Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty chế tạo dầm thép và xây dưng Thăng Long

Công ty chế tạo dầu thép và xây dựng Thăng Long là một thành viên của nền công nghiệp còn non trẻ của Việt Nam, do được đặt trong cơ chế quản lý cũ quá lâu nên hầu hết máy móc, thiết bị của các công ty đều bị lạc hậu so với thế giới khoảng từ bốn đến năm thế hệ, đặc biệt là đối với các công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Để có thể tồn tại và phát triển được, công ty chế tạo dầu thép và xây dựng Thăng Long đã mạnh dạn vay vốn nhà nước để nhập dây chuyền công nghệ chế tạo dầu thép từ cộng hoà Pháp. Nhờ có dây chuyền công nghệ này mà các sản phẩn của công ty như:

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty chế tạo dầm thép và xây dưng Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dầm thép và xây dưng Thăng Long là một thành viên của tổng công ty xây dựng Thăng long. công ty là một doanh nghiệp nhà nước đựơc xếp hạng doanh nghiệp loại 1 theo: - Quyết đinh 892/TCCB-LĐ ngày 21-3-1995 -Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1346QĐ/TCCB-TL ngày 29-5-1997 -Đăng ký thành lập doanh nghiệp số 111.515 ký ngày 26-6-1997 -Giấy phép hành nghề số 2904/KHKT ngày 14-10-1997 của BGTVT Công ty được thành lập năm 1971 với tên gọi là trạm điện bắc Thăng Long.Để thích ứng với những thay đổi của xã hội, môi trường kinh và sự lớn mạnh của bản thân công ty. Ban giám đốc công ty đã quyết định thay đổi tên gọi của công ty là: Công ty cơ khí 4 Thăng Long năm 1986 Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long năm 1997 Công ty có cơ sở đặt tại xã Hải Bối -Đông Anh -TP Hà Nội Văn phòng đại diện đặt tại 22 đường Láng - Đống Đa- TP Hà Nội Những năm đầu mới thành lập, để chuẩn bị cho việc xây dựng cầu Thăng Long nên nhiệm vụ chủ yếu của công ty là xây dưng lưới điện cho các công ty trực thuộc tổng công ty xây dựng Thăng Long. Sau đó được chuyển sang sản xuất các sản phẩm về cơ khí phục vụ việc xây dựng cầu. Hiện nay công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cơ khí và phục vụ thi công cầu. Bằng sự nghiên cứu tìm tòi một cách sáng tạo, kinh nghiệm từ thực tế hoạt đông kinh doanh trong gần 30 năm qua. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty đã không ngừng được hoàn thiện để có thể thích ứng & phản ứng nhanh nhẹn với những thay đổi của môi trường bên ngoài, nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành một cách bình thường, đồng thời có thể đáp ứng được các quy định của nhà nước về quản lý & sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Nhưng vẫn đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm có: 1/ Phòng tổ chức hành chính 2/ Phòng kế toán tài chính 3/ Phòng kinh doanh 4/ Phòng kỹ thuật- công nghệ Phòng tổ chức hành chính với chức năng nhiệm vụ được giao là tổ chức tuyển dụng, quản lý & sử dụng nhân sự trong công ty. Phòng kinh doanh đảm nhiệm các công tác như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cả về ngắn hạn lẫn dài hạn cho công ty, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác... đồng thời đảm nhiệm cả việc mua & bán các yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản xuất. Phòng kế toán tài chính được giao nhiệm vụ giám sát các nghiệp vu kinh tế phát sinh trong công ty, đồng thời đảm nhiệm công tác kế toán quản trị phục vụ cho các quyết định kinh doanh của nhà quản trị cấp cao trong công ty. Phòng kỹ thuật - công nghệ phải đảm nhiệm các công việc về mặt kỹ thuật liên quan đến việc chế tạo & lắp đặt các sản phẩm của công ty với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà khách hàng đưa ra. II. Môi trường kinh doanh của công ty 1/ Môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài là một yếu tố hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của bất cứ công ty nào, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Song không có một công ty nào lại có được toàn bộ là thuận lợi hoặc toàn bộ là khó khăn từ môi trường của công ty. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng long cũng là một trong số các công ty như vậy. Nếu công ty biết tận dụng những thuận lợi, lợi thế; khắc phục, hạn chế những khó khăn bất lợi mà môi trường bên ngoài đem đến cho công ty thì sự thành công rực rỡ của công ty không còn gì là xa vời. Các nhân tố cơ bản thuộc môi trường bên ngoài gôm có: - Một là, công ty chế tạo dầm thép và xây dưng Thăng Long được đặt trên một khu đất có diên tích vào khoảng 70000 - 80000 m2 thuộc địa phận xã Hải Bối- Đông Anh -TP Hà Nội. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi cả về giao thông và xã hội. Nếu xét về phương diện giao thông thì công ty có thể sử dụng tất cả các phương tiện giao thông chủ yêú như đường bộ, đường thuỷ, đường hàng & đường sắt đó là một lợi thế canh tranh, nó càng có ý nghĩa đặc biệt hơn khi khối lượng các yếu tố đầu vào, đàu ra cho sản xuất của công ty đều là các sản phẩm cơ khi có khối lượng rất lớn. Đó là lợi thế về điều kiện tự nhiên mà công ty có được từ môi trường bên ngoài, còn các thuận lợi về xã hội đó là: công ty được đặt ở ngoại thành Hà Nội nên áp lực từ dân cư hay chính quyền địa phương do tiếng ồn và ô nhiễm môi trường... là ít hơn so với ở trong nội thành. Đây cung là khu vực quy hoạch của thành phố làm khu đô thị mới bao gồm nhiều nhà máy có thiết bị công nghệ cao. Do đó công ty cũng là một điểm sáng đối với các đối tác nước ngoài trong việc mở rộng liên doanh liên kết... Nhưng nói như vậy cũng không có nghĩa là điều kiện tự nhiên & xã hội không gây khó khăn gì đối với công ty. Do ở gần khu dân cư nên sẽ không thể tránh được các áp lực mà dân cư xung quanh tác động đến công ty. Hệ thống đường sắt và đường thuỷ chưa phát triển tốt để có thể tạo thuận lợi cho công ty có thể sử dụng các phương tiện giao thông này như là một lợi thế cạnh tranh. -Hai là, những điều kiện về kinh tế. Hà Nội là một trung tâm kinh tế , chính trị, văn hoá của cả nước. Mặc dù vừa phải cùng một số nước châu á khác đối chọi với cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á. Nhưng đây là một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, những dấu tích của cuộc khủng hoảng tiền tệ đang mờ phai. Các dự án đầu tư cho xây dựng, cho sản xuất... đang tăng lên khá nhanh. Tôi cũng hy vọng các hợp đồng sẽ đến nhiều hơn với công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. Đặc biệt là khi Việt Nam chính thức khai trương thị trường chứng khoán, việc cổ phần hoá sẽ được tiến hành tại công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. Hệ thống các chính sách thuế, lãi suất,tỷ giá... sẽ được hoàn thiện tạo sự thông thoáng, cởi mở hơn cho sự phát triển hơn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty chế tạo dầm thép và xây dưng Thăng Long nói riêng. -Ba là, những điều kiện về chính tri xã hội. Việt Nam là một nước có nền chính trị khá ổn định, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi đối với bất cứ một công ty nào. Nó tạo sự yên tâm, tin tưởng của các công ty đối với chính quyền các địa phương và chính phủ. Họ có thể yên tâm trong việc đầu tư thêm vốn, mở rông liên doanh liên kết... nhằm mở rộng quy mô của công ty. Nhưng hệ thống các văn bản pháp luật và các quy định của chính phủ, thành phố còn nhiều bất cập, chồng chéo chưa kích thích, thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách tốt nhất so với tiềm năng tiềm tàng của nó. Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện để có thể hoà nhập với quốc tế nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Bốn là, đối thủ canh tranh của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty ở thị trường trong nước chưa thực sự nhiều và mạnh.Song áp lực của họ đối với công ty cũng không phải là nhỏ. Một số đối thủ canh tranh lớn của công ty hiên nay như: công ty liên doanh Missubisi Thăng Long, các thành viên khác của tổng công ty xây dưng Thăng Long... Nếu xét đến sức mạnh canh tranh của công ty ở trên thị trường quốc tế thì sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh là quá lớn.Công ty chỉ đấu thầu được một số công trình xây dựng cầu ở nước bạn Lào. Còn các thị trường khác như Singapor, Indonexia, Pháp... còn bỏ ngỏ đối với công ty. Vậy làm thế nào để có thể chiếm lĩnh được những thị trường này vẫn còn là bài toán khó đối với công ty. 2/ Môi trường bên trong của doanh nghiệp Môi trường bên trong của doanh nghiệp là yếu tố làm nên sự khác nhau giưa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một số ngành hàng, mặt hàng giống nhau. Hay nói cách khác, đây là yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp. Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố chủ yếu sau: -Một là, khả năng về tài chinh của doanh nghiệp. Khi ta nói đến khả năng tài chính của doanh nghiệp, ta không chỉ nói đến lượng vốn mà công ty là chủ sở hữu. Chúng ta cần phải hiểu khả năng về tài chính của công ty bao gồm cả lượng vốn mà công ty là chủ sở hữu và khối lượng vốn mà công ty có khả năng huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: vay từ ngân hàng, từ vốn do nhà nước cấp, từ các cổ đông của công ty, thậm chí cả các khoản vốn do chiếm dụng của người khác. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long với số vốn hiện tại năm 1999 là 42938798092 đồng trong đó giá trị tài sản lưu động là 341567593000 đồng. Số vốn trên được huy động chủ yếu từ các nguồn như: vốn do nhà nước cấp, vay ngân hàng & từ quỹ phát triển doanh nghiệp. Nó chủ yếu được sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty. Các hoạt động khác như đầu tư cho nghiên cứu phát triển công ty, chi cho các hoạt động Marketing, đầu tư tài chính... còn chưa được chú trọng. Do đó nó cũng làm cản trở đến việc đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn của công ty trong hiện tại và trong tương lai. -Hai là, nguồn lực lao đông của công ty. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà tầm quan trọng của nguồn lao động trong mỗi công ty cũng khác nhau. Nguồn lực lao động của bất cứ một công ty nào thường được chia làm hai bộ phận: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm của công ty, còn những người lao động gián tiếp như nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bảo vệ... là những người không trực tiếp tạo ra các sản phẩm của công ty, nhưng họ có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động của những người lao động trực tiếp. Họ cùng nhau tạo nên những thành quả thiết thực cho công ty. Nhưng không phải cứ công ty nào có đông số lượng người lao động thì nguồn lực lao động của công ty đó là mạnh. Để có một nguồn lực lao động mạnh thì công ty phải có một lực lượng cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề giỏi, có sự am hiểu sâu về nghành hàng, mặt hàng mà công ty tiến hành sản xuất kinh doanh. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng long với số lượng người lao động là 520 người, trong đó số lượng người lao động làm công tác quản lý doanh nghiệp là 81 người; số người lao động trực tiếp sản xuất là 439 người. Công ty có một đội ngũ cán bộ là công nhân viên trẻ được đào tạo có hệ thống kết hợp với đội ngũ cán bộ lành nghề, có chuyên môn giỏi và có kinh nghiêm trong sản xuất kinh doanh và trong công tác quản lý doanh nghiệp.Đây có thể coi là một thế mạnh của công ty. Qua số liệu trên cho ta thấy bộ máy quản lý doanh nghiệp còn khá cồng kềnh. Sự cồng kềnh này cũng do doanhnghiệp chưa có sự đổi mới mạnh mẽ, một phần do lich sử của cơ chế quản lý cũ để lại. Theo tôi đây là một vấn đề mà ban lãnh đạo công ty cần phải nghiên cứu để có thể tinh giam bộ máy quản lý của công ty được gọn nhẹ, linh hoạt hơn. - Ba là, nền văn hoá của công ty. Phần lớn các nhà doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quan tâm chú trọng đến việc xây dựng nền văn hoá riêng có của doanh nghiệp mình. Đây là yếu tố mang tính chất tinh thần, nó khó có thể cân đo đong đếm được. Nhưng ta lại có thể xá định được những thành quả mà yếu tố văn hoá của doanh nghiệp mang lại cho công ty. Các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đã xây dựng được một nền văn hoá riêng có cho doanh nghiệp của mình nên các công ty của Nhật Bản đã đạt được những thành quả hết sức to lớn trong mấy thập kỷ qua. Như tôi đã nói, yêu tố văn hoa của doanh nghiệp không trực tiếp làm ra các sản phẩm cho công ty. Nhưng nếu ban lãnh đao công ty có thể xây dựng được một nền văn hoá của doanh nghiệp tốt đẹp thì nó sẽ kich thich cán bộ, công nhân viên của công ty cố găng làm việc hơn, tập chung nghiên cứu tim tòi sáng tạo trong công việc từ đó sẽ làm tăng năng suất lao động của người lao động. Công ty chế tạo dầm thép và xây dưng Thăng Long với kinh nghiệm thực tế trong cacds hoạt đông sản xuất kinh doanh và quản lý công ty trong gần 30 năm qua, đồng thời với số lượng 500 cán bộ công nhân viên, nếu công ty chú ý quan tâm đến việc xây dựng một nền văn hoá riêng có của công ty thực sự hùng mạnh thì những thành công mới sẽ đến với công ty hoàn toàn là hiện thực. Hay nói cách khác, ban lãnh đạo công ty cần phải chú ý xây dựng và phát triển một nền văn hoá riêng có của công ty và trong đó như là một vũ khí của cạnh tranh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, sức mạnh của cạnh tranh là yếu tố sông còn của doanh nghiệp. Nói tóm lại, ba yếu tố: khả năng về tài chính, nguồn lực lao động và nền văn hoá của doanh nghiệp là ba yếu tố chủ yếu tạo nên môi trường bên trong của doanh nghiệp. Muốn thành công trong cạnh tranh thì ban lãnh đạo công ty cần phải xây dựng, củnh cố và phát triển môi trường bên trong của công ty làm cho nó thực sự vững mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh của công ty. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cần xây dựng được môi trường bên trong của công ty thực sự vững mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh. Vì nói như vậy chỉ là sự tư duy chủ quan duy ý chí. Muốn cạnh tranh thắng lợi thì ban lãnh đạo công ty cần xây dựng được một môi trường bên trong của công ty thực sự vững mạnh, dồng thời phải biết phân tích và dự đoán đựoc môi trường bên ngoài để có thể lợi dụng được những thuận lợi và hạn chế được những khó khăn bất lợi mà môi trường bên ngoài sẽ đem đến cho công ty. III/ Ngành kinh doanh của công ty 1/ Ngành hàng, mặt hàng kinh doanh của công ty Công ty chế tạo dầu thép và xây dựng Thăng Long là một thành viên của nền công nghiệp còn non trẻ của Việt Nam, do được đặt trong cơ chế quản lý cũ quá lâu nên hầu hết máy móc, thiết bị của các công ty đều bị lạc hậu so với thế giới khoảng từ bốn đến năm thế hệ, đặc biệt là đối với các công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Để có thể tồn tại và phát triển được, công ty chế tạo dầu thép và xây dựng Thăng Long đã mạnh dạn vay vốn nhà nước để nhập dây chuyền công nghệ chế tạo dầu thép từ cộng hoà Pháp. Nhờ có dây chuyền công nghệ này mà các sản phẩn của công ty như: - Chế tạo, chế sửa dầu thép các loại. - Sản xuất mặt hàng cơ khí gối cầu ( cho dẩu thép, dầu bê tông), vòng neo, nút neo, dầu bê tông dự ứng lực, bu lông, êcu các loại, rivet, lói, mặt bích, các loại van khuôn thép đúc dầu bê tông dự ứng lực cùng các kết cấu thép phi trên tiêu chuẩn khác. - Sản xuất vì kéo thép các loại theo dạng vì kéo Tiệp, Trung Quốc. - Gia công, lắp đặt cột điện bằng thép có độ cao từ 20 đến 150m. - Thủ công hệ điện cao-hạ thế, trạm điện 35kv trở xuống. - Sản xuất, lắp đặt hệ đường ống nước các loại. - Sản và lắp dựng các loại cột anđen viba tuyến hình, có độ cao từ 40-125m. Có thể sản xuất được với chi phí thấp hơn, năng suất lao động của người lao động được nâng lên đáng kể nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và dộ an toàn của công trình. Uy tín của công ty đã được khẳng định thông qua việc thắng thầu các hợp đồng lớn như: cầu Phong Châu - Phú Thọ, cầu Chương Dương - Hà Nội, cầu Bến Thuỷ - Nghệ An, cột anten viba tỉnh Kontum, cột anten viba tỉnh Ninh Thuận, anten viba trung tâm viễn thông 1, cột điện trên lưới điện quốc gia, cột truyền hình Hà nội... Trong năm 1999 công ty đang nhận chế tạo ván khuôn cầu Đuống Gia Lâm - Hà nội, hay chế tạo ván khuôn kính cho một công ty xuất khẩu kính... Có thể nói số lượng mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty là rất chuyên sâu và rộng, từ các tấm giá khuôn kính cho đến các loại ván khuôn đúc cột điện ly tâm, cột anten và các loại cầu lớn... 2/ Nguồn cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp Để có thể đảm bảo cho sản xuất được tiến hành thì công ty phải bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đối với công ty chê tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long thì các nghuên vật liệu chủ yếu như sắt, thép và một số nguyên vật liệu khác như điện, que hàn... hàng năm công ty phải sử dụng hàng trăm ngàn tấn thép các loại, mấy triệu chiếc que hàn, do đó việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng là rất cần thiết. Các nhà cung ứng chủ yếu của công ty như: công ty gang thép Thái Nguyên, một số hãng nước ngoài của Đức, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Nga... Nếu chỉ có một lý do như trên thì chưa phải là lý do khiến công ty cần phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các hãng trên, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì việc mua nguyên vật liệu là hết sức đơn giản. Nhưng để có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cao, chính sác, an toàn của các sản phẩm thì việc mua nguyên vật liệu của công ty là hết sức khó khăn. Nhà quản trị mua hàng phải phân biệt được sắt béo, sắt gầy, thép cứng, thép mềm... do hãng nào sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Một lý do khác là nếu nhà quản trị mua hàng, nếu mua một lượng thép quá lớn thì công ty sẽ phải tăng chi phí cho việc bảo quản, điều này cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, nếu không bảo quản tốt thì sẽ làm cho chất lượng thép bị giảm sút, nếu tiếp tục sử dụng thì sẽ không đảm bảo an toàn cho công rình và nó sẽ làm mất uy tín của công ty. Do đó các nhà quản trị mua hàng của công ty chê tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long cần phải hết sức chú ý trong công tác mua hàng và cần thiết phaỉ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp không chỉ với các nhà cung ứng trong nước mà còn ohải với các công ty, nhà cung ứng nước ngoài. 3/ Thị trương của công ty Công ty chê tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long do kinh doanh các lọai sản phẩm về cơ khí như: - Chế tạo, chế sửa dầm thép các loại - Gia công, lắp đặt cột điện bằng thép có độ cao 20 - 150 m - Thi công hệ điện cao - hạ thế, trạm điện 35 kv trở xuống - Sản xuất, lắp đặt hệ thống ống nước các loại - Sản xuất và lắp dựng các loại cột anten viba truyền hình Là các sản phẩm có giá trị lớn, có yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp nên phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là phương thức bán hàng athông qua đấu thầu các công trình. Công ty có thể thắng thầu và ký kết hợp đồng trực tiếp với bên A hoặc phải thông qua các bên B. Đây chính là một hạn chế trong phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty, ban giám đốc, phòng kỹ thuật - công nghệ, phòng kinh doanh cần phải có một sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để có thể tạo ra được nhiều loại sản phẩm khác nhau, đồng thời có thể sử dụng được nhiều phương thức bán hàng khác như: bán buôn, bán lẻ, bán hàng qua đấu giá... có như thế thì mới có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Một hạn chế rất lớn của công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty còn rất hạn hẹp. Hiện tại thị trường trong nước vẫn là thị trường chủ yếu và chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu hàng năm của công ty. Thị trường quốc tế của công ty gần như còn được bỏ ngỏ, công ty chỉ thắng thầu được một số hợp đồng với nước bạn Lào hoặc một số đơn đặt hàng có giá trị nhỏ của một số nước khác như Thuỵ Điển, Pháp... Điều này sẽ không cho phép công ty có thể phát triển được trong tương lai khi mà tốc độ toàn cầu hóa đang diễn ra rất nhanh, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức tham gia vào AFTA vào năm 2006. Để có thể tồn tại và phát triển được, theo tôi công ty chê tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long cần phải không ngần ngại trong đổi mới, hãy vứt bỏ những sản phẩm, ngành hàng mà công ty tiến hành sản xuất kinh doanh không có lợi thế và hãy đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing, quyết tâm mở rộng thị trường quốc tế đầy tiềm năng, trước mắt là thị trường ASEAN và Châu á. IV/ Phân tích tổng hợp hoạt động kinh doanh của công ty chê tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long 1/ Phân tích doanh thu của công ty theo quý Bảng 1: Doanh thu của công ty theo quý đơn vị: VN đồng Quý Thực tế 1998 Kế hoạch 1999 Thực tế 1999 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I 2619068345 8,6 2800000000 8,5 2791006752 8,3 II 8329629100 27,4 9171732202 27,7 9245106059 27,6 III 5539543382 18,2 5772347156 17,5 5790818666 17,3 IV 13948068554 45,8 15316920642 46,3 15707425275 46,8 Tổng 3043627384 100 33061000000 100 33534356752 100 Bảng 2: Doanh thu năm 1999 so với kế hoạch 1999 và thực tế năm 1998 đơn vị: VN đồng Quý So với kế hoạch So với thực tế năm 1998 Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch I 99,6 -8993248 1,066 171938407 II 1,008 73373857 1,11 945476959 III 1,0032 18471510 1,045 251275284 IV 1,025 390504633 1,126 1759356721 Tổng 1,0143 473356752 1,102 3098083368 Qua bảng số liệu trên cho ta thây: -Doanh thu của quý trong cả 2 năm 1998 và 1999 của công ty là rất thấp.Nó thấp hơn quý I, II,và IV một cách đáng kể. Nếu so với kế hoạch thì doanh thu trong quý I năm 1999 giảm 4% tuơng ứng vơi số tiền là 8993248 đ. Nhưng nếu so với doanh thu cùng quý I của năm 1998 thì doanh thu năm 1999 tăng 6,6% và doanh thu quý I năm 1999 nhiều hơn quý I năm 1998 là 171936407 đ. Nguyên nhân của việc doanh thu quý I năm 1999 không đạt chỉ tiêu kế hoạch do nhiều nguyên nhân,nhưng theo tôi,việc doanh thu quý I năm 1999 không đạt so với kế hoạch đề ra là các nhà lập kế hoạch của công ty đã dự đoán hơi cao. Sở dĩ tôi nói như vậy là do các sản phẩm mà công ty tiến hành sản xuất thừơng có giá trị lớn, nên các hợp đồng để sản xuất trong quý I thì thường đều được ký kết hoặc ta có thể dự đoán được trước từ các quý trước.Ngoài ra có thể do chỉ số giá tăng cao. -Doanh thu của quý II và III năm 1999 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra, quý II năm 1999 thì doanh thu tăng 0,008% so với kế hoạch tương ứng với số tiền là73373857 đ, còn nếu so với thực hiện quý II năm 1998 thì doanh thu của quý II năm 1999 tăng 11%,tương ứng với số tiền là 945476959 đ. Doanh thu của quý III của cả hai năm 1998 và 1999 đều thấp hơn so với doanh thu của cả quý II và IV, nếu so với kế hoạch thì doanh thu của quý III năm1999 tăng 0,32% và số tiền chênh lệch so với kế hoạch là 18471510 đ, nếu so với doanh thu thực tế của quý III năm 1998 thì doanh thu của quý III năm 1999 tăng 12,6% và tương ứng với số tiền là 1759356721 đ. -Doanh thu của quý IV trong hai năm 1998 và 1999 đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu quý IVcủa năm 1998 chiếm tỷ trọng là 45,8% tông doanh thu của năm 1998 và chiếm 46,8%tổng doanh thu của năm 1999, nếu so với kế hoạch thì doanh thu quý IV năm 1999 tăng 2,5%,nếu so với doanh thu thực tế của quý IV năm 1998 thì doanh thu quý IV năm 1999 tăng 12,6% tương ứng với số tiền chênh lệch là 1759356721 đ. 2/ Phân tích chi phí và lao động của công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long. Bảng 3:Phân tích tình hình sử dụng ngày công lao động. đơn vị: VN đồng Các chỉ tiêu Số định mức Số thực tế So sánh Tổng số ngày công lao động 162710 159000 -3710 Tổng số lao động 530 530 Ngày công lao động bình quân người/tháng 25,58 25 -0,58 Qua bảng trên tôi xin có một số nhận xét sau: - Hệ số sử dụng thời gian lao động = số ngày lao động thực tế/số ngày công lao động theo định mức = 159000/162710 = 0,977 Nên ta có thể nói việc sử dụng thời gian lao động của công ty chê tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long chưa đươc tốt, vì số ngày công lao đông thực tế là giảm so vói định mức. Bảng 4:Phân tích tổng hợp chi phí tiền lương. đơn vị: VN đồng Chỉ tiêu 1998 1999 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ Doanh thu bán hàng 30436273381 33534356752 3098083371 10,8 Tổng quỹ tiền lương 711654542000 7536382000 419840000 5,89 Tỷ suất tiền lương 23,38 22,47 -0,91 Số lượng lao động 520 530 10 1,92 Mức lương bình quân người/tháng 856000 988000 132000 15,42 Năng suất lao động bình quân 4877608 5272697 395089 8,1 Qua số liệu đã được phân tích,tính toán ở bảng trên tôi xin có một số nhận xét sau: -Tổng quỹ lương của công ty năm 1999 so với năm 1998 là tăng 3098083371 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,8%. Nhưng nếu ta đem so sánh tình hình tăng của quỹ lương với tỷ lệ tăng của doanh thu,ta thấy đây là điều rất tốt và hợp lý, vì tỷ lệ tăng của doanh thu là cao hơn tỷ lệ tang của quỹ lương. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang tiến triển hết sức tốt đẹp, doanh thu năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 3098083371 đ, làm cho mức lương bình quân của người lao động được tăng lên là:132000 đ/tháng và tỷ lệ tăng của mức lương còn thấp hơn tỷ lệ tăng của năng suất lao động bình quân /tháng. - Nhìn vào bảng trên cho ta thấy tổng quỹ lương của công ty còn cao hơn so với tổng quỹ tiền lương thực tế trả cho người lao động trong công ty,vì số tiền chênh lệch này là tiền lương mà công ty dùng để trả cho số lao động mà công ty thuê ngoài. 3/Phân tích kết quả tài chính của công ty. Bảng 5: Stt Các chỉ tiêu 1998 1999 So sánh Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu gộp 30436273381 33534356752 3098083371 10,18 2 Các khoản trừ 171732202 171732202 3 Chi phí sản xuất 26507863270 29851402290 3343539020 12,6 4 Chi phí quản lý dn 2772347156 2935678442 163331286 5,9 5 Lợi nhuận trước thuế 984330753 575543818 6 Thuế thu nhập 246082688 143885954 7 Lợi nhuận sau thuế 738248065 431657864 -306590201 -41,5 Qua bảng số liệu trên tôi có một số nhận xét: -Mặc dù doanh thu năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 3098083371 đ,tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,18% nhưng do tỷ lệ tăng của chi phí tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá cao 5,9% tương ưng với số tiền là 136531286 đ, làm cho lợi nhuận của công ty năm 1999 thấp hơn rất nhiều (41,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHONG-BC.doc
Tài liệu liên quan