Công ty BĐPNRĐ ra đời và phát triển như ngày hôm nay đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước. Qua nghiên cứu thực tế, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là những thị trường chưa được khai thác mạnh, điện mới về các làng, các xã trong mấy năm gần đây nên nhu cầu bóng đèn là rất lớn. Nắm bắt được điều đó, công ty đã có nhiều chiến dịch xâm nhập thị trường này, hiện nay thì hệ thống tiêu thụ đã phủ kín toàn quốc.
Ngoài việc liên tục củng cố, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cũng không ngừng chú trọng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới. Sau 5 năm tiến hành CNH-HĐH công ty, các dây chuyền sản xuất hiện đại lần lượt được đưa vào sử dụng, thay thế cho hàng loạt dây chuyền thủ công, sản lượng và chất lượng sản xuất tăng nhanh, việc tìm kiếm thị trường mới để phát triển, mở rộng, đảm bảo đầu ra cho sản xuất là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động xuất khẩu càng phải được chú trọng.Sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, đã có uy tín trên thị trường như: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và một số sản phẩm phích. Hiện nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang 1 số nước: Hàn Quốc, Nam Triều Tiên, Srilanka, úc, Ai Cập, ấn Độ, Hungary, Đông Âu, Cuba. Tuy nhiên hầu hết các thị trường xuất khẩu này đều rất bấp bênh, khó dự đoán. Công ty cũng cần tìm hiểu thị hiếu, yêu cầu của các thị trường này để có thể hợp tác lâu dài.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3729 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn mới.
Giai đoạn 1994-1997.
Đây là giai đoạn phát huy nội lực, đầu tư chiều sâu, khai thác năng lực toàn bộ hệ thống, tiếp tục đưa công ty phát triển.
Sau khi huy động cường độ lao động cao, khai thác hết năng lực của từng khâu, phải đầu tư vào “khâu căng” của dây chuyền mới khai thác tiềm năng của toàn bộ hệ thống tiếp tục đưa công ty phát triển. Toàn bộ vốn đầu tư chiều sâu giai đoạn này là 8,4 tỷ là tiền thưởng của cán bộ công nhân viên cho công ty vay.
So sánh năm 1997 với năm 1993 giá trị tổng sản lượng tăng lên 2,35 lần doanh thu tăng 2,42 lần đạt gần 100 tỷ. Các sản phẩm chủ yếu là bóng đèn từ 10,5 triệu tăng lên 22,27 triệu sản phẩm, sản phẩm phích nước từ 862 ngàn tăng lên 2 triệu sản phẩm.
Các chỉ tiêu chất lượng như: Nộp ngân sách tăng 2,8 lần. Lợi nhuận thực hiện tăng 2,56 lần.
+) Năm 1995 thay thế thổi vỏ bóng thủ công bằng máy thổi BB18 +) Năm 1996 toàn bộ bóng đèn tròn được lắp đầu đèn hợp kim nhôm B22,E27 đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+) Năm 1997 đầu tư lò phích và băng hấp số 2 cải tạo lò phích số 1 từ nhiên liệu than sang đốt dầu.
Thành tựu: Bốn năm liền trong giai đoạn này, sản phẩm Rạng Đông liên tục được bình trọn “10 mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất- TOPTEN”.
Đánh dấu giai đoạn này là năm 1998 công ty được chủ tịch nước tặng huân chương độc lập đầu tiên.
Trong giai đoạn này tập thể cán bộ công nhân viên công ty còn được tặng huân chương lao động hạng 3. Về công tác đền ơn đáp nghĩa và cứu trợ xã hội, huân chương chiến công hạng 3 về công tác bảo vệ an ninh.
Giai đoạn 1998-2004.
Giai đoạn phát huy cao độ nội lực, đẩy tới một bước sự nghiệp hiện đại hoá công ty, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế.
Với mục tiêu:
+) Phải đầu tư đổi mới đồng bộ 3 dây chuyền, 3 sản phẩm chủ yếu của công ty là bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang với phích nước có trình độ thiết bị công nghệ đạt độ trung bình của khu vực.
+) Đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chính như: Đèn trang trí G40, máng đèn huỳnh quang và tiếp cận nguồn sáng mới đèn huỳnh quang compact.
Sau một số năm ngừng sản xuất đèn huỳnh quang trên dây chuyền thủ công. Ngày 25/6/1998, chiếc đèn huỳnh quang đầu tiên sản xuất trên dây chuyền hiện đại tốc độ 2,2 đến 2,5 giây một sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Tháng 8/1998, công ty phối hợp với DETCH hoàn thành việc phục hồi dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số 1.
Chương trình hiện đại hoá công ty trong 3 năm 1998-2001 đã hoàn thành trước hai tháng.
Cho đến hết năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 310.803 triệu đồng vượt 142,62% so với năm 2000( 217.912 triệu đồng) và năm 1990 giá trị này mới có 18,832 triệu đồng. Thu nhập bình quân của công nhân viên đạt 2,292 triệu đồng/tháng, vượt 117,41 so với năm 2000, và năm 1990 lương của công nhân viên chỉ đạt có 188.000đ/tháng. Đó là những con số rất đáng tự hào, con số của sự “bứt phá” để đi lên, từ chỗ lỗ 16 triệu (1990) nay công ty đã lãi 13.000 triệu (2001).
Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng cả nước bình trọn là “sản phẩm uy tín nhất năm 2000” và “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Mới đây tại hội chợ quốc tế “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cả 3 sản phẩm là: bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, phích nước Rạng Đông được tặng huy chương vàng.
Ngày 8/12/2001, sản phẩm đã được trung tâm kiểm tra chứng nhận quốc gia QUACERT và tổ chức AJA (Anh) chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
Sự kiện nổi bất trong giai đoạn này là vào ngày 18/4/2000 chủ tịch nước ký quyết định số 159/KINH TE-CTN phong tặng tập thể cán bộ công nhân viên công ty danh hiệu “đơn vị anh hùng lao động”.
Giá trị tổng sản lượng năm 2002 là 355,662 tỷ đồng, năm 2003 là 470 tỷ đồng doanh số tiêu thụ tăng là 297,882 tỷ đồng (2002) và 345,03 tỷ đồng (2003) là 2,340 triệu đồng.
Ngày 1/7/2004 công ty có quyết định chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển công ty ngày càng vững chắc.
Giai đoạn 2005-2006
Cổ phần hóa công ty, Việt Nam tham gia WTO.
Được chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần, công ty BĐPNRĐ đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp nhiều tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Mặc dù khi mới chuyển đổi, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu hết mình của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa công ty cổ phần BĐPNRĐ tiếp tục khẳng định hình ảnh và vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bóng đèn, phích nước.
Bảng: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần BĐPNRĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
Giá trị tổng sản lượng
Tỷ đồng
605,297
809,500
Doanh số tiêu thụ
Tỷ đồng
471,205
609,60
Xuất khẩu
1000USD
1040
4277
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
33,860
36,400
Thu nhập BQ đầu người/tháng
1000Đ
2450
2550
Lợi nhuận thực hiện
Tỷ đồng
40,00
45,50
Nguồn: Phòng kế toán-tài chính
Những kết quả trên chứng tỏ sự đúng đắn khi công ty chuyển từ hình thức trực thuộc nhà nước sang cổ phần hoá. Nó cũng là điều kiện thuận lợi cho công ty khi Việt Nam gia nhập WTO.
Vậy hơn 40 năm thành lập, công ty đã trải qua các giai đoạn với những thuận lợi và khó khăn, nhưng nhìn chung qua mỗi giai đoạn phát triển công ty ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình với thị trường trong
nước và thế giới. Xứng đáng là một công ty lớn dẫn đầu về sản xuất sản phẩm bóng đèn phích nước có uy tín của Việt Nam.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần BĐPNRĐ.
Được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ lựa chọn là một trong mười ba nhà máy đầu tiên của ngành công nghiệp nhẹ, nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông nay là Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông có chức năng sản xuất kinh doanh các sản phẩm Bóng đèn, Phích nước và một số sản phẩm thuỷ tinh khác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Sau 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ là sản xuất đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên cả nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với các sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã ngày càng phong phú.
II. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty.
Hiện nay, bộ máy của công ty được tổ chức thành: Hội đồng quản trị. tổng giám đốc, 3 phó tổng giám đốc, 8 phòng ban, 7 phân xưởng. Các phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc
PGĐ kiêm chủ tịch HĐQT
PGĐ tổ chức và điều hành sản xuất
PGĐ kỹ thuật và đầu tư phát triển
Phòng
quản lý
kho
Phòng
bảo vệ
Phòng
tổ chức điều hành sản xuất
Phòng dịch vụ đời sống
Phòng thị trường
Phòng tài chính kế toán tổng hợp
Văn phòng GĐ và đầu tư phát triển
Phòng KCS
Phân xưởng thuỷ tinh
Phân xưởng bóng đèn tròn
Phân xưởng phích nước
Phân xưởng cơ động
Phân xưởng huỳnh quang
Phân xưởng chấn lưu
Phân xưởng Compact
2.2Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty. Quyết định hoặc phân cấp cho tổng giám đốc các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty.
- Chủ tịch hội đồng quản trị(kiêm phó tổng giám đốc): Thay mặt hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty để trình hội đồng quản trị.
- Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó tổng giám đốc(kiêm chủ tịch HĐQT): điều hành HĐQT của công ty.
- Phó tổng giám đốc sản xuất: Điều hành sản xuất kinh doanh và nội chính.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật và đầu tư phát triển.
- Phòng tổ chức điều hành sản xuất: được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và duy nhất của Phó giám đốc tổ chức và điều hành sản xuất, có thể nói phòng TCĐHSX là một trong những phòng quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Với nhân sự hiện tại là 20 người gồm 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 16 nhân viên, phòng TCĐHSX được chia thành ba bộ phận là bộ phận vật tư, bộ phận điều hành-phụ trách nhân sự, tổ mộc. Với chức năng tổ chức và điều hành sản xuất, phòng TCĐHSX có nhiệm vụ triển khai kế hoạch do Phó giám đốc phụ trách sản xuất lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra; căn cứ kế hoạch sản xuất tính toán kế hoạch xuất nhập khẩu vật tư đảm bảo sản xuất ổn định; chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, lên kế hoạch lao động-tiền lương; quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Phòng quản lý kho: Quản lý luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban.
- Phòng bảo vệ: bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung quản lý trật tự trong công ty.
- Phòng dịch vụ đời sống: Chăm lo khám chữa bệnh và dịch vụ ăn uống cho công nhân viên( khám chữa bệnh thông thường và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên).
- Phòng thị trường: phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đề xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm.
- Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán thực hiện các chế độ của nhà nước quy định và tập hợp số liệu, cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoạt động trong công ty.
- Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển bao gồm hai bộ phận:
+Văn thư: chăm lo công việc hành chính như đón khách, hội họp, công tác văn thư lưu trữ.
+Tư vấn đầu tư: thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng các dự án mới.
- Phòng KCS: kiểm tra giám sát các công đoạn sản xuất và chất lượng sản phẩm là chính, ngoài ra kiểm tra chất lượng dây chuyền công nghệ mua về.
2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Hiện nay công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông tập trung chủ yếu vào sản xuất 4 mặt hàng là: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang compact, phích nước.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất 4 sản phẩm chính trên công ty tổ chức 7 phân xưởng với những nhiệm vụ cụ thể sau:
+Phân xưởng thuỷ tinh: Là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ sản xuất ra thành phẩm thuỷ tinh và vỏ bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và bình phích nước từ nguyên vật liệu: Cát vân hải, trường thạch bạch vân…Tại phân xưởng thuỷ tinh, các nguyên vật liệu trên được đưa vào là nấu đến 1400 độ C cho nóng chảy, sau đó đưa vào lò ủ cho nhiệt độ giảm dần rồi đưa sang bộ phận thổi tạo thành vỏ bóng đèn và bình phích. Sau đó vỏ bóng và bình phích sẽ được chuyển sang phân xưởng bóng đèn và phân xưởng phích nước để tiếp tục chế tạo ra sản phẩm.
+Phân xưởng chấn lưu: Sản xuất ra các loại chấn lưu phục vụ cho phân xưởng huỳnh quang để sản xuất ra các loại đèn huỳnh quang.
+Phân xưởng bóng đèn: Có nhiệm vụ sản xuất một số phụ kiện như: loa, trụ,… lắp ráp thành bóng đèn tròn hoàn chỉnh. Từ nguyên vật liệu ống chì mua ngoài để chế tạo thành loa đèn này sẽ gắn vào trụ đèn, rồi chuyển sang bộ phận chăng tóc cho bóng đèn, quá trình này tạo thành bộ phận dẫn điện bên trong vỏ bóng. Sau đó từ vỏ bóng ở phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang và phần dẫn điện tại phân xưởng bóng đèn sẽ lắp ghép vào nhau, tiếp theo là công đoạn rút khí và gắn đầu đèn để đước sản phẩm bóng đèn. Sản phẩm này được thông điện( làm tăng độ bền của dây tóc) bằng cách thử điện một lần từ điện áp thấp đến điện áp cao, sau đó sản phẩm này được kiểm nghiệm tại bộ phận KCS và nhập kho thành phẩm.
+Phân xưởng phích nước: Có nhiệm vụ sản xuất thành ruột phích, trong đó một phần ruột phích nhập kho để bán và một phần chuyển sang giai đoạn đột dập để lắp ráp thành phích hoàn chỉnh.
+Phân xưởng cơ động: Cung cấp năng lượng, động lực (điện nước, than, gas…) cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.
+Phân xưởng huỳnh quang: Sản xuất các loại đèn huỳnh quang
+Phân xưởng compact: Sản xuất ra đèn huỳnh quang compact.
Mối quan hệ giữa các phân xưởng
Đứng đầu các phân xưởng là quản đốc, quản lý điều hành toàn bộ các công việc ở phân xưởng. Giúp việc cho các quản đốc là các phó quản đốc và các trưởng ca.
Quy trình sản xuất các sản phẩm.
Quy trình sản xuất các sản phẩm khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và được thể hiện trên sơ đồ: sơ đồ 4
Nguyên vật liệu dùng cho các phân xưởng
+Tại phân xưởng thuỷ tinh: Nguyên vật liệu( Cát vân hải, bạch vân, sôđa…) đưa vào lò nấu thuỷ tinh lỏng đến 1400 độ C cho nóng chảy, sau đó đưa vào là ủ cho nhiệt độ giảm dần, rồi đưa vào máy thổi thành vỏ bóng và bình phích. Vỏ bóng được chuyển sang phân xưởng bóng đèn để tiếp tục chế tạo.
+Tại phân xưởng bóng đèn: Từ nguyên liệu ống chì mua ngoài sẽ chế tạo thành ống loa đèn sau rồi sau đó từ ống loa đèn này sẽ gắn vào trụ đèn, rồi chuyển sang bộ phận chăng tóc cho bóng đèn ( Quá trình này tạo thành bộ phận dẫn điện bên trong vỏ bóng). Sau đó từ vỏ bóng ở phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang và phần dẫn điện tại phân xưởng bóng đèn lắp ghép vào nhau, rồi rút khí và gắn đầu đèn ta được sản phẩm bóng đèn.
Tại phân xưởng sản xuất bóng đèn huỳnh quang và sản xuất phích nước thì quy trình sản xuất tương tự như vậy, vẫn sử dụng vỏ bóng và bình phích từ phân xưởng thuỷ tinh, tuy nhiên để sản xuất bóng đèn huỳnh quang thì cần sự trợ giúp của phân xưởng chấn lưu.
Sơ đồ 4 : Quy trình sản xuất các sản phẩm
Phân xưởng phích nước
Giai đoạn
đột dập
Sản phẩm phích
Sản phẩm ruột phích
Nguyên
liệu
Phân xưởng thuỷ tinh
Phân xưởng
cơ động
Phân xưởng bóng đèn
Sản phẩm bóng đèn
Phân xưởng compact
Đèn huỳnh quang compact
Phân xưởng chấn lưu
Phân xưởng huỳnh quang
Đèn
huỳnh quang
3. Cơ cấu nhân sự trong Công ty.
Nội lực to lớn nhất, trung tâm nhất là nhân tố con người, đây là nhân tố quan trọng nhất, năng động nhất trong sự nghiệp CNH-HĐH công ty.
Tính đến đầu năm 2007, tổng số cán bộ nhân viên trong Công ty là 1620 người. Trong đó, số người có trình độ đại học là 120 người, chiếm 7,4% tổng số cán bộ công nhân viên. Số người có trình độ cao đẳng và trung cấp là1270 người, chiếm tỷ lệ khá cao là 78,40% tổng số cán bộ công nhân viên. Số công nhân viên kỹ thuật là 161 người, chiếm 9,94%. Số lao động chưa qua đào tạo là 69 người, chiếm 4,26% tổng số nhân viên toàn công ty.
Biểu đồ : Cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên Công ty BĐPNRĐ
Người lao động là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, là nhân tố đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Xác định vị trí to lớn này của Công ty BĐPNRĐ đã tuyển chọn, tuyển dụng đội ngũ lao động nhiệt tình, có năng lực, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy trình độ cấp bậc công việc của công nhân chưa cao nhưng Công ty BĐPNRĐ đã sử dụng lao động tương đối đúng ngành nghề, đúng bậc thợ, phân công lao động hợp lý, lao động thường xuyên được đào tạo lại để phù hợp với dây chuyền, công nghệ cao nên hiệu quả làm việc của người lao động cao.
III. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần BDPNRĐ.
3.1Đặc điểm thị trường đầu ra.
Công ty BĐPNRĐ ra đời và phát triển như ngày hôm nay đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước. Qua nghiên cứu thực tế, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là những thị trường chưa được khai thác mạnh, điện mới về các làng, các xã trong mấy năm gần đây nên nhu cầu bóng đèn là rất lớn. Nắm bắt được điều đó, công ty đã có nhiều chiến dịch xâm nhập thị trường này, hiện nay thì hệ thống tiêu thụ đã phủ kín toàn quốc.
Ngoài việc liên tục củng cố, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cũng không ngừng chú trọng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới. Sau 5 năm tiến hành CNH-HĐH công ty, các dây chuyền sản xuất hiện đại lần lượt được đưa vào sử dụng, thay thế cho hàng loạt dây chuyền thủ công, sản lượng và chất lượng sản xuất tăng nhanh, việc tìm kiếm thị trường mới để phát triển, mở rộng, đảm bảo đầu ra cho sản xuất là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động xuất khẩu càng phải được chú trọng.Sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, đã có uy tín trên thị trường như: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và một số sản phẩm phích. Hiện nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang 1 số nước: Hàn Quốc, Nam Triều Tiên, Srilanka, úc, Ai Cập, ấn Độ, Hungary, Đông Âu, Cuba. Tuy nhiên hầu hết các thị trường xuất khẩu này đều rất bấp bênh, khó dự đoán. Công ty cũng cần tìm hiểu thị hiếu, yêu cầu của các thị trường này để có thể hợp tác lâu dài.
3.2 Đặc điểm thị trường cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Trong xu thế chung của thế giới là hội nhập kinh tế quốc tế, phân công lao động, để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần BĐPNRĐ đã phải nhập khẩu khá nhiều các loại vật tư, linh kiện, hầu hết các vật tư nhập khẩu của công ty là các loại nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất mà hiện trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được đủ nhu cầu. Để thực hiện tốt việc sản xuất các loại bóng đèn, phích nước đảm bảo phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cả nước, hơn nữa là tăng thêm năng suất hướng vào xuất khẩu, công ty đã nhập khẩu ở một số thị trường chính là Hungary, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapor, Đài Loan. Nhìn chung thị trường đầu vào cho sản xuất các sản phẩm tại công ty là tương đối ổn định, đảm bảo đủ vật tư cho hoạt động sản xuất phát triển.
3.3 Tình hình quản lý vật tư.
3.3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Xuất phát từ cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty đa dạng, nhiều chủng loại sản phẩm nên nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng, có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau nên để thuận lợi cho công tác quản lý thì nguyên vật liệu của công ty được phân chia thành 6 loại:
+ Nguyên vật liệu chính: Đây là những nguyên vật liệu quan trọng nhất cấu thành nên thực thể sản phẩm như: Cát vân hải, trường thạch, bạch vân, sôđa, nhựa hạt, nhôm thỏi, phụ tùng nhựa phích, thân phích, dây tóc, thép inox… bao gồm rất nhiều chủng loại ( khoảng 140 quy cách) và chiếm tỷ trọng lớn khoảng 50% tổng chi phí về nguyên vật liệu.
+ Nguyên vật liệu phụ: Vật liệu này cũng gồm rất nhiều loại ( trên 180 quy cách chủng loại) kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo máy móc hoạt động bình thường. Những vật liệu phụ như: Cacbonat canxi, magie, silian, nhựa thông, bột miang, băng dính điện…
+ Nhiên liệu: Công ty có phân xưởng cơ động chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho toàn công ty. Hiện nay, công ty đang sử dụng các loại nhiên liệu như: khí gas hoá lỏng, gas, dầu đốt lò FO và ĐO, than đúc vành ranh. Chi phí nhiên liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí về nguyên vật liệu.
+ Phụ tùng thay thế: Những phụ tùng quan trọng là: băng tải, dây curoa, cầu dao…
+Bao bì ngoài: là những vật liệu để đóng gói sản phẩm tạo nên những hộp lớn, kiện sản phẩm như: hộp ngoài bóng đèn, hòm gỗ…
+ Phế liệu thu hồi: những phế liệu này chủ yếu thu được từ hoạt động sản xuất như: bã nhôm, xỉ kho, mảng bóng, mảng phích…Những phế liệu thu hồi này sẽ được cho vào tái sản xuất ra các sản phẩm hoặc sẽ bán ra ngoài.
Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần BĐPNRĐ có đặc điểm phong phú về chủng loại, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để giữ vững được thị trường trong nước và trên thế giới công ty phải không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng của sản phẩm làm ra và làm sao để chi phí cho sản xuất sản phẩm là thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm. Một trong ba yếu tố quyết định đến hạ thấp chi phí và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố nguyên vật liệu.
3.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu:
Về cách thức xây dựng định mức nguyên vật liệu Công ty chia ra làm hai loại, đó là dây chuyền thiết bị đồng bộ (mới nhập về) và loại dây truyền thủ công có nghĩa là cũ hoặc ít mang tính tự động.
- Dây chuyền đồng bộ: Đối với loại dây chuyền này khi Công ty nhập thiết bị máy móc từ nhà sản xuất thì đã có kèm theo bản chỉ dẫn cách thức vận hành máy và định mức hao phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm đã có sẵn. Công ty khi mua máy về có khảo sát thực tế thì thấy hầu như các dây chuyền sản xuất này tiêu hao nguyên vật liệu đúng như bảng thiết kế của nhà sản xuất nên không cần phải điều chỉnh lại mà đưa vào vận hành luôn.
Bảng: Định mức sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất đầu đèn huỳnh quang
(Do nhà sản xuất xây dựng sẵn)
STT
Loại vật liệu
Đơn vị
tính
Định mức (1000SP)
Giá hạch toán
Thành tiền
1
Nhôm lá cuộn 0,31 x 97
kg
215
45.000
9.675.000
Đề xê thu hồi
kg
0,07
2
Chân đồng
cái
2060
3
6.180
3
Bakêlit tấm làm đệm (HQ)
Tấm
1,84
15.000
27.600
Bakêlit tấm làm cầu VN
kg
0,45
40.000
18.000
Hoá chất đánh bóng
kg
0,035
4.000
140
Tổng cộng
đồng
104.003
9.726.920
Dựa vào bảng số liệu ta thấy cứ sản xuất 1000 đầu đèn huỳnh quang thì phải tốn một lượng nguyên vật liệu đầu vào như trên, giá tiền từng mục nguyên vật liệu được tính theo đơn giá thị trường mức trung bình, tổng công theo kế hoạch để sản xuất 1000 đầu đèn thì bỏ ra một khoản chi phí là 9.726.920 đồng. Để tiết kiệm chi phí so với định mức thì công ty khuyến khích thu hồi lại các phế liệu trong quá trình sản xuất chẳng hạn như là đề xê, giá thu hồi mỗi kg phế liệu này là 200 đồng, biết rằng theo định mức cứ 1000 đầu đèn sẽ thu hồi được 0,07kg đề xê phế liệu. Đối với các dây chuyền sản xuất vỏ bóng đèn huỳnh quang, bình phích… đều có những định mức sẵn có do nhà cung cấp thiết kế. Chính dựa vào các định mức mà Công ty có thể kiểm soát được lượng nguyên vật liệu cung cấp một cách tối ưu nhất, tránh tình trạng lãng phí nguyên vật liệu.
- Đối với các thiết bị thủ công (hoặc các dây chuyền cũ không còn đúng với định mức) thì bằng phương pháp khảo sát thực tế để Công ty biết đựơc tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu là bao nhiêu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Cách khảo sát đựơc Công ty tiến hành như sau. Công ty để cho dây truyền hoạt động thí điểm trong một giờ xem cho ra bao nhiêu sản phẩm với điều kiện làm việc bình thường nguyên vật liệu có đủ. Sau ba lần khảo sát Công ty lấy trung bình của cả ba lần đó sẽ cho ra một định mức dựa vào định mức đó Công ty sẽ cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lý.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu:
Số lượng nguyên vật liệu của Công ty rất nhiều , đối với mỗi loại nguyên vật liệu thì Công ty xây dựng một mức dự trữ riêng. Đối với các vật liệu mà không thể bảo quản được lâu thì Công ty dự trữ ít, còn đối với những nguyên vật liệu mà có thể bảo quản lâu hoặc có thể nhập lúc mà giá nó xuống (mùa vụ) thì Công ty dự trữ nhiều. Thông thường Công ty có hai chế độ dự trữ đó là dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm, tuỳ từng loại sẽ có hệ số dự trữ riêng thông thường là 1 tháng. Có nghĩa là lúc nào trong kho của Công ty cũng đủ nguyên vật liệu cho công nhân sản xuất trong 1 tháng. Mức dự trữ bảo hiểm thường Công ty dự trữ cho những mặt hàng quan trọng, thường là nhập từ nước ngoài, không sẵn có trên thị trường để dự phòng cho sản xuất thông thường mức dự trữ này là 1 tháng. Đối với mỗi năm kinh doanh thì mức dự báo về sản lượng tiêu thụ trong năm tới cũng tăng lên Công ty lại có kế hoạch điều chỉnh lại mức dự trữ để đảm bảo đơn hàng.
3.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị (MMTB)
MMTB là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Nếu MMTB tốt, đầy đủ sẽ cho công suất tối đa, sản phẩm sản xuất ra được nhiều hơn với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, năm1999-2000 công ty đã đưa hàng loạt dây chuyền sản xuất, các MMTB như:
Tháng 1/1999, đưa máy thổi P25 của Hungary vào sản xuất.
Tháng 8/1999, đưa dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số 2 vào hoạt động.
Ngày 1/4/2000 đưa các máy hàn dây dẫn Hàn Quốc vào sản xuất, không phải nhập khẩu dây dẫn.
Ngày 15/6/2000 dây chuyền đèn trang trí Hàn Quốc vào hoạt động phục vụ đơn hàng xuất khâu.
Ngày 1/8/2000 lò thuỷ tinh và hai máy thổi phích tự động đi vào hoạt động.
Ngày 15/8/2000 Dây chuyền sản xuất đầu đèn huỳnh quang Hàn Quốc đi vào hoạt động , không còn phải nhập khẩu lượng đầu đèn ngày một lớn.
Ngày 25/8/2000 Dây chuyền ruột phích mới liên hoàn đi vào hoạt động.
Ngày 3/9/2000 Dây chuyền đèn thường số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.docx