Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương

 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I. Tổng quan về Công ty cổ phần giày Hải Dương. 3

1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần giày Hải Dương 3

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty. 6

3. Tổ chức quản trị của Công ty. 7

4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 9

4.1 Quy trình kinh doanh 9

4.2 Quy trình sản xuất 11

4.3 Nguồn nguyên vật liệu và phụ liệu 13

II. Các nguồn lực của Công ty. 13

1. Nguồn lực tài chính 13

2. Nguồn nhân lực 14

3. Cơ sở vật chất 15

III. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 15

1 Thị trường tiêu thụ. 15

2 Môi trường cạnh tranh. 16

3. Các nhân tố ảnh hưởng 17

IV. Chiến lược kinh doanh của Công ty. 18

V. Kết quả kinh doanh của Công ty. 19

1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty 19

2.Tình hình quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty. 22

2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản 22

2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn 24

3. Các chỉ tiêu tài chính 25

VI. Những khó khăn mà Công ty đang gặp phải. 26

KẾT LUẬN 28

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.Hội đồng quản trị Công ty hiện có 05 thành viên do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm. -Ban kiểm soát: là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của giám đốc. Ban kiểm soát Công ty hiện tại có 03 người, 01 trưởng ban và 02 thành viên. Trưởng ban kiểm soát do các thành viên trong ban bầu. - Giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ của Công ty. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc, HĐQT và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công. -Các phòng ban bao gồm 6 phòng đó là các phòng: + Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu( phòng KDXNK) khai thác các đơn hàng, làm kế hoạch sản xuất giày và kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị khác phối hợp với phòng thiết kế mẫu, theo đơn đặt hàng thiết kế những mẫu mới phù hợp với thị trường tiêu thụ. + Phòng tổ chức hành chính( phòng TCHC): có nhiệm vụ tiếp khách Công ty, quản lý các giấy tờ thuộc hành chính. Lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động trong từng Công ty như: lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động giúp giám đốc quản lý về mặt con người, nắm được năng lực của từng người để phân công, bố trí phù hợp. Kết hợp với các phân xưởng để quản lý định mức lao động từ đó hình thành lương, thưởng cho từng người, tính các sổ BHXH cho từng người lao động và các khoản khác. + Phòng vật tư: Lập kế hoạch điều độ sản xuất cho Công ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm. Có kế hoạch cung cấp vật tư cho từng phân xưởng theo tình hình thực tế đồng thời nắm vững lượng vật tư xuất ra cho sản xuất, lượng vật tư tồn kho, lượng thiếu hụt, dự tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuất kịp thời. + Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Phòng tài vụ phải thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban làm đúng thủ tục khách hàng, đồng thời tính toán lãi lỗ trước giám đốc. + Phòng quản lý chất lượng( phòng QLCL): Có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn, quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất + Phòng cơ điện: Bố trí điện nước, năng lượng cho sản xuất và phục vụ cho các hoạt động khác của Công ty. Tổ chức các phòng có trưởng phòng, phó phòng và nhân viên. 4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 4.1 Quy trình kinh doanh Sơ đồ khái quát quy trình kinh doanh: Khách hàng Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Giám đốc Phòng vật tư Các phân xưởng sản xuất Kho thành phẩm (1) (3) (2) (4) (5) (6) (7) (1) Khách hàng mang đơn hàng đến, lúc này phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có nhiệm vụ sẽ tính toán khái quát giá trị đơn hàng và xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau đó trình lên giám đốc. (2) Giám đốc xem xét và thương thảo với khách hàng sau đó đưa ra quyết định có ký hợp đồng kinh tế hay không. (3) Khi hợp đồng kinh tế đươc ký kết, Giám đốc giao lại cho phòng kế hoạch xuất nhập khẩu. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu sẽ thực hiện các nhiêm vụ chính sau: + Làm thủ tục tín dụng thư gửi sang phía đối tác yêu cầu vốn, nguyên vật liệu… + Lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng theo ngày sản xuất của đơn hàng (4) Phòng vật tư có nhiệm vụ lo phần nguyên vật liệu nội địa chiếm khoảng 30- 40% giá trị đơn hàng, đồng thời nhập các nguyên vật liệu ngoại bên phía khách hàng cung cấp và cung ứng cho từng phân xưởng sản xuất. (5)(6) Giai đoạn sản xuất sản phẩm và chuyển về kho thành phẩm (7) Giao sản phẩm cho khách hàng. Theo quy trình trên ta thấy, đây là một quy trình khép kín, Công ty nhận cả vốn và nguyên vật liệu của khách hàng ( vì đặc điểm của Công ty là gia công giày), nguyên vật liệu ngoại chiếm 60-70% giá trị đơn hàng, phía khách hàng bao tiêu toàn bộ đầu ra, điều đó cho thấy phần giá trị mà Công ty đóng góp vào sẽ không nhiều vì lợi thế mà Công ty khai thác ở đây chính là chi phí nhân công rẻ và hệ thống máy móc, thiết bị phân xưởng sẵn có. 4.2 Quy trình sản xuất Quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn. Do đó, Công ty chia làm thành 3 phân xưởng sản xuất gồm: + Phân xưởng chặt: gồm 2 bộ phận cán và chặt Bộ phận cán: một số NVL trước khi tiến hành chặt phải trải qua giai đoạn cán để gia công áp dính vào nhau sau đó chuyển đến bộ phận chặt. Bộ phận chặt: nhận NVL và sản phẩm sau khi trải qua giai đoạn cán đưa vào máy chặt để chặt thành các chi tiết nhỏ, công nhân cần phải định vị da theo cỡ số để tận dụng được tối đa tấm da. Các chi tiết bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra nhập kho để xuất cho phân xưởng may. + Phân xưởng may: được chia thành 2 chuyền may I và may II với số công nhân chiếm khoảng 60% tổng số lao động. Phân xưởng may nhân bán thành phẩm của phân xưởng chặt và một số vật liệu phụ khác tiến hành may theo dây chuyền. Một số chi tiết tiến hành thêu, sau đó may định vị các chi tiết khi được mũi giày hoàn chỉnh tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trước khi nhập kho. + Phân xưởng gò-ráp: được chia thành 2 chuyền gò I và gò II. Sau khi nhận mũi may từ phân xưởng may chuyển sang, nhận đế và vật liệu phụ từ kho nguyên liệu tiến hành các công đoạn gò-ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối công đoạn vệ sinh, hấp giày.Thành phẩm hoàn chỉnh qua kiểm tra chất lượng của cán bộ KCS sau đó được nhập kho thành phẩm. Để quản lý chặt chẽ công tác sản xuất thì cán bộ KCS hoạt động ở tất cả các phân xưởng , giám sát hoạt động sản xuất của đơn vị. Bên cạnh đó mỗi phân xưởng đều bố trí một quản đốc và 2 phó quản đốc phân xưởng, dưới phân xưởng được bố trí thành các tổ, mỗi tổ đều có tổ trưởng và tổ phó. Nhiệm vụ của các nhân viên tại tổ sản xuất và xưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, đôn đốc sản xuất để đảm bảo đúng tiến bộ, chất lượng, quản lý chi phí, giảm và tránh tình trạng lãng phí các yếu tố sản xuất… S¬ ®å kh¸i qu¸t quy tr×nh s¶n xuÊt giÇy thÓ thao. C«ng ty cæ phÇn giÇy H¶i D­¬ng Kho nguyªn vËt liÖu Ph©n x­ëng chÆt Båi ChÆt A1 Ph©n x­ëng may Thªu Ph©n x­ëng gß_r¸p May A2 A3 Kho thµnh phÈm §ãng hép KCS 4.3 Nguồn nguyên vật liệu và phụ liệu Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chính trong các sản phẩm da- giày ( chiếm tới 68-75% tổng chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm), do đó nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Công ty, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều này đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm & khai thác tối đa nguyên liệu trong nước qua đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. Công ty cổ phần giày Hải Dương sử dụng chủ yếu các loại NVL được nhập khẩu từ nước ngoài ( Công ty Freedom), NVL chính là các loại da, vải, đế… ngoài ra còn sử dụng các vật liệu phụ như: tấm trang trí, đệm đế, keo, mút. Bên cạnh các loại NVL nhập ngoại để giảm CPSX Công ty tìm thêm nguồn hàng nội địa đáp ứng được yêu cầu chất lượng tiết kiệm chi phí.Hoạt động chính hiện nay của Công ty là sản xuất giày thể thao xuất khẩu, sản xuất theo đơn đặt hàng, tùy theo đơn đặt hàng mà sử dụng các loại NVL khác nhau. Do vậy, mặt hàng giày dép của Công ty đa dạng và phong phú với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc kích cỡ khác nhau. II. Các nguồn lực của Công ty. 1. Nguồn lực tài chính Một doanh nghiệp muốn thành lập Công ty thì yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Do vậy nguồn lực tài chính là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ một doanh nghiệp nàp, vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập Công ty, để Công ty có thể tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kìm chặn mọi đường tiến, khiến cho doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn của cái cũ, cái nghèo nàn. Trong công cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp. Công ty cổ phần giày Hải Dương hoạt động với vốn điều lệ là 10,6 tỷ đồng chia 106 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 đ, mệnh giá tối thiểu 1 cổ phiếu là 100.000 đ. + Tỷ lệ vốn cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp là 54.060 cổ phiếu tương đương với 51% trị giá 5.406.000.000 đ + Tỷ lệ cổ phần của người lao động trong công ty là 51.940 cổ phiếu tương đương với 49% trị giá 5.194.000.000 ( Nguồn: theo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần giày Hải Dương) 2. Nguồn nhân lực Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ người lao động. Theo nghiên cứu của Hiệp hội da giày Việt Nam thì đặc thù của ngành da giày là tỷ lệ lao động phổ thông rất cao đến từ khu vực nông thôn và chủ yếu là lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ cao là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty bởi lao động nữ luôn tỏ rõ ưu thế hơn nam giới trong những công việc đòi hỏi sự cần cù, khéo léo và tỉ mỉ như công việc trong ngành da giày. Tổng số lao động hiện có trong công ty là 1500 người, theo cơ cấu sau: - Cơ cấu theo trình độ:+trình độ đại học:37 người +trình độ cao đẳng:08 người +trình độ trung cấp:32 người +công nhân bậc cao: 60 người +lao động phổ thông:1363 người - Cơ cấu theo bộ phận : +lao động gián tiếp: 115 người +lao động trực tiếp: 1415 người Theo cơ cấu trên ta thấy số lao động gián tiếp chiếm 7,67% trong tổng số lao động của Công ty. Đây chủ yếu là các lao động thuộc khối nhân viên hành chính vì như đã nói ở trên da giày là ngành cần rất nhiều lao động phổ thông. Đối với người lao động Công ty luôn tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho người lao động có việc làm ổn định, có thu nhập cao, được đào tạo nâng cao trình độ nhằm phục vụ tốt công ty. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và ban giám đốc công ty luôn được đảm bảo các chế độ, chính sách của người lao động được thực hiện đầy đủ theo nội quy của Công ty và Luật lao động. Công ty cố gắng thiết lập môi trường làm việc tốt nhất tạo mọi điều kiện phát huy sức mạnh tập thể trên cơ sở kết hợp sức mạnh của tất cả cán bộ và công nhân viên trong Công ty. 3. Cơ sở vật chất Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007, Công ty có tổng tài sản cố định là 23.645,07 triệu đồng. Trong đó tài sản cố định hữu hình là 22.786,02 triệu đồng bao gồm máy móc thiết bị là các máy móc tại các phòng ban như máy tính, máy fax, máy photo… hay các dây chuyền sản xuất tại các phân xưởng chặt, phân xưởng may, phân xưởng gò-ráp, nhà cửa, vật kiến trúc… và 11 triệu đồng tài sản cố định thuê tìa chính, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 848,05 triệu đồng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp thời gian sử dụng hữu ích ước tính, thời gian khấu hao được ước tính như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 5-40 năm Máy móc thiết bị: 6- 10 năm Phương tiện vận tải: 6-10 năm Thiết bị quản lý: 3-5 năm Các tài sản khác: 3-10 năm Đồng thời theo quyết định số 2703/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 23/07/2008 về việc cấp giấy sử dụng đất AL 569062 cho Công ty cổ phần giày Hải Dương được toàn quyền sử dụng 54.458,9 m2 đất cho mục đích kinh doanh theo đúng luật. III. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1 Thị trường tiêu thụ. Do nhiệm vụ sản xuất chính của Công ty là gia công giày thể thao xuất khẩu, do vậy khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng ngoại quốc. Trong đó khách hàng lớn nhất là Công ty Freedom Trading ( Hàn Quốc). Công ty này bao tiêu toàn bộ quá trình kinh sản xuất kinh doanh, từ khâu tìm thị trường, nhận đơn đặt hàng đến khâu phân phối sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn có các khách hàng khác như Xiamen Huamin, Footwear Sourcing ( Trung Quốc ) hay Jim Brother Corp… Những hợp đồng lớn đang được thực hiện và đã được ký kết năm 2008: Khách hàng Giá trị USD EUR Freedom Trading 6.281.703,91 2.262.500,64 Xiamen Huamin 418.312,56 Footwear Sourcing 414.452,46 Jim brother corp 83.484 Tổng cộng 7.197.925,93 2.262.500,64 ( Nguồn: Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Công ty cổ phần giày Hải Dương) Theo bảng số liệu trên ta thấy khách hàng lớn nhất của Công ty là Công ty Freedom Trading 2 Môi trường cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực, cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cai cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Tuy vậy, cạnh tranh vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty cổ phần giày Hải Dương, tuy mới cổ phần hóa chưa lâu từ 2003 đến nay song các các bộ & công nhân viên luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, cải tiến dây chuyền kỹ thuật, đổi mới quản lý nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu trong toàn ngành thì quy mô vốn, nhân lực của công ty còn khiêm tốn. Mặc dù vậy, Công ty vẫn là một doanh nghiệp có uy tín, có tên tuổi trên địa bàn Hải Dương, chất lượng sản phẩm của Công ty cạnh tranh gay gắt với các công ty gia công giày khác như: Công ty giày Cẩm Bình ( Cẩm Giàng- Hải Dương), Công ty TNHH Ngọc Vũ ( Nam Sách- Hải Dương), Công ty giày Phú Thái v.v...Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, được Nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty giày nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp 3. Các nhân tố ảnh hưởng a, Kinh tế Trong bối cảnh khả năng suy thoái kinh tế thế giới đang rất cao, nhiều dấu hiệu cho thấy toàn cầu có thể đối diện với cuộc suy thoái sâu rộng hơn bất cứ cuộc suy thoái nào trong vòng 30 năm qua, Việt Nam cũng phần nào chịu ảnh hưởng của cơn lốc này. Ngành sản xuất, xuất nhập khẩu cũng là một ngành cũng chịu tác động lớn của những rủi ro, những biến động trong nền kinh tế. Bằng chứng là các hợp đồng kinh tế của Công ty cổ phần giày Hải Dương cuối năm 2008 đã giảm đi đáng kể, do nền kinh tế suy thoái nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng giảm mạnh. b, Pháp luật Công ty cổ phần giày Hải Dương là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, vì vậy Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, các Luật thuế, các Nghị định , Thông tư và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan… Việt Nam trong những năm gần đây, thông qua hoạt động lập pháp, Quốc hội đã dần tạo lập được khung pháp lý và hệ thống luật pháp khá đầy đủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên hệ thống luật pháp Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, vì vậy vẫn trong quá trình phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện dần nên vẫn tiềm tàng một số rủi ro về pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, việc kinh doanh càng khó khăn hơn khi mà hệ thống pháp luật Việt Nam không đồng bộ với luật pháp quốc tế. Hội nhập kinh tế, tăng cường giao thương quốc tế luôn gắn liền với sự rủi ro trong pháp lý. Không thể loại bỏ hết được các rủi ro nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế nó bằng chính sự hiểu biết về pháp luật và sự tỉnh táo mỗi khi thực hiện giao dịch thương mại. IV. Chiến lược kinh doanh của Công ty. Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hóa hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó chính là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không những phải đủ sức canh tranh trên thị trường nội địa mà phải có khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Xác định như vậy nên Công ty cổ phần giày Hải Dương cũng đề ra những chiến lược và hướng đi cho riêng mình. Trong thời điểm hiện tại, do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nên Công ty ổn định sản xuất, giữ vững thị phần, phấn đấu là một doanh nghiệp có uy tín, tên tuổi trong ngành da giày thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm. §©y lµ chiÕn l­îc quan träng ¶nh h­ëng rÊt lín ®Õn qu¸ tr×nh tiªu thô s¶n phÈm còng nh­ uy tÝn cña C«ng ty trªn thÞ tr­êng. Ngµy nay ®êi sèng cña con ng­ßi ngµy cµng ®­îc n©ng cao, nhu cÇu cña hä rÊt lín vµ ®a d¹ng, nh÷ng s¶n phÈm mµ hä lùa chän tr­íc tiªn ph¶i lµ nh÷ng s¶n phÈm cã sù ®¶m b¶o vÒ chÊt l­îng , ®ã lµ nhu cÇu cña sù bÒn, ®Ñp, hÊp dÉn ë s¶n phÈm, chÊt l­îng s¶n phÈm thÓ hiÖn ë lîi Ých mµ hä thu ®­îc víi sè tiÒn ph¶i chi tr¶. N¾m b¾t ®­îc nhu cÇu ®ã, hµng n¨m C«ng ty lu«n chó träng ®Õn viÖc n©ng cao chÊt l­îng vµ c¶i tiÕn s¶n phÈm b»ng c¸ch ®Çu t­ vµo trang thiÕt bÞ m¸y mãc, nhµ x­ëng vµ nhËp nh÷ng nguyªn vËt liÖu víi chÊt l­îng tèt h¬n ®Ó s¶n xuÊt ra ®­îc nh÷ng s¶n phÈm bÒn, ®Ñp, phong phó vÒ kiÓu d¸ng, mÉu m·, ®¹t tiªu chuÈn hµng ViÖt Nam chÊt l­îng cao. Đồng thời với nó, Công ty cũng có những kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một khách hàng. Không chỉ như vậy, bước đầu Công ty đã cho sản xuất thử nghiệm, thiết kế sản phẩm mới. Tuy rằng vẫn còn yếu kém nhưng tương lai không xa Công ty sẽ có thương hiệu giày riêng cho mình. V. Kết quả kinh doanh của Công ty. 1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty * Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2004-t9/2008 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị : Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 9tháng/2008 Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 206.468,49 228.531,36 210.103,66 245.975,2 149.031,69 Doanh thu từ hoạt động tài chính 10,500 2.769,25 1.603,16 3.263,9 1.133,25 Giá vốn hàng bán 197.801,17 220.682,31 202.742,01 237.807,3 146.306,55 Chi phí bán hàng 3.914,86 4.010,74 2.268,97 2.162,6 1.563,2 Chi phí hoạt động tài chính 0 828,65 961,2 3.355,64 2.150,1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.680,05 4.267,65 4.048,1 3.975,67 1385,3 Lợi nhuận sau thuế 1.560,87 1.604,72 1556,33 1.538 978,891 ( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004- tháng 10 năm 2008 của Công ty cổ phần giày Hải Dương) Qua bảng số liệu trên ta có bảng sau : Chỉ tiêu 05/04 06/05 07/06 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 22.062,87 10,69 (18.427,7) (8,06) 35.871,57 17.07 Doanh thu từ hoạt động tài chính 2.758,75 26.273,8 (1.166,09) (42,1) 1.660,74 103,6 Giá vốn hàng bán 22.881,14 11,57 (17.940,3) (8,13) 35.065,29 19,3 Chi phí bán hàng 95,88 2.44 (1.741,77) (43,42) (106.37) (4,69) Chi phí hoạt động tài chính 828,65 - 132,55 16 2.394,44 249,1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 587,6 15,97 (219,55) (5,14) (72,43) (1,79) Lợi nhuận sau thuế 43,85 2,8 (48,39) (3,01) (18,33) (1,17) Ta thấy : -Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 22.067,87 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,69%. Điều này cho thấy kết quả từ sự cố gắng nỗ lực không ngừng tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới không chỉ ở châu Á, châu Âu mà còn mở rộng thêm thị trường châu Mỹ của ban giám đốc khi phải đối mặt trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được trên thị trường. Tuy nhiên, để tăng chất lượng hàng hóa, bước đầu tìm chỗ đứng trên thị trường mới, trong năm 2005 Công ty phải sử dụng thêm nhiều NVL nhập khẩu do trong nước không đáp ứng được làm tăng giá bán lên 22.881,14 triệu đồng, tương ứng với 11,57%. Trong khi đó chi phí bán hàng năm 2005 tăng là 95,88 triệu đồng ( tăng 2,44%) và chi phí quản lý tăng 587,6 triệu đồng(tăng 15,97%) so với năm 2004. Việc tăng này là hết sức hợp lý do thời điểm này Công ty cử nhân viên tới các thị trường mới tìm hiểu & học hỏi thêm kiến thức và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Chính điều này đã làm tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty lên 43,85 triệu tương ứng với tốc độ tăng là 2,8% Một điều nữa là năm 2005 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng vọt so với năm 2004 với số tiền là 2.758,75 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 26.273,8% .Từ đó cho thấy việc đầu tư chứng khoán dài hạn của Công ty đã có hiệu quả . Tương tự ta thấy : - Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 35.871,57 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 17.07%. Đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 1.660,74 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 103,6% . Tuy nhiên giá vốn hàng bán của năm 2007 lại tăng so với năm 2006 là 35.871,57 (tăng 19,3%). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm ( chi phí bán hàng giảm 106,37 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 4,69% , chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 72,43 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 1,79%). Có được điều này là do doanh nghiệp đã chú trọng vào hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng và nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý. Song, chi phí tài chính lại tăng lên. Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ này, lạm phát tăng cao nhà nước thắt chặt tiền tệ nên chi phí vay vốn cao đồng thời tỷ giá hối đoái lại giảm, điều đó càng khó khăn với 1 doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy đã làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 18,33 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 1,17%. 2.Tình hình quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty. 2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2007 Đơn vị : Triệu đồng Đầu năm Cuối năm Chênh Lệch Chỉ tiêu Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ lệ % Tỷ trọng Tổng giá trị tài sản 84.693,7 100 109.588,32 100 24.894,62 29,39 I.TSLĐ&ĐTNH 67.457,27 79,65 85.813,25 78,3 18.355,98 27,21 (1,35) 1.Vốn bằng tiền 23.211,99 27,41 39.743,26 36,27 16.531,27 71,22 8,86 2.Nợ phải thu 24.931,27 29,44 18.566,52 16,94 -6.364,75 -25,53 -12,5 3. Hàng tồn kho 17.330,01 20,46 25.109,36 22,91 7779,35 44,89 2,45 4. TSNH khác 1.984 2,34 2.394,11 2,18 410.11 20,67 -0,16 II.TSCĐ&ĐTDH 17.236,43 20,35 23.775,07 21,7 6.538,64 37,94 1.35 1. TSCĐHH 10.488,48 12,38 22.786,02 20,8 12.297,54 117,25 8,42 -Nguyên giá 19.467,96 22,98 34.609,39 31,58 - Hao mòn (8.979,48) (10,6) (11.823,37) (10,78) 2.TSCĐ thuê TC 41 0,049 11 0,01 -30 -73,17 -0,039 - Nguyên giá 211 0.249 211 0,193 - Hao mòn (170) (0,2) (200) (0,183) 3. CPXDCBDD 6.576,94 7,77 848,04 0,77 -5.728,9 -87,1 -7 4. ĐTTCDH 130 0,153 130 0,12 0 - -0,033 ( Nguồn : Bảng cân đôi kế toán năm 2006-2007 của Công ty cổ phần giày Hải Dương ) Qua bảng phân tích trên ta thấy : - Cuối kỳ tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 109.588,32 triệu đồng trong đó TSLĐ & ĐTNH là 85.813,25 triệu đồng chiếm 78,3%. So với đầu năm tổng tài sản tăng lên 24.894,62 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 29,39%.trong đó TSLĐ & ĐTNH tăng lên 18.355,98 tr đồng còn TSCĐ & ĐTDH tăng lên 6.538,64 tr đồng. Điều đó cho thấy quy mô về vốn của DN tăng lên cuối kỳ, quy mô sản xuất kinh doanh của DN cũng được mở rộng. Xem xét từng loại tài sản ta thấy : + TSCĐ & các khoản ĐTDH của doanh nghiệp tăng lên, đặc biệt là TSCĐ hữu hình tăng lên 12.297,54tr đ với tỷ lệ tăng là 117,25% điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của DN đã được tăng cường, chi phí xây dựng cơ bản giảm 5.728,9 tr đ cho biết một số công trình XDCB đã được hoàn thành được bàn giao, đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ. Khoản đầu tư tài chính của DN không thay đổi cho thấy trong năm qua DN đã không có thêm hoạt động đầu tư tài chính nào. Tỷ trọng của TSCĐ & ĐTDH trong tổng tài sản tăng 1.35%( tỷ trọng của TSCĐ & ĐTDH đầu năm là 20,35%, cuối năm là 21,7%) cho thấy DN quan tâm vào đầu tư để tăng năng suất lao động. Đó là hiện tượng khả quan đối với DN sản xuất. + TSLĐ & ĐTNH cuối năm cũng tăng so với đầu năm một lượng là 18.355,98 tr đ tương ứng với 21,72%. Trong đó lượng tài sản bằng tiền tăng lên là 16531,27tr đồng tương ứng với tốc độ tăng là 71,22%, Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đã giảm đáng kể là 6.364,75 tương ứng với tốc độ giảm là 25,53%. Điều này cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22720.doc
Tài liệu liên quan