MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 4
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 6
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần LICOGI 16.6 6
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần LICOGI 16.6 6
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CTY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 8
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 10
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 13
2.1 HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGO 16.6 13
2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 14
2.3 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 15
2.3.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6 15
2.3.2 Hình thức chứng từ và sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6 16
2.3.3 Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty cổ phần LIOGI 16.6 18
2.3.4 Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng tại công ty cổ phần LICOGI 16.6 19
2.4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 19
2.4.1 Phần mềm kế toán áp dụng: 19
2.4.2 Tổ chức kế toán một số phần hành cụ thể 22
2.4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây dựng 22
2.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) trong doanh nghiệp xây dựng 24
2.4.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây dựng 26
2.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây dựng (CPSXC) 30
2.4.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng 32
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6 34
3.1 ƯU ĐIỂM 34
3.2 HẠN CHẾ 37
KẾT LUẬN 40
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Licogi 16.6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g toàn Công ty. Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính về kết quả kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng tài sản
30.286.907.168
53.174.313.539
129.325.159.392
1
Tài sản ngắn hạn
19.582.050.036
35.157.327.942
86.653.888.496
Tài sản dài hạn
10.704.857.132
18.016.985.597
42.671.270.896
2
Tổng nguồn vốn
30.286.907.168
53.174.313.539
129.325.159.392
Nợ phải trả
5.513.602.406
25.036.618.129
93.919.219.695
Vốn chủ sở hữu
24.773.304.762
28.137.695.410
35.405.939.697
3
Tổng doanh thu
19.038.822.358
51.276.827.399
77.923.484.152
4
Tổng chi phí
16.990.517.596
46.815.761.170
71.386.829.143
5
Lợi nhuận trước thuế
2.048.304.762
4.461.066.229
6.536.655.009
6
Thuế TNDN hiện hành
-
-
754.360.722
7
Lợi nhuận sau thuế
2.048.304.762
4.461.066.229
5.782.294.287
8
Lãi cơ bản/1 cp
1.049
2.023
2.443
Nguồn: phòng tài chính – kế toán công ty CP Licogi 16.6
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu trong 3 năm gần đây của công ty đều tăng. Tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 2.7 lần, năm 2009 so với năm 2008 là 1.5 lần xấp xỉ với tốc độ tăng của chi phí cho thấy công ty đang kinh doanh tốt, phát triển qua các năm. Tài sản và nguồn vốn của công ty cũng tăng qua các năm đặc biệt tài sản năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2,4 lần cho thấy công ty đã mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế và lãi cơ bản/1cp của công ty cũng tăng đều qua các năm. Qua đó cho thấy hoạt động kinh doanh cũng như việc tiết kiệm chi phí, sử dụng vốn của công ty khá tốt. Ban lãnh đạo cũng như các bộ phận chức năng của công ty cần cố gắng phát huy và có những biện pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6
2.1 HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGO 16.6
Xuất phất từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty, công ty tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng tài chính kế toán, từ khâu kiểm tra xử lý, hệ thống hoá chứng từ, nhập liệu cho đến việc lên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo tài chính. Ở các đội sản xuất chỉ biên chế nhân viên kế toán làm công tác thống kê kế toán, thu thập, tập hợp chứng từ, tổng hợp số liệu ban đầu sau đó gửi lên phòng kế toán công ty
2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6
Kế toán thanh toán nội bộ,vật tư, TSCĐ, CCDC
Thủ quỹ
Kế toán ngân hàng và công nợ bên ngoài.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí giá thành
Kế toán thuế
Nhân viên hạch toán các đội, các xưởng
Kế toán trưởng
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ Quan hệ cung cấp thông tin
Chức năng của từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo mọi mặt công tác kế toán, thống kê của công ty, tổ chức phân công lao động trong phòng kế toán.
Kế toán thanh toán nội bộ, vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ: Là người có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tình hình thanh toán trong nội bộ công ty, tình hình sử dụng tài sản, vật liệu, công cụ dụng cụ, căn cứ chứng từ nhập xuất vật tư để ghi sổ chi tiết theo dịnh kì.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý vốn bằng tiền, các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, trên cơ sở các phiếu thu, chi tiến hành thu chi, ghi sổ quỹ.
Kế toán ngân hàng và công nợ với bên ngoài: Thực hiện các hoạt động giao dịch với ngân hàng để huy động vốn, mở các khoản tiền vay, tiền gửi, bảo lãnh hợp đồng, …; tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công nợ với bên ngoài.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí giá thành: Có trách nhiệm tổng hợp chi phí của các phần hành kế toán để tính giá thành sản phẩm, cuối quý lập báo cáo tài chính.
Kế toán thuế: Hàng tháng, hàng kỳ cập nhật, theo dõi kê khai và tính nộp thuế các lọai thuế: Xuất nhập khẩu, môn bài, GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNDN, kê khai báo cáo sử dụng hóa đơn.
2.3 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6
2.3.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6
Chế độ kế toán: theo quyết định số 15/2006 QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Theo đó:
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 theo dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính trị giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cu xuất kho: theo phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ.
2.3.2 Hình thức chứng từ và sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần LICOGI 16.6
Hình thức kế toán: Hình thức nhật ký chung áp dụng trên máy vi tính.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức hạch toán kế toán trong công ty
Chứng từ gốc
Nhập liệu vào máy tính
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ tổng hợp (Sổ nhật ký chung, sổ cái,..)
Sổ kế toán chi tiết các tài khoản
Các báo cáo tài chính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Chứng từ, sổ sách:
Các loại chứng từ:
Lao động tiền lương: Hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động, bảng chấm công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản thanh lý hợp đồng, bảng thanh toán tiền lương ...
Hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận vật tư, ...
Bán hàng: Hoá đơn GTGT, phiếu kê mua hàng, ...
Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê lĩnh tiền mặt, bảng kê thanh toán, ...
Tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tái sản cố định, ...
Khi nhận được chứng từ, bộ phận kế toán của doanh nghiệp thực hiện việc luân chuyên chứng từ kế toán theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ
Bước 2: Hoàn thiện chứng từ
Bước 3: Tổ chức luân chuyển chứng từ
Bước 4: Bảo quản và lưu trữ chứng từ
Các sổ chi tiết: Sổ theo dõi vật tư; sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh; thẻ tính giá thành sản phẩm, công trình xây lắp hoàn thành; sổ chi tiết NVL trực tiếp; sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp; sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công; sổ chi tiết thanh toán Công ty Cổ phần 16; sổ chi tiết theo dõi chủ các công trình; sổ chi tiết thanh toán nội bộ Công ty Cổ phần 16.6; sổ chi tiết vật liêu, công cụ; sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán); sổ chi tiêt tiền vay; sổ chi tiết cổ phiếu quỹ; sổ chi tiết thuế GTGT; sổ theo dõi nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
Các sổ (bảng) tổng hợp: Bảng phân bổ tiền lương cho các công trình; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng tổng hợp chi phí nhân công; bảng tính và phân bổ chi phí sản xuất chung; bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch khi mua đầu tư và Công ty liên kết; sổ quỹ tiền mặt; sổ tiền gửi Ngân hàng; sổ TSCĐ; sổ chi phí sản xuất, kinh doanh; sổ theo dõi thuế GTGT; sổ kho.
2.3.3 Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty cổ phần LIOGI 16.6
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết đinh số 1864/1998/QĐ – BTC.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, Công ty đã áp dụng tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 theo từng đối tượng, hạng mục, công trình, …
Loại 1 – TSCĐ: TK 1111, 1121, 1122, 128, 131, 133, 1362, 1368, 13684, 1388, 141, 142, 1421, 1422, 152, 153, 154.
Loại 2 – TSLĐ: TK 211, 2112, 2113, 2114, 2115, 2141, 2411, 2412.
Loại 3 – Nợ phải trả: 311, 331, 333, 3331, 3334, 3335, 3338, 3341, 3342, 335, 336, 338, 3382, 3383, 3384, 3388, 341
Loại 4 – Nguồn vốn: TK 411, 415, 416, 4211, 4212, 441
Loại 5 – Doanh thu: TK 511, 512
Loại 6 – Chi phí sản xuất kinh doanh: TK 621, 622, 623, 627, 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278, 632, 641, 642.
Loại 7 – Thu nhập hoạt động khác: TK711, 721
Loại 8 – Chi phí hoạt động khác: TK 811, 821
Loại 9 – Xác định kết quả kinh doanh: TK 911
Loại 0 – Tài khoản ngoài bảng: TK 002, TK 009.
2.3.4 Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng tại công ty cổ phần LICOGI 16.6
Kế toán tài chính là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho người quản lý và những đối tượng ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Kế toán quản trị là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh.
Chính vì vậy, phòng kế toán của công ty lập các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính; các báo cáo về kế toán quản trị như: các báo cáo cung cấp, dự trữ vật tư, các báo cáo về quá trình sản xuất ( tiến độ, chi phí, kết quả ). Theo kỳ kế toán của công ty hàng quý, năm.
2.4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.4.1 Phần mềm kế toán áp dụng:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, công ty đã chính thức đưa vào sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm do một kỹ sư trong ngành lập ra, nên tên phần mềm cũng là tên tác giả.
Để khởi động chương trình, ta nhấp đúp chuột vào biểt tượng khởi động; nhập mật khẩu nếu có; nhập niên độ kế toán làm việc; chọn sổ kế toán làm việc nếu có 2 sổ kế toán, mỗi sổ kế toán là một đơn vị kế toán.
Muốn thoát khỏi chương trình, dù ở bất kỳ vị trí nào, đầu tiên bạn phải tìm cách quay trở lại màn hình chính.
Phần mềm này cho phép kế toán trưởng có thể phân công chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán thông qua chức năng “Đăng ký mật khẩu mở sổ” trong phân hệ “Hệ thống”
Chức năng phân quyền này giúp kế toán trưởng có thể kiểm tra công việc của từng nhân viên và xác định được cụ thể trách nhiệm thuộc về người nào khi xảy ra sai sót.
Phần mềm kế toán sử dụng trong công ty có các phân hệ sau đây: Hệ thống, Số liệu, Thuế, Truy xuất, Tổng hợp, Giá thành, Từ điển, Khác. Các phân hệ này chính là các thực đơn trên menu chính. Để thực hiện các thực đơn, ta dùng mũi tên sang phải, sang trái, lên, xuống để đi chuyển ô sáng đến các thực đơn cần thiết. Khi ô sáng tới thực đơn nào thì ấn ENTER sẽ thực hiện thực đơn đó.
Di chuyển chuột đến ô “Hệ thống”, chọn mục “thông tin hệ thống” ta có thông tin về sổ kế toán của đon vị.
Nhấn “Kết thúc” để quay về màn hính chính.
Phần mềm này cho phép người sủ dụng chọn lọc chứng từ theo các tiêu thức nhất định qua phân hệ “ Truy xuất” như: Truy xuất theo mã tài khoản, truy xuất theo mã chi tiết, truy xuất theo mã chi tiết gắn với tài khoản, truy xuất theo mã sản phẩm và công trình, chọn lọc chứng từ tổng hợp.
Ví dụ: Chọn chứng từ theo mã chi tiết:
Nhập thời điểm đầu và cuối để xác định thời gian truy xuất, chọn mã tài khoản, mã chi tiết cần truy xuất. Khi đó máy xử lý và truy xuất những chứng từ thoả mãn điều kiện lọc. Người dùng có thể Xem, sửa chứng từ, In bảng kê chứng từ. Ấn CTRL + W để cất chứng từ, sau đó máy sẽ thông báo tình hình diễn biến của Mã chi tiết tại tài khoản vừa truy xuất.
2.4.2 Tổ chức kế toán một số phần hành cụ thể
Trong doanh nghiệp xây dựng tổ chức kế toán chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng. Sau đây là một số nội dung tổ chức kế toán chi phí sản xuất
2.4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây dựng
Chứng từ hạch toán ban đầu: Khi phát sinh các khoản chi phí về NVLTT, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hoặc bảng kê thanh toán hóa đơn, bảng tổng hợp vật tư ở các tổ, đội xây dựng gửi lên và các chứng từ khác có liên quan để xác định trị giá NVLTT xuất dùng tại các tổ, đội xây dựng .
Nội dung và nguyên tắc kế toán CPNVLTT:
CPNVLTT xây lắp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: Sắt thép, xi măng, gạch, gỗ, cát đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốp pha, dàn giáo…Nó không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình. CPNVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong hạch toán CPNVLTT, kế toán phải tôn trọng những quy định có tính nguyên tắc sau:
Vật liệu sử dụng cho việc xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho.
Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, kế toán phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải hạch toán đúng số phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng công trình, hạng mục công trình cụ thể của doanh nghiệp.
Trong điều kiện vật liệu sử dụng cho việc xây dựng nhiều công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành áp dụng phương pháp phân bổ để tính chi phí vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý: Theo định mức tiêu hao, chi phí vật liệu trực tiếp theo dự toán…
Kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu áp dụng trong xây dựng cơ bản và phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó.
Để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, kế toán sử dụng TK- 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thuật có dự toán riêng. Đối với công trình xây lắp, các thiết bị do chủ đầu tư bàn giao đưa vào lắp đặt không phản ánh ở tài khoản này.
Sơ đồ 4:Trình tự kế toán CPNVLTT
TK 152
TK 621
TK 152, 111…
VL xuất kho sử dụng trực tiếp cho thi công công trình
TK 111, 112, 141, 331
Mua VL không qua kho sử dụng trực tiếp cho xây lắp
TK 133
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
TK 1413
VL dùng không hết nhập kho hay bán, thu hồi
TK 154
Kết chuyển CPNVLTTcuối kỳ
TK 632
CPNVLTT vượt trên mức bình thường
Quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao được duyệt
2.4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) trong doanh nghiệp xây dựng
Chứng từ hạch toán ban đầu: Đối với doanh nghiệp xây lắp để hạch toán chi phí nhân công, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán phải tính số tiền lương trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng khác thể hiện trên bảng tính lương và thanh toán lương, được tổng hợp phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương.
Nội dung và nguyên tắc kế toán CPNCTT:
CPNCTT bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.
Kế toán CPNCTT của hoạt động xây lắp, phải tôn trọng những quy định sau:
Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động tiền lương. Trong điều kiện sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phải phân bổ CPNCTT cho các đối tượng theo tiền lương định mức hay gia công định mức.
Các khoản trích theo tiền của công nhân trực tiếp xây lắp (KPCĐ, BHXH, BHYT) được tính vào CPSXC của hoạt động xây lắp.
Để phản ánh CPNCTT tham gia vào quy trình hoạt động xây lắp, kế toán sử dụng TK- 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, hạng mục công trình của doanh nghiệp xây dựng.
Sơ đồ 5: Trình tự kế toán CPNCTT:
TK 622
TK 334
TK 154
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp
Kết chuyển CPNCTT cuối kỳ
TK632
CPNCTT vượt trên mức bình thường
TK 1413
Quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao được duyệt
2.4.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây dựng
Chứng từ hạch toán ban đầu: Để tập hợp CPSDMTC kế toán căn cứ vào các chứng từ của doanh nghiệp quy định để hạch toán như: Sử dụng các phiếu xuất kho, bảng theo dõi lịch trình máy, bảng kê chi phí mua ngoài, bảng phân bổ tiền lương cho nhân viên sử dụng máy thi công…
Nội dung và nguyên tắc kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Máy thi công là loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng, dầu, khí nén,..) đuợc sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc,… Các loại phương tiện này doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài. CPSDMTC là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy.
Kế toán CPSDMTC cần phải tôn trọng những quy định sau:
Thứ nhất, hạch toán CPSDMTC phải phù hợp với hình thức quản lý sử dụng máy thi công của doanh nghiệp. Thông thường có 2 hình thức quản lý, sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.
Nếu doanh nghiệp xây lắp tổ chức bộ máy thi công riêng biệt thì tuỳ thuộc vào đội máy có tổ chức kế toán riêng hay không mà CPSDMTC được hạch toán phù hợp.
Nếu doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt mà giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp sử dụng thì CPSDMTC phát sinh được hạch toán vào TK 623 - “Chi phí sử dụng máy thi công”
Thứ hai, CPSDMTC phải được hạch toán chi tiết theo từng loại máy hoặc nhóm máy thi công, đồng thời phải chi tiết theo các khoản mục đã quy định.
Thứ ba, phải tính toán phân bổ CPSDMTC cho các đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình) phải dựa trên cơ sở giá thành 1 giờ/máy hoặc giá thành 1 ca/máy hoặc 1 đơn vị công việc thi công bằng máy hoàn thành.
Để tập hợp và phân bổ CPSDMTC phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp, kế toán sử dụng TK 623 -“Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán CPSDMTC đối với doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp máy.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức sử dụng bằng máy thì không sử dụng TK 623 mà hạch toán toàn bộ chi phí xây, lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627. Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công.
TK 623 được mở 6 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy, TK 6232: Chi phí vật liệu, TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất, TK 6234: Chi phí khấu hao tài sản cố định, TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6238: Chi phí khác bằng tiền.
Sơ đồ 6: Trình tự kế toán CPSDMTC
(Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt, thi công hỗn hợp vừa bằng máy, vừa thủ công)
TK 334
TK 623
TK 154
Tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy
TK 152,153, 111, 141…
NVL, CC xuất kho hoặc mua ngoài sử dụng cho máy thi công
TK 133
Thuế GTGT đầu vào được KT (nếu có)
TK 214
CPSDMTC tính cho từng công trình, hạng mục công trình
Chi phí khấu hao máy thi công
TK 111, 112, 331...
Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
TK 133
TK 1413
Quyết toán tạm ứng khối lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao được duyệt
TK 152, 111…
Các khoản ghi giảm CPSDMTC
CPSDMTC vượt trên mức bình thường
TK 632
Sơ đồ 7: Trình tự kế toán CPSDMTC
trong trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng
TK154 (Chi tiết theo c.trình)
TK 154 (Chi tiết theo MTC)
TK 623
TK 621
TK 152, 334, 111...
NVL dùng cho MTC
Tập hợp CPNVL dùng cho MTC
TK 622
Tập hợp chi phí NC điều khiển MTC
Phân bổ CPSDMTC cho từng công trình
Kết chuyển CPSDMTC cuối kỳ theo từng công trình
Lương nhân viên điều khiển MTC
TK 627
Tập hợp CPSXC dùng cho MTC
Chi phí khác liên quan đến MTC
Sơ đồ 8: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài
Giá thuê chưa có thuế
TK 133
TK 111, 112, 141…
TK 623
TK 154
Kết chuyển CPSDMTC cuối kỳ
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
2.4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây dựng (CPSXC)
Chứng từ hạch toán ban đầu: Các chứng từ liên quan đến tập hợp CPSXC ở doanh nghiệp xây dựng đó là các bảng kê chi phí phát sinh, bảng phân bổ tiền lương của nhân viên quản lý, lương của nhân viên sử dụng máy, các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ khác phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất chung mà được đội trưởng các đội sản xuất thi công tập hợp và gửi về phòng kế toán hàng tháng.
Nội dung và nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất chung:
CPSXC của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. CPSXC là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội xây lắp.
Kế toán CPSXC cần tôn trọng những quy định sau:
- Phải tổ chức hạch toán CPSXC theo từng công trình, hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo các điều khoản quy định.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức CPSXC và các khoản có thể giảm CPSXC.
- Khi thực hịên khoán CPSXC cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt theo định mức đã giao khoán, từ chối không thanh toán số CPSXC ngoài định mức bất hợp lý.
- Trường hợp CPSXC có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp khác nhau, kế toán phải phân bổ CPSXC cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý như CPNCTT hoặc chi phí định mức.
Để tập hợp chi phí sản xuất, chi phí quản lý và phục vụ thi công ở các đội xây lắp theo nội dung quy định và phân bổ hoặc kết chuyển chi CPSXC vào các đối tượng xây lắp có liên quan, kế toán sử dụng TK- 627 “Chi phí sản xuất chung”.
TK 627 không có số dư và được mở 6 tài khoản cấp 2:TK6271 : Chi phí nhân viên quản lý .
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
Sơ đồ 9: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chungTK 334
TK 627
TK 111, 152…
Tiền lương, phụ cấp của nhân viên quản lý đội.
TK 214
Các khoản ghi giảm CPSXC (phế liệu thu hồi, NVL xuất dùng không hết)
Chi phí KHTSCĐ dùng cho đội
TK 111, 112, 331...
Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác
Thuế GTGT đầu vào được KT (nếu có)
TK 133
TK 1413
Quyết toán tạm ứng khối lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao được duyệt
TK 338
Các khoản trích theo lương của công nhân viên toàn đội
TK 152, 153
NVL,CCDC xuất dùng cho đội
TK 154
Kết chuyển CPSXC cuối kỳ
TK 632
CPSXC không được phân bổ -ghi nhận CPSXKD trong kỳ
2.4.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng
Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên TK 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp.
Tài khoản sử dụng là TK- 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này trong ngành xây lắp có 4 tài khoản cấp 2: TK 1541: Xây lắp, TK 1542: Sản phẩm khác, TK 1543: Dịch vụ, TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp.
TK 152, 153, 138…
Sơ đồ 10: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 154
TK 621
Kết chuyển CPNVLTT cuối kỳ
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
TK 632
Kết chuyển chi phí NCTT cuối kỳ
TK 622
Các khoản giảm giá thành
Kết chuyển CPSDMTC cuối kỳ
TK 623
TK 627
Kết chuyển CPSXC
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6
Công ty cổ phần LICOGI 16.6 được thành lập trong một thời gian ngắn (từ năm 2006 đến nay), những ngày đầu mới thành lập công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng với chủ trương, đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, cùng với sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, công ty đã vượt được khó khăn ban đầu, từng bước phát triển và ngày càng đứng vững trên thị trường, đạt lợi nhuận cao, đời sống nhân viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26956.doc