Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần X20

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN X. 20 2

I. Lịch sử hình thành và phát triển 2

II. Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động 4

1. Nhiệm vụ của Công ty 4

2. Mục tiêu của Công ty 5

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 6

IV. Các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 10

1. Lĩnh vực hoạt động 10

2. Sản phẩm 11

3. Thị trường và đối thủ cạnh tranh 11

4 Nguồn nhân lực 13

5. Đặc điểm về trang thiết bị, công nghệ sản xuất 15

PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X.20 17

I. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần X20 trong những năm

gần đây 17

II. Các kết quả kinh doanh chủ yếu 19

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN 21

I. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty sau khi thực hiện

Cổ phần hóa 21

1. Thuận lợi 21

2. Khó khăn 21

II. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong

những năm tới 22

III. Các giải pháp cơ bản 23

1. Giải pháp về nhân lực và quản lí nguồn nhân lực 23

2. Giải pháp về sản phẩm, thị trường, ngành nghề kinh doanh 24

3. Giải pháp về vốn và đầu tư 24

4. Giải pháp về công tác kế hoạch và tổ chức quản lí 25

5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tranh thủ tối đa

cơ hội trong Hội nhập kinh tế quốc tế 25

KẾT LUẬN 27

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần X20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Quốc phòng về phê duyệt phương án và chuyển Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậu cần thành Công ty Cổ phần, từ 01 tháng 01 năm 2009, Công ty 20 chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần X.20 Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần X20 hiện nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn, năng lực mạnh của Bộ Quốc phòng nói riêng cũng như của toàn ngành dệt may nước ta nói chung. Với những thành tựu đó, Công ty Cổ phần X20 đã hai lần được vinh dự nhận danh hiệu cao quý “ Đơn vị anh hùng lao động” do Đảng và Nhà nước phong tặng vào các năm 1989 và 2001. II. Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động 1. Nhiệm vụ của Công ty Công ty Cổ phần X20, tiền thân là công ty 20, là đơn vị kinh tế - quốc phòng thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng, được thành lập vào năm 1957. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2009, công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần. Trong suốt quá trình 53 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần X.20 luôn hoàn thành suất sắc các nhiệm của mình, cả nhiệm vụ sản xuất để phục vụ Quốc phòng lẫn nhiệm vụ tiến hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc của nghành dệt may Việ Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: - Chuyên sản xuất các sản phẩm Quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt, nhuộm, may theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may, dệt may, nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư, thiết bị nghành may, dệt kim phục vụ cho sản xuất các mặt hàng dệt may của công ty. - Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu hóa chất phục vụ cho nghành dệt và nhuộm. - Đào tạo công nhân, thợ bậc cao ngành may cho Công ty và toàn quân. 2. Mục tiêu của Công ty Công ty Cổ phần X.20 hoạt động nhằm các mục tiêu chính sau: Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực ngành nghề đã được đăng kí kinh doanh Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra được lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp các khoản theo đúng quy định vào ngân sách Nhà nước Xây dựng Công ty ngày càng ổn định và vững mạnh, khẳng định vai trò và vị thế của Công ty trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Công ty Cổ phần X.20 là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí gọn nhẹ và linh hoạt, mang tính chuyên nghiệp cao. Đặc biệt, ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, Công ty đã đi ngay vào việc ổn định, sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy theo hướng mới, thực hiện phân cấp quản lí nhằm giảm bớt sự tập trung và phân định quyền hạn rõ ràng, rộng rãi hơn cho các đơn vị thành viên. Công ty cũng quy định rõ ràng rằng trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo Công ty có thể điều chỉnh mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy sao cho phù hợp với định hướng phát triển, quy mô cũng như loại hình kinh doanh và trình độ quản lí của Công ty, đáp ứng được yêu cầu phát triển và tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông; - Hội đồng quản trị; - Ban kiểm soát; - Tổng Giám đốc điều hành - Các phó tổng Giám đốc công ty - Các phòng ban chức năng - Các xí nghiệp sản xuất Cơ cấu này được thể hiện qua Sơ đồ 1 Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần X20 Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận phòng ban trong cơ cấu tổ chức được quy định rõ ràng trong Điều lệ của Công ty. 1. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức một năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thường niên sẽ quyết định những vấn đề mà Luật pháp và Điều lệ của công ty quy định. Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần X.20 2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan sẽ trực tiếp quản lí và chỉ đạo thực hiện hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty. Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các thành viên quản lí khác. 3. Tổng giám đốc điều hành Công ty và những cán bộ quản lí khác: Bộ máy quản lí của Công ty gồm một Tổng giám đốc điều hành, một số Phó Tổng giám đốc điều hành và một Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành là người tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty, đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động quản lí của Công ty và thực thi các kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua Các Phó TGĐ điều hành có nhiệm vụ giúp đỡ TGĐ phần công việc được giao, chịu trách nhiệm về mọi haotj động của mình. 4. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát và các thành viên của ban kiểm soát có các quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu sau: - Đề xuất ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán - Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lí và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài Công ty với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp - Thảo luận những vấn đề khó khăn , tồn tại phát hiện từ kết quả kiểm toán các kì - Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và các ý kiến phản hồi của ban quản lí. 5. Khối hành chính gián tiếp: - Phòng Kế hoạch và tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Giám đốc về mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà trách nhiệm trực tiếp là mặt về công tác kế hoạch, tổ chức sản xuất, lao động, lương, đơn giá. - Phòng Kỹ thuật chất lượng: Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty. - Phòng Tài chính kế toán : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính, thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty. - Phòng xuất nhập khẩu : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ của công ty trong từng thời kỳ. - Văn phòng : Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc về các chế độ hành chính, văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn công ty, tổ chức phục vụ ăn ca trong tòan công ty, quản lý và bảo đảm phương tiện làm việc, phương tiện vận tải chung của công ty - Các xí nghiệp: Mỗi Xí nghiệp có nhiệm vụ riêng và mỗi Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trong phạm vi được phân cấp. Mỗi Xí nghiệp thành viên có một Giám đốc lãnh đạo trực tiếp, giúp Giám đốc là các Phó Giám đốc và các phòng ban trợ giúp. Xí nghiệp là đơn vị hành chính của Công ty, nơi thu thập các tài liệu ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mọi nhiệm vụ tổ chức sản xuất của Công ty cũng như phương tiện kỹ thuật đều được tiến hành qua các Phân xưởng và tổ chức sản xuất của các Xí nghiệp. IV. Các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Lĩnh vực hoạt động Công ty Cổ phần X.20 là đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là: - Kinh doanh hàng nhuộm, dệt, may, nguyên phụ liệu ngành nhuộm, dệt, may. - Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lí và kĩ thuật trong ngành dệt, nhuộm, may. - Kinh doanh hàng may mặc, thiết bị phụ tùng ngành nhuôm, dệt và may. - Kinh doanh nhiên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. - Đào tạo lao động cho nghành dệt, nhuộm, may và cung ứng lao động cho thị trường ngành dệt, nhuộm, may - Kinh doanh hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm - Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh Ngoài các lĩnh vực hoạt động chủ yếu trên, hiện Công ty đang tích cực chuẩn bị các nguồn lực để có thể xâm nhập vào các lĩnh vực khác phù hợp với nguồn lực và thế mạnh của Công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Các lĩnh vực đó là: Kinh doanh ô tô, xe máy, bất động sản, các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm, kinh doanh hệ thống siêu thị, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử, điện dân dụng, thiết bị văn phòng… Hướng phấn đấu của Công ty là đến năm 2011, Công ty sẽ tăng tốc trở thành một công ty đa ngành nghề với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt từ 5 đến 8% 2. Sản phẩm Công ty Cổ phần X.20 có chủng loại sản phẩm khá phong phú và đa dạng. Sản phẩm của công ty được chia làm hai loại sản phẩm chủ yếu : sản phẩm phục vụ quốc phòng và các sản phẩm kinh tế phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó, sản phẩm phục vụ quốc phòng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Các mặt hàng tiêu biểu của công ty là trang phục Quân đội, áo jacket, áo sơ mi, quần âu, áo đua mô tô… Sản phẩm của công ty được tiêu chuẩn hóa cao, đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật chất lượng, đạt 5 cúp vàng chất lượng Châu Á. Hiện sản phẩm của Công ty Cổ phần X.20 đã có mặt trên thị trường cả nước và 14 quốc gia trên thế giới. 3. Thị trường và đối thủ cạnh tranh 3.1. Thị trường nguyên liệu đầu vào: Từ năm 1994, Công ty Cổ phần X.20 được chủ động tìm kiếm và lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mìnhNguồn đầu vào của công ty trước đây là nhà máy dệt 8/3. Đến năm 1997 Công ty thành lập Xí nghiệp dệt Nam Định chuyên sản xuất hàng dệt, từ đó Xí nghiệp này trở thành nguồn hàng cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho công ty. Hiện nay Xí nghiệp dệt là nguồn cung cấp hơn 60% nguyên vật liệu chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy, công ty có thể chủ động được về nguồn nguyên liệu đầu vào, có thể nói thị trường đầu vào của Công ty khá ổn định 3.2. Thị trường đầu ra * Thị trường nội địa: Trên thị trường nội địa, thị trường Quân đội là thị trường quan trọng nhất của Công ty, chiếm trên dưới 70% trong tổng doanh thu của Công ty. Đây là thị trường có độ ổn định cao, mức độ cạnh tranh lại không lớn là những điều kiện thuận lợi giúp Công ty luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Thị trường ngoài quân đội hiện cũng đang ngày càng được coi trọng và phát triển. Công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú hơn cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó các sản phẩm quân phục, đồng phục phục vụ các cán bộ công nhân viên ngành đường sắt, biên phòng, hải quan, các cơ quan thuế, công an…cũng là thị trường khá quan trọng đối với Công ty. * Thị trường nước ngoài: Từ năm 1994, Công ty Cổ phần X20 đã mạnh dạn mở rộng phạm vi thị trường ra thị trường Quốc tế. Đây là một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần X20 nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Thị trường xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng, số lượng bạn hàng lên tới 14 nước, ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ. Công ty hiện đang thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với các nước thuộc khối EU, Hàn Quốc, Mĩ, Hồng Kông, Nhật Bản, Canada với 5 khách hàng lớn là Công ty Poongshin của Hàn Quốc, tập đoàn Kanematsu của Nhật Bản, công ty Enter B của Hàn Quốc, công ty Fishman của Hoa Kỳ, công ty Shiwoo của Đài Loan . Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của công ty vẫn chủ yếu là hàng gia công. Bên nước đối tác sẽ quy định yêu cầu về nguyên vật liệu, quy cách, mẫu mã…, các sản phẩm vẫn chưa được mang nhãn hiệu của Công ty. Do vậy thị trường nước ngoài vẫn chưa thực sự ổn định. Công ty cần tíc cực hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn, tăng lợi nhuân. 4 Nguồn nhân lực Đối với các mọi doanh nghiệp, lao động luôn được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần X20 là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, vì vậy lao động trong Công ty cũng có những đặc thù riêng có của nó. Với quy mô hoạt động tương đối lớn, hiện nay số lao động của công ty đã lên tới trên bốn nghìn người, với các chỉ tiêu kết cấu như sau: Bảng 1 : Bảng kê kết cấu lao động Công ty Cổ phần X.20 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số lao động 4.085 3972 3985 4026 Theo trình độ văn hóa Trên Đại học Đại học, Cao đẳng Trung cấp Công nhân bậc cao Còn lại 1 223 401 807 2652 3 219 395 811 2544 8 233 410 817 2517 10 248 415 831 2522 Theo đối tượng Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp 473 3612 371 3601 315 3671 296 3730 Theo giới tính Nam Nữ 942 3143 845 3127 788 3197 703 3323 (Nguồn: Phòng KH - TCSX) Công ty Cổ phần X.20 rất chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực (tại các trường đào tạo hoặc đào tạo trực tiếp tại công ty). Có thể coi đây là chính sách hàng đầu trong việc tăng cường chất lượng và hiệu quả của đội ngũ công nhân viên trong công ty. Cơ cấu lao động của công ty Cổ phần X.20 là khá hợp lí. Như các doanh nghiệp sản xuất khác, lao động trực tiếp chiếm đa số trong tổng số lao động của công ty (gần 90%). Công ty đã bước đầu có các chính sách giảm thiểu tối đa lượng lao động gián tiếp, tập trung đầu tư cho lao động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện Cổ phần hóa, Công ty Cổ phần đã đi ngay vào kiện toàn mô hình tổ chức biên chế, giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, duy trì tỷ lệ này trong khoảng từ 7 đến 8%. Cũng do đặc thù của các doanh nghiệp dệt may, số lượng lao động nữ trong công ty cũng chiếm tỉ trọng lớn: trên 80% Đa số lao động còn khá trẻ, đây là một trong những lợi thế của Công ty 20 vì họ có điều kiện về sức khỏe đồng thời cũng có khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ một cách nhanh nhạy và sáng tạo, dễ dàng đào tạo và nâng cao tay nghề. 5. Đặc điểm về trang thiết bị, công nghệ sản xuất Công ty Cổ phần X20 là một trong những doanh nghiệp dệt may luôn đi đầu trong việc đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất. Quy trình sản xuất của Công ty được đánh giá là phù hợp và hiệu quả. Quá trình sản xuất được diễ ra theo một quy trình khép kín và liên tục ở từng xí nghiệp. Sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn với những chu kì ngắn, khối lượng sản phẩm lớn, trong từng xí nghiệp các phân xưởng là tương đối độc lập với nhau, giảm thiểu đến mức tối đa sự di chuyển vật tư cũng như thành phẩm và bán thành phẩm trong nội bộ, giúp công tác quản lí vì thế cũng thuận lợi hơn Dựa trên chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm, kế hoạch đầu tư trang thiết bị công nghệ tại công ty đã được triển khai một cách tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả. Công ty cũng rất chú ý đến việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà xưởng đảm bảo vệ sinh công nghiệp, giúp cải thiện điều kiện làm việc cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.Đồng thời với việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, công ty Cổ phần X.20 cũng thường xuyên cải tiến các khâu quản lý,tổ chức các công đoạn của quá trình sản xuất để phù hợp với những máy móc thiết bị mới. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng, và tạo điều kiện cho phát triển thị trường bền vững, các trang thiết bị máy móc của công ty được nhập chủ yếu từ các nước có uy tín, công nghệ phát triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Bảng 2: Một số thiết bị chính của công ty Đơn vị: chiếc STT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng 1 Máy may công nghiệp Nhật Bản 1.710 2 Máy dệt Hàn Quốc 230 3 Máy dán chống thấm Nhật Bản 45 4 Máy ép mex Nhật Bản 45 5 Bàn là Trung Quốc 45 6 Máy thùa, đính cúc Hàn Quốc 45 7 Máy di bo Hàn Quốc 45 Tổng cộng 2.141 (Nguồn: Phòng KH – TCSX) Theo như kế hoạch và chiến lược phát triển công ty sau ba năm cổ phần hóa, Công ty có một chiến lược tổng thể về đầu tư, nâng cấp trang thiết bị máy móc đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Từ năm 2009 đến nửa đầu năm 2010, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư tăng cường bổ sung các thiết bị chuyên dùng ngành may, thay thế các thiết bị đã hết khấu hao, mua sắm thêm một số máy phát điện công suất lớn phục vụ nhu cầu của Công ty trong trường hợp mất điện. Đến năm 2011, Công ty sẽ hoàn thành việc nâng cấp từ 30 đến 40% các trang thiết bị máy móc các loại, đến năm 2013 sẽ hoàn thành việc chuyển sang sử dụng 100% thiết bị dệt kim khổ rộng đồng thời bổ sung các thiết bị thí nghiêm kiểm tra chất lượng vải sợi, hóa chất phục vụ sản xuất. PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X.20 I. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần X20 trong những năm gần đây Bảng 3: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần X20 từ 2005 đến 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I.Tổng tài sản 403.989 434.397 457.260 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 202.763 218.025 229.500 2. TSCĐ và đầu tư dài hạn 201.225 216.372 227.760 II. Tổng nguồn vốn 403.989 434.397 457.260 1.Nợ phải trả,gồm 158.039 169.935 178.880 - Nợ ngắn hạn 141.457 152.105 160.110 - Vay dài hạn 16.582 17.831 18.770 2. Vốn chủ sở hữu 245.948 264.461 278.380 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty ta xem xét đến cơ cấu tài sản của Công ty và sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu để phân tích sự thay đổi của chúng qua các năm Bảng 4. Cơ cấu tài chính của Công ty từ 2005 đến 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) I.Tổng tài sản 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.TSCĐ và đầu tư dài hạn. 403.989 202.763 201.225 100 50,2 49,8 434.397 218.025 216.372 100 50,2 49,8 457.260 229.500 227.760 100 50,2 49,8 II .Tổng nguồn vốn 1. Nguồn vốn CSH 2. Tổng nợ phải trả 403.989 158.039 245.984 100 39,12 60,88 434.397 169.935 264.461 100 39,12 60,88 457.260 178.880 278.380 100 39,12 60,88 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy : Tỷ trọng giữa TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn qua các năm là như nhau, tuy nhiên tổng giá trị tài sản tăng theo từng năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 30.408 triệu đồng, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 22.863 triệu đồng, trong đó lượng tài sản và các khoản vốn đầu tư cũng tăng tương ứng qua các năm. Cơ cấu của trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Công ty không thay đổi qua các năm là do thị trường Quân đội của Công ty là ổn định qua các năm, mà thị trường này lại chiếm tới trên 70% trong thị trường kinh doanh của Công ty. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản, giá trị của TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng tăng lên tương ứng Từ năm 2005 đến 2007, tổng tài sản của Công ty tăng 11% cho thấy kết quả kinh doanh tiến triển khá thuận lợi Sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, cơ cấu tài sản của Công ty cũng có sự thay đổi. Tính đến ngày 01/01/2009, vốn điều lệ của Công ty là 172.500.000.000 VND ( Một trăm bảy mươi hai tỷ năm trăm triệu VND chẵn) Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 17.2500.000 cổ phần, với mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 VND II. Các kết quả kinh doanh chủ yếu Trong những năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 20 vẫn không ngừng tăng lên mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Do 70% doanh thu của công ty là từ mặt hàng Quốc phòng đã kí hợp đồng với Tổng cục Hậu Cần là luôn ổn định qua các năm,nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng khá ổn định. Bảng 5. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty từ 2005 đến 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu Quốc phòng Nội địa Xuất khẩu Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng 367,59 202,60 127,50 38,60 381,20 236,60 103,40 41,20 398,65 247,35 107,89 43,41 Lợi nhuận Tỷ đồng 16,75 17,45 18,57 Nộp ngân sách Tỷ đồng 14,25 15,96 16,33 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 1139 1243 1408 Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của Công ty từ năm 2005 đến 2007 Đơn vị: tỷ đồng Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của Công ty từ 2005 đến 2007 Đơn vị: Tỷ đồng PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty sau khi thực hiện Cổ phần hóa 1. Thuận lợi Thuận lợi trước hết phải kể đến là Công ty Cổ phần X20 là doanh nghiệp có truyền thống lâu dài trong quân đội và trong ngành dệt may Việt Nam. Quy mô lớn; trang thiết bị hiện đại; đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo có kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình với công việc; và tình hình tài chính ổn định sẽ là những tiền đề quan trọng cho Công ty ngày càng phát triển. Thương hiệu của công ty đã được khẳng định trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm chuyên dùng cho lực lượng vũ trang Chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gắn trực tiếp với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cổ đông, sẽ giúp phát huy quyền làm chủ của người lao động tham gia vào quá trình điều hành, kiểm soát các hoạt động trong công ty Sau khi cổ phần hóa, Công ty sẽ được chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ có cơ hội để phát triển các ngành nghề kinh doanh mới, chủ động quan hệ với đối tác nước ngoài, mở rộng liên doanh liên kết. 2. Khó khăn Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đất nước hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong thời gian hiện nay, nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam bước vào chu kì suy thoái chắc chắn sẽ có tác động gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, áp lực cạnh tranh cũng sẽ tăng lên sau khi Công ty cổ phần hóa. Qua nhiều năm hoạt động trong trạng thái vừa phải chịu sự chỉ đạo điều hành của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần, vừa phải chịu sự tác động của cơ chế thị trường nên cơ chế quản lí chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc còn một số mặt chưa theo kịp yêu cầu thực sự của cơ chế thị trường. II. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới Trong những năm tới, Công ty Cổ phần X20 sẽ tập trung phát triển thị trường, sản phẩm, thương hiệu để trở thành doanh nghiệp dệt may ngày càng có vị thế và uy tín trên thị trường. Trên cơ sở lấy ngành dệt may làm nền tảng, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu sắc và mạnh mẽ, Gatexco 20 sẽ tiếp tục mạnh dạn đầu tư, mở rộng một số ngành nghề kinh doanh mới có tính đột phá, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với thế mạnh của Công ty. Trong giai đoạn tới, mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được là củng cố ổn định tình hình về mọi mặt, thích nghi nhanh chóng với loại hình hoạt động và cơ chế quản lí mới, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho các giai đoạn sau. Đến năm 2011, Công ty trở thành một công ty đa ngành nghề: dệt, may, kinh doanh bất đông sản…, dự kiến tốc độ tăng hàng năm đạt từ 5 đến 7 % Mục tiêu phấn đấu của Công ty là đến năm 2020 sẽ đưa Công ty trở thành một tập đoàn đa nghành, đa quốc gia, có sức cạnh tranh hàng đầu Việt Nam và trong khu vực Sau đây là phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm sau khi cổ phần hóa: Bảng 6: Phương án sản xuất kinh doanh 3 năm sau Cổ phần hóa TT Khoản mục ĐVT 2009 2010 2011 1 Vốn điều lệ tr.d 172,500 172,500 172,500 2 Doanh thu thuần tr.d 520000 535000 545000 3 Lợi nhuận trước thuế tr.d 28080 28890 29500 4 Thuế TNDN (25%) tr.d 7020 7223 7375 5 Lợi nhuận sau thuế tr.d 21060 21667 22125 6 LNST/ Vốn điều lệ % 12.2 12.6 12.8 7 Các khoản nộp ngân sách Nhà nước tr.d 22100 22738 23036 - Thuế TNDN tr.d 7020 7223 7375 - Thuế GTGT tr.d 15080 15515 15661 8 Phân phối lợi nhuận tr.d A Trích các quỹ để lại tr.d 2085 2519 2805 - Quỹ dự phòng Tài chính tr.d 202 208 212 - Quỹ dđầu tư phát triển tr.d 842 866 885 - Quỹ KT - PL tr.d 1041 1445 1708 B Chia cổ tức cho các cổ đông tr.d 18975 19148 19320 9 Tỷ lệ cổ tức hàng năm % 11 11.1 11.2 10 Tổng số lao động người 3450 3450 3450 11 TNBQ/người/tháng tr.d 2200 2310 2420 III. Các giải pháp cơ bản 1. Giải pháp về nhân lực và quản lí nguồn nhân lực - Thường xuyên quan tâm sắp xếp tổ chức biên chế sao cho hiệu quả, đảm bảo tính gọn nhẹ, giảm tỷ lệ gián tiếp đến mức hợp lí, kiện toàn bộ phận quản lí. - Duy trì các đơn vị thành viên ở các tỉnh một cách hợp lí - Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ năng lực và trình độ, dáp ứng yêu cầu công việc. - Liên tục đào tạo kết hợp với nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kĩ thuật ngành may, tiến tới phối hợp với các trường dạy nghề khác nhằm chủ động tạo nguồn lao động có tay nghề cao cho các đơn vị thành viên 2. Giải pháp về sản phẩm, thị trường,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22872.doc
Tài liệu liên quan