PHỤ LỤC
Tiêu đề trang
LỜI NÓI ĐẦU 01
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 02
I- Lịch sử hình thành và phát triển 02
II-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản ký và sản xuất kinh doanh 04
1-.Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất. 04
2- Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 06
3-Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 07
CHƯƠNG II.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 09
I- Cơ cấu tổ chức 09
II- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 12
CHƯƠNG III- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
14
I. Kế toán nguyên vật liệu 14
1 Chứng từ sủ dụng và luân chuyển chứng từ 14
2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Cao Su Sao Vàng. 18
3- Hạch toán tổng hợp NVL tại công ty cao su Sao Vàng 20
II. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 25
1.Hệ thống tài khoản sử dụng 25
2.Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Tiêu đề 26
III. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 28
A.KẾ TOÁN THÀNH PHẨM 28
1.Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán thành phẩm tại Công ty 28
2Hạch toán chi tiết thành phẩm 29
3.Hạch toán tổng hợp thành phẩm 30
B.KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY 30
1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng của Công ty 30
2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty 31
2.1 Các sổ sách và chứng từ sử dụng 31
2.2 Hạch toán chi tiết 31
2.3 Hạch toán tổng hợp 32
CHƯƠNG III.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 33
I.ƯU ĐIỂM 34
1.Về bộ máy kế toán 34
2.Về tổ chức công tác kế toán
II. NHƯỢC ĐIỂM 35
KẾT LUẬN 36
Phụ lục 37
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ 1 liên sau khi thủ kho dùng làm căn cứ để ghi thẻ kho được chuyển về phòng kế toán cùng với các hoá đơn (nếu có) để hạch toán ghi đơn giá và ghi sổ kế toán.
Định kỳ kế toán vật tư tập hợp “Phiếu nhập vật tư” và “Phiếu trả lại vật tư” đưa vào máy để in ra bảng “Tập hợp hoá đơn nhập vật tư” và “Tập hợp hoá đơn trả lại vật tư”. Các hoá đơn này được tập hợp theo từng khách hàng để dễ đối chiếu với các sổ theo dõi chi tiết khác.
b Xuất kho nguyện vật liệu.
Sơ đồ luân chuyển:
Nhu cầu xuất kho
Người có nhu cầu sử dụng
Xin lệnh xuất
Thủ trưởng
Phòng kế hoạch-KD
Thủ kho
Kế toán vật liệu
Lưu
Ký duyệt lệnh xuất
Lập phiếu xuất kho
Kiểm tra chứng từ
Xuất kho, ghi sổ
Kiểm tra chứng từ
Ghi đơn giá, thành tiền, ghi sổ kế toán
Nguyên vật liệu xuất dùng của công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, ngoài ra còn được xuất bán nội bộ hoặc bán ra ngoài. Tuỳ theo mục đích và phương pháp sử dụng, kế toán vật tư áp dụng các loại chứng từ cho phù hợp.
- Vật liệu xuất kho được theo dõi trên các loại chứng từ “Phiếu xuất kho”, “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức”, “Phiếu vận chuyển xuất dùng nội bộ”.
Phiếu xuất kho do phòng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở đơn xin xuất đã được ký duyệt của các bộ phận và được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch kinh doanh.
+ Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán.
+Liên 3: Giao cho người nhận để ghi sổ kế toán bô phận sử dụng.
Phiếu xuất kho dùng làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Đối với vật liệu xuất bán kế toán sử dụng chứng từ “ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho”. Phiếu này được lập thành 3 liên:
+ 1 liên giao cho khách hàng
+ 1 liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất kho và ghi thẻ kho rồi
chuyển lên phòng kế toán, 1 liên lưu tại cuống
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho là căn cứ để công ty hạch toán doanh thu
- Đối với vật tư cần chuyển giữa các kho trong công ty hoặc giữa các xí nghiệp với nhau, kế toán công ty sử dụng chứng từ “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. Đây là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết và làm chứng từ vận chuyển trên đường. Phiếu được lập thành 3 liên:
+ Liên 1 và 2 được chuyển cho thủ kho để ghi thẻ kho, sau đó:
liên 1 được chuyển cho phòng kế toán,
liên 2 được chuyển cho phòng kế hoạch kinh doanh
+ Liên 3 dùng thanh toán nội bộ.
- Đối với vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm: Trên cơ sở định mức được xuất dùng do phòng kỹ thuật cao su lập, các xí nghiệp sẽ xin xuất thông qua “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức”. Phiếu do phòng kinh doanh duyệt cho từng thứ vật liệu, cho từng phân xưởng, xí nghiệp. Nó được dùng để lĩnh vật tư nhiều lần trong tháng và được lập thành 2 liên:
+1 liên giao cho đơn vị xin lĩnh
+1 liên giao cho thủ kho ghi số lượng thực xuất vào thẻ kho và ghi số lượng xuất vào cột số lượng (thực tế lĩnh).
Cuối tháng hoặc hết hạn mức ghi trên phiếu, thủ kho thu lại phiếu của đơn vị lĩnh, đối chiếu với thẻ kho, chuyển 1 bản cho phòng kế toán, 1 bản cho phòng kinh doanh. Trong trường hợp chưa hết tháng mà phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức đã hết, tại công ty được ghi thêm vào dưới phiếu đó để lĩnh thêm chứ không cần lập phiếu khác.
Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật tư được duyệt trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng theo kế hoạch và theo định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm.
Hạn mức Số lượng sản phẩm Định mức sử dụng
= sản xuất theo x vật tư cho một
được duyệt kế hoạch trong tháng đơn vị sản phẩm
Số lượng thực xuất trong tháng do thẻ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lượng thực xuất từng lần.
Các phiếu xuất kho được tập hợp vào cuối tháng, phân loại theo từng kho, từng đơn vị sử dụng và từng loại chính, phụ. Kế toán nhập các dữ liệu vào máy để in ra “Tập hợp hoá đơn xuất vật liệu”.
2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Cao Su Sao Vàng.
Kế toán chi tiết tại công ty cao su Sao Vàng được áp dụng theo phương pháp sổ số dư với trình tự như sau:
- Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho để tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn của từng thứ vật liệu về mặt số lượng
Mỗi thứ vật liệu được theo dõi trên một thẻ kho, thủ kho xắp xếp thẻ kho theo từng loại, thứ vật liệu để tiện cho việc ghi chép thẻ kho, kiểm tra, đối chiếu và quản lý. Mỗi thẻ kho được mở trên một tờ hoặc một số tờ tùy thuộc vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi chép trên thẻ kho đó. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất kho, thủ kho ghi vào thẻ kho và tính ra số tồn ghi trên thẻ kho.
- Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán vật liệu xuống kho thu nhận các chứng từ, kiểm tra tính hợp pháp của chúng rồi phân loại, định khoản cho từng chứng từ, nhập số liệu vào máy, máy vi tính sẽ tính giá cho từng loại vật liệu.
Cuối tháng khi nhận thẻ kho của các thủ kho, kế toán lấy số liệu ở cột tồn kho trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư về mặt số lượng. Cột giá trị ở sổ này được tính trên cơ sở số lượng tồn của từng loại và đơn giá.
“Sổ số dư” được dùng để theo dõi vật liệu ở từng kho, từng tài khoản cấp 2 về cả số lượng và giá trị. Số thứ tự trên sổ được bắt đầu từ 01 đến hết sổ.
Kế toán chi tiết vật liệu tại công ty không sử dụng “ Bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn”. Các chứng từ nhập xuất kho được đối chiếu trực tiếp với thẻ kho. Điều này gây khó khăn và làm mất thời gian của công tác kế toán. Đồng thời còn làm việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán trùng lặp.
Kế toán vật tư tại công ty lập thẻ kho cho từng loại vật tư cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Thẻ kho được dùng để theo dõi số lượng nhập-xuất-tồn kho của từng thứ vật tư ở từng kho, làm căn cứ xác định tồn kho dự trữ và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập kho, xuất kho ghi vào các cột tương ứng trên thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng cuối ngày tính ra số tồn kho.Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho.
Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư
Phiếu nhập kho
Kế toán tổng hợp
Sổ số dư
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sổ Số DƯ
Danh điểm vật liệu
Tên vật tư
SP HH
ĐVT
Định mức dự trữ
Số dư đầu năm
Số dư cuối tháng 1
Số dư cuối tháng...
Tối đa
Tối thiể
SL
T T
S L
T T
S L
T T
Ngày... tháng... năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng
Đây là loại sổ được tự thiết kế phục vụ cho công tác kế toán nguyên vật liệu.
3- Hạch toán tổng hợp NVL tại công ty cao su Sao Vàng
Như chúng ta đã biết hạch toán tổng hợp vật liệu là việc sử dụng các TK kế toán để phản ánh, kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở dạng tổng quát (theo chỉ tiêu giá trị). Các tài khoản được sử đụng để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng như sau :
TK 152 :“Nguyên vật liệu”: Tài khoản này được chi tiết thành 8 tài khoản cấp hai để tiện cho việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu. Bao gồm:
+ TK 1521 : Bán thành phẩm
+ TK 1522 : Nguyên vật liệu chính
+ TK 1523 : Nguyên vật liệu phụ
+ TK 1524 : Nhiên liệu
+ TK 1525 : Phụ tùng thay thế
+TK 1526 : Vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản
+ TK 1527 : Van các loại
+ TK 1528 : Phế liệu, phế phẩm
TK 331 : “Phải trả người bán”
TK 111 : “Tiền mặt”
TK 112 : “Tiền gửi ngân hàng”
TK 621 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 627 : “Chi phí sản xuất chung”
TK 641 : “Chi phí bán hàng”
TK 642 : “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Sơ dồ hạch toán NVL theo hương pháp “Nhật ký - Chứng từ”
Chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu
Tập hợp hoá đơn nhập, trả lại VL
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Sổ chi tiết TK 331
Thẻ
kho
Tập hợp hoá đơn xuất VL
Báo cáo
kế toán
Sổ cái TK
152, 331
Nhật Ký - C.Từ
số 7
Bảng kê
4, 5
Sổ số dư
NK - CT
1, 2
NK - CT
số 5
Nhập Xuất
Ghi hàng ngày
Ghi chú:
Ghi cuối tháng
3.1- Hạch toán thu mua và nhập kho nguyên vật liệu.
Nguồn vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu là mua ngoài và từ các nguồn cung ứng khác nhau. Có loại được cung ứng từ nguồn ổn định nhưng cũng có loại công ty phải mua trên thị trường tự do.
Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu kế toán công ty áp dụng hình thức nhật ký - chứng từ. Hệ thống sổ sách được sử dụng chủ yếu để theo dõi tình hình thu mua và nhập kho nguyên vật liệu là “Nhật ký -chứng từ số 5” và “Sổ chi tiết thanh toán với người bán”
Hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn, các phiếu nhập kho, các chứng từ thanh toán với người bán kế toán tiến hành ghi sổ nguyên vật liệu thực tế nhập kho và số tiền phát sinh bên Có hoặc Nợ của TK 331(Báo cáo chi tiết TK 331 theo từng khách hàng). Toàn bộ số tiền phải thanh toán được theo dõi qua sổ chi tiết số 2 - sổ chi tiết thanh toán với người bán. Số nguyên vật liệu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng được theo dõi qua nhật ký - chứng từ số 1, số 2. Phần còn lại vẫn ở sổ thanh toán với người bán.
Cuối tháng kế toán thanh toán cộng sổ chi tiết thanh toán với người bán theo từng khách hàng để tính ra số dư. Số dư có cuối tháng thể hiện số tiền công ty còn nợ nhà cung cấp và được chuyển sang tháng sau để thanh toán. Sau đó tổng hợp vào “Sổ chi tiết số 2” tương ứng với mỗi người bán một dòng trên cơ sở dòng cộng của “Báo cáo chi tiết TK 331 theo từng khách hàng”. Việc ghi chép, theo dõi trên “Sổ chi tiết số 2” do kế toán chi tiết vật liệu đảm nhiệm thực hiện theo nguyên tắc theo dõi chi tiết cho từng người bán, chi tiết cho từng hoá đơn, mỗi hoá đơn ghi trên một dòng theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Từ các số liệu tổng hợp về các khoản thanh toán với người bán, trên cơ sở dòng cộng của “ Báo cáo chi tiết TK 331” kế toán in ra hai biểu sau:
+ Báo cáo chi tiết TK331 theo từng khách hàng tương ứng với từng khách hàng
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán: Được ghi tương ứng mỗi người bán một dòng trên cơ sở tổng cộng của “ Báo cáo chi tiết TK 331 theo từng khách hàng”
Sổ chi tiết thanh toán với người bán của công ty khác so với mẫu số 02/SET của bộ Tài Chính ở chỗ nó không theo dõi về mặt giá trị theo hai mảng giá hạch toán và giá thực tế mà chỉ theo dõi giá thực tế. Mặt khác, nó vừa được kế toán chi tiết vật liệu nhập bằng tay rồi lại tổng hợp trên máy. Do đó gây ra sự trùng lặp trong công tác kế toán.
Kế toán của công ty không sử dụng "Nhật ký - chứng từ số 6"- ghi Có TK 151 "Hàng đi đường" vì cả vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài và vật liệu mua trong nước đều được vận chuyển tới tận kho của công ty, do đó hoá đơn và hàng luôn về cùng nhau.
Sau khi hoàn thiện sổ chi tiết số 2, máy tính sẽ lập “ nhật ký - chứng từ số 5” để phản ánh giá trị nguyên vật liệu. Đó là giá ghi trên hóa đơn và các chi phí khác thực tế phát sinh. “Nhật ký - chứng từ số 5” được mở với mục đích tổng hợp số liệu về tình hình thanh toán với người bán của doanh nghiệp.
3.2- Hạch toán xuất dùng và phân bổ vật liệu:
Quản lý vật liệu không những được tiến hành ở khâu thu mua, dự trữ và bảo quản mà còn cả ở việc xuất dùng vật liệu. Đây là khâu cuối cùng và rất quan trọng trước khi vật liệu chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hạch toán sản xuất riêng và chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú của công ty, kế toán vật liệu còn phải tiến hành phân bổ giá trị vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng.
Trong tháng các nghiệp vụ xuất dùng về vật liệu không được ghi chép mà tới cuối tháng, căn cứ và các chứng từ nhập - xuất kho, kế toán vật liệu tiến hành tính giá bình quân gia quyền của từng loại vật liệu rồi phân loại theo từng thứ, từng loại vật liệu xuất dùng và tập hợp theo từng đối tượng sử dụng.Từ đó xác định được giá thực tế của vật liệu xuất kho -
x
=
Giá thực tế Số lượng vật liệu Đơn giá bình quân
vật liệu xuất kho xuất kho của vật liệu đó
=
Trong đó
+
Giá đơn vị Giá trị thực tế vật liệu Giá trị thực tế vật liệu
=
bình quân của tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
+
nguyên vật liệu Số vật liệu thực tế Số vật liệu thực tế
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Khi hạch toán xuất kho nguyên vật liệu, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để xác định:
+ Đối tượng sử dụng: Xí nghiệp nào, bộ phận nào...
+ Nguyên vật liệu xuất kho
+ Mục đích sử dụng: Phục vụ sản xuất, biếu tặng...
Sau đó, tuỳ theo mục đích sử dụng (xuất cho sản xuất, xuất cho các xí nghiệp thành viên mượn tạm, xuất cho các mục đích khác) kế toán phản ánh giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng vào bên Có TK 152 (chi tiết từng kho) đối ứng với bên Nợ TK 621,627,136,3388...
Kế toán tập hợp và kiểm tra các phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức rồi nhập vào máy để in ra bảng “Tập hợp hoá đơn xuất vật liệu”theo từng đơn vị sản xuất để đối chiếu, kiểm tra số vật liệu đã nhập - xuất trong tháng.
Tại các đơn vị sản xuất, vật liệu được xuất dùng hàng tháng không sử dụng hết thì lập báo cáo gửi lại kho, thủ kho sử dụng “Phiếu trả lại vật tư” làm căn cứ ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán. Kế toán vật liệu sẽ lập “Tập hợp hoá đơn trả lại vật tư”.
Từ “Tập hợp hoá đơn xuất vật liệu” và “Tập hợp hoá đơn trả lại vật tư” kế toán lập bảng phân bổ số 2 -“Bảng phân bổ nguyên vật liệu” theo từng sản phẩm ở từng đơn vị sản xuất
Công thức phân bổ giá trị vật liệu xuất dùng:
Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu
chính(1522) chính trong chính trong chính trong
phân bổ cho = “Tập hợp hoá + “Tập hợp hoá + “Tập hợp hoá
sản xuất 1 đơn trả lại đơn xuất đơn trả lại
loại sản phẩm vật liệu” vật liệu” vật liệu”
tháng 10/2000 tháng 09/2000 tháng 10/2000 tháng 10/2000
Kế toán tại công ty không sử dụng bảng kê số 3 -“Bảng tính giá thành thực tế nguyên vật liệu” vì công ty chỉ sử dụng một loại giá chứ không sử dụng giá hạch toán
Bảng phân bổ vật liệu là căn cứ để ghi bên Có TK 152 theo từng đối tượng trong các bảng kê số 4 và “Nhật ký - chứng từ số 7”, trên cơ sở đó ghi sổ cái TK 152.
Cuối tháng, các xí nghiệp lập báo cáo sử dụng vật tư trong tháng theo từng loại hoặc theo từng đơn đặt hàng rồi gửi cho phòng kế toán. Kế toán vật tư đối chiếu vật liệu xuất thực tế trên sổ sách của phòng kế toán với cột nhập vật liệu của các xí nghiệp và đối chiếu với bảng phân bổ nguyên vật liệu về mặt số lượng.
II. kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.Hệ thống tài khoản sử dụng
Các tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành như sau:
*.TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “
tài khoản này được mở chi tiết cho tong xí nghiệp :
TK 6211 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xí nghiệp Cao su I “
TK 6212 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xí nghiệp Cao su II “
TK 6213 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xí nghiệp Cao su III “
TK 6214 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xí nghiệp Cao su I V“
TK 6215 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xí nghiệp Cao su Xuân Hoà “
Tại mỗi xí nghiệp lại được mở chi tiết cho tong loại nghuyên vật liệu.
*TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp “
Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho tong xí nghiệp :
TK 6221 “chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp Cao su I “
TK 6222 “chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp Cao su II “
TK 6223 “chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp Cao su III “
TK 6224 “chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp Cao su I V“
TK 6225 “chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp Cao su Xuân Hoà “
TK 627 “ chi phí sản xuất chung”
Tài khoản này được mở chi tiết cho tong xí nghiệp cụ thể như sau:
TK 6271 “chi phí sản xuất chung Xí nghiệp Cao su I “
TK 6272 “chi phí sản xuất chung Xí nghiệp Cao su II “
TK 6273 “chi phí sản xuất chung Xí nghiệp Cao su III “
TK 6274 “chi phí sản xuất chung Xí nghiệp Cao su I V“
TK 6275 “chi phí sản xuất chung Xí nghiệp Cao su Xuân Hoà”
*TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doan dở dang”Tài khoản này được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 1541 “chi phí sản xuất dở dang Xí nghiệp Cao su I “
TK 1542 “chi phí sản xuất dở dang Xí nghiệp Cao su II “
TK 1543 “chi phí sản xuất dở dang Xí nghiệp Cao su III “
TK 1544 “chi phí sản xuất dở dang Xí nghiệp Cao su I V“
TK 1545 “chi phí sản xuất dở dang Xí nghiệp Cao su Xuân Hoà”
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan :
TK 152 “nguyên vật liệu”
TK 334 “Phải trả cho công nhân viên ”
TK 338 “Các khoản phải nộp khác”
TK 153 “Công cụ dụng cụ”
TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”
TK 335 “Chi phí phải trả ”
TK 142 “Chi phí trả trước”
2.Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do công ty Cao Su Sao Vàng vận dụng hệ thống sổ theo hình thức nhật ký – Chứng từ nên kế toán sử dụng các sổ sách, chứng từ chủ yếu sau:
@ Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ bao gồm:
Các hoá đơn mua ngoài,phiếu nhập kho,phiếu xuất kho…
Phiếu xuất kho theo hạnh mức.
Báo cáo vật tư hàng tháng của xí nghiệp.
Báo cáo sản lượng sản xuất.
Bảng kê chứng từ chi phí và các chứng từ khác kèm theo.
@Các bảng kê bảng phân bổ,nhật ký –chứng từ :
Bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”
Bảng phân bổ số 2 “bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ”
Bảng phân bổ số 3 “Bảng tính khấu hao tài sản cố định”
Bảng phân bổ số 4 “Bảng tập hợp chi phí sản xuất Tk 627 ”
NK-CT :Phần I tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng.
@ Sổ cái TK 621,622,627.154.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các NK-CT có liên quan khác để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán này.
3.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cao Su Sao Vàng
ở đây em chỉ đề cập đến hạch toán tổng hợp, cụ thể sơ đồ hạch toán như sau:
Các chứng từ
chi phí
Bảng kê số 4
TK 627
Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Bảng phân
bổ chi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp
Sổ 154
Bảng tính giá thành sản phẩm
NK-CT số 7
Báo Cáo
Sổ cái TK 621,622,627,154
Dựa vào số liệu của bảng phân bổ chi phí bán thành phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương và các khoản trích theo lương., n bổ chi phí sản xuất chung,bảng đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ,kế bảng phâ toán chi phí tiến hành định khoản các nghiệp vụ tập hợp chi phí và dựa trên sổ 154 của từng loại sản phẩm:
Nợ Tk 154 (chi tiết từng loại sản phẩm ).
Có TK 152(1521) Chi phí bán thành phẩm đã phân bổ.
Có TK 6212:Phân bổ chi phí nguyên vật liệu khác.
Có TK 622
-Lương luyện :phân bổ lương luyện
-Lương khác :phân bổ lương khác.
Có TK 627
-TK 627 Chính :phân bổ chi phí sản xuất phát sinh ở xí nghiệp cao su chính.
-TK 627Phụ: phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ,lao vụ của các xí nghiệp phụ trợ.
Kế toán căn cứ vào Bảng kê số 4 – chi phí sản xuất chính 627 chính, chi phí sản xuất phụ TK627 phụ, các loại bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sổ 154 và các NK-CT có liên quan để phản ánh vào NK-CT số 7.
Cuối kỳ,từ NK-CT số 7 kế toán tiến hành vào Sổ cái TK 621;622;627;154.
Còn kế toán tính giá thành sản phẩm căn cứ vào Sổ 154 và các sổ sách kế toán khác cùng với sự trợ giáup của máy tính làm căn cứ tính giá thành cho các sản phẩm cao su của công ty.Phương pháp tính giá thành sps dụng tại Công ty Cao Su Sao Vàng là phương páhp giản đơn. Bỏi vì, căn cứ vào cách tập hợp chi phí cho tập hợp cho từng xí nghiệp và phân bổ cho từng loại sản phẩm.Đồng thời đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho.Theo phương pháp này thì tổng giá thành và giá thành đơn vị được xác định như sau:
Kế toán căn cứ vào Bảng kê số 4 do kế toán chi phí cung cấp và các bảng phân bổ chi phí, bảng thanh toán tiền lương của các xí nghiệp để lập bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho theo khoản mục chi phí
Đối với thành phẩm luyện :Được sử dụng hết trong kỳ nên để tránh hạch toán chồng chéo chi phí, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1521
Có TK 154
Đối với sản phẩm lốp hoàn thành :
Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ +Chi phí phát sản xuất trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm /Số lượng sản phẩm nhập kho.
Dựa vào đây kế toán tại từng xí nghiệp lập bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
III. kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cao Su Sao Vàng
a.kế toán thành phẩm
1.Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán thành phẩm tại Công ty
Về chứng từ, để phản ánh sự biến động của thành phẩm, công ty sử dụng : phiêú nhập kho và phiếu xuất kho.
a. Qúa trình nhập kho thành phẩm
Sau khi hoàn thành bước công nghệ cuối cùng, được KCS xác nhận chất lượng, thành phẩm được đóng gói để nhập kho.
Hàng ngày, các xí nghiệp sản xuất có thành phần nhập kho sẽ mời thủ kho làm thủ tục nhập kho. Thủ kho của xí nghiệp viết phiếu nhập kho. Người nhập mang thành phẩm và phiếu nhập kho lên kho của công ty. Thủ kho của công ty có trách nhiệm đối chiếu giữa số lượng ghi trên phiếu nhập và số lượng thực nhập. Sau đó, thủ kho và người nhập ký xác nhận vào phiếu nhập.
Phiếu nhập kho được thành lập 3 liên :
-1 liên được thủ kho lưu lại để làm căn cứ ghi Thẻ kho tại kho.
-1 liên chuyển lên phòng kinh doanh để ghi Thẻ chi tiết thành phẩm tại phòng kinh doanh.
-1 liên được đưa lên phòng kế toán làm căn cứ kế toán thành phẩm lập Bảng kê số 8 ( Nhập – Xuất – Tồn thành phẩm ).
b. Qúa trình xuất kho thành phẩm
Tại Công ty, thành phẩm chỉ được xuất kho theo sự đồng ý của Giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh. Nhân viên phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho, trong đó có ghi cả số lượng và giá trị.
Phiếu xuất kho được thành lập 2 liên :
-1 liên lưu lại phòng kinh doanh để ghi Thẻ chi tiết thành phẩm.
-1 liên khách hàng mang tới phòng kế toán làm căn cứ lập HĐ GTGT. HĐ GTGT được lập thành 3 liên :
+1 liên phòng kế toán giữ lại làm chứng từ gốc là căn cứ để ghi vào các bảng kê và sổ kế toán tiêu thụ .
+1 liên khách hàng giữ lại.
+1 liên khách hàng mang xuống thủ kho để thủ kho xác nhận vào HĐ và giao hàng. Thủ kho giữ lại HĐ này, ghi thẻ kho, sau đó đóng thành tập, cuối tháng chuyển lên phòng kế toán để đối chiếu.
2. Hạch toán chi tiết thành phẩm
Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty là phương pháp thẻ song song. Tuy nhiên, công việc này không được làm tại phòng kế toán mà do phòng kinh doanh đảm nhiệm.
Qúa trình hạch toán có thể được khái quát qua sơ đồ sau :
Phiếu nhập khẩu
Phiếu xuất kho
HĐ GTGT
Bảng tổng hợp
Nhập - xuất - tồn thành phẩm
Thẻ chi tiết thành phẩm
Thẻ kho
*Tại kho : Hàng ngày, thủ kho mở thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất , tồn thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho được mở hàng tháng và mở cho từng loại thành phẩm. Thủ kho chỉ căn cứ vào phiếu nhập và HĐ GTGT để ghi thẻ kho.Như vậy, phiếu xuất kho chỉ có tác dụng như một lệnh trung gian.
*Tại phòng kinh doanh : Phòng kinh doanh theo dõi chi tiết thành phẩm trên Thẻ chi tiết thành phẩm.
Hàng ngày, khi nhận được Phiếu nhập kho do thủ kho chuyển đến, phòng kinh doanh sẽ ghi vào phần nhập. Phần xuất sẽ được ghi khi phòng kinh doanh viết Phiếu xuất kho và lưu lại một liên.
Cuối tháng, phòng kinh doanh tiến hành đối chiếu với kho. Sau khi đảm bảo tính chính xác của số liệu trên Thẻ chi tiết thành phẩm, kế toán thành phẩm sẽ kết hợp với Bảng tính giá thành thành phẩm ( do bộ phận kế toán giá thành cung cấp ) để lập Bảng Nhập – Xuất – Tồn thành phẩm ).
3.Hạch toán tổng hợp thành phẩm
Phương pháp hạch toán tổng hợp thành phẩm mà công ty áp dụng là phương pháp KKTX.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho kế toán thành phẩm ghi vào Bảng kê số 8 ( Nhập – Xuất – Tồn thành phẩm ).Trường hợp xuất kho gửi bán thì kế toán thành phẩm còn phải theo dõi trên Bảng kê Hàng gửi bán ( Bảng kê số 10 ). Cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ lấy số liệu từ Bảng kê này để phản ánh vào NKCT số 8, ( Phần có TK 155, 157 ). Trên cơ sở NKCT số 8 và Bảng kê số 8, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái TK 155, 157. ( NKCT số 8 sẽ được trình bày chi tiết cùng với phần hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ).
B.Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty
1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng của Công ty
Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất lớn, có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước. Nghiệp vụ bán hàng của công ty có những đặc điểm chủ yếu sau :
-Tại Công ty, mọi sản phẩm sau khi hoàn thành bước công nghệ cuối cùng và được KCS kiểm tra chất lượng đều được nhập kho. Vì vậy, tại Công ty không có trường hợp bán trực tiếp tại phân xưởng không qua kho.
-Phương thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu là phương thức xuất kho bán trực tiếp, ngoài ra là phương thức gửi bán nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
-Khách hàng của Công ty có thể là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mua với khối lượng lớn, cũng có thể chỉ là cá nhân mua với khối lượng nhỏ.
-Hình thức thanh toán của Công ty bao gồm thanh toán ngay và thanh toán chậm. Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25202.doc