MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
PHẦN 1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
I / Giới thiệu khái quát về công ty . 2
II / Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của công ty cổ phần Sơn Chinh . 3
1 / Chức năng, nhiệm vụ . 4
2 / Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ . 5
3 / Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty . 6
4 / cơ cấu tổ chức và bộ máy hiện nay của công ty . 7
PHẦN 2- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1 / Thành tựu . 13
2 / Đóng góp cho xã hội 16
3 / Công tác đào tại lao động 17
4 / Một số danh hiệu mà công ty đã đạt được . 19
5 / Những khó khăn công ty gặp phải . 20
6 / Định hươngd kinh doanh năm 2009 21
KẾT LUẬN . 23
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần Sơn Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó khăn như hiện nay và vững bước đi lên khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
II – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỎ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN CHINH
1 – Chức năng, nhiệm vụ
Công ty cổ phần Sơn Chinh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và gia công các loại quần áo theo kế hoạch hợp đồng gia công cho các đối tượng là người lớn và trẻ em và mục đích cuối cùng là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tháng 5/1998 công ty có sự thay đổ về ban giám đốc, khi thành mới thành lập do hai nhà đầu tư quản lý nhưng đến nay công ty chính thức được chuyển giao cho một nhà chủ đầu tư đó là Bà : Lê Thị Bích Trân quản lý. Lúc này công ty có nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo và sản xuất bao bì chủ yếu là thùng carton nhằm phục vụ việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp mình và cung cấp cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu khác. Với nhiệm vụ đặt ra là sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đòi hỏi công ty phải có dây chuyền công nghệ hoàn thiện và đội ngũ công nhân lành nghề mới đáp ứng được các yều cầu khắt khe của các nước nhập khẩu,vì vậy nhiệm vụ của công ty đặt ra lúc này là tuyển chọn các công nhân may có tay nghề và đào tạo đội ngũ công nhân này có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kể từ khi thành lập công ty đã có những bước tiến vượt bậc, giá trị tổng sản lượng tăng lên rất nhiều lần, chất lượng ngày càng được nâng cao, về cơ bản công ty đã đi vào hoạt động ổn định và từng bước phát triển. Để có được thành quả như vậy thì mọi thành viên trong công ty đã đoàn kêt nỗ lực hết mình.
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng như EU, Hoa Kỳ và các nước Châu Á cho ngành dệt may nước ta. Cũng trong thời kỳ này luật đầu tư nước ngoài được xúc tiến và đẩy mạnh, ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn tiếp cận với các đối tác, các thương, gia các nước như : Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông thực hiện việc gia công ngay từ vải cho các khách hàng nước ngoài. Công ty TNHH Sơn Chinh được các đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm sản xuất ra và ngày càng nhận được nhiều hợp đồng gia công, đây là một bước tiến để công ty tiếp tục lớn mạnh không ngừng và vượt qua mọi khó khăn và thách thức như hiện nay.
2 – Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
a- Đặc điểm tổ chức sản xuất
công ty cổ phần Sơn Chinh là một công ty sản xuất các sản phẩm hàng may mặc làm theo mẫu mã và yêu cầu của khách hàng. Vì sản xuất theo quy mô vừa nên công ty đã bố trí sản xuất theo phân xưởng sản xuất cho phù hợp với loại hình và tổ chức sản xuất. Trong mỗi một phân xưởng sản xuất được tổ chức thành các tổ sản xuất mỗi tổ có chức năng và nhiệm vụ riêng được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi một công nhân thực hiện một hoặc một số bước công việc nhất định, các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch đặt ra hàng tháng của công ty. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất gia công hàng may mặc quần áo và thùng carton với tỷ trọng xuất khẩu là chủ yếu chiếm 90-95% ngoài ra công ty còn nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị khác trong và ngoài nước
b- Đặc điểm về quy trình công nghệ
Là một doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng là chủ yếu, công ty cổ phần Sơn Chinh có một dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu triển khai mẫu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành, nhập kho, đóng gói và xuất đi.
Quy trình sản xuất này có thể chia làm các bước sau:
Bước 1, Ban giám đốc công ty căn cứ vào đơn đặt hàng từ hợp đồng sản xuất nhận được sau đó giao cho phòng kế hoạch và quản đốc để giao kế hoạch cho từng tổ sản xuất.
Bước 2, Tổ cắt may nhận vật kiệu từ kho tiến hành cắt theo đúng mã hàng đã nhận đặt sản xuất.
Bước 3, Tổ trưởng tổ may nhận bộ mẫu cứng, tổ kho nhận bán thành phẩm từ tổ cắt may, nhận phụ liệu may đồng thời tiến hành phân chuyền theo “thiết kế dây chuyền”.
Bước 4, Thực hiện dây chuyền may, là chi tiết trong trường hợp các chi tiết phải thay đổi mẫu một công nhân đầu tuyến mang các chi tiết cần phải thay đổi vào kho để đổi
Bước 6, Hoàn thành sản phẩm cuối chuyền : quá trình này được tiến hành ngay trên bàn cuối chuyền của tổ sản xuất do các nhân viên phòng kỹ thuật công nghệ KCS thực hiện bắt các lỗi được đánh dấu bằng băng dính.
Bước 7, Giặt là thành phẩm: Sau khi thành phẩm được thu hóa, tổ trưởng sản xuất giao cho tổ giao nhận chuyển đi giặt rồi chuyển về bộ phận là, sản phẩm sau khi là phải đảm bảo không bị bỏng cháy vải.
Bước 8, Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng : Do cán bộ KCS đảm nhận các sản phẩm đạt chất lượng được giao cho bên đóng thùng, các sản phẩm không đạt chất lượng giao cho các tổ có liên quan để sửa lỗi.
Bước 9, Gấp gói :sản phẩm được đóng gói ngay ngắn theo đúng mẫu, theo đúng kính cỡ của sản phẩm.
Bước 10, thực hiện đóng gói cồng khi sản phẩm được bên đối tác kiểm nghiệm thẩm định là sản phẩm đã đạt được yêu cầu.
Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ may dưới đây:
3 – Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty
Trải qua một quá trình hoạt động và phát triển cùng với những nỗ lực không biết mệt mỏi để nâng cao chất lượng về mọi mặt: mẫu mã, chất lượng sản phẩm,… các vấn đề thanh toán cũng được công ty hết sức chú trọng, do đó công ty đã nâng cao được uy tín của mình trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng, vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng như: Đức, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Đan Mạch…..
4 – Cơ cấu tổ chức và bộ máy hiện nay của công ty
Để một công ty có thể hoạt động được tốt thì cần phải có bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh bộ máy quản lý và các phòng ban, công ty còn bao gồm ngành cắt, phân xưởng may và một phân xưởng bao bì.
Để đảm thực hiện các đơn đặt hàng theo đúng yêu cầu mẫu mã, chất lượng các bộ phận trong doanh nghiệp có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc phân công công việc và mỗi bộ phận phải chịu trách nhiện cho phần công việc của mình.
Giám đốc : theo dõi chỉ đạo quá trình sản xuất
Pháo giám đốc : theo dõi, điều hành, chỉ đạo tiến độ sản xuất của các tổ, bám sát kế hoạch sản xuất công ty chia sẻ mọi công việc cùng giám đốc.
Tổ trưởng : bao quát điều hành chung trên chuyền và chịu trách nhiệm trước quản đốc về tiến độ và năng suất của tổ mình.
Tổ phó : giao nhận hàng, ra quyền điều hành cùng tổ trưởng
Nhân viên kỹ thuật công nghệ may: kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng sau khi gấp gói.
Công nhân : là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và kiểm tra lại sản phẩm sau khi hoàn thành để chuyền đi cho bộ phận sau.
Hiện nay công ty có bốn dây chuyền sản xuất trong đó có ba xí nghiệp may và một xí nghiệp sản xuất bao bì. Để thấy rõ mỗi quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình sản xuất sản phẩm ớ các xưởng ta có sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và sơ đồ tổ chức công ty như sau:
Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Xưởng may đan phượng
Công ty
Xưởng bao bì
Xưởng may
Xưởng may thanh hóa
.
Quản đốc bao bì
Tổ sóng
Tổ thành phẩm
Tổ in
Sơ đồ tổ chức xưởng bao bì
Tổ hoàn thiện
Quản đốc
Tổ cắt
Tổ kho
Phòng kỹ thuật
Tổ 6
Tổ 4
Tô 5
Tổ 3
Tổ 2
Tổ 1
Tổ12
…
Sơ đồ tổ chức xưởng may
Sơ đồ quy trình công nghệ may
Lệnh sản xuất
Cắt bán thành phẩm
Phần chuyền may
Rải chuyền may, là chi tiết
Bao gói đính mác sản phẩm
Kiểm nghiệm, xuất kho
Thùa đính, chăn bọ
Kiểm hóa sản phẩm cuối chuyền
Giặt là thành phẩm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tại công ty, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu chức năng, mỗi người lãnh đạo cùng một lúc có thể đảm nhận nhiều chức năng. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty bao gồm giám đốc và các phòng ban chức năng của các bộ phận như sau:
Giám đốc :là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Phó giám đốc : phụ trách kinh tế giúp giám đốc và thay mặt giám đốc điều hành một số lĩnh vực chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra một số nghiệp vụ kinh tế và làm các thủ tục xuất nhập khẩu.
Quản đốc :chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trưởng phòng kinh tế : chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động sản xuất và chương trình nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm mẫu mã mới.
Phòng kinh doanh : thực hiện việc tiếp thị quảng các, chào hàng chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cho các hợp đồng bán FOB đồng thời theo dõi hoạt động đó. Ngoài ra phòng kinh doanh còn kiêm luôn hoạt động xuất nhập khẩu và mảng kinh doanh nội địa.
Văn phòng tổng hợp : quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ, đón tiếp khách hội họp, hội nghị.
Phòng bảo vệ : thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty.
Phòng y tế : theo dõi sức khỏe, khám và chữa bệnh cho công nhân viên trong công ty.
Phòng cơ điện :tổ chức sửa chữa quản lý, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị hệ thống điện công ty cho quá trình sản xuất liên tục.
Tổ chức công đoàn :chăm lo đời sống công nhân giải quyết mọi thắc mắc của công nhân, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Mỗi một phòng ban có nhiệm vụ cụ thể và riêng biệt tuy nhiên chúng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một khối vững mạnh không thể tách rời giúp cho công ty có thể hoạt động một cách trôi chảy.
Với bộ máy tổ chức quản lý trên đã giúp công ty đạt được nhiều thành tựu lớn trong tất cả mọi hoạt động. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả tốt thì trước hết phải xây dựng cho mình một bộ máy quản lý tốt. Công ty cổ phần Sơn Chinh là một doanh nghiệp tương đối lớn với số lượng công nhân là 900 người thì việc quản lý tốt đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có kế hoạch sắp xếp chu đáo và công ty đã làm được điều đó. Công ty có một đội ngũ lãnh đạo giỏi và một loạt công nhân làm việc chăm chỉ có tay nghề cao đã đưa công ty ngày một phát triển, có uy tín với các bạn hàng trong và ngoài nước và mở rộng được thị trường xuất khẩu không chỉ ở Châu Á mà còn sang cả Châu Âu.
Trong nhiều năm qua, ban lãnh đạo công ty đã cố gắng tạo lập nên một môi trường làm việc, làm thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của cán bộ công nhân viên nhằm đem lại hiệu quả tôt nhất cho công ty, ví dụ như chế độ ưu đãi lương, thưởng hợp lý sẽ tạo ra nguồn lực thúc đẩy làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cao nhất.
Cán bộ công nhân viên trong công ty có việc làm ổn định, cố điều kiện học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, công ty còn luôn chú ý tạo ra bầu không khí trong lành cảnh quan trong từng khu vực, đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất. Hơn nữa là công ty may mặc nên số lượng công nhân nữ chiếm đa số nên công ty luôn có chính sách ưu đãi cho công nhân như chế độ nghỉ sinh, chăm sóc sức khỏe cho người lao động …vì vậy đã giúp cho người lao đông tập trung vào công việc của mình hơn từ đó năng suất cũng được tăng lên đáng kể.
Công ty đã có một đội ngũ nhân viên có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề, công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, coi trọng đoàn kết nội bộ, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có quy hoạch, có sự kế thừa và liên tục đổi mới.
Tổ 1
Tổ 15
Tổ2
Tổ 1
Sản xuất bao bì
Sản xuất may
Xưởng sản xuất
Ban giám đốc
Tổ chức hành chính
Kế toán
Kỹ thuật
Kế hoạch kinh doanh
Xuất nhập khẩu
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp
PHẦN HAI
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1- Thành tựu
Sản phẩm may của công ty cổ phần Sơn Chinh là một mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống của con người. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đây là một mặt hàng có tính cạnh tranh khốc liệt về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Công ty cổ phần Sơn Chinh là một doanh nghiệp tư nhân lúc đầu thành lập chỉ với một xưởng may rất nhỏ có 30 máy may và công việc chủ yếu là làm hàng gia công nhưng chính khát vọng kinh doanh và sự tự vươn lên nỗ lực học hỏi không biết mệt mỏi của ban lãnh đạo công ty cùng với việc luôn giữ chữ tín với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn đã biến một doanh nghiệp nhỏ bé trở thành một địa chỉ tin cậy của khách hàng. “Hữu xạ thiên hương”các đơn đặt hàng dồn dập đến khiến cho công ty buộc phải mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thấy được xu hướng phát triển của thị trường trong nước và quốc tế cùng với một niền đam mê thời trang của ban giám đốc, công ty ngày càng lớn mạnh và có chỗ đứng vững chặc đối với các khách hàng. Gia công hàng may mặc trước khi đi xuất khẩu phải có khâu đống gói sản phẩm điều đó làm cho ban lãnh đạo công ty đã thành lập thêm một xưởng sản xuất thùng carton để phục vụ cho việc đòng gói của doanh nghiệp và cung cấp cho các doah nghiệp xuất khẩu khác.Điều này được ghi nhận qua kết quả sản xuất kinh doanh trong hai năm gần đây:
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Thực hiện
Tỷ lệ 2007/2006
Thực hiện
Tỷ lệ 2008/2007
1
Doanh thu
23.452.443.013
116.2%
25.000.000.000
107%
2
Nộp ngân sách nhà nước và các khoản khác
1.217.891.000
103%
1.500.000.000
3
Lợi nhuận thực hiện(trước thuế)
106.581.823
102.5%
150.000.000
4
Tổng mức đầu tư trong năm
19.161.432.000
20.000.000.000
5
Thu nhập bình quân người lao động/tháng
1.800.000
2.000.000
6
Đóng góp quỹ từ thiện xã hội
9.000.000
9.000.000
Các chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của công ty
stt
2003
2004
2005
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
45.100.000.000
60.000.000.000
90.000.000.000
2
Doanh thu thuần
45.100.000.000
60.000.000.000
90.000.000.000
3
Giá vốn hàng bán
40.100.000.000
90.000.000.000
79.000.000.000
4
Lợi nhuận gộp
4.000.000.000
9.000.000.000
10.000.000.000
5
Doanh thu hoạt động tài chính
350.000.000
200.000.000
300.000.000
6
Chi hoạt động tài chính
50.000.000
100.000.000
50.000.000
7
Chi phí bán hàng
50.000.000
37.000.000
42.000.000
8
Chi phí quản lý doanh nghiệp
80.000.000
90.000.000
100.000.000
9
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
150.000.000
180.000.000
220.000.000
10
Thu nhập khác
30.000.000
20.000.000
80.000.000
11
Chi phí khác
7.000.000
10.000.000
12
Lợi nhuận khác
90.000.000
93.000.000
98.000.000
13
Tổng lợi nhuận trước thuế
510.813.399
1.115.084.964
1.503.585.494
14
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
163.460.288
306.427.188
473.342.546
15
Lợi nhuận sau thuế
347.353.111
808.657.776
1.030.242.959
16
Nguồn vốn kinh doanh
10.218.626.788
12.436.398.183
12.547.379.787
17
Số lao động
450
600
850
18
Thu nhập bình quân lao động/tháng
450.000
600.000
820.000
Nhìn vào bảng chỉ tiêu trên ta thấy rõ được hoạt động của công ty cổ phần Sơn Chinh. Công ty đã hoạt động có hiệu quả, doanh thu đều tăng qua các năm. Trong năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng công ty vẫn duy trì được mức sản xuất và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù tỷ lệ tăng của năm 2008 so với 2007 thấp hơn so với năm 2007/2006 nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng được gần hai tỷ đồng. Các dự án đầu tư trong năm công ty đều hoàn thành đúng kế hoạch, doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến, thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Không chỉ mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách của nhà nước hàng năm
Doanh thu tổng sản xuất và đóng góp ngân sách nhà nước
Đơn vị : đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Doanh thu
79.457.462.855
78.583.631.697
Lợi nhuận
280.685.648
128.354.923
Giá trị sản xuất
79.457.462.855
78.582.631.697
Đóng góp vào ngân sách nhà nước
1.259.991.571
774.268.968
Với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay công ty cổ phần Sơn Chinh đang cố gắng nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và trở thành một doanh nghiệp tư nhân thành đạt.
2- Đóng góp cho xã hội
Ngoài việc hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần Sơn Chinh luôn luôn tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội.
Tham gia và các chương trình:
- Bảo trợ trẻ em nghèo, khuyết tật
- Xây dựng nhà tình nghĩa, sổ cho bà mẹ liệt sỹ
- Tham gia tài trợ giải chạy do báo hà nội mới tổ chức
Đã tham gia ủng hộ rất nhiều quỹ: ủng hộ nhà trẻ toàn bộ cốc một mốc và thiết bị bàn ghế cho một lớp học của thị trấn Văn Điển.
Tham gia đóng góp cứu trợ nhân đạo cho các vùng bị thiên tai: ủng hộ đồng bào lũ lụt Thừa Thiên Huế, ủng hộ các cơn bão số 6, số 9.
Tham gia mua công trái giáo dục.
Năm 2009 là một năm đầy khá khăn và thách thức đối với công ty song công ty vẫn có dự định tham gia tích cực công tác từ thiện xã hội.
+ Tham gia tích cực vào các chương trình:
Bảo trợ trẻ em nghèo, khuyết tật
Xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ gia đình chính sách
Tham gia tài trợ các chương trình thể thao từ thiện của thành phố Hà Nội
+ ủng hộ các quỹ:
- Qũy xã hội công đoàn: 300.000
- Qũy an ninh địa phương: 300.000
- Qũy uống nước nhớ nguồn: 300.000
Mặc dù với một số tiền nhỏ nhoi nhưng công ty hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình để giúp đỡ, xây dựng đất nước ta vững mạnh hơn.
3- Công tác đào tạo lao động
Để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và giữ được uy tín với khách hàng thì một vấn đề khó khăn đặt ra là nguồn lao động. Khi mới thành lập lao động rất thiếu nhất là lao động lành nghề lại càng thiếu và khó tuyển dụng, nhưng bằng niềm đam mê nghề nghiệp và khát vọng kinh doanh ban giám đốc công ty đã đi đến từng thôn, từng làng, tìm từng người lao động để đào tạo miễn phí rồi dùng họ vào dây chuyền sản xuất. Cứ như vậy đến nay công ty đã có 900 lao động trong đó có 850 lao đọng nữ chiếm 95% với trình độ tay nghề 2/6 đến 5/6. Mặc dù đã đi vào hoạt động ổn định nhưng công ty vẫn luôn tạo moi điều kiện tốt nhất cho người lao động học hỏi nâng cao trình độ tay nghề của mình. Ngoài ra công ty phối hợp với trường cao đẳng công nghệ thực phẩm (bộ công nghiệp) để tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.
Công ty cổ phần Sơn Chinh đã tạo công ăn việc làm cho gần 1000 lao động với thu nhập 1.500.000 đến 1.700.000 đồng/ tháng. Là một công ty may mặc nên tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ cao 95%, công ty đã có một chính sách ưu đãi cho người lao động. Công ty xây dựng nhà ở cho công nhân nội trú, có xe đưa đón cán bộ công nhân viên ở các nơi khác không có phương tiện đi lại, đảm bảo đời sống cho người lao động, công ty còn hỗ trợ cho công nhân 6 tháng đầu khi vào công ty, đãi thọ một bữa ăn trưa cho công nhân với giá 7.000 đồng/suất, nấu bữa chiều cho công nhân nội trú và thu với giá 3000 đồng/suất công ty hỗ trợ 4.000 đồng/ suất. Tại khu nhà nội trú cho công nhân được trang bị ti vi, sách báo để giải trí ngoài giờ làm việc (10 người/ti vi ).
Công ty có những chính sách để khuyến khích người lao động sản xuất tăng năng suất lao động và tạo cơ hội cho họ để nâng cao tay nghề. Ngoài chế dộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ công ty luôn áp dụng các chính sách khác để ổn định lao động như:
Cho vay không tính lãi giúp đỡ gia đình cán bộ công nhân viên có khó khăn về tài chính, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống, sữa chữa nhà.
Thành lập các quỹ giúp đỡ công nhân có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên thăm hỏi động viên các gia đình có công nhân là con em của gia đình chính sách.
Công ty có một bộ phận y tế thường xuyên chăm lo sức khỏe cho người lao động, khám định kỳ cũng như kiểm tra thường xuyên.
Tổ chức cho cán bộ công nhân viên mỗi năm được đi nghỉ mát một lần từ một đến hai ngày.
Hàng tháng bình bầu xét thưởng A - B: là nguồn thúc đẩy giúp công nhân làm việc hăng say nâng cao tay nghề với mức 20% lương cho loại B và có trích thưởng cho các ngày lễ trong năm. Ngoài ra còn thưởng cho công nhân có tay nghề cao.
Hàng năm tổ chức cuộc thi thợ giỏi cho cán bộ công nhân viên để tìm ra công nhân xuất sắc để nâng bậc lương.
Tất cả các chính sách trên của công ty dường như đang gắn chặt người lao động gắn bó với công ty hơn. Bên cạnh đó, họ có một nữ giám đốc luôn nhiệt tình tận tụy với công việc, cùng lo chung với nỗi lo của người lao động cảm thông chia sẻ, đồng cam cộng khổ cùng người lao động đã khiến cho người lao động luôn tin tưởng và doanh nghiệp. Để có được những thành quả như ngày hôm nay là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhiên viên cùng với ban giám đốc công ty, công ty như một gia đình lớn trong đó mọi người đều tin tưởng vào đồng nghiệp của mình đồng lòng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn nhất là vào thời điểm hiện nay họ vẫn tin tưởng vào ban lãnh đạo công ty sẽ có những chính sách để giúp công ty đứng vững trước cơn bão của cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng ra trên toàn thế giới.
4 – một số danh hiệu mà công ty đã nhận được
Từ khi thành lập đến nay là 12 năm công ty luôn nhận được giấy khen và bằng khen của Uỷ Ban Nhân Dân quận Hai Bà Trưng, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội tặng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu và một số giải thưởng khác như:
Giải thưởng “ nhà quản lý giỏi” do tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng.
Bằng khen “doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng” của hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành Phố Hà Nội tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển của hiệp hội.
Giải thưởng “hoa mai vàng” do hội liên hiệp phụ nữ Thành Phố Hà Nội tặng nhằm tôn vinh các nữ doanh nhân thành đạt có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vì sự phát triển của phụ nữ.
Giải thưởng “Bạch Thái Bưởi – doanh nhân đất việt thế kỷ XXI”
Với những thành tích và những đóng góp mà công ty đã thực hiện được trong thời gian đã cho thấy sự phát triển ngày một lớn mạnh của công ty cổ phần Sơn Chinh.
5- những khó khăn công ty đã và đang gặp phải
Cuộc khoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ mỹ và đã lan rộng ra các nước trên toàn thế giới làm cho nền kinh tế của các nước rơi vào khủng hoảng, xuất khẩu giảm. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi được tình trạng trên. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế của Việt Nam, nếu 8 tháng đầu năm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát cao lên đến mức phi mã, lãi suất tăng vọt,tỷ giá biến động mạnh, tình hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn, thì đến 4 tháng cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng tà chính từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới hầu hết các nền kinh tế lớn đều bước vào suy thoái, giá cả nguyên vật liệu, lương thực giảm, đơn hàng thiếu, hàng hóa tồn kho,thiếu việc làm, thu nhập và đời sống người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dệt may Việt Nam trong đó có công ty cổ phần Sơn Chinh – sản xuất gia công hàng may mặc với mục đích xuất khẩu.
Dự báo năm 2009 là năm tiếp tục khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thấy điểm dừng và sức ép cạnh tranh từ hàng dệt may Trung Quốc do việc chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn ngạch cho Trung Quốc ngày 1/1/2009. Tại thị trường nội địa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải đối đầu với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới.
Cũng là một doanh nghiệp may công ty cổ phần Sơn Chinh cũng cùng chịu chung số phận với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn như: không có đủ tiềm lực tài chính, khó khăn về thị trường tiêu thụ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt các nhà nhập khẩu không chấp nhận giá bán sản phẩm quá cao hoặc cao hơn so với các doanh nghiệp may của các nước khác trong khu vực vì vậy nếu công ty đưa ra giá quá cao thì không bán được hàng. Công ty cổ phần Sơn Chinh là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa lại chủ yếu làm hàng gia công và làm theo đơn đặt hàng nên chi phí sản xuất tương đối cao nếu sản phẩm có gia bán thấp quá thì công ty phải chịu lỗ như vậy việc sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một thách thức lớn nữa đang đặt ra cho công ty là vấn đề người lao động nếu thu nhập của ngưới lao động không tương xứng với các khoản trượt giá ở nước ta hiện nay thì công nhân sẽ bỏ việc, công ty thiếu công nhân và không đáp ứng được đơn hàng ảnh hưởng đến uy tín và sản xuất của công ty. Hơn nữa, mấy năm nay đồng tiền Việt Nam lên giá quá cao so với đồng USD, là một doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu như công ty cổ phần Sơn Chinh sẽ tiếp tục phải chịu thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty như Mỹ, Châu Âu thì đã cắt giảm nhập khẩu hàng dệt may nên việc sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu có dấu hiệu “ngấm thuốc” và rất nhạy cảm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty vẫn đang hoạt động song gặp rất nhiều khó khăn do các đơn hàng giảm, các nước nhập khẩu chủ động cắt giảm đơn hàng không chỉ có đơn hàng giảm mà kèm theo đó là giá cả sản phẩm cũng giảm.
Đứng trước khó khăn như hiện nay công ty đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục khó khăn và định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009 sau khi kinh tế đã hồi phục
Khó khăn như hiện nay là một thách thức lớn buộc công ty phải chủ động mở rộng thị trường mới sang các nước như Trung Đông, Đông Âu, Châu Phi để giảm rủi ro, tìm kiếm khách hàng mới để phát triển sản xuất của công ty tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22793.doc