nói riêng và sản phẩm bánh kẹo của toàn ngành sản xuất bánh kẹo nói chung chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Do vậy, đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
Bên cạnh đó, thị trường trọng điểm của công ty là các vùng ở gần trụ sở chính của công ty mà trụ sở chính đóng tại Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc, sức mua lớn ,...rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi và tăng khả năng cạnh tranh của công ty ở vùng thị trường này so với các đối thủ khác ở xa như Biên Hoà, Quảng Ngãi,... Nhưng ngược lại việc thâm nhập của công ty vào các thị trường ở xa như miền Trung miền, miền Nam lại gặp nhiều khó khăn do các yếu tố địa lý, khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu tiêu dùng khác nhau.
1.6. Các đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường bánh kạo xảy ra khá quyết liệt. Công ty bánh kẹo Hải Hà không những phải cạnh tranh với những đối thủ trongnước như Hải Châu, Tràng An, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Biên Hoà mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều bánh kẹo ngoại nhập hiên đang tràn lan trên thị trường. Đặc biệt gần đây mới xuất hiện hai đối thủ cạnh tranh mới của Hải Hà là công ty liên doanh sản xuất kẹo Perfetti Việt Nam với sản phẩm kẹo các loại, kẹo cao su thỏi Bigbabol, kẹo cao su thổi có nhân Bloop, kẹo sữa béo Alpelibe original và công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô với sản phẩm bánh các loại, mẫu mã đẹp phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nên chiếm được một thị phần lớn trên thị trường. Vì vậy, để thành công trong kinh doanh, đòi hỏi công ty phải tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, đồng thời cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
1.7. Khách hàng.
Khách hành của công ty hầu hết là các đại lý và các nhà bán buôn. Họ đều có quan hệ gắn bó mật thiết với công ty, hoạt động trên cơ sở hoa hồng đại lý và được các công ty thực hiện giá bán ưu đãi , cho nên lợi ích của họ gắn liền gắn liền với lợi ích của công ty. Đây là một thuận lợi cho công ty trong việc phát triển mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.8. Người cung ứng.
Hiện nay, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty chủ yếu từ hai nguồn: trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Các nguyên vật lỉệu bao gồm: bột mỳ, bơ, bột ca cao, hương liệu, phẩm màu. Các cơ sở trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho công ty bao gồm: Nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty sữa Việt Nam. Đây là nhà cung cấp thường xuyên nguyên vật liệu cho công ty, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, công ty bánh kẹo Hải Hà phần nào chịu ảnh hưởng của những nhà cung cấp ở nước ngoài. Các nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như Singapo, Malaixia, Thái Lan,..
Để tránh bị ép giá công ty luôn luôn theo dõi, bám sát thị trường tìm nguồn hành có chất lượng tốt. Công ty rất năng độngtrong việc tìm nguồn cung cấp, có chính sách thưởng cho các cá nhân, tổ chức nào tìm được nguồn cung cấp tốt, ổn định, giá rẻ.
2. Môi trường bên trong.
2.1. Điều kiện tài chính.
Vốn là một trong những đầu vào quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp trong tổng số gần 6000 doanh nghiệp Nhà nước phải đóng cửa vì thiếu vốn hoạt động. Do hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà trong nhiều năm qua có hiệu quả, kết hợp với việc huy động vốn từ nhiều nguồn vốn nên công ty có tiềm lực về vốn khá mạnh. Chính đảm bảo được vốn sản xuất kinh doanh giúp cho quá trình sản xuất có hiệu quả.
2.2 - Lợi thế kinh doanh.
Đạt được kết quả và vị trí trên thị trường như hiện nay, công ty Bánh kẹo Hải Hà ngoài việc có vị trí thuận lợi là trụ sở chính của công ty đặt ngay tại Hà Nội, gần khu vực đông dân cư và chợ lớn ( chợ Mơ, chợ Trương Định, chợ Đồng Tâm ), công ty còn có lợi thế về lao động và công nghệ. Kể từ năm 1997 cho đến nay, công ty lien tục cải tiến và đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật mới. Năm 1997, trang bị cho xí nghiệp thực phẩm Việt Trì một dây chuyền Jelly khuôn và Jelly cốc, đồng thời mua máy gói kẹo của hãng KLOCNER HANSEL TEVONPHAN với công suất 1000 viên/ phút. Năm 1998, đầu tư thêm máy đóng gói nhỏ các loại bánh với công suất 1 tấn/ ngày, máy quật kẹo công suất 10 tấn/ ngày, dây chuyền sản xuất kẹo Caramel công suất 200 - 300 Kg/ giờ. Do vậy sản phẩm của công ty không chỉ cạnh tranh bằng uy tín chất lượng mà còn hấp dẫn được khách hàng bằng cả hình dáng, mẫu mã, chủng loại, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trong khu vực.
2.3. Nguồn nhân lực.
Công ty Bánh kẹo Hải Hà có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đủ sức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Về mặt số lượng lao động của công ty không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Từ một công ty chỉ có 1000 lao động, đến nay đã lên đến 1962 người. Với tổng số công nhân viên là 1962 người, trong đó 1479 người làm việc thường xuyên tại công ty, còn 465 người làm theo thời vụ ( ví dụ như vào ngày Lễ, Tết,...)
Về mặt chất lượng lao động, ban giám đốc chú trọng đến chất lượng lao động hơn là số lượng lao động. Nhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho công nhân, công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học bên ngoài về quản lý kinh tế , an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ, nâng cấp bậc cho công nhân. Hiện nay, công ty có 192 người có trình độ đại học, 52 người đạt trình độ cao đẳng và 207 người đạt trình độ trung cấp, bậc thợ bình quân của công nhân toàn công ty là 4/7. Nếu đem so sánh với các công ty sản xuất nói chung và công ty sản xuất Bánh kẹo nói riêng thì công ty Bánh kẹo Hải Hà có trình độ đại học cũng như trình độ chuyên môn vào loại khá nhất, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Số lượng cán bộ làm công tác lãnh đạo quản lý, làm công tác khoa học kỹ thuật là 451 người, chiếm 23% trong tổng số lao động. Trong đó trình độ đại học chiếm 9,79%, cao đẳng chiếm 2,65% và trình độ trung cấp chiếm 10,56%. Đối với đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo thì đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao, tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Số lao động gián tiếp chiếm 23%, số lao động trực tiếp chiếm 77%. Với chức năng chính của Công ty là sản xuất kinh doanh thì có nhiều lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty nên có biện pháp nhằm giảm bớt số lao động gián tiếp này.
Mặt khác, số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao trong Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, trình độ dưới bậc 3 chỉ chiếm 6,8%, nếu Công ty biết cách bố trí lao động một cách hợp lýhơn nữa thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
III. Ngành nghề kinh doanh của công ty.
1. Mặt hàng kinh doanh.
Những năm trước đây, đất nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt trên nhiều lĩnh vực. Với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế của đất nước được mở rộng và phát triển không ngừng, mức sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo ngày càng tăng. Trước đây đã có lúc bánh kẹo nhập ngoại, với chất lượng khá cao, mẫu mã bao bì đẹp tràn ngập trên thị trường, gây không ít khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong nước. Trước tình hình đó, công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng cải tiến trang thiết bị nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài hai mặt hàng chính là bánh và kẹo, công ty còn sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng khác như: gia vị, bột sắn...Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả phù hợp, là sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là thị trương miền Bắc.
Hiện nay Công ty sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo. Công ty không ngừng nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường đẻ tạo ra sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chỉ vài năm gần đây một loạt sản phẩm mới ra đời như bánh Dạ Lan Hương, Thuỷ Tiên, bánh Phomat, violet,kẹo dứa thơm, kẹo waltdisney.
2. Thị trường cung ứng.
- Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu:
Hàng năm, công ty sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹo, do vậy có nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mỳ, tinh dầu, gluco, nha... Trong khi đó thị trưòng trong nước mới chỉ cung cấp được nguyên liệu như đường, bột gạo, bột mỳ, nha,... từ các Nhà máy Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty Cái Lân. Còn phần lớn các loại nguyên liệu khác phải nhập và chịu sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái thường thay đổi đã gây ra nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, công ty đã chủ động ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số công ty, nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên
vật liệu nhằm giảm bớt chi phí và bảo quản nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm của công ty được đông đảo người dân tin dùng, đời sống được nâng cao, người tiêu dùng mua bánh kẹo không chỉ vì hàm lượng dinh dưỡng của nó, không chỉ để ăn mà còn dùng vào mục đích biếu tặng, cưới xin, lễ tết,... Đây còn là yếu tố thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khác với trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi chỉ tiêu của Nhà nước do Nhà nước phân phối và bao cấp thì nay sản phẩm của công ty được tiêu thụ theo đơn đặt hàng của mọi đối tượng và được bán rộng rãi trên thị trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư. Để thực hiên công tác tiêu thụ một cách có hiệu quả nhất, công ty chọn phương thức tiêu thụ tổng hợp.
Cho đến nay, công ty đã thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp ở hầu hết các thành phố lớn và thị xã ở cả ba miền. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu do các đại lý đảm nhận, công ty đã có trên 200 đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Tuy nhiên thị trường của công ty mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định còn ở các khu vực khác tiêu thụ không đáng kể.
Thị trường tiêu thụ có rộng và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, thị trường Hà Nội là thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh nhất. Năm 1999, thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 4837 tấn sản phẩm bánh kẹo các loại trong đó sản lượng tiêu thụ ở công ty Hải hà là 2902 tấn, chiếm 60%; Hải Châu chiếm 15%; công ty Biên Hoà chiếm 12,3%; công ty bánh kẹo Hà Nội chiếm 9%, thị phần còn lạigiành cho các công ty sản xuất bánh kẹo khác.
Vì vậy, muốn mở rộng thị trường công ty bánh kẹo Hải Hà luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thực hiện tốt công tác Marketing đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
IV. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Tình hình kinh doanh chung.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, công ty bánh kẹo Hải Hà cũng gặp nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trong những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, vừa phải đối phó với việc nhập khẩu ồ ạt các loại bánh kẹo chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc. Để tồn tại và phát triển, công ty đã kết hợp nhiều biện pháp như: đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề đội ngũ lao động, tổ chức sản xuất hợp lý và chú trọng tới nghiên cứu thị trường. Do vậy trong một số năm qua, Công ty dẫn đầu về doanh số bán và năm 1999, đã được bầu vào top ten - hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiên nay với công suất hơn 11000 tấn/ năm, doanh số bán đạt 160 tỷ/ năm, Công ty được coi là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả.
Biểu số liệu trang bên có thể đánh giá được phần nào kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua :
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty Bánh kẹo Hải Hà
từ năm 1997-1999
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
So sánh (%)
1997
1998
1999
98/97
99/98
1
Giá trị tổng sp
Tỷ đồng
133,35
135,5
136,1
101,61
100,04
2
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
153,38
161,5
162,5
105,29
100,62
3
Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
2,01
1,953
1,896
97,16
97,08
4
Chi phí quản lý
Tỷ đồng
12,795
13,144
12,795
102,73
97,145
5
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
16,017
16,17
18,2
100,95
112,55
6
Lợi nhuận
Tỷ đồng
0,325
0,2
0,3
61,5
150
7
Thu nhập bình quân
1000đ/ người
680
730
750
107,35
102,7
8
Số lao động
Người
1921
1832
1962
95,37
107,1
9
Sản Lượng
Tấn
10694
10700
9840
100,056
91,96
10
Vốn
Tỷ đồng
99,087
105,695
110,75
+ Vốn Lưu động
Tỷ đồng
89,402
95,409
99,35
+ Vốn cố định
Tỷ đồng
9,685
10,286
11,4
Qua bảng trên ta thấy giá trị tổng sản lượng của công ty không ngừng tăng lên. Năm 1997, tổng giá trị sản lượng đạt được là 133,35 tỷ đồng nhưng đến năm 1998 là 135,5 tỷ đồng, tăng so với năm 1997 là 101,61%. Năm 1999 là 136,1 tỷ đồng tăng so với năm 1998 là 100,44%. Điều này chứng tỏ công ty có hướng đi đúng.
Về tổng doanh thu, nếu năm 1997 tổng doanh thu của công ty là 153,38 tỷ đồng thì năm 1998 là 161,5 tỷ đồng tăng 105,3%. Năm 1999, tổng doanh thu là 162,5 tỷ đồng tăng so với năm 1998 là 100,62%. Tuy nhiên nếu xét đến tốc độ tăng doanh thu thì lại có xu hướng giảm xuống, điều này do sản lượng tiêu thụ của năm 1999 bị giảm sút so với các năm trước đó. Công ty cần cố gắng khắc phục kịp thời, đặc biệt trong công tác nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường sao cho việc sản xuất luôn gắn liền với tiêu thụ hơn nữa.
Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của công ty không tăng ma giảm sút rõ rệt, từ 0,325 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 0,2 tỷ đồng vào năm1998, trong năm 1999 lợi nhuận tăng lên là 0,3 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 1998. Lợi nhuận giảm xuống do nhiều nguyên nhân, năm 1998, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly và caramel với vốn đầu tư mua sắm lại là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao do đó làm tổng chi phí tăng lên đáng kể. Cũng trong thời gian này công ty có sự cải tổ bộ máy, cơ cấu tổ chức quản lý nên bước đầu chưa có sự ổn định sản xuất kinh doanh. Do đó lợi nhuận của công ty bị giảm sút so với năm 1997.
Nộp ngân sách tăng lên, chứng tỏ công ty luôn luôn có ý thức hoàn thành nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Năm1997, tổng số tiền mà công ty nộp ngân sách là 16,017 tỷ đồng, năm 1998 tăng lên là 16,17 tỷ đồngvà năm 1999 đã là 18,2 tỷ đồng.
Do có sự tham gia liên doanh nên số lượng nhân viên qua các năm cũng tăng lên.
Thu nhập của người lao động tăng lên từ 680.000đ/người lên 750.000đ/ người vào năm 1999.
Công ty lại thành công trong việc giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý xuống một lượng đáng kể.
Năm 1998, chi phí bán hàng đạt tỷ trọng là 97,1%, chi phí quản lý là102,73%, nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu 105,29%, do vậy mặc dù doanh thu tăng nhưng hiệu quả kinh doanh của năm 1998 thấp hơn năm 1997, lợi nhuận giảm 0,125 tỷ đồng.
Năm 1999, chi phí bán hàng đạt tỷ trọng là 97,08% và chi phí quản lý đạt tỷ trọng là 97,145%.
Năm 1999, tốc độ tăng chi phí so với năm 1998nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí của năm 1998 so với năm 1997, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu là 100,62% cao hơn tốc độ tăng chi phí làm cho lợi nhuận tăng 0,1 tỷ đồng và nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2. Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng.
Hiện nay Công ty sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo các loại. Do đặc tính của sản phẩm không cần phải cạnh tranh theo chiều sâu mà chủ yếu bằng đa dạng hoá sản phẩm nên công ty luôn cố gắng nghiên cứu, tìm kiếm các loại sản phẩm mới. Việc nhập thêm một số dây chuyền kẹo Jelly, Caramel đã giúp cho công ty có những sản phẩm đặc trưng. Sau đây là bảng phản ánh tình hình tiêu thụ của một số mặt hàng chính của công ty trong những năm gần đây:
Bảng 2:Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng.
STT
Mặt hàng
1998
1999
Sản xuất
tiêu thụ
Tỷ trọng
Sản xuất
tiêu thụ
Tỷ trọng
1
Kẹo dừa
2464,6
2918,8
118,43
2949,3
2467,4
83,66
2
Kẹo cốm
513,75
444,67
86,55
512,4
528,9
103,22
3
Tây du ký
1021,9
845,89
82,78
375,8
509,1
135,47
4
Kẹo cứng nhân
693,4
672,83
97,03
681,2
684,95
100,55
5
Bánh cẩm chướng
725,8
710,86
97,94
746,8
768,9
102,96
6
Bánh layơn
3,978
2,735
68,75
3,834
3,026
78,92
7
Bánh quy xốp
2,698
2,001
74,17
3,982
3,784
95,03
8
Kẹo mềm bắp bắp
95,889
92,909
96,91
97,83
90,62
92,64
9
Mè xửng
35,629
33,354
93,61
36,82
33,181
90,12
10
Kẹo Jelly các loại
537,2
386,8
72
639,28
587,932
91,97
Bảng trên phản ánh tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu đại diện hơn 100 chủng loại sản phẩm của công ty. Hầu hết các mặt hàng đều tiêu thụ không hết số lượng sản phẩm sản xuất ra, tạo ra lượng hàng tồn kho cho các năm sau. Một số sản phẩm quá đát sử dụng mà vẫn chưa được tiêu thụ thì công ty tiến hành tái chế lại nhằm đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng. tuy nhiên hầu hết các mặt hàng trên đều tăng khối lượng tiêu thụ trong năm 1999. Cụ thể kẹo cốm tăng 84,23 tấn, kẹo cứng nhân tăng 12,12 tấn, bánh cẩm chướng tăng 58,04 tấn, bánh layơn tăng0,291 tấn, bánh quy xốp tăng 1,783 tấn, kẹo jelly các loại tăng 201,132 tấn so với năm 1998. Các loại kẹo khác có giảm với số lượng không lớn, đốivới sản phẩm kẹo dừa - là loại sản phẩm chủ đạo của công ty giảm 451,4 tấn nhưng khối lượng tiêu thụ vẫn cao, đạt 2467,4 tấn. Sở dĩ có sự thay đổi về tình hình tiêu thụ như trên vì các nguyên nhân sau:
Lượng tiêu thụ kẹo dừa giảm, do sang năm 1999 công ty đưa ra nhiều chủng loại mới có chất lượng tốt và lại có thể thay thế kẹo dừa.
Kẹo cứng có nhân chỉ sản xuất duy nhất ở công ty Bánh kẹo Hải Hà, do vậy mà không bị sản phẩm của công ty khâc cạnh tranh nên tiếp tục được người tiêu dùng sử dụng.
3. Tình hình lao động.
Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
- Tổng số lao động
Người
1835
1832
1962
- Lao động trực tiếp
Người
1685
1791
1703
- Tỷ trọng lao động trực tiếp
%
91,8
92
93
- Tỷ tròng lao động nữ lao động trực tiếp
%
77,5
78,2
79
Từ tổng kết bảng trên ta thấy rằng lực lượng lao động của Công ty qua các năm từ 1997 - 1999 có sự tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ lao động nữ cũng có xu hướng tăng lên.
Ta thấy rằng đội ngũ lao động của Công ty chủ yếu lao động (gần 80%). Vì đặc điểm của nữ là cần cù, khéo léo, rất thích hợp với công việc gói kẹo, cân kẹo... Song bên cạnh đó còn có những hạn chế là lao động nữ thường hay đau ốm, thai sản, nuôi con nhỏ... dẫn đến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, có khi làm gián đoạn sản xuất.
Qua đây, ta thấy nguồn lao động của Công ty là một tiềm lực, một thuận lợi, đảm bảo cho Công ty hoạt động tốt trên thị trường.
4.Tiền lương.
Bảng 4: Phân tích tiền lương của Công ty.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
Doanh số
Đơngiá tiền lương
Quỹ lương
Số lao động
Tiền lương
1000đ
Đồng
1000đ
Người
1000đ/người/tháng
161.500.000
0,008
1.337.360
1.832
730
162.500.000
0,009
1.471.500
1.962
750
1000.000
0,001
134.140
130
20
100,61
112,5
110,03
107,09
102,73
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 1999, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên 20.000đ với tỷ lệ tăng 2,73%, từ 730.000 năm 1998 lên đến 750.000 năm 1999. Sở dĩ như vây là do Công ty làm ăn có hiệu quả vì doanh thu năm 1999 tăng lên1000.000.000đ, so với năm 1998, tỷ lệ tăng là 61%.
Do sự phân công lao động một cách hợp lý, nên số lượng lao động tăng lên làm cho quỹ lương tăng 134.140.000đ. Do đó, thu nhập bình quan của người lao động tăng lên đáng kể.
5. Nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 5 : Phân tích nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Bánh kẹo Hải Hà
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
1. Vốn lưu động
35,423
36,456
40,35
2. Vốn cố định
63,664
69,239
70,4
3. Tổng nguồn vốn
99,087
105,695
110,75
4. Doanh thu theo giá vốn
129,047
135,5
132,8
5. Lợi nhuận
0,325
0,2
0,3
6. Số vòng quay của vốn KD (4:3)
1,302
1,281
1,199
7. Số vòng quay của VLĐ (4:1)
3,643
3,716
3,591
8. Số vòng quay của VCĐ (4:2)
2,027
1,956
1,886
9. Hiệu quả sử dụng VCĐ
0,005
0,0029
0,0043
10. Hiệu quả sử dụng VLĐ
0,0092
0,0055
0,0074
11. Số ngày của 1 vòng quay VLĐ
100,06
98,26
111,15
Theo bảng số liệu trên ta nhận thấy cả vốn cố định và vốn lưu động đèu tăng từ năm 1997 đến năm1999, điều này dẫn đến vốn của Công ty qua các năm đều tăng. Năm 1998, vốn kinh doanh tăng 6,608 tỷ đồng đạt 106,67% so với năm 1997. Năm 1999, nguồn vốn kinh doanh tăng hơn so với năm 1998 là 0,055 tỷ đồng, đạt 104,78%. Tăng nguồn vốn kinh doanh biểu hiện Công ty làm ăn có hiệu quả tạo điều kiện tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại.
- Phân tích số vòng quay, ta thấy
Lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn lưu động là:
Năm 1997 là 0,092 đồng, giảm so với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35010.DOC