MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BÀNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 3
1.2. Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh. 5
1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. 5
1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 6
1.2.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. 8
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị thành viên. 9
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây. 11
Phần II. THỰC TÊ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 13
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 13
2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty. 13
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 14
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng người: 14
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ. 16
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 16
2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu 18
2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 20
2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. 24
2.5. Báo cáo 27
2.5.1. Báo cáo tài chính 27
2.5.2 Báo cáo nội bộ 27
2.5.3. Báo cáo thuế. 29
2.6. Kiểm tra công tác kế toán. 30
2.6.1. Công tác kiểm tra. 30
2.6.2. Sự ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh. 31
Phần III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 32
3.1. Kết quả đạt được. 32
3.2. Một số tồn tại 33
3.3. Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 34
KẾT LUẬN 37
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phẩn thực phẩm Minh Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu thì đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý tài chính khác nhau, nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Với bộ máy kế toán hoạt động tốt thì thông tin về DN sẽ được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để Nhà nước quản lý thu Thuế, để ban lãnh đạo công ty quản lý và đưa ra các quyết định kinh doanh, để nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên, người lao động biết được tình hình lao động của DN. Vì vậy cũng như nhiều DN khác, CTCP Thực Phẩm Minh Dương luôn rất coi trọng và quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán của mình.
Để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý của mình nói chung và để phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành thực hiện tập trung tại phòng tài chính – kế toán của công ty. Các nhà máy, khu trang trại không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên phụ trách kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập các chứng từ, tập hợp chi phí sản xuất và định kỳ gửi về phòng tài chính – kế toán của công ty để tổng hợp lên báo cáo.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty gồm có 10 nhân viên được phân công bố trí nhiệm vụ như sau:
Bảng 2-1Bộ máy kế toán năm 2009
Chức vụ
Số người
Trình độ
Kế toán trưởng
01
Đại học
Kế toán tổng hợp
02
Đại học
Kế toán bán hàng
01
Cao đẳng, liên thông lên đại học
Kế toán hàng tồn kho
01
Đại học
Kế toán các nhà máy
03
Cao đẳng
Kế toán trang trại
01
Cao đẳng
Thủ quỹ
01
Cao đẳng
Nguồn: Báo cáo tình hình công nhân viên quý I – 2009
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng tài chính – kế toán, kiêm Phó tổng giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán tại công ty đồng thời có nhiệm vụ quản lý nguồn Tài chính. Từ đó kế toán trưởng còn là người cập nhật, hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, của Bộ Tài Chính và các Bộ khác có liên quan đến công tác kế toán của DN mình. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu từ các chứng từ ghi sổ đã được duyệt để ghi vào sổ tổng hợp; giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của các nhân viên kế toán tại các nhà máy và ở trang trại. Kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ tổng hợp và tính giá thành cho những sản phẩm của công ty đồng thời xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện hành và giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính theo quy định.
Thủ quỹ : Phụ trách việc quản lý tiền mặt tại công ty, có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt trên cơ sỏ các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt.
Kế toán bán hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng, ghi sổ và theo dõi các đơn đặt hàng, tình hình thanh toán với khách hàng, quản lý hóa đơn.
Kế toán hàng tồn kho: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất NVL – CCDC, nhập – xuất thành phẩm… Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty và nhà cung cấp, tính ra giá trị NVL – CCDC, hàng hóa xuất - tồn kho.
Kế toán tại các nhà máy: Mỗi nhà máy có một nhân viên kế toán có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất NVL, sản phẩm hàng hóa, đồng thời theo dõi lương của cán bộ nhân viên trong nhà máy mình phụ trách… Hằng ngày hoặc là định kỳ nộp các chứng từ nhập mua, hóa đơn bán hàng, bảng theo dõi lương…đến phòng TC – KT của công ty. auk hi nộp các chứng từ sổ sách liên quan đến phần hành mình phụ trách, qua sự kiểm tra, tổng hợp của kế toán tổng hợp và sự phê chuẩn của kế toán trưởng, kế toán các nhà máy cũng làm nhiệm vụ thanh toán tiền mua NVL – CCDC, tiền lương cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong nhà máy.
Kế toán tại trang trại: Có nhiệm vụ tương tự như là kế toán tại các nhà máy, chỉ khác đây là khu sản xuất, tiêu thụ cây trồng hoa quả và các sản phẩm từ vật nuôi nên cũng có nhiệm vụ, có những chứng từ và cách hạch toán không giống với các nhà máy.
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh thực phẩm nên các loại chứng từ kế toán tại đây tuy không đa dạng và phong phú, nhưng các chứng từ được lập tại công ty luôn tuân theo đúng chế độ và ghi chép đầy đủ kịp thời đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ để ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin cho quản lý. Các chứng từ kế toán của công ty sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản tại phòng TC - KT của công ty . Trong phần hành kế toán khác nhau công ty đều sử dụng hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh, theo đúng Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Bảng 2 -2Hệ thống chứng từ sử dụng tại CTCP Thưc Phẩm Minh Dương
STT
Tên chứng từ
Số hiệu
Chứng từ tiền tệ:
Phiếu thu
01-TT
Phiếu chi
02-TT
Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng.
03-TT
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04-TT
Giấy đề nghị thanh toán
05-TT
Biên lai thu tiền
06-TT
Bảng kiểm kê quỹ.
08a-TT
Bảng kê chi tiền
09-TT
Chứng từ hàng tồn kho:
1
Phiếu nhập kho NVL, CCDC.
01-VT
2
Phiếu xuất kho NVL, CCDC.
02-VT
3
Biên bản kiểm kê vật tư.
05-VT
4
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
03-VT
5
Bảng kê thu mua hàng nông – lâm – thủy sản.
Chứng từ lao động tiền lương:
1
Hợp đồng thuê khoán lao động
08-LĐTL
2
Bảng chấm công.
01a-LĐTL
3
Bảnh kê khối lượng sản phẩm hoàn thành.
05-LĐTL
4
Bảng đơn giá lương khoán cho một sản phẩm.
5
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)
6
Bảng tính lương.
02-LĐTL
7
Bảng thanh toán tiền lương
Cụ thể lập thành Bảng thanh toán tiền lương khoán cho từng xí nghiệp.
09-LĐTL
8
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
11-LĐTL
9
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
10-LĐTL
10
Phiếu làm thêm giờ.
01b-LĐTL
Chứng từ bán hàng:
1
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
2
Hóa đơn GTGT
01GTKT-3LL
3
Hóa đơn bán hàng thông thường
02GTGT-3LL
4
Biên bản thanh lý hợp đồng.
5
Phiếu thu, phiếu chi…
6
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
03 PXK-3LL
Phần TSCĐ:
1
Hợp đồng mua sắm TSCĐ.
2
Biên bản giao nhận TSCĐ.
01- TSCĐ
3
Hóa đơn mua TSCĐ.
4
Quyết định (tăng giảm TSCĐ)
5
Danh mục thiết bị bán.
6
Biên bản thanh lý TSCĐ.
02-TSCĐ
7
Phiếu thu (người mua nộp tiền đối với TSCĐ thanh lý)
8
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
03-TSCĐ
9
Biên bản đánh giá lại TSCĐ….
04-TSCĐ
10
Biên bản kiểm kê
05-TSCĐ
11
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
06-TSCĐ
Nguồn: Danh mục chứng từ
2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
2.2.2.1 Quy trình vận động của chứng từ:
Vì tổ chức bộ máy kế toán của công ty tập trung nên mọi chứng từ chủ yếu được thực hiện tại trụ sở chính. Các kế toán nhà máy lẻ chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ ghi chép nhỏ mang tính chất hàng ngày. Vì thế, xét quy trình luân chuyển chứng từ chủ yếu ở trụ sở chính.
2.2.2.2. Khát quát chung chu trình luân chuyển.
Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán sử dụng chứng từ ghi chép nhằm xác định các khoản tiền vào ra quỹ tiền mặt, số hàng hóa nhập- xuất kho. Từ đó làm căn cứ thu- chi tiền, ghi Thẻ kho, vào các sổ chi tiết có liên quan.
2.2.2.3. Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu.
Chứng từ tiền mặt:
Chu trình luân chuyển Phiếu thu:
Khi có tiền cần nhập quỹ, căn cứ vào hóa đơn với số tiền thực tế, kế toán bán hàng lập phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc Kế hoạch thị trường soát xét và ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi
đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ, ký xác nhận. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc được làm căn cứ để ghi sổ chi tiết theo dõi khách hàng và chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ tiền mặt…
Chu trình luân chuyển phiếu chi:
Khi có đề nghị chi tiền (chi thanh toán các khoản nợ phải trả, chi xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng,…) cần duyệt qua kế toán trưởng rồi kế toán bán hàng viết phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên, có xác nhận đầy đủ chữ ký của kế toán bán hàng, kế toán trưởng, giám đốc kế hoạch thị trường. Từ đó, thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt và lấy xác nhận từ người nhận tiền.
Liên 1 kế toán bán hàng dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết thanh toán khách hàng và sau đó lưu tại phòng TC- KT, liên 2 thủ quỹ dùng ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán tổng hợp cùng chứng từ gốc để vào sổ kế toán liên quan khác.
Chứng từ hàng tồn kho:
Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:
Khi có hàng cần nhập từ mua ngoài hay tự sản xuất, kế toán HTK lập Phiếu nhập kho với tên hàng và số lượng nhập; sau khi xét duyệt của bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS). Kế toán HTK ký phiếu nhập và người giao hàng mang phiếu đến kho chuyển cho Thủ kho chứng từ, từ đó nhập kho. Hoàn thành nhập kho thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho, ký vào phiếu.
Phiếu nhập kho lập thành 3 liên: 1 liên thủ kho giữ ghi vào Thẻ kho và chuyển lên phòng TC- KT, 1 liên lưu tại phòng kế hoạch thị trường ( phòng điều hành sản xuất), liên 3 do người giao hàng giữ.
Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho:
Khi có yêu cầu cung cấp hàng hóa từ cán bộ phòng Kế hoạch thị trường ( yêu cầu xuất NVL, CCDC từ bộ phận sản xuất), bộ phận này lập phiếu xuất và người lập phiếu xin sự xét duyệt của kế toán trưởng, giám đốc kế hoạch – thị trường duyệt giao cho người lập cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sauk hi xuất kho, thủ kho ghi rõ số lượng thực xuất, ngày, than, năm và cùng người nhận hàng ký ( ghi rõ họ tên) vào phiếu. 1 liên lưu ở bộ phận lập phiếu. Liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển lên phòng TC – KT cho kế toán bán hàng ghi sổ. Liên 3 do người nhận hàng, vật tư giữ.
Chứng từ bán hàng:
Quy trình luân chuyển chứng từ hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT)
Sau khi có lệnh xuất bán thành phẩm, sau khi đã lập phiếu xuất, bộ phận bán hàng tiến hành viết hóa đơn GTGT đối với các khách hàng thanh toán ngay. Ở khâu này, bộ phận bán hàng sau khi viết hóa đơn được phép của kế toán trưởng và giám đốc Kế hoạch – Thị trường ( ký vào hóa đơn), sau khi làm xong thủ tục nhập quỹ tiền mặt, thủ quỹ giao cho thủ kho xuất hàng. Hóa đơn được lập làm 3 liên, 1 liên lưu tại quyển , 1 liên đỏ giao cho người mua hàng, 1 liên dùng để luân chuyển màu xanh. Liên 3 này được copy làm 2 bản: lưu bản chính tại phòng KT – TC giao cho Kế toán bán hàng thu giữ, ghi sổ, bản copy lưu tại phòng Kế hoạch – Thị trường do nhân viên bán hàng quản lý.
Còn đối với trường hợp chưa được thanh toán, khi nào khách hàng thanh toán phòng kế toán mới tiến hành phát hành hóa đơn chuyển giao cho khách hàng.
2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản như các DN sản xuất, nhìn chung hệ thống tài khoản của công ty đáp ứng theo yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Công ty không sử dụng TK 151, 159…
Các tài khoản hay sử dụng:
Phần tiền tệ: TK 111, TK 112…
TK 111: Tiền mặt.
TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản 112 được chi tiết theo các ngân hàng:
TK 11211: Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
TK 11212: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cát Quế
TK 11213: Kho bạc Hoài Đức
…
Phần TSCĐ: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241,…
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 213: TSCĐ vô hình.
TK 214: Hao mòn TSCĐ.
TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang.
Phần vật tư: Tk 152, Tk 153, TK 133, …
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.
Tk 153: Công cụ, dụng cụ.
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Tài khoản cấp 2 của TK 152, 153 được chi tiết theo kho, ví dụ:
TK 152- K1: Nguyên vật liệu tại kho Di Trạch
TK 152- K2: Nguyên vật liệu tại kho Cát Quế
TK 152- K3: Nguyên vật liệu tại kho Minh Khai…
Và tiếp tục chi tiết thành tài khoản cấp 3 theo tên từng loại NVL, CCDC:
TK 152- K1BSA: Bột sắn ẩm tại kho Di Trạch.
TK 152- K1EZ: Enzim SC tại kho Di Trạch.
TK 152- K1D: Dầu tại kho Di Trạch
TK 152- K1MG: Mầm gạo tại kho Di Trạch
…
Phần mua hàng và thanh toán: TK 131, TK 331, TK 141..Các Tài khoản này được chi tiết theo mã.
TK 131- BKHH: Phải thu CTCP bánh kẹo Hải Hà.
TK 131- BKTH: Phải thu của công ty bánh kẹo Thiên Hương
TK 131- DPHT- Phải thu của CTCP Dược Phẩm Hà Tây
TK 131 – DPTW: Phải thu của CTCP Dược Phẩm TW MEDIPLANTEX
….
TK 331- THTP: Phải trả CTCP Than hoạt tính Trường Phát.
TK 331- DPT: Phải trả CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
TK331- XNTD: Phải trả xí nghiệp Thành Đạt
TK 331- XNAP: Phải trả xí nghiệp An Phú
…
TK141- NVT: Tạm ứng cho cán bộ thu mua Nguyễn Văn Trọng.
Phần lao động và tiền lương: TK 334, TK 338…
TK 334 được chi tiết theo từng nhà máy:
TK 3341: Phải trả CNV nhà máy nha
TK 3342: Phải trả CNV nhà máy đường
TK 3343: Phải trả CNV trang trại
Từ đó được chi tiết theo tổ sản xuất, phân xưởng,..
TK 3341-C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy nha
TK 3341- C2: Phải trả CNV ca sản xuất số 2 của nhả máy nha
TK 3341- PXG: Phải trả CNV phân xưởng giấy của nhả máy nha
TK 3342- C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy đường.
TK 3343- TC: Phải trả CNV trồng cây bảo vệ của trang trại…
TK 338 được chi tiết thành:
TK 3382: kinh phí công đoàn.
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: bảo hiểm y tế.
TK 3388: phải trả, phải nộp khác.
Từ TK cấp 2 được chi tiết thành tài khoản cấp 3. theo từng công nhân viên
TK 3341-C1- Nguyễn Văn Trọng: Phải trả Nguyễn Văn Trọng
…
Phần tổng hợp chi phí và giá thành: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155, TK 142…
Phần tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả: TK 632, TK 155, TK 154, TK 641, TK 642, TK 131, TK 511, TK 711, TK 811, TK 911,,,
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155: Thành phẩm
TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn ( chi phí chờ kết chuyển)
TK 632: Giá vốn hàng bán.
TK 641: Chi phí bán hàng.
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 811: Chi phí khác
TK 821: Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu.
TK 6273: Chi phí dụng cụ.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
TK 641 đươc chi tiết thành các TK cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
Tk 6416: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
TK 642 được chi tiết thành các TK cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
TK 821 được chi tiết thành 2 TK cấp 2:
TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Các TK 621, 622, 6271, .., 6277, TK 154, TK 632 được chi tiết theo từng loại sản phẩm, ví dụ:
TK 621-N: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất nha
TK 621-G: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đường Glucô.
…
Tài khoản ngoài bảng:
TK 001: Tài sản thuê ngoài
TK 002: Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công.
2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán.
Theo hình thức này công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: sổ, thẻ kế toán chi tiết, Sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp và các tài khoản và không sủ dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Kết cấu hệ thống sổ sách kế toán:
Hệ thống sổ tổng hợp:
Bảng 2-3Hệ thống sổ tổng hợp
STT
Tên sổ tổng hợp
Nội dung
1
Sổ tổng hợp tài sản cố định
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Thẻ TSCĐ.
Chứng từ ghi sổ: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241.
Sổ cái các tài khoản: TK 211, TK 213, TK 214.
2
Sổ tổng hợp nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái TK 152, TK 153
3
Sổ tổng hợp thanh toán khách hàng
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 131
4
Sổ tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 334, 338..
5
Sổ tổng hợp quá trình mua hàng
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152, 153, 156.
6
Sổ tổng hợp thanh toán với nhà cung cấp
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 331
7
Sổ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chứng từ ghi sổ (Có TK 152, 153)
Sổ cái TK 154, 621, 622, 627
Thẻ tính giá thành sản phẩm
8
Sổ tổng hợp thành phẩm, hàng hóa
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 155, 131, 511, 632.
Sổ chi tiết: Công ty tiến hành mở các sổ chi tiết sau đây:
Bảng 2-4Hệ thống sổ chi tiêt
STT
Tên sổ chi tiết
Ghi chú
1
Sổ chi tiết vật tư – sản phẩm hàng hóa
Mở chi tiết theo từng kho và theo từng loại vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa.
2
Sổ kho
3
Sổ quỹ tiền mặt
4
Sổ chi tiết TSCĐ.
Mở chi tiết từng sổ TSCĐ cho một loại TSCĐ ( phân xưởng, máy móc…)
5
Sổ chi tiết tiền vay.
Mở chi tiết theo từng đối tượng vay (Ngân hàng, tổ chức tín dụng…)
6
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)
Mở theo từng tài khoản, từng đối tượng thanh toán.
7
Sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh
Mở theo từng nội dung chi phí, chi tiết đến từng đôi tượng ( theo sản phẩm, phân xưởng..)
8
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Chi tiết theo từng sản phẩm hoàn thành .
9
Sổ chi tiết giá vốn.
10
Sổ chi tiết bán hàng
Mở chi tiết theo từng sản phẩm, hàng hóa đã bán.
Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, kế toán tiến hành khóa sổ, tính tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư của tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ váo Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sơ đồ 2-2Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư tài khoản của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
auk hi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đuợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.
2.5. Báo cáo
2.5.1. Báo cáo tài chính
Hiện nay công ty đang sủ dụng 3 loại báo cáo theo chế độ quy định của Nhà nước, công ty không lập “ Thuyết minh báo cáo tài chính”.
Tên báo cáo:
Bảng cân đối kế toán.( Chi tiết xem Phụ lục 01)
Báo cáo kết quả kinh doanh. ( chi tiết xem phụ lục 02)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. ( chi tiết xem phụ lục 03)
Kỳ hạn lập: theo tháng, tổng hợp theo quý, quyết toán theo năm (Với niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến hết ngày 31/12/N)
Người lập: Do kế toán tổng hợp lập, kế toán trưởng là người kiểm soát.
Nơi nhận:
Ban giám đốc
Giải trình lên các cơ quan khác:
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý: Chi cục Thuế huyện Hoài Đức.
Cơ quan đăng kí kinh doanh: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây.
Theo yêu cầu của các cơ quan khác: Nơi cấp tín dụng, vay vốn: như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cát Quế, Quỹ tín dụng xã Minh Khai,…
Cung cấp báo cáo cho các đối tượng quan tâm.
Căn cứ: Từ các bảng cân đối số phát sinh từng tháng và chứng từ liên quan.
Các báo cáo được bộ máy kế toán công ty lập thường xuyên, hàng tháng, theo quý tổng hợp. Việc lập này theo yêu cầu quản lý của ban giám đốc nắm bắt thông tin tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời. Vì thế, hàng tháng, hàng quý, các báo cáo này đều phải lập, gửi lên ban giám đốc còn đối với các cơ quan cấp trên quản lý, việc giải trình được quyết toán theo năm.
2.5.2 Báo cáo nội bộ
Với mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý của ban giám đốc, phòng KT – TC tiến hành lập các báo cáo nội bộ sau:
Bảng 2-5Hệ thống báo cáo nôi bộ CTCP Thực Phẩm Minh Dương
Tên báo cáo
Kỳ lập
Người lập
Nơi nhận
Bảng cân đối số phát sinh
tháng
Kế toán tổng hợp
Ban giám đốc
Báo cáo chi tiết chi phí quản lý
tháng
Kế toán tổng hợp
Ban giám đốc
Phòng TC – HC
Báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn
Tuần
Kế toán HTK
Ban giám đốc
Phòng điều hành sản xuất
Phòng kế hoạch thị trường
Báo cáo doanh thu bán hàng
tháng
Kế toán bán hàng lập, kế toán tổng hợp kiểm duyệt
Ban giám đốc
Phòng Kế hoạch – thị truờng
Phòng điều hành sản xuất
Phòng kỹ thuật
Báo cáo công nợ chi tiết khách hàng
Tuần
Kế toán bán hàng lập, kế toán tổng hợp kiểm duyệt
Ban giám đốc
Phòng Kế hoạch – thị truờng.
Kết quả sản xuất kinh doanh…
tháng
Kế toán tổng hợp
Ban giám đốc
Phòng Kế hoạch – thị truờng
Phòng điều hành sản xuất
Phòng kỹ thuật
Báo cáo chi phí bán hàng
tháng
Kế toán bán hàng
Ban giám đốc
Phòng Kế hoạch – thị truờng
Một số báo cáo khác
Khi có yêu cầu cấp trên
Mọi báo cáo nội bộ sau khi kế toán viên lập đều phải qua sự xét duyệt của kế toán trưởng. Riêng 2 báo cáo “ Báo cáo công nợ chi tiết khách hàng” và “ Báo cáo tổng hợp Nhập- Xuất – Tồn” được lập theo tuần, do kế toán hàng tồn kho, và kế toán bán hàng lập, sau đó duyệt qua kế toán tổng hợp. Cuối cùng kế toán trưởng là người kiểm duyệt cuối cùng.
Các báo cáo được lập một cách trung thực hợp lý, đáp ứng yêu cầu của ban giám đốc kịp thời.
2.5.3. Báo cáo thuế.
Ngoài các báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý với những đối tượng quan tâm kể trên, công ty tiến hành lập báo cáo Thuế: bao gồm “ Tờ khai thuế” và các tài liệu liên quan làm căn cứ DN khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.
1. Hồ sơ khai thuế bao gồm (theo tháng):
Thuế GTGT:
“Tờ khai thuế GTGT” theo mẫu 01/GTGT
“Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra” theo mẫu số 01-1/GTGT
“Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào” theo mấu số 01-2/GTGT
Và các bản kê khai khác theo yêu cầu của cơ quan Thuế.
Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo mẫu số 01/TAIN.
2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
3. Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn theo năm.
4. Khai và nộp các loại thuế khai theo năm:
Thuế môn bài: Tờ khai thuế môn bài theo mẫu số 01/MBAI.
Thuế nhà, đất với tổ chức: Tờ khai thuế nhà, đất theo mẫu số 01/ NĐAT
Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức: Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho tổ chức theo mẫu số 01/SDNN
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng 01 năm 200N +1
Cuối năm tiến hành quyết toán thuế, công ty tiến hành nộp đầy đủ các báo cáo, tờ khai theo quy định: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN; Báo cáo tài chính năm 2007. Một hoặc một số phụ lục kèm theo Tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của DN)…. chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày 31/12/200N+1.
2.6. Kiểm tra công tác kế toán.
2.6.1. Công tác kiểm tra.
Sự hoạt động liên tục của bộ máy kế toán và hoạt động chung của công ty không thể không kể đến vai trò của sự kiểm tra công tác kế toán. Trong công ty, sự kiểm tra này được thực hiện dưới 2 khía cạnh đó là kiểm tra trong nội bộ và kiểm tra bên ngoài.
Kiểm tra nội bộ công ty được thực hiện trên các vấn đề sau:
Kiểm tra trong nội bộ từ ban giám đốc, do giám đốc Tài chính trực tiếp kiểm tra, trình lên cuộc họp ban quản trị. Bất cứ sự sai sót nào đều được đưa ra bằng văn bản và đề nghị sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra công tác kế toán dưới sự kiểm soát trong phòng Tài Chính – Kế toán. Sự kiểm tra này là từ kế toán trưởng đến các kế toán tổng hợp, kế toán nhà máy, thủ kho và một số cán bộ liên quan khác…. Hàng ngày, hàng tuần, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự thực hiện, ghi chép sổ sách đều được kế toán tổng hợp xem xét, đánh giá, rồi đến kế toán trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được một cách thường xuyên. Các chứng tù liên quan đều được lưu lại cận thận và cuối tháng giao lại cho phòng kế toán tại trụ sỏ chính tổng hợp và soát xét. Từ việc kiểm tra chữ kỹ, số lượng,giá trị sao cho hợp lý và chính xác. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán trưởng tiến hành kiểm tra công tác kế toán dựa trên tiến độ công việc đạt được, dựa trên sự so sánh đối chiếu các số tổng cộng, dựa trên các b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22540.doc