MỤC LỤC
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2
1.1. Thông tin chung 2
1.2 Qúa trình hình thành và phát triển 2
1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty 4
1.4 Thành tựu đạt được 4
2. Cơ cấu tổ chức 5
2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý 5
3. Các kết quả hoạt động chung của công ty 9
3.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 9
3.1.1 Hệ thống Kho, Cảng, Nhà máy và Công nghệ sản xuất Dầu nhờn 10
3.1.2 Hệ thống kho, cảng và công nghệ kho Nhựa đường 12
3.2 Đặc điểm về vốn kinh doanh 14
3.3 Đặc điểm về lao động 15
3.4 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ 16
3.4.1 Các sản phẩm, dịch vụ, giá trị tiêu thụ của công ty 16
3.4.2 Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh 20
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 21
4. Đánh giá về hoạt động quản trị 24
5. Phương hướng phát triển của PLC 25
5.1 Chiến lược phát triển công ty 25
5.2 Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển công ty 26
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền và nghĩa vụ giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát: Là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của HĐQT, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc: TGĐ là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết các công việc được TGĐ ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Các phòng nghiệp vụ công ty mẹ:
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh, tổ chức bộ máy, cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, an toàn – bảo hộ lao động, thực hiện chính sách với người lao động, pháp chế, kiểm tra; quản trị hành chính văn phòng công ty
Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tài chính, công tác kế toán trên phạm vi toàn công ty
Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi trường; quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật…
Phòng đảm bảo chất lượng: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: quản lý các phòng thử nghiệm, phối hợp thực hiện, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hóa; phối hợp thực hiện quản trị chất lượng sản phẩm; hướng dẫn, đào tạo sử dụng sản phẩm; giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng; công tác xây dựng đánh giá duy trì, áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 của PLC…
Phòng công nghệ thông tin: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc các công tác: tin học, tự động hóa và điện tử viễn thông.
Phòng đảm bảo dầu mỡ nhờn: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: nhập khẩu, nhập mua; công tác xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu nguyên vật liệu, bao bì, vật tư có liên quan, sản phẩm dầu mỡ nhờn; công tác sản xuất; công tác xuất bán trong nước theo các hợp đồng pha chế thuê, hợp đồng dịch vụ khác; công tác điều độ vận tải và các công tác đảm bảo khác; công tác quản lý theo dõi tổng hợp và thực hiện gia công các vật phẩm, ấn phẩm, video clip quảng cáo phục vụ kinh doanh dầu mỡ nhờn, khuếch trương thương hiệu petrolimex – PLC…
Các phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn: có chức năng tham mưu giúp TGĐ công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn theo nhóm sản phẩm và theo nhóm khách hàng, bao gồm các phòng:
Phòng kinh doanh DMN tổng đại lý
Phòng kinh doanh DMN công nghiệp
Phòng kinh doanh DMN hàng hải
Phòng kinh doanh DMN lon hộp
● Các công ty con
Ngày 27/12/2005, công ty PLC đã thành lập 2 công ty con – là các công ty TNHH một thành viên, do công ty PLC sở hữu 100% vốn điều lệ: công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và công ty TNHH Hóa chất Petrolimex. Ngày 01/03/2006, 2 công ty con đã chính thức đi vào hoạt động.
● Các công ty liên kết
Là các công ty do PLC góp vốn không chi phối, giữ cổ phần không chi phối; được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần, gồm có:
Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 810 (CIENJSCO 810)
Địa chỉ: Km 9 đường Giair Phóng, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 04.38615222
Fax: 04.8616111
Công ty CIENJSCO 810 được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008736 ngày 28/07/2005.
Ngành, nghề kinh doanh chính; Xây dựng các công trình giao thông trong nước và nước ngoài, san lấp mặt bằng, hạ tầng các công trình; xây dựng các công trình xây dựng, dân dụng, thủy lợi…
Vốn điều lệ: 18.517.300.000 VNĐ
Tỷ lệ góp vốn của PLC: 24,6% vốn điều lệ của công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 810.
Các kết quả hoạt động chung của công ty
3.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Đến nay, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đã đầu tư nâng cấp, xây dựng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và hình thành một mạng lưới sản xuất và dịch vụ liên kho trải dài trên toàn quốc từ Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ gồm 02 nhà máy sản xuất dầu nhờn, 05 hệ thống kho chứa nhựa đường đặc nóng dạng xá, và 02 kho chứa dung môi hóa chất với tổng chi phí đầu tư trên 150 tỷ đồng với một hệ thống cơ sở vật chất kho tàng, nhà máy có công nghệ tiên tiến, hiện đại
Trong giai đoạn 1995 - 2005, PLC đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao; nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm.
3.1.1 Hệ thống Kho, Cảng, Nhà máy và Công nghệ sản xuất Dầu nhờn
Hệ thống kho, cảng, nhà máy sản xuất dầu nhờn của công ty hóa dầu Petrolimex –PLC được xây dựng ở vị trí thuận lợi, với công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao; với các thiết bị được nhập khẩu từ các nước công nghiệp hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...
+ Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý – Thành phố Hải Phòng
Tổng diện tích nhà máy:25000 m2
Công suất pha chế 25000 MT/năm
Cầu cảng tiếp nhận tàu 1500 – 3000 DWT.
Bể chứa dầu gốc: 08 bể; dung tích từ 500 m3 đến 1500 m3/ bể, tổng sức chứa 8000 m3.
Bể chứa phụ gia: 04 bể, dung tích 50 m3/bể; tổng sức chứa 200 m3
Bể chứa thành phẩm: 07 bể, dung tích từ 50 m3 đến 500 m3/bể; tổng sức chứa 1.100 m3
Bể pha chế: 07 bể; dung tích các bể từ 2 m3 đến 20 m3; có thể pha đồng thời 5 sản phẩm cùng một lúc.
Nhà kho phuy dầu nhờn: 36 m x 100 m = 3.600 m2.; Chứa được trên 200 chủng loại DMN.
Dây chuyền đóng rót DMN phuy 209 lít: 100 MT/ca sản xuất.
Dây chuyền đóng rót DMN can nhựa 18 & 25 lít: 3.000 can/ca sản xuất
Dây chuyền đóng rót, bao gói DMN lon hộp 0,5 lít – 4 lít: 10.000 lon/ca .
Lò gia nhiệt: Công suất 800.000 cal/h
Đội xe vận tải từ 0,5T đến 10T , vận chuyển , giao nhận hàng hóa đến khách hàng.
+ Nhà máy dầu nhờn Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh
Tổng diện tích nhà máy: 41000 m2
Công suất pha chế 25000 MT/năm
Cầu cảng : tiếp nhận tàu 7000 DWT.
Bể chứa dầu gốc: 09 bể dung tích từ 450 m3 đến 3200 m3 /bể; tổng sức chứa 12000 m3
Bể chứa phụ gia: 06 bể dung tích 10 m3 và 01 bể dung tích 25 m3, tổng sức chứa 85 m3 .
Bể chứa thành phẩm: 07 bể, dung tích từ 25 m3 đến 200 m3; tổng sức chứa 600 m3
Bể pha chế: 11 bể dung tích các bể từ 5 m3 đến 28 m3; có thể pha chế đồng thời 8 sản phẩm cùng một lúc.
Nhà kho phuy dầu nhờn: diện tích 3850 m2, chứa được trên 250 chủng loại
Dây chuyền đóng rót DMN phuy 209 lít: 100 MT/ca sản xuất
Dây chuyền đóng rót DMN can nhựa 18 & 25 lít: 3.000 can/ca sản xuất.
Dây chuyền đóng rót, bao gói DMN lon hộp 0,5 lít – 4 lít : 12.000 lon/ca.
Lò gia nhiệt: Công suất 800.000 cal/h
Đội xe vận tải từ 0,5 T đến 10 T, vận chuyển, giao nhận hàng hóa đến khách hàng
+ Kho dầu nhờn Đức Giang – Hà Nội
Tổng diện tích kho : 10000 m2
+ Kho dầu nhờn 152 Nguyễn Khoái – Q4- TP. Hồ Chí Minh
Tổng diện tích kho : 3000 m2
3.1.2 Hệ thống kho, cảng và công nghệ kho Nhựa đường
Công ty PLC có 5 kh nhựa đường tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…có tổng sức chứa gần 17.000 , tấn; với hệ thống công nghệ hiện đại, tự động hóa cao đảm bảo việc tiếp nhận, tồn trữ, bảo quản và cấp xuất nhựa đường đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn quốc. Lực lượng phương tiện vận tải chuyên dụng với 37 xe bồn, mỗi xe trọng tải trên 10 tấn, có hệ thống gia nhiệt đảm bảo theo tiêu chuẩn ngành.
+ Kho nhựa đường Thượng Lý – Hải Phòng
Tổng diện tích kho: 10.000 m2
Bể chứa nhựa đường: 2 bể x 1.500 m3/bể; 4 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 3.100 m3.
Lò gia nhiệt: công suất 1.000 kcal/h
+ Kho nhựa đường Nại Hiên – Đà Nẵng:
Tổng diện tích kho: 6.000 m2.
Cầu cảng: tiếp nhận tàu 1.500 DWT.
Bể chứa nhựa đường: 3 bể x 750 m3/bể; 2 bể x 25 m3/ bể; tổng sức chứa 2.300 m3.
Lò gia nhiệt: công suất 800 kcal/h.
+ Kho nhựa đường Quy Nhơn – Bình Định:
Tổng diện tích kho: 5.000 m2..
Cầu cảng tiếp nhận tàu: 1.500 DWT – 3.000 DWT.
Bể chứa nhựa đường: 2 bể x 1.500 m3/bể; 2 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 3050 m3.
Dây chuyền xuất ô tô xitec/ xe bồn: 2 cái x 10 m3/cái.
Lò gia nhiệt: công suất 800 kcal/h.
+ Kho nhựa đường Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh:
Tổng diện tích kho: 12.000 m2
Cầu cảng: tiếp nhận tàu 1.500 DWT – 7.000 DWT.
Bể chứa nhựa đường: 2 bể x 1.500 m3/bể; 1 bể x 2.600 m3; 4 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 5.700 m3.
Lò gia nhiệt: công suất 1.500 kcal/h.
+ Kho nhựa đường Trà Nóc – TP. Cần Thơ:
Tổng diện tích kho: 10.000 m2.
Cầu cảng: tiếp nhận tàu 1.500 DWT – 5.000 DWT
Bể chứa nhựa đường: 1 bể x 2600 m3; 1 bể x 100 m3; 2 bể x 25 m3; tổng sức chứa 2.750 m3.
Xe ô tô xitec/ xe bồn: 4 cái x 10 m3/ cái.
Lò gia nhiệt: công suất 800 kcal/h.
+ Dây chuyền sản xuất nhựa đường nhũ tương Hải Phòng:
3.1.3 Hệ thống kho, cảng và công nghệ kho hóa chất:
Công ty PLC có 2 kho hóa chất đầu mối với tổng công suất chứa khoảng 16.000 m3; được đặt tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh; có bến cảng tiếp nhận thuận tiện, sử dụng công nghệ xuất, nhập hiện đại; có đội xe bồn INOX chuyên dụng.
+ Kho hóa chất Thượng Lý – Hải Phòng
Tổng diện tích kho: 16.000 m2
+ Kho hóa chất Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh:
Tổng diện tích kho: 20.000 m2.
3.2 Đặc điểm về vốn kinh doanh
Bảng 1: Bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của PLC qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Nợ phải trả
447.411
592.547
743.176
850.265
1.082.674
Vốn chủ sở hữu
176.548
178.497
211.522
298.431
346.198
Tổng nguồn vốn
623.959
771.044
954.698
1.148.696
1.428.872
Nợ phải trả/ Tổng vốn ( % )
71,70
76,85
77,40
75,08
74,44
Vốn chủ/ Tổng vốn ( % )
28,30
13,15
22,60
24,92
25,56
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp ta thấy được rằng tổng nguồn vốn tăng mạnh qua các năm cụ thể là tổng nguồn vốn năm 2005 tăng so với 2004 là 23,6% tương ứng với mức tăng 147.085 triệu đồng, năm 2006 tăng 23,8% so với năm 2005, năm 2007 tăng 20,3% so với 2006 và 2008 tăng 24,4% tương ứng tăng 280.176 triệu đồng so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động không ngừng lớn mạnh qua các năm.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sau khi cổ phần hóa công ty PLC chú trọng đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu vốn tăng mạnh, sau 2 đợt chào bán cổ phần ra công chúng để huy động vốn nên vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ đem lại lợi nhuận cao trong tương lai cho công ty.
Bên cạnh đó cơ cấu vốn cũng tăng lên không ngừng qua các năm, với tỷ trọng nợ/vốn chủ là luôn giữ trong khoảng 70/30 và được duy trì trong nhiều năm. Đây có thể là cơ cấu vốn hợp lý đối với doanh nghiệp mà doanh nghiệp muốn duy trì. Với cơ cấu nợ rất cao như vậy sẽ là động lực cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp không có nợ quá hạn nên không có nguy cơ phá sản.
3.3 Đặc điểm về lao động
Bảng 2: Tình hình cơ cấu lao động của công ty PLC trong 2 năm
Đơn vị tính: người
Năm
Trình độ
2006
2007
Số lượng
Cơ cấu (% )
Số lượng
Cơ cấu (% )
Trên đại học
18
3,3
20
3,6
Đại học
248
44,8
271
48,3
Cao đẳng
35
6,3
30
5,3
Trung cấp
44
8,0
33
5,9
Công nhân kỹ thuật
208
37,6
207
36,9
Tổng số lao động
553
100
561
100
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên dựa vào số lượng lao động,với nguồn vốn kinh doanh trên 150 tỷ đồng, doanh thu thuần hàng năm trên 1000 tỷ đồng…ta thấy được đây là một doanh nghiệp có quy mô lớn. Có tổng số lao động năm 2007 tăng 1,44% so với năm 2006 với mức tăng tương ứng là 8 người. Trong đó công ty tỷ lệ lao động có trình độ cao tăng 9,4 % và chiếm từ 48,1 % năm 2006 lên 51,9% tổng số lao động trong công ty năm 2007. Điều này chủ yếu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau: thứ nhất, Việt Nam gia nhập WTO nên môi trường cạnh tranh cao, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực lớn, trình độ cao do vậy để tồn tại và phát triển được PLC không ngừng phải nâng cao trình độ đội ngũ lao động của mình, lấy yếu tố con người là nền tảng vững mạnh cho sự phát triển của công ty. Thứ hai, là do trình độ khoa học ngày càng phát triển, công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô vì vậy phải có lực lượng lao động có trình độ cao mới có khả năng xây dựng công ty lớn mạnh.
Bên cạnh đó đời sống lao động trong công ty không ngừng được nâng cao, trong đó thu nhập bình quân năm 2006 là 5,416 triệu đồng/người/tháng thì năm 2007 thu nhập bình quân là 6,7 triệu đồng/ người/tháng. Đây là mức thu nhập cao chứng tỏ không những công ty làm ăn hiệu quả mà còn có chính sách quan tâm đến người lao động, tạo động lực cho lao động làm việc một cách hiệu quả, không ngừng nâng cao mức sống cho người lao động.
3.4 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ
3.4.1 Các sản phẩm, dịch vụ, giá trị tiêu thụ của công ty
Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex sản xuất các loại sản phẩm chính về dầu mỡ nhờn
Dầu Mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính: dầu gốc và các phụ gia.
Công dụng chính của Dầu Mỡ nhờn : bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm mát, bảo quản, truyền nhiệt, cách điện,…
Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:
Dầu nhờn động cơ – dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.
Dầu nhờn công nghiệp – dầu nhờn dùng trong công nghiệp, theo mục đích sử dụng gồm có: Dầu nhờn truyền động, Dầu nhờn công nghiệp, Dầu thủy lực, Dầu biến thế, Mỡ bôi trơn và các loại DMN chuyên dụng khác,...
Dầu nhờn hàng hải: Dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu, thuyền.
+ Các sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - PLC:
Được sản xuất trên các dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại, có chất lượng cao, hoàn toàn tương đương và thay thế tương đương cho các sản phẩm DMN cùng loại của các hãng lớn trên thế giới. Các sản phẩm Dầu Mỡ nhờn của PLC được sử dụng cho hầu hết các máy móc, thiết bị của nền kinh tế quốc dân.
Công ty có hơn 400 sản phẩm dầu mỡ nhờn có tên gọi, công dụng sử dụng khác nhau có thể được chia thành 6 nhóm cụ thể sau:
Dầu nhờn cho xe gắn máy: PLC Racer Scooter, PLC Racer SJ, PLC Racer SG, PLC Racer SF, PLC Racer SD, PLC Racer 2T, PLC Racer 2T Extra,...
Dầu nhờn cho xe vận tải công cộng: PLC Motor Oil Extra 40 & 50, PLC Komat SHD 40 & 50, PLC Komat CF, PLC Cater CH4, PLC Cater CI4,...
Dầu nhờn cho xe thương mại: PLC Racer Plus, PLC Racer HP,...
Dầu nhờn hàng hải: Atlanta Marine D, Disola, Aurelia XL, Talusia HR70,...
Dầu nhờn cho các ngành công nghiệp khác: PLC Rolling Oil 32, 46, 68,... PLC AW Hydroil 32, 46, 68,... PLC Supertrans, PLC Gear Oil MP 90 EP & 140 EP, PLC Angla 150, 220,... PLC Brake Fluid Dot 3, PLC Super Coolant 100, PLC Cutting Oil,...
Mỡ bôi trơn: PLC Grease L2, L3, L4; PLC Grease C2, PLC Grease L-EP 0, 1, 2, 3; PLC Grease BHT 252,...
+ Các sản phẩm nhựa đường của PLC:
Nhựa đường của công ty PLC hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế:
Nhựa đường đặc 60/70 dạng xá, dạng phuy
Nhựa đường lỏng MC 30 dạng xá, dạng phuy.
Nhựa đường lỏng MC 70 dạng xá, dạng phuy.
Nhựa đường nhũ tương CRS1 dạng xá, dạng phuy.
Nhựa đường nhũ tương CRS2 dạng xá, dạng phuy.
Nhựa đường nhũ tương CSS1 dạng xá, dạng phuy.
+ Sản phẩm dung môi, hóa chất PLC:
Công ty PLC kinh doanh trên 50 mặt hàng dung môi hóa chất có tên gọi và công dụng sử dụng khác nhau. Các sản phẩm chính gồm có: dung môi cao su, dung môi pha sơn, Toluene, Xylene, Methanol, MEK, MC, IPA, phụ gia Amine…
Tình hình tiêu thụ và doanh thu của các mặt hàng được thể hiện như sau:
Biểu đồ 1: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ theo ngành hàng ( tấn )
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu tương ứng theo ngành hàng qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhận xét:
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy được nhìn chung 3 loại sản phẩm chính của công ty đều có sức tiêu thụ lớn chiếm thị phần lớn trong nước.Thị phần DMN đạt khoảng 20-22%, tốc độ tăng trưởng bình quân chung về sản lượng các loại DMN của PLC ở mức 6 -8%; thị phần nhựa đường đạt khoảng 20 – 25%, tốc độ tăng trưởng bình quân chung ở mức 5 -7%; thị phần dung môi hóa chất chiếm khoảng 30 -35%, tốc độ tăng trưởng bình quân 8 -9 %. Trong đó mặt hàng nhựa đường tiêu thụ với số lượng lớn nhất trong 3 loại mặt hàng chính của công ty nhưng đây không phải mặt hàng đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty. Doanh thu của ngành hàng DMN năm 2006 chiếm khoảng 37,5% (so với năm 2005 chiếm khoảng 41,4% ) trên tổng doanh thu của 3 ngành hàng kinh doanh chính. Doanh thu của ngành hàng nhựa đường năm 2006 chiếm khoảng 25,46% ( so với 21,81 % của năm 2005 ) trên tổng doanh thu của 3 ngành kinh doanh chính còn với ngành hàng Hóa chất chiếm khoảng 37,04 % năm 2006 trên tổng doanh thu của 3 ngành hàng kinh doanh. Như vậy tuy có mức tiêu thụ lớn nhưng ngành hàng nhựa đường lại không mang lại doanh thu lớn bằng ngành hàng DMN. Công ty cần có chính sách tiêu thụ hợp lý để đem lại lợi nhuận cao hơn tránh tình trạng khi nhu cầu cao lại không đáp ứng được.
3.4.2 Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu tại thị trường Việt Nam diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng phức tạp. Bên cạnh việc tham gia thị trường của hầu hết các hãng nổi tiếng nước ngoài như Shell, Castrol, BP, Exxon, Mobil, Total...xuất hiện thêm một số doanh nghiệp trong nước như Vilube, Solube, APP, PDC... hoạt động trong cùng lĩnh vực. Kể từ 7/11/2006, khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường hàng hóa, dịch vụ nói chung và lĩnh vực các sản phẩm kinh doanh hóa dầu tiếp tục được mở cửa tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Các khách hàng chính của công ty là
+ Bán hàng cho các bên liên quan:
Các công ty xây dựng thuộc Petrolimex
Các công ty liên doanh PTN
Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 810
+ Mua hàng cho các bên liên quan:
Công ty liên doanh BP – Petco
Các công ty xăng dầu thuộc Petrolimex
Các sản phẩm của PLC được phân phối trên toàn quốc, tận dụng các kênh phân phối của Petrolimex với hơn 2000 của hàng bán lẻ trên toàn quốc, đây là một lợi thế lớn của PLC trong việc chiếm lĩnh thị phần gia tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác. Với thế mạnh của mình thông qua các kênh tiêu thụ chính của Petrolimex sản phẩm của PLC có mặt trên toàn quốc, cung cấp cho đa dạng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó ngoài hệ thống tiêu thụ trên, các sản phẩm của PLC được phân phối trực tiếp tới khách hàng như các công ty liên doanh, công ty liên kết..., hoặc thông qua kênh trung gian. Ngoài ra sản phẩm của PLC xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài sang các nước như Lào, Trung Quốc, Hồng Kông...ngày càng khẳng định thương hiệu Petrolimex – PLC.
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 3: Bảng số liệu kết quả kinh doanh của PLC qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
20044
2005
2006
2007
2008
Tổng giá trị tài sản
600.196
771.045
954.699
1.081.384
1.428.873
Doanh thu thuần
1.018.250
1.431.858
1.990.762
2.575.682
2.973.710
Chi phí hoạt động kinh doanh
887.159
1.241.356
1.753.023
2.277.790
2.594.652
Thuế thu nhập doanh nghiệp
0
0
5.852
8.669
11.754
Lợi nhuận sau thuế
25.988
38.740
36.109
55.065
63.734
Tỷ lệ trả cổ tức ( % )
10
12
12
15
12 ( dự kiến)
EPS ( VNĐ/ cổ phiếu )
1.887
2.583
2.407
3.494
3.952
Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được rằng công ty hoạt động hiệu quả có lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng mạnh cụ thể như sau:
+ Năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng 49% so với 3 quý hoạt động của năm 2004 ( PLC chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ 01/03/2004) tương ứng với mức tăng 12.752 triệu đồng. Bên cạnh đó công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất lớn, hoạt động tiêu thụ được đẩy mạnh nên trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu không đáng kể dẫn đến doanh thu thuần của công ty tăng 40,6% tương ứng với mức tăng 413.608 triệu đồng.Một phần cũng bởi do chính sách cổ phần hóa nên trong 2 năm 2004, 2005 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
.+ Năm 2006, nhất là vào đầu năm do giá dầu thô tăng cao dẫn đến giá nhập khẩu các nguyên liệu dầu gốc, phụ gia dùng để pha chế dầu nhờn, các loại hàng hóa sản phẩm hóa dầu khác; giá nhập mua các loại vật liệu bao bì trong nước... tăng mạnh. Trong khi tại thị trường nội địa, do cạnh tranh nên các loại hàng hóa, sản phẩm hóa dầu của PLC khó tăng hoặc hầu như tăng chậm hơn: Năm 2006, mặc dù lợi nhuận trước thuế tăng 8,31% so với năm 2005 nhưng do chính sách cổ phần hóa năm 2005, công ty được miễn 100% thuế TNDN; trong khi đó năm 2006, PLC chỉ được giảm 50% thuế TNDN phải nộp. Do đó lợi nhuận sau thuế năm 2006 giảm 6,79% so với năm 2005, dẫn đến thu nhập trên một cổ phiếu của công ty cũng giảm 6,8%.
+ Năm 2007, 2008 mặc dù nền kinh tế có rất nhiều biến động, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO thị trường mở cửa, sức ép cạnh tranh cao, 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng, giá dầu trên thế giới có mức tăng mạnh vào tháng 7/2008 nhưng sau đó lại giảm xuống nhanh chóng... nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty, giá cả biến động mạnh làm cho sản lượng tiêu thụ giảm. Năm 2007 doanh thu thuần tăng 29,4% so với năm 2006 kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng tăng 52,5% và tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông lên đến 15% tăng 25% so với năm 2006 và so với kế hoạch đề ra.
Bảng 4: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của công ty PLC
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
I- Các chỉ tiêu hoạt động ( lần )
1. Vòng quay các khoản phải thu
3,55
4,64
5,18
5,40
6,56
2. Vòng quay các khoản phải trả
2,36
2,75
2,98
3,23
3,54
3. Vòng quay hàng tồn kho
6,13
4,82
5,34
5,90
5,00
4. Vòng quay tổng tài sản
2,11
2,05
2,31
2,24
2,08
II- Các chỉ tiêu sinh lợi ( % )
1. ROA
5,04
5,55
4,18
5,24
4,46
2. ROE
16,82
21,82
18,52
21,06
18,41
3. LNST/ Doanh thu thuần
2,39
2,71
1,81
2,14
2,14
Nhận xét:
Nhìn vào bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của công ty ta thấy được rằng công ty hoạt động có hiệu quả trong đó vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho tăng nhiều qua các năm, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty PLC hiệu qủa. Nhưng trong khi đó các chỉ tiêu sinh lợi lại giảm, chỉ tiêu ROE giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức hiệu quả, tuy nhiên với mức vốn chủ sở hữu tăng sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà ROE lại giảm trong 2008 là hạn chế của công ty do công ty duy trì tỷ lệ nợ cao.
Đánh giá về hoạt động quản trị
Thương hiệu Petrolimex – PLC không chỉ được biết ở thị trường trong nước mà dần dần được biết đến trong thị trường khu vực Đông Nam Á. Điều này đạt được trước hết phải kể đến hiệu quả của hoạt động quản trị trong công ty.
Trước hết, đó là hiệu quả trong hoạt động quản trị nguyên vật liệu, hàng tồn kho. Do có thực hiện chính sách mua và nhập nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào hợp lý, lựa chọn các nhà cung cấp lớn, thương hiệu nổi tiếng, có tiềm năng đảm bảo cung cấp đầu vào ổn định, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Xây dựng phương thức quản lý hàng tồn kho hợp lý, tốc độ quay vòng cao đảm bảo phục vụ đầy đủ cho nhu cầu đầu vào.
Do đặc điểm của các loại nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào phải nhập khẩu, nên chịu sự biến động của môi trường kinh doanh quốc tế. PLC đã chủ động trong việc quản trị sự thay đổi, luôn ứng phó kịp thời với sự lên xuống của thị trường dầu, sự biến động của tỷ giá, ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh trên thị trường...
Rất nhiều các giải thưởng về chất lượng mà PLC đã đạt được là kết quả của hoạt động quản trị chất lượng có hiệu quả. Với việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, thương hiệu Petrolimex – PLC được biết đến là thương hiệu uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực hóa dầu. Trong đó tất cả các nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa của công ty PLC đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh: nhập khẩu, nhập mua, pha chế, đóng rót, tồn chứa, bảo quản, vận chuyển...
Hệ thống kênh phân phối tiêu thụ của PLC khắp toàn quốc, công ty không chỉ sử dụng khâu trung gian và còn bán trực tiếp cho khách hàng. Đặc biệt công ty có hệ thống các nhà máy, các kho chứa nằm chủ yếu ở các thành phố lớn nên việc vận chuyển cho hoạt động tiêu thụ luôn được đảm bảo đáp ứng kịp thời.
Một yếu tố nữa tạo nên thành công đó là hiệu quả của hoạt động nghiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32684.doc