Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu Lạng Sơn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 3

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN 3

1.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Du lịch và XNK Lạng Sơn. 3

1.1.2. Giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. 4

1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 6

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần du lịch và XNK Lạng Sơn. 6

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch và XNK Lạng Sơn. 6

1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. 7

1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 9

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 14

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN 19

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 19

2.1.1. Chức năng của phòng tài chính – kế toán 19

2.1.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 19

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ 21

2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 22

2.2.1. Các chính sách kế toán chung 22

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. 22

2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 26

2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 26

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 27

2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 28

2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán 28

2.3.2. Tổ chức hạch toán kế toán thuế và TSCĐ 29

2.3.3. Tổ chức hạch toán kế toán tại các cơ sở 31

2.3.4.Tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp 31

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 32

3.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tai Công ty cổ phần du lịch và XNK Lạng Sơn. 32

3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. 32

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn 3: Thêm một dấu mốc lịch sử được hình thành đó là vào ngày 27/01/1994 UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành QĐ số 36 UB/QĐ về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ xuất nhập khẩu và đổi tên Công ty du lịch và dịch vụ Lạng Sơn thành Công ty Du lịch và XNK Lạng Sơn. Công ty du lịch và XNK Lạng Sơn là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác. Trên cơ sở nguồn vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đồng thời, để đạt được mục tiêu không ngừng tăng trưởng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong giai đoạn này: từ việc nhận thức, vận dụng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật cuả Nhà nước, Công ty Du lịch và XNK Lạng Sơn đã không ngừng phát triển như: tạo công ăn việc lạm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước, Công ty đã phát triển và không ngừng lớn mạnh về quy mô và hiệu quả sản xuất: tăng trưởng về vốn năm sau cao hơn năm trước, tăng lợi nhuận, đảm bảo đầy đủ các khoản nộp ngân sách Nhà nước, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng khách sạn, đạt tiêu chuẩn 2 sao, tuyển chọn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, khai thác thêm sản phẩm du lịch. 1.1.2. Giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. Nhằm tăng cường năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa, thực hiện chủ trương cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính ophủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần, ngày 26 tháng 8 năm 2006 Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ký Quyết định số 1710/QĐ – UBND – KT phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Du lịch và XNK Lạng Sơn thành Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. Tên giao dịch quốc tế: Lang Son Tourism and import – export joint stock company. Tên viết tắt: TOCOLIIMEX Trụ sở chính: Số 9 Trần Hưng Đạo – Phường Chi Lăng – TP Lạng Sơn. Điện thoại: 0253 814 848 Fax: 0253 812 739 Vốn điều lệ: 26.890.000.000 đồng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1403000156, đăng ký lần đầu ngày 10/3/2006, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 12/02/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn cấp. Tài khoản: Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Lạng Sơn Số tài khoản: 35110000000178 Mã số thuế: 4900101456 ngày 22/03/2006, do cục thuế Tỉnh Lạng Sơn cấp Với số vốn điều lệ là: 26.890.000.000đồng, cụ thể như sau: Vốn Nhà nước chiếm 54,99%( tương ứng 14.787.400.000VNĐ) Vốn người lao động trong công ty chiếm 12,42%(tương ứng 333.900.000 VNĐ) Cổ phần nhà đầu tư nước ngoài chiếm 30,63%(tương ứng 823.760.000VNĐ) Cổ phần đầu tư khác chiếm 1,95%( tương ứng 52.600.000VNĐ) Công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11 tháng 3 năm 2006 trên cơ sở lao động, tiền vốn và khách hàng do Công ty du lịch và XNK Lạng Sơn bàn giao sang Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn (159 lao động và 03 phòng nghiệp vụ cùng toàn bộ tài sản, tiền vốn). 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần du lịch và XNK Lạng Sơn. Công ty có nhiệm vụ chính là tổ chức kinh doanh trên các lĩnh vực lữ hành quốc tế và nội địa, mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá thương mại, sản xuất sản phẩm, kinh doanh khách sạn, nhà hàng… theo kế hoạch hàng năm và thực hiện chế độ hạch toán độc lập. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch và XNK Lạng Sơn. Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn chuyên kinh doanh: kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, chế biến các sản phẩm địa phương để phục vụ du khách như các đặc sản phục vụ ăn uống, sản xuất sản phẩm rượu Mẫu Sơn phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Sự trở lại bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc từ tháng 11/1991, theo phương châm: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” đã góp phần phát triển kinh tế cửa khẩu phía Bắc. Đây chính là một thuận lợi cho Công ty cổ phần du lịch và XNK Lạng Sơn phát triển thế mạnh về du lịch và XNK của mình. Mặt khác, nằm ngay trên trục đường Trần Hưng Đạo, trung tâm thành phố Lạng Sơn rất thuận tiện cho việc giao dịch công tác, phù hợp với một doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh doanh du lịch và XNK. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng sơn gặp không ít khó khăn trong những năm gần đây. Với nạn buôn lậu hàng hoá qua biên giới Vịêt Nam- Trung Quốc không kiểm soát được đã gây sức ép với việc buôn bán XNK của Công ty. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn. * Quy trình sản xuất sản phẩm rượu Mẫu Sơn: Sơ đồ 1-1: Quy trình nấu rượu Gạo Cây, rễ, lá men Nước Gạo Nước mạch Xay nhỏ, trộn đều Tạo hình quả Ủ lên men Phơi khô Men quả khô đủ tuổi Lên men rượu Chưng cất Rượu Cơm chín Cơm vừa nguội Sơ đồ 1-2: Quy trình sản xuất sản phẩm rượu Mẫu Sơn Thu mua rượu Nhập, ủ rượu Lọc rượu Chiết rót Đóng nút Màng co, tem Đóng kiện Nhập, bảo quản Tiêu thụ Vỏ bình cũ Rửa sơ bộ Vật liệu, bao bì Rửa bằng nước tinh khiết Vỏ bình mới Bảo quản Nút bình Khử trùng Thùng carton 1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. Cơ cấu bộ máy quản lí của Công ty được tổ chức theo mô hình như: Sơ đồ 1-3 (Trang 4) Sơ đồ 1-3: Bảng cơ cấu quản lý của Công ty Kế toán trưởng Phòng tài chính – kế toán Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Phó giám đốc I Phó giám đốc II Ban kiểm soát Giám đốc công ty Phòng tổ chức – hành chính Phòng kế hoạch – tổng hợp Khách sạn Bắc Sơn Nhà hàng Nam Kai Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch Xí nghiệp rượu Mẫu Sơn Chi nhánh tại Hà Nội Khách sạn Hoa Sim * Đại hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông quyết định cơ cấu tổ chức, thời hạn hoạt động, giải thể Công ty, quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm Hội đồng quản trị. * Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất khi vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ và những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại cho Công ty. * Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Có vai trò thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đảm bảo các quyền lợi của các cổ đông. Tiến hành thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông. Báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo cáo khác của Công ty. * Ban giám đốc Ban giám đốc gồm Giám đốc điều hành, các phó giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm ra quyết định bổ nhiệm và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, tổ chức phân công, xây dựng quy chế làm việc, quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất, trang thiết bị và vốn đầu tư, có quyền uỷ nhiệm cho cấp dưới thừa lệnh thay mặt trong thời gian giám đốc đi vắng quản lý Công ty. Các phó giám đốc là người giúp giám đốc Công ty, phụ trách theo dõi, điều hành một số công việc, lĩnh vực của Công ty do giám đốc phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và cấp trên về nhiệm vụ được giao. CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN * Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức tài chính của Công ty đảm nhiệm những nhiệm vụ cơ bản như sau: - Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ của Công ty - Quản lý và thực hiện chế độ đối với người lao động trong Công ty - Tổ chức thực hiện công tác quản trị hành chính - Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan và PCCC tại Công ty * Phòng tài chính- kế toán Phòng tài chính- kế toán của Công ty có nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty. - Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính của Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính theo đúng quy định Công ty và Nhà nước. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá các báo cáo quyết toán, kiểm toán, tuân thủ về quy định, quy chế hiện hành của Công ty. * Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kế hoạch tổng hợp của Công ty có nhiệm vụ: - Quản lý, xây dựng các định mức, chỉ tiêu kinh doanh đối với phương án kinh doanh của Công ty. - Tổ chức thực hiện đầu tư mới tài sản cố định và xây dựng cơ bản. - Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, đại tu, nâng cấp kỹ thuật các phương tiện và TSCĐ. - Quản lý kỹ thuật hàng hoá, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị. Các phòng ban trong Công ty có quan hệ bổ trợ cho nhau trong việc cung cấp các thông tin để hoàn thành nhiệm vụ của phòng và giúp cho Ban giám đốc đưa ra các phương án hoạt động, kinh doanh phù hợp với điều kiện xã hội, pháp luật và giúp Công ty hoạt động có hiệu quả. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC * Khối khách sạn, nhà hàng: ( Gồm có: Khách sạn Hoa Sim, khách sạn Bắc Sơn, nhà hàng Nam Kai) Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác theo đăng ký kinh doanh của Công ty. Thực hiện nghĩa vụ và hoàn thành kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Công ty giao giúp ban giám đốc Công ty tổ chức quản lý, phân công điều hành cán bộ công nhân viên trong khách sạn, nhà hàng. Tổ chức điều hành chung mọi hoạt động trong khách sạn, nhà hàng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của khách sạn, đảm bảo đúng pháp luật. * Khối du lịch: ( Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch) Thực hiện các tour du lịch trong và ngoài nước. Thay giám đốc giải quyết công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền do giám đốc uỷ quyền thực hiện. Thực hiện nghĩa vụ và hoàn thành giao khoán kinh doanh du lịch theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm Công ty giao. * Khối xuất nhập khẩu: Kinh doanh hàng hoá, khai thác thực hiện các hợp đồng XNK. Thay giám đốc giải quyết công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền Công ty do giám đốc uỷ quyền thực hiện. Thực hiện nghĩa vụ và hoàn thành giao khoán kinh doanh XNK theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Công ty giao. * Xí nghiệp rượu Mẫu Sơn: Tiến hành sản xuất sản phẩm rượu Mẫu sơn theo kế hoạch của Công ty và theo đúng pháp luật. Hoàn thành giao khoán kinh doanh theo chỉ tiêu của Công ty giao. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. Từ khi chuyển thành Công ty cổ phần kết quả đạt được của Công ty qua các năm như sau: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, lợi nhuận đạt 932.755.320đ Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, lợi nhuận đạt 1.043.744.270đ Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, lợi nhuận đạt 1.702.648.534đ Đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, lợi nhuận đạt 444.035.180đ Chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2007, 2008, 2009: (Bảng 1-4, trang 13) Dựa vào Bảng phân tích trên, ta có nhận xét: - Doanh thu thuần qua 3 năm đã tăng, và tỷ lệ tăng doanh thu thuần của năm 2009 là 133% cao hơn so với năm 2008, chứng tỏ việc kinh doanh của Công ty đã có xu hướng phát triển tốt và ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên do do các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất của Công ty năm 2009 không đạt hiệu quả tốt nên làm cho khoản lợi nhuận khác năm 2009 bị lỗ là 749.382.686 triệu đồng, làm cho lợi nhuận sau thuế của năm 2009 giảm mạnh. - Các khoản chi phí bán hàng và quản lý của Công ty đã giảm đáng kể chứng tỏ việc kiểm soát chi phí của Công ty có hiệu quả, đây là biểu hiện tốt của Công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh một cách đơn giản các chỉ tiêu qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dễ dàng tìm được nguyên nhân làm tăng, giảm lợi nhuận vì doanh thu qua các năm không bằng nhau. Để thấy được kết quả và hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh của Công ty ta cần phải tiến hành phân tích một số chỉ tiêu thể hiện ở Bảng 1-5 ( Trang 17) Bảng 1-5: Bảng phản ánh tình hình tài chính của Công ty qua các năm 2007,2008,2009 ĐVT: VND STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng tài sản 40,79% 41,61% 41,95% TSLĐ/Tổng tài sản 59,21% 58,39% 58,05% 2 Cơ cấu vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 11,92% 13,2% 14,45% Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng NV 88,08% 86,8% 85,55% 3 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành 306,8% 308,7% 305,6% Khả năng thanh toán nhanh 14,8% 22,18% 12,8% 4 Tỷ lệ sinh lời LN sau thuế/ Doanh thu thuần 8,52% 12,81% 2,52% LN sau thuế/ Tổng tài sản 3,18% 2,9% 3,65% LN sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 3,65% 3,35% 3,91% Dựa vào Bảng phân tích trên ta có nhận xét: Trong các năm Công ty đều đầu tư trang bị phương tiện máy móc mới cho sản xuất kinh doanh và phục vụ cho các hoạt động của Công ty. Các tài sản lưu động cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn để không bị ứa đọng vốn nhiều. Về khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty luôn đựơc kiểm soát chặt chẽ để các khoản nợ luôn được thanh toán đúng hạn và không làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Do lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm mạnh nên làm cho tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm mạnh. Qua bảng phân tích nhận thấy trong các năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng phát triển tốt, Công ty cần phát huy các thế mạnh của mình và khắc phục các hoạt động khác ngoài sản xuất để Công ty phát triển. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 2.1.1. Chức năng của phòng tài chính – kế toán - Xây dựng kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty. - Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các họat động tài chính của Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính theo đúng quy định Công ty và Nhà nước. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá các báo cáo quyết toán, kiểm toán, tuân thủ về quy định, quy chế hiện hành của Công ty. 2.1.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn hiện đang áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, tại đây mọi công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty, bắt đầu từ khâu phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cho đến khâu cuối cùng là tổng hợp lên báo cáo quyết toán gửi về bộ phận liên quan.(Bảng 2-1- trang 18) Bảng 2-1 Bảng mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thuế Kế toán tiền và các khoản thanh toán Thủ quỹ Kế toán các cơ sở Kế toán trưởng 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình hạch toán kế toán của Công ty, giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán tại Công ty theo cơ chế hiện hành. Kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán tài chính của toàn Công ty theo định kỳ qúy, năm. Kiểm tra, đôn đốc việc lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các đơn vị cơ sở trong toàn Công ty theo đúng thời gian quy định. Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thuế: Chịu trách nhiệm theo dõi biến động tăng, giảm tài sản cố định, công cụ tại văn phòng Công ty. Báo cáo cung cấp số liệu thường xuyên, định kỳ giúp lãnh đạo phòng nắm rõ tình hình biến động của tài sản trong toàn Công ty kịp thời. Lập báo cáo kê khai định kỳ phát sinh trong Công ty về các sắc thuế với cơ quan thuế. Báo cáo thường xuyên phát sinh thuế trong toàn Công ty giúp lãnh đạo phòng cân đối, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước. Kế toán tiền và các khoản thanh toán: Chịu trách nhiệm mở sổ sách theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Nhận và quản lý chứng từ các đơn vị cơ sở nộp lên Công ty. Theo dõi chi tiết nội dung phát sinh tình hình công nợ phải thu, phải trả thường xuyên tại văn phòng Công ty, số liệu báo cáo tổng hợp công nợ các đơn vị trực thuộc Công ty. Lập báo cáo tổng hợp số liệu thường xuyên, định kỳ theo chế độ báo cáo lãnh đạo phòng, đề xuất xử lý nội dung phát sinh đảm bảo công tách hạch toán kế toán tiền và các khoản thanh toán đúng chế độ. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, kiểm soát, đối chiếu chứng từ phát sinh thu, chi tại văn phòng Công ty. Quản lý, kiểm soát hoá đơn, ấn chỉ, chứng từ lưu trữ. Kế toán các cơ sở: Các kế toán tại cơ sở có chức năng như một kế toán tổng hợp. Tùy theo hoạt động kinh doanh của từng cơ sở mà hạch toán tất cả các phát sinh tại cơ sở mình đảm nhiệm. Định kỳ gửi báo cáo lên bộ phận kế toán Công ty. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XNK LẠNG SƠN. 2.2.1. Các chính sách kế toán chung - Công ty áp dụng hạch toán kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Công ty sử dụng đơn vị tiền để hạch toán là Việt nam đồng. - Niên  độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. - Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Công ty sử dụng hình thưc kế toán là “ Nhật ký - chứng từ” và được thực hiện trên máy vi tính. - Công ty áp dụng phương pháp đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. Việc lập, luân chuyển, kiểm tra, ký duyệt, bảo quản và lưu giữ chứng từ được công ty quy định rõ ràng trách nhiệm cho từng phòng ban, bộ phận. Cụ thể, Phòng phân phối dự án lập các chứng từ liên quan đến nhập kho hàng hoá, Phòng nhân sự lập chứng từ liên quan đến tiền lương và nhân viên, Phòng kế toán lập chứng từ về tiền, TSCĐ, phiếu xuất kho... Các chứng từ sau khi lập đều được tập hợp tại phòng kế toán, các kế toán viên của từng phần hành sẽ kiểm tra, ký duyệt, sau đó nhập liệu vào phần mềm kế toán, tiến hành bảo quản và lưu trữ. Chứng từ kế toán được lưu trữ tuỳ thuộc đặc điểm của từng phần hành để tiện theo dõi, chẳng hạn chứng từ về tiền sẽ được lưu theo ngày tháng, riêng cho từng ngân hàng… Công ty sử dụng danh mục chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật bổ sung khác.( Bảng 2-2, Trang 23) Bảng 2-2: Danh mục chứng từ kế toán STT Chứng từ sử dụng Số hiệu CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH 15 Lao động tiền lương 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL 2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL 3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL 4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL 5 Giấy đi đường 04-LĐTL 6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL 8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL 9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL 10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu)hợp đồng giao khoán 09-LĐTL 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL 12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL Hàng tồn kho 1 Phiếu nhập kho 01-VT 2 Phiếu xuất kho 02-VT 3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT 4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT 5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa 05-VT 6 Bảng kê mua hàng 06-VT 7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT Bán hàng 1 Bảng thanh toán tiền hàng đại lý, ký gửi 01-BH 2 Thẻ quầy hàng 02-BH Tiền tệ 1 Phiếu thu 01-TT 2 Phiếu chi 02-TT 3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT 4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT 5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT 6 Biên lai thu tiền 06-TT 7 Bảng kê vàng bạc, kim khí, đá quý 07-TT 8 Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ 08a-TT 9 Bảng kiểm kê quy( dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý 08b-TT 10 Bảng kê chi tiền 09-TT Tài sản cố định 1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ 2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ 3 Biên bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ 4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ 5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ 6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC 1 Giấy chứng nhận ngỉ ốm hưởng BHXH 2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản 3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL 4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL 5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03PXK-3LL 6 Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý 04HDL-3LL 7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05TTC-LL 8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn 04/GTGT 9 …… 2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty sử dụng hình thức kế toán là: “Nhật ký chứng từ’ và được thực hiện trên máy vi tính. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ như Bảng 2-3 (Trang 24) Bảng 2-3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất và kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – chứng từ liên quan. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các sổ Nhật ký – chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, ther kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty sử dụng 4 biểu mẫu báo cáo tổng hợp: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp: Mẫu số B 01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: Mẫu số B 02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03 – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp: Mẫu số B 09 – DN * Báo cáo tài chính tổng hợp phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. * Báo cáo kế toán tổng hợp phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thục kỳ kế toán năm. * Hết mỗi năm Công ty lập báo cáo năm gửi cho: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, sở công thương Lạng Sơn. 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán Kế toán tiền mặt: - Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên bản thu tiền, bảng kiểm kê quỹ. - Tài khoản sử dụng: TK 1111- Tiền mặt VNĐ tại quỹ và các tài khoản liên quan. - Hạch toán chi tiết: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt kế toán tiền hành ghi vào sổ Nhật ký chứng từ số 1, Bảng kê số 1 và sổ chi tiết tài khoản 111. - Hạch toán tổng hợp: Cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu chiếu số liệu giữa Bảng kê số 1, sổ chi tiết tài khoản 111 và Nhật ký chứng từ số1.Từ sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành ghi sổ cái tài khoản 111 và là cơ sở để lập các báo cáo tài chính. Kế toán tiền gửi ngân hàng - Chứng từ: Giấy báo nợ, giấy báo có, séc chuyển tiền - Tài khoản : kế toán sử dụng TK 1121- tiền gửi VNĐ tại ngân hàng TK 11211 - Tiền VNĐ gửi tại ngân hàng đầu tư và phát triển Lạng Sơn TK 11212 – Tiền VNĐ gửi tại ngân hàng công thương Lạng Sơn TK 11213 - Tiền VNĐ gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển… Và các tài khoản liên quan. - Hạch toán chi tiết: Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến TGNH để vào Nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê 2 và sổ chi tiết TK112 - Hạch toán tổng hợp: Cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu giữa Bảng kê số 2, sổ chi tiết TK 112 với chật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25997.doc
Tài liệu liên quan