MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Phần 1: Tổng quan về công ty Da Giầy Hà Nội 2
I. Quá trình hình thành và phát triển 2
1. Sự rađời của công ty 2
2. Các thời kỳ phát triển 2
2.1. Thời kỳ pháp thuộc: 1912 - 1954 2
2.2 Thời kỳ công ty hợp doanh: 1954 - 1962 2
2.3 Thời kỳ chuyển doanh nghiệp nhà nước: 1962 - 1990 2
2.4: Thời kỳ đổi mới và chuyển đổi sản xuất 1990 đến nay. 2
II. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 3
1. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty. 3
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 4
2.1: Giám đốc 4
2.2 Phó giám đốc QMR – Chất lượng 4
2.3 Phó giám đốc kinh doanh. 5
2.4 Phó giám đốc sản xuất 5
2.5 Phó giám đốc liên doanh 6
2.6: Phòng tài chính kế toán. 6
2.7 Phòng kinh doanh 6
2.8 Phòng tiêu thụ nội địa 7
2.9 Phòng xuất nhập khẩu 7
2.10: Phòng tổ chức- bảo vệ (TC- BV) 7
2.11: Phòng quản lý chất lượng 7
2.12: Văn phòng công ty 8
2.12: Trung tâm kỹ thuật mẫu 8
2.14: Xưởng cơ điện 8
2.15: Xí nghiệp may chặt 8
2.16: Xí nghiệp gò, hoàn thiện 9
2.17: Xưởng cao su 9
III. Các yếu tố sản xuất kinh doanh của công ty. 9
1. Lao động 9
1.1: Đặc điểm chung của nguồn lao động công ty. 9
1.2: Chế độ tiền lương 10
2. Nguyên vật liệu 10
3. Máy móc thiết bị 11
4. Vốn. 12
IV. Môi trường kinh doanh của công ty. 12
1. Môi trường vi mô. 12
2. Môi trường vĩ mô. 16
2.1: Các yếu tố kinh tế. 16
2.2: Các yếu tố công nghệ 17
2.3: Yếu tố xã hội 17
2.4: Các yếu tố tự nhiên. 17
2.5: Các yếu tố chính trị 18
V. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 18
1. Thị trường của công ty 18
1.1: Phân đoạn thị trường. 19
1.2: Thị trường nội địa 19
1.3: Thị trường xuất khẩu. 19
2. Kết qủa kinh doanh trong những năm gần đây. 21
Phần 2: Hoạt động Marketing của công ty 24
I. Hoạt động nghiên cứu thị trường ở công ty. 24
1. Mục tiêu nghiên cứu Marketing 24
2. Nội dung nghiên cứu 24
2.1: Đối với thị trường xuất khẩu: 24
2.2: Đối với thị trường nội địa 25
3. Chiến Lược lựa chọn thị trường mục tiêu. 25
4. Chiến lược định vị 26
II. Các Chính sách Marketing – Mix của công ty. 26
1.Về sản phẩm 26
1.1: Danh mục hàng hoá: 26
1.2: Về bao gói: 26
1.3: Về nhãn mác : 27
1.4: Về mẫu mã kiểu dáng 27
2: Về gía cả: 27
2.1: Mục tiêu định giả của công ty: 27
2.2: Cơ sở định giá. 27
2.3: Chiến lược điều chỉnh giá. 28
3.Chiến lược phân phối 28
3.1: Đối với thị trường xuất khẩu: 28
3.2: Đối với thị trường nội địa . 28
4. Chiến lược xúc tiến khéch trương. 28
Phần 3: Tổng hợp, đánh giá chung 30
I. Những thành tựu đã đạt được. 30
II. Những mặt hạn chế của công ty. 31
III. Đề xuất phương hướng. 32
1. Phương hướng đạt mục tiêu kinh doanh. 32
2. Đề xuất ý tưởng đề tài chuyên đề 32
Kết luận 34
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Da Giầy Hà Nội- Hanshoes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhờ chuyên gia xây dựng dây chuyền sản xuất, kết hợp nhập khẩu dây chuyền sản xuất của Đài Loan, Hàn Quốc... Cải tiến một số khâu thành dây chuyền đa năng.
4. Vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh công tỷ dụng 2 nguồn vốn cơ bản:
Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung .
Vốn vay,chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàngvà tín dụng thương mại
IV. Môi trường kinh doanh của công ty.
Môi trường không chỉ có những thay đổi, những diễn biến từ từ và dễ dàng phát hiện dự báo mà nó còn luôn tiềm ẩn những biến động khôn lường. Vì thế sự tác động của các nhân tố trong môi trường kinh doanh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi công ty là rất lớn đặc biệt là sự tác động của chúng tới quá trình phân phối của công ty. Xác định và dự đoán được những tác động có thể xẩy ra trong quá trình kinh doanh là một việc cần thiết đối với tất cả các doanh nnghiệp. Chúng ta có thể xem xét sự tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động Marketing của công ty trên 2 môi trường: Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
1. Môi trường vi mô.
Môi trường vi mô bao gồm tất cả các yếu tố liên quan chật chẽ đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách hàng. Có nhiều nhóm yếu tố, nhưng có những yếu tố cơ bản được xem xét tới đó là: Nhóm các nhà cung ứng, những người môi giới Marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp.
Trước hết ta xem xét tới các yếu tố nội tại của công ty.
Công ty có quá trình hình thành và phát triển lâu dài( hơn 90 năm). Trong những năm nền kinh tế hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cũng trong thời gian đó công ty đã tạo cho mình một hình ảnh, một sự tín nhiệm trong tâm trí khách hàng.Tuy nhiên khi nền kinh tế chuỷên sang cơ chế mới, công ty gặp nhiều khó khăn, uy tín công ty có phần giảm sút. Tuy nhiên công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ đồng bộ, mỗi phòng ban đều có quy chế về nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng,mục tiêu hoạt độngcụ thể cho mỗi thời kỳ và sự hoạt động của bộ phận này phải nhận được sự ủng hộ nhiệt tình khác trong công ty. Các quyết định của các phòng ban đều phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược mục tiêu cụ thể các chính sách định hướng phát triển của ban lãnh đạo vạch ra. Sự liên kết hỗ trợ công tác giữa các phòng ban trong công tytạo nên mối liên hệ ngày càng chật chè,thân thiện.
Thứ 2: Sự tác động của nhà cung ứng.
Đối với mỗi doanh nghiệp các yếu tố đầu vào chính của quá trình sản xuất là: lao động,vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty da giầy Hà Nội nói riêng có một thị trường lao động dồi dào, tiền công rẻ. Đây là yếu tố thuận lợi cho công ty, tuy nhiên lao động có kỹ thuật, tay nghề cao chưa nhiều.
Về nhà cung cấp tài chính, công ty ngoài nguồn vốn do nhà nước cấp , vốn bổ sung công ty còn sử dụng vốn vay mà chủ yếu là vốn ngân hàng. Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế, nguồn tiết kiệm trong dân ngày càng nhiều , dân chúng đã có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Do đó nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp ngày càng tăng lên . Hơn nữa do cơ chế ngân hàng cũng là một tổ chức kinh doanh, các ngân hàng cũng rất quan tâm tới khách hàng của mình, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trước đây, ngành Da Giầy nói chung, công ty da giầy Hà Nội nói riêng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nguyên vật liệu ,máy móc từ nước ngoài.
Nó đã làm hạn chế rất nhiều về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Sau này, với chủ trương nội địa hoá của nhà nước, các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho ngành Da Giầy đã và đang đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ , máy móc thiết bị nên bước đầu đã sản xuất được một số nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu...như công nghiệp của giầy vải, đế giầy từ các loại cao su và nhựa cho giầy thể thao.. Tuy nhiên các loại hoá chất dùng cho sản xuất của công ty vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài do trong nước chưa sản xuất được dẫn đến các nhà cung cấp dễ gây áp lực. Công ty gặp phải cản trở trong việc đi lại, giao dịch.
Thứ 3: Các trung gian Marketing
Nhiệm vụ quan trọng của công ty là phải tiêu thụ được sản phẩm. Những người môi giới làm cho nhiệm vụ này của công ty được thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, tìm được những người môi giới có năng lực và trung thành là hơi khó khăn.
Trên thực tế của công ty, các trung gian trong kênh liên kết với công ty lỏng lẻo. Có một số trung gian họ không chịu một sự ràng buộc nào do họ tự nguyện xin cung cấp sản phẩm cho công ty.
Việc khuyến khích các thành viên trong kênh còn hạn chế. Công ty chưa có chương trình khuyến mãi cho trung gian, như tặng quà cho họ khi mua số lượng lớn. Mức thù lao cho nhân viên bán hàng còn cứng nhắc nên ảnh hưởng tới hiệu quả tiêu thụ, Hơn nữa, vì mục tiêu lợi nhuận nên một số trung gian không theo kênh phân phối chính thức. Một số kênh phân phối được hình thành tự phát do cá nhân ký hợp đồng mua sản phẩm của công ty.Công ty chưa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, chưa hình thành được phong cách bán hàng riêng cho mình.
Thứ 4: Một nhân tố rất quan trọng và có tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của công ty đó là nhóm các đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là áp lực trực tiếp đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng thu lợi nhuận của công ty. Công ty da Giầy Hà Nội đang phải cạnh tranh với rấtt nhiều doanh nghiệp kể cả trong nước và ngoài nước. Số lượng lớn các doanh nghiệp trong ngành làm cho mức độ cạnh tranh trên thi trường càng thêm gay gắt. Chúng ta có thể chia các đối thủ cạnh tranh của công ty ra thành 2 nhóm: Đối thủ trong nước và đối thủ trên thị trường quốc tế.
- Đối thủ trong nước: Kể cả mặt hàng giầy vải và giầy da,trong môi trường này, công ty bị ảnh hưởng mạnh nhất từ chính sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng nhóm chiến lược.Các đối thủ đó là: công ty giầy Thượng Đình, Công ty giầy Thăng Long,Công ty giầy Hiệp Hưng, Công ty giầy Hải Phòng, Công ty giầy Yên Viên, Công ty GiầyPhú Lâm…Ngoài ra còn có nhiều công ty giầy liên doanh và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác thì không thể tính hết.So với các đối thủ trong cùng nhóm chiến lược này công ty da giầy Hà Nội chiếm thị phần nhỏ( 7.7% năm 1999 và 15.15% năm 2000). Tuy đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường nhưng vẫn còn nhỏ so với mặt bằng chung.
- Đối thủ trên thị trường quốc tế: Hiện nay trên thế giới, các nước xuất khẩu giầy hàng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Anh, Italia… Riêng trong thị trường EU, Trung Quốc vẫn đứng đầu ngành xuất khẩu(2.7 triệu USD /năm). Có thể xác đinhn rằng đối thủe lớn nhất của công tyda giầy Hà Nội là Trung Quốc, một đất nước có hơn 1 tỷ dân, giá lao động lại rẻ. Hơn nữa, hiệp định thương mại Trung - Mỹ đã có hiệu lực, cùng với Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO, nên được hưởng rất nhiều ưu đãi. Trung Quốc đã chủ động sản xuất được hầu hết nguyên phụ liệu cho ngành Da Giầy,nên sản phẩm của Ttung Quốc đa dạng hơn về mẫu mãvà giá cả lại thấp hơn từ10- 20%
- Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên, công ty còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vì đối với ngành da Giầy, các rào cản xâm nhập ngành không lớn. Trước hết xét về chi phí xâm nhập ngành, Ngành Da Giầy là một ngành sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ sản xuất đơn giản, có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công ….Vì vậy , có thể nói chi phí xâm nhập ngành là khá nhỏ. Thứ 2 là sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty .Công ty đã được thành lập từ lâu, có uy tín trên thi trường da nhưng mới chỉ bước vào thị trường giầy dép. Các sản phẩm của công ty chưa tạo được ấn tượng sâu đối với khách hàng.Mà các sản phẩm giầy dép ngày nay không chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn mặc đơn thuần mà góp phần làm đẹp cho con người. Do đó các khách hàng sẵn sàngchuyển từ việc tiêu dúngản phẩm của công ty sang các doanh nghiệp khác có mẫu mã đẹp hơn, giá thành rẻ hơn…Như vậy áp lực từ sự xâm nhập ngành của đối thủ tiềm ẩn đối với công ty là rất lớn. Đặc biệt là sự đe doạ của sự hội nhập ngược chiều của các công ty da thuộc như: công ty cao su Hà Nội, Công ty TNHH Ladodo, công ty cao su Phước Hoà…
So với các đối thủ công ty có những mặt mạnh, mặt yếu.
Về mặt mạnh:
+ Công nghệ kỹ thuật tương đối hiện đại: Là doanh nghiệp đi sau, máy móc thiết bị của công ty chủ yếu mới được mua sắm. Tuy chưa thật đồng bộ nhưng tương đối hiện đại có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
+ Về mặt thị trường: Trong ngành da giầy, công ty da giầy Hà Nội là một công ty vừa mới xâm nhập ngành. So với các đối thủ cạnh tranh như công ty giầy Thượng Đình, Công ty giầy Hiệp Hưng… công ty giầy Hà Nội chưa có nhiều lợi thế song công ty có những bạn hàng do mối quan hệ và uy tín trên thị trường thuộc da.
+ Cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, năng động : Công ty luôn ý thức được “ khách hàng là tất cả”, nên công ty đã không ngừng nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên và tuyển mộ những người trẻ, năng động, cử đi học để tiếp thu kinh nghiệm. Công ty có chế độ thu hút nhân tài cho mình.
+ Chi phí nhân công rẻ hơn so với một số nước trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản mà công ty tận dụng khai thác để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bởi nó cho phép công ty hạ giá thành sản phẩm và thu hút khách hàng về phía mình.
Mặt yếu:
công ty mới tham gia vào sản xuất kinh doanh mặt hàng mới nên quy mô sản xuất nhỏ, thiếu kinh nghiệm, bạn hàng chưa nhiều, đặc biệt là trình độ Marketing, nghiên cứu thị trường còn yếu. Công ty chưa chủ động trong sản xuất kinh doanh,chưa có kế hoạch dài hạn.
Thứ 5: Nhóm khách hàng.
Ngày nay, bởi sự phát triển mạnh của sản xuất,các sản phẩm sãn có và đa dạng, công nghệ thông tin bùng nổ… nên khả năng lựa chọn của khách hàng là rất lớn. Do đo áp lực từ khách hàng đối với công ty ngày càng tăng, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, buộc công ty phải nâng cao chất lượng , hạ gía thành sản phẩm.
Đối với thị trường nội địa: Thị trường này tiêu thụ số lượng không lớn lắm, chỉ khoảng 10 triệu đôi giầy dép da và 35 triệu đôi giầy các loại hàng năm.Yêu cầu của khách hàng trong nước cũng rất khắt khe đối với các loại giầy thời trang, phục vụ cho giới trẻ ăn chơi, sành điệu.
Đối với thị trường quốc tế: Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm của công ty, chiếm 80% kim ngạch. Ngoài ra 2 thị trường tiềm năng khác là Mỹ và Nhật Bản. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 1.4 tỷ đôigiầy dép các loại trị giá khoảng 14- 15 tỷ USD Nhật Bản nhập khoảng 350 triệu đôi. Nhưng đây là 2 thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao.
Thực trạng hiện nay công ty chưa chú trọng nhiều tới thị trường nội địa ( Mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 10 –15%sản phẩm). Sản phẩm của công ty đang dần dần đi vào lòng người tiêu dùng.
2. Môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu nằm ngoài công ty, chúng tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ đối với các công ty. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố nhưng xét trong hoàn cảnh thực tế, công ty da giầy Hà Nội chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
2.1: Các yếu tố kinh tế.
- Tốc dộ tăng trưởng kinh tế:
Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở nâng cao đời sống nhân dân, dẫn đến tăng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển và tạo nguồn cho đầu tue phát triển… Tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành king tế nói chung và ngành Da Giầy nói riêng. Tuy nhiên, theo đó yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng cao hơn.
- Tỷ lệ lãi suất:
Cùng với tỷ lệ lãm phát ổn định, lãi suất tiền gửi và vay thấp dẫn đến tăng cầu đầu tư, tăng cầu tiêu dùng là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế trong đó có ngành da giầy. Việc huy động vốn cho công ty cũng dễ dàng hơn.
- Về cán cân thanh toán:
Hiện nay chúng ta vẫn đang trong tình trạng nhập siêu. Xu hướng tỷ giá hối đoán giữa tiền Việt Nam và đồng ngoại tệ hiện nay thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Song do xu hướng biến động tỷ giá hối đoái làm cho chí hoạt động nhập khẩu vẫn còn ở mức cao làm cho giá thành sản phẩm có sử dụng nguyên vật liệu ngoại nhập vẫn cao, điều này ảnh hưởng tới khả năngn tiêu thụ và lợi nhuận của công ty.
2.2: Các yếu tố công nghệ
Ngành Da Giầy là một ngành có truyền thống phát triển lâu đời, công nghệ chế biến da và sản xuất giầy đã đạt đến mức độ khá hoàn thiện. ít có sự biến động mang tính huỷ diệt nhanh chóng đối với công nghệ hiện đại như trong một số ngành công nghệ thông tin hay viễn thông. Tuy nhiên , cũng như các ngành khác , công nghệ là yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định tới chất lượng sản phẩm, đặc biệt khi nền sản xuất phát triển theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá. Công nghệ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng da và phụ liệu khác, đến độ bền của của giầy dép.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn lại, vòng đời của dây chuyền công nghệ cũng rút ngắn.Trong ngành sản xuất giầy, công nghệ ép mũ giầyvà công nghệ dán là hai loại công nghệ quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm. Công nghệ dán ngày càng phát triển cùng với nhiều loại keo dán hiện đại và máy ép dán mới làm cho sản phẩm bền và đẹp hơn. Thực trạng này sẽ đặt công ty trong cơ hội phát triển đồng thời cũng buộc công ty đối mặt với yêu cầu đổi mới để có thể thích ứng với môi trường.
2.3: Yếu tố xã hội
Hiện nay,dân số nước ta hơn 80 triệu người và số dân thế giới là hơn 6 tỷ . Đây là tiềm năng lớn cho các ngành sản xuất, đặc biệt là hàng tiêu dùng trong đó có ngành da giầy. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của dân số thì thị trường giầy dép cũng mở rộng. Cùng với sự phát triển của kinh tế nhu cầu tiêu ding sản phẩm giầy dép đang có xu hướng chuyển tửan phẩm nhựa rẻ tiền sang các sản phẩm dacó tính chất đẹp, bền, sang trọng hơn. Đây là xu hướng chuyển biến tốt tạo nhiều cơ hội cho sự phát triểncủa công ty da giầy Hà Nội.
2.4: Các yếu tố tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào của công ty. Hiện nay sự ảnh hưởng của đàn gia súc – nguyên liệu đầu vào chính của công ty – chưa có biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, sự xuất hiện một số bệnh dịch cho đàn gia súc trên thế giới như: Bệnh bò đIên,bệnh lở mồm long móng…. Công ty cần phải có biện pháp thích hợp.
Việc sản xuất của công ty còn chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu.Nếu thời tiết thuận lợi thì nguồn nguyên liệu cho công ty phong phú hơn và sản phẩm của công ty phải thay đổi theo mùa, Mùa đông thì tăng cường việc sản xuất giầy, sang mùa hè thì cần tăng sản lượng dép sang đan.
Bên cạnh đó yêu cầu về tiêu chuẩn chất thải công nghiệp, vệ sinh môi trường, an toàn lao động … làm cho công ty phải tăng chi phí, ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm.
2.5: Các yếu tố chính trị
Sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế nhà nước ta đã đem đến cho doanh nghiệp một môi trường mới. Tuy nhiên do đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều điều chưa hợp lý. Xét về cơ chế và hệ thống pháp lý hiện nay, có một số điểm cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty da giầy Hà Nội:
- Chủ trương phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu nguồn ngoại tệ của Đảng và nhà nước ta là điều kiện thuận lợi cho công ty. Do công ty đang có chủ trương mở rộng sản xuất hướng mạnh vào xuất khẩu( 80 – 90% sản phẩm của công ty hiện đang được tiêu thụ ở nước ngoài)
Sự ra đời của thuế VAT đã khắc phục được tình trạng đánh thuế trùng.
Luật chống buôn lậu và gian lận thương mại của chúng ta còn thiếu và
Yếu chưa xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm dẫn đến hiện tượng trong thời gian qua, một số lượng lớn giầy dép Trung Quốc đã làm giả chứng nhận để xuất sang EU nhằm tránh hạn ngạch và thuế, gây thiệt hại cho việc sản xuất của công ty.
Các điều luật về bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm yêu cầu công ty phải đầu tư để xử lý chất thải.
Bên cạnh các khó khăn do chuyển đổi sản xuất kinh doanh, công ty có những thuận lợi cơ bản đó là sự ủng hộ giúp đỡ từ chính phủ, Bộ công nghiệp, tổng công ty da giầy Việt Nam và các cơ quan liên ngành hữu quan khác.
V. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1. Thị trường của công ty
Hiện nay , công ty da giầy Hà Nội đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ với bạn hàng, tạo được thị trường ổn định , tương đối vững chắc cho cả giầy vải, giầy da nam nữ ,giầy thể thao nhiều loại sản phẩm khác như :ví da, thắt lưng,dép xăng đan… Giầy dép của công ty được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh xuất khẩu, công ty đang dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Hiện tại công ty có gần 40 cửa hàng đại lý bán và giới thiệu sản phẩm từ Bắc vào nam, nhưng chủ yếu vẫn ở miền Bắc.
1.1: Phân đoạn thị trường.
Việc xác định đúng thị trường mục tiêu giup cho công ty thành công trong viêc tiêu thụ sản phẩm.Muốn vậy cần phải phân đoạn thị trường.Do tính chất đặc thù của mặt hàng giầy dép,công ty đã dựa vào tiêu thức phân đoạ sau:
Theo địa lý:Các sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ ở miền Bắc.Cụ thể là thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận như vùng Bắc Giang,Bắc Ninh,…
Ngoài ra ở miền Nam và miền Trung cũng có nhưng số lượng đại lý ít.
Rộng hơn nữa, công ty còn phân ra thành thị trường trong nước và thi trường Quốc tế. Đối với sản phẩm phục vụ khách hàng trong nước thì Size thường nhỏ hơn và mẫu mã thường được cách điệu theo nhiều kiểu dáng. Còn sản phẩm xuất khẩu thì Size thường to hơn, mẫu mã thường do yêu cầu của đơn hàng.
Một tiêu thức quan trọng khác là phân đoạn theo giới tính. Đối với nữ giới thì màu sắc đa dạng, phong phú hơn và thường là đế cao. Còn đối với nam giới thì sản phẩm chủ yêú là đế bằng và ít mẫu mã hơn.
Tuổi tác cũng là một tiêu thức rất quan trọng. Người ta phân thành giầy dép trẻ em và giầy dép người lớn. Đối với mỗi loại khách hàng thì có yêu cầu khác nhau.
Ngoài những tiêu thức chính trên, công ty còn phải kết hợp với một số tiêu thức khác như văn hoá, lối sống, phong tục tập quán…
1.2: Thị trường nội địa
Mặc dù mới xâm nhập thị trường , nhưng cônh ty da giầy Hà Nội đã và đang cho ra hàng loạt sản phẩm mới với nhiều chủng loai., mẫu mã, màu sắc. Sản phẩm chủ yếu được bán thông qua các đại lý, cửa hàng của công ty.Qua các đại lý, cửa hàng khách hàng có thể xem hàng, thoả thuận mua hàng, ký hợp đồng mua ban. Các cửa hàng, đại lý của công ty được trang bị đầy đủ về cơ sở vạt chất để bán hàng.Khách hàng tự chọn sản phẩm phù hợp với mình vì các sản phẩm của công tyđã được niêm yết giá, tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng.Nhân viên bán hàng chỉ là người chỉ dãn thu tiền và giải thích nếu khách hàng yêu cầu. Mỗi sản phẩm của công ty đều có nhãn hiệu riêng, phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Các cửa hàng, đại lý của công ty thường được bố trí ở địa điểm thuận lợi bảo đảm thuận tiện xê cộ qua lại, đi vào. Doanh thu bán hàng năm 2002 đạt 157.64 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9.67% trong tổng doanh thu so với năm 2001 tăng 6.37 triệu đòng. Có thể nói thị trường nội địa của công ty đang gặp khó khăn.
1.3: Thị trường xuất khẩu.
Xu hướng xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào EU. Do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Viêtỵ Nam đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp và được hưởng quy chế ưu đãi chung GSP( General System of Preference) là hệ thống ưu đãi phổ cập, cơ chế chủ yéu của các nước phương Tây nhằm miễn thuế cho các nước đang phát triển. Theo quy chế này, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi về thuế, trong khi đó các nước xuất khẩu lớn như Đài Loan, Hàn Quốc không được hưởng ưu đãi này. Vì vậy Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan, bán giá hạ thấp tương đối, thu hút được người tiêu dùng, thị trường xuất khẩu được mở rộng. EU hiện nay vẫn là thị trường tiềm năng có mức tiêu dùng cao về giầy dép trên thế giới( 6 – 7 đôi/ năm/người). Các khách hàng truyền thống của công ty là Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ. Các khách hàng này thường mua với đơn đặt hàng lớn, đồng thời công ty mở chiến dịch tìm kiếm thị trường mới thông qua các đơn đặt hàng.Doanh thu xuất khẩu trong những năm gần đây liên tục tăng. Kết quả tiêu thụ được thể hiện qua bảng :( Trang sau).
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu xuất khẩu tăng nhanh. Năm 2002đạt 19928.375 triệu đồng. Năm 2001đạt 9763.25 triệu đồng. Năm 2002 so với2001 tăng 10165.125 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 104.12%. Doanh thu xuẩt khẩu tăng là do:
Doanh thu qua thị trường Anh: Năm 2002 đạt 4955.63 triệu đồng so với năm 2001 tăng 3857.39 triệu đông, với tỷ lệ tăng 351.223%. Xét về tỷ trọng doanh thu tại thị trường Anh chiếm 25.07% tăng 13.82% so với năm 2001 .Điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ ở Anh là rất tốt, không những tốc độ tiêu thụ tăng mà còn tăng cả về mặt tỷ trọng. Nguyên nhân tăng nhanh như vậy là do năm 2001 công ty chỉ có xuất khẩu giầy vải, nhưng sang năm 2002 công thêm có cả giầy da.
Thị trường pháp:
Doanh thu tiêu thụ năm 2002 đạt 2118.21 triệu đồng, so với năm 2001 tăng 176.98 triệu đồng. Xét về tỷ trọng doanh thu năm 2002 chiểm tỷ trọng 10.63% , giảm 9.35% so với năm 2001.
Thị trường Đức:
Doanh thu tiêu thụ năm 2002 đạt 3519.85 triệu đồng, so với năm 2001 tăng 1679.3 triệu đồng. Với tỷ lệ tăng là 46.13%. Nhưng xét về mặt tỷ trọng năm 2002 chiếm 26.69% so với năm2001 giảm 10.6%.
Thị trường
Thực hiện 2001
Thực hiện 2002
So sánh 2002/2001
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
TT
(%)
1
2
3
4
5
6=4-2
7=6/2
8=5-3
Anh
1098.24
11.25
4955.63
25.07
3857.39
351.23
13.82
Pháp
1950.23
19.77
2118.21
10.63
167.98
8.61
-9.35
Đức
3640.55
37.29
5319.85
26.69
1679.3
46.13
-10.6
Hà Lan
995.75
10.19
1721.33
8.6
725.58
72.87
-1.33
Thuỵ Sỹ
1442.38
14.77
2678.47
13.44
1236.09
85.69
3.97
Thị trường Hà Lan: Doanh thu xuất khẩu năm 2002 đạt1721.33 triệu đồng chiếm8.6% tổng doanh thu so với năm 2001 tăng 725.58 triệu đồng với tỷ lệ tăng 72.87% nhưng tỷ trọng giảm đi 1.59%.
Thi trường Thuỵ Sỹ: Doanh thu xuất khẩu năm 2002 đạt 2678.47 triệu đồng chiếm 13.44% trong tổng doanh thu xuất khẩu, so với năm 2001 tăng 1236.09 triệu đồng với tỷ lệ tăng 85.69% nhưng tỷ trọng giảm 1.33%.
Ngoài ra còn các thi trường khác như Bỉ , Singapore, Italia…Doanh thu của năm 2002 đều tăng so với năm 2001.
Các thị trường mới của công ty là Thuỵ Điển, úc, Newzealand..
Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty là trực tiếp qua các thị trường chính , Ngoài ra công ty còn xuất khẩu một số qua công ty giầy Hiệp Hưng. Mặc dù doanh thu tăng nhưng xét về tỷ trọng thì doanh thu tiêu thụ qua các thị trường chính có xu hướng giảm . Vì thế công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2. Kết qủa kinh doanh trong những năm gần đây.
Sau đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong hai năm 2001và 2002
( trang bên)
Biểu: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty da giầy Hà Nội
Chỉ tiêu
Thực hiện 2001
Thực hiện 2002
So sánh 2002/2001
Số tiền
Tỷ lệ (2002/2001)
1
2
3
4 =3-2
5 = 4 / 2
1.tổng doanh thu
11,985,891
25,210,699
13,224,808
110.34
2. Các khoản giảm trừ
998.79
1,755,229
756,439
75.73
Chiết khấu bán hàng
104,356
151,450
47,094
45.12
Giảm giá hàng bán
21,890
25,724
3,863
17.67
Hàng bán bị trả lại
326,523
429,505
102,982
31.54
Thuế xuất khẩu
546.05
1148.55
602.5
110.34
3. Doanh thu thuần (DTT)
10,987,101
23455.47
12,468,369
113.48
4. Trị giá vốn hàng bán ra
9,354,204
19,714,408
10,387,204
111.04
5. Lợi nhuận gộp
1,632,897
3,714,062
2,081,165
127.45
6. Tỷ suất lợi nhuận gộp/ DTT(%)
14.86
15.83
0.97
7. Chi phí bán hàng ( CPBH)
431,295
1,909,828
1,478,533
341.81
8. Tỷ suất CPBH/ DTT (%)
3.92
8.14
4.22
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp(QLDN
1,137,625
1,651,584
513,959
45.18
10. Tỷ suất chi phí QLDN/ DTT(%)
10.35
7.04
-3.31
11. Lợi nhuận thuần
63,977
152.65
88,673
138.6
12. Tỷ suất ôựi nhuận thuần/DTT (%)
0.58
0.65
0.07
13. Vốn kinh doanh
11,643
8000
-3,643
-31.29
14.Nộp ngân sách
740
8.5
110
14.86
15, Thu nhập bình quân( người / tháng)
0.4
0.45
0.05
12.5
16. Tổng số lao động
900
1,055
155
17.22
17. Năng suất lao động bình quân
13.31
23.89
10.58
74.8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Nhìn vào bảng báo cáo ta thấy lợi nhuận của năm 2002 đạt 152.65 triệu đồng, so với năm 2001 tăng 88.673 triệu đồng, tỷ lệ tăng 138.6%. tỷ suất lợi nhuận tăng 0.075. Lợi nhuận tăng như vậy là do:
Lợi nhuận gộp tăng: năm 2002 đạt 3714.062 triệu đồng tăng 2081.165 triệu đồng so với năm 2001 với tỷ lệ 127.45% , tỷ suet lợi nhuận tăng 0.97%.
Lợi nhuận gộp tăng là do doanh thu bán hàng tăng , doanh thu thuần tăng.
Giá trị vốn hàng bán ra tăng nhưng tỷ lệ tăng lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng. Điều naỳ chứng tỏ công ty quản lý và tổ chức tốt khâu dinh doanh.
Tuy nhiên số liệu trong bảng báo cáo cũng cho thấy rằng trong năm 2002 phát sinh những khoản chiết khấu bán hàng , hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế xuất khẩu quá nhiều . Nhân tố này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34234.doc