MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1: Khái quát chung về CT CP Đóng tầu Hà Nội 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
1.2. Tình hình và kết quả hoạt động SXKD của
CTCP Đóng tầu Hà Nội những năm gần đây . 5
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ . 6
1.4. Bộ máy quản lý sản xuất của công ty . 7
Phần 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại
công ty CP đóng tầu HN . 8
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP đóng tàu HN . 8
2.2. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán
các phần hành kế toán .11
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét 22
3.1. Thu hoạch .22
3.2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại CTCP Đóng tầu Hà Nội.23
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Đóng tầu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại quyết định số 4763/QĐ-UB ngày 14/8/2003 của UBND Thành phố Hà nội đã đổi tên Nhà máy Đóng tàu Hà Nội thành Công ty Đóng tàu Hà Nội.
Từ khi thành lập cho đến nay sản phẩm chính của Công ty là các loại tầu vận tải đường sông, đường biển, các loại tầu phục vụ an ninh quốc phòng như tầu đổ bộ, tầu tuần tra cao tốc, tầu chuyên dụng chở xăng dầu... Ngoài ra để phát huy tiềm năng thế mạnh của Công ty về vị trí địa lý thuận lợi giao thông, thế mạnh về đất đai, từ năm 2003 đến nay UBND Thành phố đã giao nhiệm vụ thêm cho Công ty Đóng tầu Hà nội chức năng cho thuê kho bãi, trông giữ thiết bị vật tư hàng hoá cho các tổ chức xã hội tại kho bãi thuộc quyền quản lý của công ty.
Ngày 17/5/2004 theo Quyết định số 72/2004/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty vận tải Hà Nội, thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty cổ phần đóng tầu Hà Nội là doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội.
1.2. Tình hình và kết quả hoạt động SXKD của Công ty cổ phần đóng tầu Hà Nội những năm gần đây.
1.2.1. Về quy mô, năng lực sản xuất:
Công ty Cổ phần đóng tầu Hà Nội thuộc loại hình sản xuất quy mô vừa, với một hệ thống nhà xưởng, kho tàng máy móc tương đối lớn và ở vào vị trí thuận lợi (sát bờ sông Hồng) để sửa chữa và đóng mới các loại phương tiện thuỷ có trọng tải từ 7.000 đến 15.000 tấn. Nếu tổ chức quản lý tốt có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu hiện nay của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
1.2.2. Về lao động:
Trong những năm thực hiện cơ chế sản xuất tập trung bao cấp, công ty sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước đặt ra, có lúc số lượng lao động lên tới 800 người. Hiện nay do chuyển đổi cơ chế cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường công ty còn có 326 người.
Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được trong 3 năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Vốn kinh doanh
Nđ
9.357.044
11.890.560
12.450.125
2
Doanh thu
Nđ
32.465.080
36.416.500
53.875.235
3
Lợi nhuận trước thuế
Nđ
125.910
129.757
198.828
4
Nộp ngân sách
Nđ
505,05
465,3
885,3
5
Lao động
Người
310
294
326
6
Thu nhập bình quân
Nđ/th/ng
2.089
2.105,5
2.194
1.2.3. Nhiệm vụ của công ty:
Sản xuất các mặt hàng truyền thống như ca nô, sà lan, tàu kéo, tàu đẩy, phà, sà lan 200 tấn.
Ngoài các sản phẩm truyền thống, công ty còn thiết kế và đóng mới các loại tàu khách chạy biển, tàu dịch vụ nghề cá, tàu đánh bắt hải sản, tàu chở xe tăng, tàu vận tải biển phục vụ quốc phòng, tàu vận tải biển 3.500 tấn, 6.500 tấn, các bộ phận đóng mở cửa mạn, cầu chính, cầu phụ của tàu đổ bộ chở xe tăng H126B.
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ, Công ty cổ phần đóng tầu Hà Nội đã từng bước mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh; đã và đang chứng minh sự tồn tại và phát triển không ngừng lớn mạnh. Để đạt được kết quả trên, ngoài sự cố gắng của cán bộ công nhân viên ở Công ty còn nhờ sự hướng dẫn chỉ đạo của Tổng công ty vận tải Hà Nội cùng lãnh đạo của Công ty cổ phần đóng tầu Hà Nội.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Về loại hình sản xuất: công ty thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, quá trình sản xuất được thực hiện theo các công đoạn sau:
- Chuẩn bị sản xuất: trong thời gian này phòng Kỹ thuật kết hợp với tổ dưỡng mẫu tiến hành triển khai hệ thống bản vẽ kỹ thuật trên thực tế (còn gọi là phóng dạng). Tổ dưỡng mẫu sẽ theo sơ đồ phóng dạng để phóng các khung mẫu giao cho bộ phận gia công của phân xưởng vỏ tầu.
- Sản xuất vỏ tầu:
+ Tổ Sơn của phân xưởng Cơ điện – trang trí phun cát làm sạch bề mặt các thép tấm,thép hình sau đó sơn lót 2 lớp chống rỉ để bảo vệ.
+ Bộ phận gia công của phân xưởng vỏ tầu căn cứ vào các dưỡng mẫu tiến hành pha cắt thép tấm, thép hình các loại đã sơn lót để sản xuất ra các chi tiết của vỏ tầu.
+ Bộ phận lắp ráp của phân xưởng vỏ tầu: có nhiệm vụ hàn đính toàn bộ các chi tiết mà bộ phận gia công cắt ra để dựng lên vỏ tầu.
+ Bộ phận hàn kết cấu vỏ tầu: có nhiệm vụ hàn toàn bộ các chi tiết mà bộ phận lắp ráp dựng lên.
- Hệ động lực: Do máy thuỷ của tầu là loại máy phải nhập ngoại (chưa có bộ phận chân vịt) nên phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ gia công - tiện trục, bạc tầu, tiến hành lắp ráp căn chỉnh hệ trục chân vịt với máy tầu để hoàn chỉnh hệ động lực.
- Hệ thống điện tầu: Tổ điện Phân xưởng cơ điện - trang trí có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh hệ thống điện tầu từ khâu điện hệ lái, hệ neo đến các phần điện sinh hoạt đảm bảo cho con tầu hoạt động bình thường.
- Thiết bị nội thất - Trang trí trên tầu:
+ Tổ mộc phân xưởng cơ điện – trang trí : làm toàn bộ phần nội thất tầu cả về mộc lẫn phần nề.
+ Tổ sơn Phân xưởng Cơ điện – Trang trí : có nhiệm vụ sơn hoàn thiện toàn bộ con tầu sau khi các đơn vị sản xuất vỏ tầu, hệ thống động lực, điện tầu, nội thất làm xong.
- Hoàn chỉnh sản phẩm: Tầu sau khi được sản xuất xong cần tiến hành chạy thử để đăng kiểm. Trong quá trình này phát sinh các vấn đề về độ chính xác và thông số kỹ thuật cần hoàn thiện cho phù hợp với quy phạm đăng kiểm Việt Nam.
1.4. Bộ máy quản lý sản xuất của công ty:
- Giám đốc: Chỉ đạo chung toàn công ty
- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm khâu kinh doanh của công ty. Cụ thể là chỉ đạo trực tiếp các phòng ban: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kinh doanh-Vật tư, Phòng Điều độ, phòng Tài chính kế toán và Ban bảo vệ. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm chung khi Giám đốc đi công tác.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm khâu chỉ đạo thiết kế, kỹ thuật. Cụ thể là chỉ đạo trực tiếp phòng Kỹ thuật, phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm và 3 phân xưởng sản xuất.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Phụ trách vấn đề nhân sự lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, soạn thảo văn bản, photo, tiếp khách.
- Phòng Tài chính kế toán: chịu trách nhiệm hạch toán kế toán, huy động vốn, tư vấn giúp Giám đốc quản lý tài chính.
- Phòng Kinh doanh - Vật tư: Có nhiệm vụ tiếp cận thị trường trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, mua nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất, quản lý kho bãi cho thuê.
- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ xem xét, vẽ chi tiết theo bản vẽ Viện thiết kế chuyển xuống, từ đó lập định mức vật tư và định mức lao động cho công ty, sau đó đưa các bản vẽ xuống các bộ phận sản xuất.
- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm: chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên vật liệu khi được mua về công ty và kiểm tra phần việc gia công, lắp ráp khi các bộ phận, phân xưởng hoàn thành. Sau đó mời đăng kiểm về kiểm tra khi hoàn thiện sản phẩm.
- Phân xưởng Vỏ tầu: chịu trách nhiệm dựa vào bản vẽ phòng Kỹ thuật đưa xuống để lắp ráp, hàn gắn và hoàn chỉnh phần vỏ tầu.
- Phân xưởng cơ khí: chịu trách nhiệm gia công và lắp ráp hệ động lực của tầu.
- Phân xưởng cơ điện-trang trí: lắp đặt toàn bộ hệ thống điện tàu, sơn vỏ tàu và hoàn chỉnh nội thất tàu.
Phần 2:
Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty CP đóng tàu HN.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP đóng tàu HN
2.1.1 Bộ máy kế toán: Mô hình tổ chức là tập trung tại phòng Kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện ở hình sau:
Trưởng phòng tài chính kế toán
(Kế toán trưởng)
Phó phòng kế toán
kiêm kế toán TSCĐ và kế toán tổng hợp
Thủ
quỹ
Kế toán tiền lương, BHXH và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm
Kế toán
thanh toán
Kế toán
nguyên vật liệu
+ Kế toán trưởng (kiêm Trưởng phòng ): Phụ trách chung và tham mưu giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế và phụ trách kế hoạch tài chính của công ty.
+ Phó phòng: làm nhiệm vụ kế toán TSCĐ, kế toán tổng hợp cuối tháng đưa số liệu ở sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ vào sổ cái và làm nhiệm vụ phụ trách chung thay kế toán trưởng khi kế toán trưởng nghỉ hoặc đi công tác.
+ Kế toán tiền lương, BHXH và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tổng hợp lương và BHXH, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đưa vào các tài khoản liên quan.
+ Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ nhập chứng từ hàng ngày, đồng thời viết phiếu thu chi tiền mặt theo dõi các khoản thu chi trong công ty, vào sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào nhật ký - chứng từ, bảng cân đối, đối chiếu với thực tế, kịp thời phát hiện những sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ viết phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu theo hoá đơn và đề nghị xuất của các phân xưởng, phòng ban, theo dõi thẻ kho của các kho, đối chiếu với các Nhật ký chứng từ mà kế toán thanh toán lập, cuối tháng tập hợp phiếu xuất tính số lượng, giá trị nhập xuất tồn lên bảng kê số 3, bảng phân bổ nguyên vật liệu để cung cấp cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Thủ quỹ : có nhiệm vụ giữ quỹ,trực tiếp thu chi tiền mặt, ngân phiếu.
* Công ty áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
2.1.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá trị hàng xuất kho theo phương pháp tính giá hạch toán.
- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
- Chính sách ghi nhận doanh thu theo đơn đặt hàng: khi hàng hoá, dịch vụ đã hoàn thành căn cứ các biên bản nghiệm thu sản phẩm, thanh lý hợp đồng và phát hành hoá đơn GTGT, khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Kỳ kế toán tính theo năm dương lịch.
- Chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu.
Hệ thống TK: Công ty áp dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán đã sửa đổi, bổ sung đến 31/01/2003.
- Công ty thực hiện chế độ báo cáo kế toán: theo quyết định số 167/2000/ 2005/TT – BTC ngày 25/10/2000 đã sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 20/2005/TT- BTC ngày 30/3/2005 của bộ trưởng bộ tài chính. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng bộ tài chính.
2.2. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán.
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất,công ty đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng mang tính đơn chiếc.
2.2.2. Đặc điểm CPSX của công ty Đóng tàu Hà Nội:
Chi phí sản xuất tại công ty gồm nhiều loại, do đặc thù của công ty là sản xuất các sản phẩm vận tải thuỷ, sản xuất theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài nên chi phí sản xuất tại công ty được chia thành 3 khoản mục sau:
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí NL,VLTT thường chiếm 70% trong tổng giá thành sản phẩm, gồm các loại sau:
- Chi phí Nl,VL chính: như tôn, sắt, thép các loại. Đây là vật liệu chủ yếu để cấu thành nên sản phẩm tại công ty.
- Chi phí Nl, VL phụ: như que hàn, sơn các loại... giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm.
- Bán thành phẩm mua ngoài: như máy thuỷ lực, máy làm lạnh…
- Chi phí vật liệu khác: như gỗ, dây hàn, dây hơi…
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tại Công ty cổ phần Đóng tàu Hà Nội, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản chi khác ngoài lương.
2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản chi về tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng, các khoản chi khác ngoài lương.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí công cụ dụng cụ.
- Chi phí dich vụ mua ngoài,chi phí về điện, nứơc
- Chi phí khấu hao TSCĐ, khấu hao máy móc sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng.
2.2.2.4 Kế toán CPSX cuối kỳ:
* Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Tài khoản sử dụng : TK 621
- Đối với chi phí NVLTT, phòng Kế toán kết hợp với phòng Kế hoạch để xây dựng định mức chi phí NVLTT đối với từng loại sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và bản tính định mức chi phí NVLTT thì bộ phận sản xuất tính nhu cầu cho từng loại vật tư rồi viết phiếu yêu cầu vật tư. Kế toán NVL căn cứ vào số lượng tồn kho và phiếu yêu cầu vật tư để viết phiếu xuất kho NVL.
- Trình tự hạnh toán:
TK154
TK621
TK152
K/c và phân bổ NVL vào các đối tượng chịu CP
Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sx
TK152
Giá trị NVL xuất dùng không hết nhập lại kho
- Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán. Theo phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (là giá kế hoạch hay một loại giá ổn định), cuối kỳ kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau:
Giá thực tế vật liệu xuất dùng
Giá hạch toán vật liệu xuất dùng
Hệ số
chênh lệch
=
x
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
Hệ số chênh lệch
Giá hạch toán VL tồn đầu kỳ + giá hạch toán VL nhập trong kỳ
=
Hệ số chênh lệch sẽ được tính tại Bảng kê số 3 (Biểu số 02).
Trong bảng kê số 3, kế toán sẽ căn cứ vào số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ và mức giá đã ấn định từ đầu năm đối với mỗi loại vật liệu để tính ra cột giá hạch toán. Còn ở cột giá thực tế thì kế toán lấy giá thực tế tồn cuối kỳ của kỳ trước để vào số dư đầu tháng; nhặt từ các NKCT có liên quan sang rồi cộng lại để vào số phát sinh trong tháng. Sau đó lấy tổng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng ở cột giá thực tế chia cho tổng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng ở cột giá hạch toán thì ta sẽ được hệ số chênh lệch (H).
Ví dụ: Trích bảng kê số 3 tháng 12/2008 (Biểu số 02)
= 0,981
H
1.988.914.831
2.027.436.199
=
Từ bảng kê số 3, ta có thể tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vật liệu trong tháng để lên bảng phân bổ NLVL, CCDC (biểu số 03) theo giá hạch toán. Kế toán lấy giá hạch toán nhân với hệ số chênh lệch đã tính ở bảng kê số 3 thì sẽ tính ra cột giá thực tế vật liệu xuất dùng cho từng sản phẩm, theo từng khoản mục.
Từ bảng phân bổ NLVL, CCDC, kế toán vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK621 (biểu số 04); từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 kế toán vào bên Nợ TK621 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05), lên bảng kê số 4 (biểu số 06) dòng phù hợp, vào bảng phân bổ TK621 và các chứng từ liên quan kế toán vào NKCT số 7 (biểu số 07). Tiếp theo đó, kế toán vào sổ cái TK621 (biểu số 08).
*Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hình thức trả lương: Công ty Cổ phần đóng tầu Hà Nội đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với hình thức trả lương khoán.
Phương pháp trả lương: Căn cứ vào số tiền được khoán về tiền lương cho mỗi sản phẩm của Công ty giao cho các phân xưởng, quản đốc phân xưởng dựa vào tính chất, nội dung cụ thể của từng công việc giao khoán lại cho các tổ sản xuất. Cuối tháng, quản đốc của các phân xưởng cùng tổ trưởng, các phòng nghiệp vụ liên quan tiến hành đánh giá tổng hợp kết quả lao động cho từng tổ sản xuất và cho toàn phân xưởng. Dựa vào kết quả đó và căn cứ vào bảng chấm công của từng tổ sản xuất thì cuối tháng thống kê phân xưởng tính lương cho từng tổ viên như sau:
- Tiền lương sản phẩm:
Đơn giá lương cơ bản
=
Mức lương cơ bản
26
Lương sản phẩm = Đơn giá lương cơ bản x Số ngày công khoán thực tế
Ví dụ: Đồng chí Nghiêm Minh An là thợ Tiện – PX Cơ khí tham gia sản xuất để hoàn thành tầu 3500T tháng 12/2008 có mức lương cơ bản là 298.800 đ và có số ngày công khoán thực tế là 23 ngày thì đồng chí được hưởng lương sản phẩm là:
Đơn giá lương cơ bản
=
298.800
26
= 11.492,3
- Tiền lương năng suất:
+ Tiền lương năng suất khoán được tính theo ngày công thực tế. Tổng số tiền năng suất của tổ là phần còn lại của tiền lương khoán
sau khi đã trừ đi tổng số tiền lương sản phẩm.
+ Đơn giá năng suất khoán của tổ là tổng số tiền năng suất khoán chia cho số công khoán thực tế của tổ.
+ Tiền lương năng suất khoán của mỗi cá nhân bằng số ngày công khoán của mỗi cá nhân nhân (x) với đơn giá năng suất khoán.
Ví dụ: Trong 12/2008 tổng số tiền lương xác định khoán của tổ Tiện, phân xưởng Cơ khí để hoàn thành tầu 3500T là 5.079.464 đ. Tổng số công thực tế khoán là 235 công. Tổng số lương sản phẩm là 2.477.629 đ. Vậy tiền lương năng suất được tính cho tổ đó và cho đồng chí An là:
Lương năng suất tổ = 5.079.464 - 2.477.629 = 2.601.835 đ
Đơn giá năng suất khoán = 2.601.835 : 235 = 11.071,64 đ
Lương năng suất của đồng chí An = 11.071,64 x 23 = 254.648 đ
+ Lương của mỗi công nhân nhận được bằng tổng của lương sản phẩm và lương năng suất khoán.
Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kế toán sử dụng TK622 để hạch toán chi phí NCTT và các TK liên quan như TK334, TK338.
Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty:
TK154
TK622
TK334
Kết chuyển và phân bổ chi phí NCTT
Tiền lương phải trả cho CNTT sản xuất sp
TK338
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ
Cuối tháng kế toán dựa trên bảng thanh toán lương và phụ cấp của từng tổ sản xuất để lập được Bảng tổng hợp thanh toán lương của toàn công ty. Ví dụ: Bảng thanh toán lương và phụ cấp Tổ tiện tháng 12/2008 (biểu số 09).
Sau khi có bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty, kế toán căn cứ vào bản xác định hiện trường (lương khoán) (Biểu số 10) để phân tích; dựa vào đó kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH
(biểu số 11), vào sổ chi tiết chi phí sản xuất TK622 (Biểu số 12), cuối cùng là vào sổ Cái TK622 (Biểu số 13).
* Hạch toán chi phí sản xuất chung - TK 627
- Chi phí SXC bao gồm các khoản sau : Chi phí nhân viên phân xưởng; Chi phí vật liệu (TK6272); Chi phí CCDC sản xuất (TK 6273); Chi phí khấu hao (TK 6274); Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277); Chi phí khác bằng tiền (TK 6278)
TK 627
TK334, 338
Trình tự hạch toán chi phí SXC tại công ty:
Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng
CP dịch vụ mua ngoài
TK111,112,331
TK3311,112,331
TK133
TK3311,112,331
Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
TK214
TK3311,112,331
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK152, 153
TK3311,112,331
Cp VL, CCDC dùng cho phân xưởng
- Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ kế toán.
+ Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: chi phí nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương của tất cả công nhân viên quản lý bao gồm: lương, phụ cấp lương... tất cả chi phí này được hạch toán vào TK 627.
+ Tiền lương nhân viên phân xưởng được trả theo thời gian và tỷ lệ trích nộp được thực hiện theo chế độ hiện hành. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/ 2008 (Biểu số 11), kế toán ghi:
Tiền lương của nhân viên phân xưởng
Nợ TK 627 : 16.830.788
Có TK 334 : 16.830.788
Các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng
Nợ TK 627: 2.304.060
Có TK 3382: 336.616
Có TK 3383: 1.735.930
Có TK 3384: 231.464
+ Hạch toán chi phí NVL, CCDC sử dụng cho bộ phận sản xuất chung như sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên MMTB, nhà xưởng…Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu , CCDC tháng 12/2008 để ghi sổ: (Biểu số 03)
Nợ TK 627: 14.715.000
Có TK 152: 14.715.000
Nợ TK 627: 2.490.000
Có TK 153: 2.490.000
+ Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Công ty thực hiện phương pháp kế toán TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng ước tính
Mức khấu hao trung bình hàng năm được xác định theo công thức sau:
Công ty đang trích khấu hao theo tháng và công thức tính như sau:
Mức khấu hao TSCĐ hàng tháng
=
12 tháng
Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm
Việc trích hoặc thôi trích KHTSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
TSCĐ của Công ty được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ. Hàng tháng kế toán thực hiện trích khấu hao TSCĐ và lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (bảng biểu số 13)
Thực tế trong tháng 12/2008 ở công ty không có sự tăng giảm TSCĐ và cũng không có sự thay đổi thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ.
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2008 trên, kế toán ghi như sau:
Nợ TK627 66.159.067
Có TK214 66.159.067
Và ghi đơn : Nợ TK009 66.159.067
- Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm chi phí điện, nước,
điện thoại tại phân xưởng, các chi phí sửa chữa nhỏ , sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ nếu thuê ngoài. Tất cả các chi phí này đều được tập hợp vào tài khoản 627 theo chi phí thực tế của các hoá đơn thanh toán trong tháng
- Phân bổ chi phí sản xuất chung
Từ tất cả các bảng phân bổ (bảng phân bổ NLVL,CCDC; bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ TSCĐ) kế toán lên sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK627 (Biểu số 15).
Sau khi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán vào bảng kê số 4 dòng phù hợp (biểu số 06)
Tỉ lệ phân bổ CP SXC
(HTK627)
=
Tổng chi phí SXC phát sinh trong tháng
Tổng chi phí NCTT phát sinh trong tháng
HTK627
=
178.546.195
112.535.297
= 0,63028627
Công ty thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NCTT được tính theo công thức sau:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP i = H 627 x chi phí NCTT của sản phẩm i
Chi phí SXC phân bổ cho tàu 3500T là:
0,630286727 x19.338.728 =12.188.944đ
Sau khi tính được hệ số phân bổ kế toán sẽ tính số chi phí SXC cho các sản phẩm và ghi sổ:
Nợ TK 154 112.535.297
Chi tiết tàu 3500 tấn 12.188.944
Chi tiết tàu 6500 tấn 100.346.353
Có TK 627 112.535.297
* Tổng hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp - TK154
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào bên Nợ TK 154, vào sổ cái TK 154 (biểu số 16), và vào bảng kê số 4 (biểu số 06) Sau khi vào bảng kê số 4 kế toán lên NKCT số 7 (bảng biểu số 07 phần I và II)
* Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang áp dụng tại công ty
Giá trị sản phẩm dở dang tại công ty được xác định bằng cách cộng dồn chi phí phát sinh từ khi bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm cần xác định giá trị sản phẩm dở dang của sản phẩm đó.
Ví dụ : đến cuối tháng 12/2008 tàu 500T đã hoàn thành nên không có giá trị dở dang còn tàu 6500T chưa hoàn thành nên giá trị sản phẩm dở dang được thể hiện trên bảng chi tiết chi phí sản xuất tàu 6500T (Biểu số 17)
2.2.2.5 Công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty Đóng tàu Hà Nội
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành
- Công ty CP đóng tầu Hà Nội sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng và mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành của Công ty là từng đơn đặt hàng từng sản phẩm.
- Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã sản xuất hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở trên, Công ty đã vận dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng, theo từng sản phẩm, để tính giá thành sản phẩm.
Mỗi một đơn đặt hàng đều được mở một bảng chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí. Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng kế toán vẫn phải vào bảng chi tiết chi phí sản xuất của sản phẩm đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì hạch toán chi phí sản xuất từ khi bắt đầu SX đến khi hoàn thành sản phẩm sẽ tính được giá thành sản phẩm. Vì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng nên việc tính giá thành sản phẩm chỉ việc cộng dồn các chi phí phát sinh lại. Tổng số phát sinh luỹ kế sẽ là giá thành SP.
Ví dụ: Cuối tháng 12/2008, bộ phận SX báo là Tàu 3500 tấn đã hoàn thành nên kế toán tiến hành tính giá thành cho Tàu 3500 tấn rồi lập bảng tính giá thành SP tàu 3500 tấn (Biểu số 17). Sau đó kế toán vào NKCT số 7 (Biểu số 07).
Phần 3
Đánh giá chung
. Đánh giá chung
Công ty cổ phần đóng tầu Hà Nội là một trong những đơn vị thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội. Trên chặng đường phát triển của mình, Công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được nhièu thành tích lớn trong sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Công ty đã xây dựng và đào tạo được một bộ máy quản lý khoa học, lựa chọn được những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện, đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý và hạch toán trong điều kiện nền kinh tế và thị trường mở cửa ở nước ta hiện nay.
3.2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đóng tầu Hà Nội.
3.2.1. ưu điểm:
Qua thời gian thực tập tại công ty và trên cơ sở lý luận đã được học trong nhà trường em thấy rằng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thàng sản phẩm tại Công ty có nhưng ưu điểm sau:
- Bộ máy kế toán được phân bố hợp lý, đáp ứng được yêu cầu hạch toán trong nền kinh tế thị trường đồng thời phát huy được năng lực của từng kế to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31668.doc