Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn, địa bàn kinh doanh rộng nên sẽ phát sinh nhiều nghiệp vụ kế toán. Vì vậy để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ đó đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty nên bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm nhiều phần hành kế toán có quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đóng tại trụ sở chính của Công ty ).
Nhà máy May 3 (đóng tại trụ sở chính của Công ty ).
Nhà máy may Đông Mỹ ( đóng tại Đông Mỹ – Thanh Trì Hà Nội).
Nhà máy dệt Denim (đóng tại trụ sở chính của Công ty).
Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am – Thị xã Hà Đông).
tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Căn cứ phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của ngành; căn cứ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Công ty xây dựng kế hoạch dài hạn về phương án kinh doanh, phương án nguyên liệu, phương án sản phẩm đồng thời Công ty cũng xây dựng chương trình liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm với các chỉ tiêu tổng hợp trình Tổng Công ty xét duyệt, giao kế hoạch năm(với các giải pháp tổng thể) từng quý, từng tháng cho các nhà máy thành viên. Kế hoạch bao gồm:
+ Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm, quy cách yêu cầu chất lượng (kể cả phần gia công bên ngoài), chỉ tiêu doanh thu, kế hoạch sản phẩm mẫu...
+ Các định mức sử dụng vật tư, nguyên vật liệu, năng lượng định mức hao phí lao động tổng hợp.
Đặc điểm về cơ sở vật chất-kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công trình kiến trúc hầu hết mới được xây dựng và trang bị máy móc thiết bị hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Máy móc thiết bị của Công ty mới, hiện đại và đồng bộ nên sản phấm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liêu chính của Công ty là bông và xơ tổng hợp. Có những nguyên vật liệu trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của Công ty nhưng lại không thể phục vụ cho sản xuất vì vậy buộc Công ty phải nhập khẩu từ các nước khác. Các nước mà Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu chính thường là: Nga, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước Châu á. Đó là nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu luôn bị biến động, kéo theo giá thành sản phẩm bị thay đổi do nguyên liệu chiếm tới 70% giá thành.
Đặc điểm về lao động
Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm nhiều loại lao động khác nhau, trình độ tay nghề cũng khác nhau, bao gồm những người đã tốt nghiệp đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung cấp, cao đẳng cho tới những người không được đào tạo qua trường lớp như công nhân bốc vác, lao công.
Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau:
Biểu1: Cơ cấu lao động trong Công ty qua những năm gần đây:
Đơn vị: người
Năm
Tổng số lao động
Nam
Nữ
Bộ phận hành chính
Bộ phận sản xuất trực tiếp
Trình độ học vấn
Đại
học
Trung cấp
LĐ
Phổ thông
1998
6.529
1.985
4.544
414
6.115
340
381
5.799
1999
6.100
1.923
4.177
402
5.698
334
380
5.386
2000
5.450
1.718
3.732
359
5.091
350
420
4.680
2001
5.150
1.600
3.550
325
4.825
355
429
4.366
Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành Chính
Biểu 1 cho thấy, trong Công ty lao động nữ nhiều hơn nam. Qua thực tế khảo sát, số nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này rất phù hợp với dặc điểm sản xuất của ngành. Số lao động trong bộ phận hành chính chiếm 7%, bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 93%, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của Công ty rất gọn nhẹ. Hàng năm, quý, tháng Công ty tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Độ tuổi lao động trung bình trong Công ty là 27, đây là một thuận lợi lớn cho Công ty bởi tuổi trẻ thường có tính năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình với công việc. Lực lượng lao động này đã giúp Công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May trong cơ chế thị trường.
Đặc điểm của sản phẩm
Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm:
Sợi các loại : bao gồm 100% cotton, T/C, CVC, 100% PE, sợi OE, với công suất 15.000 tấn/năm
Các sản phẩm dệt kim : được sản xuất trên các loại vải 100% cotton, T/C, CVC, 100%PE với các kiểu dệt Single, Pique, Rib …Công suất: 6.000.000 sp/năm bao gồm quần áo thể thao, polo shirt, T-shirt...
Vải Denim có chun và không chun với các trọng lượng khác nhau, công suất 6.500.000mét/năm.
Các sản phẩm bằng vải Denim, công suất 1.250.000 sản phẩm/năm.
Khăn mặt bông các loại và lều du lịch: với công suất 1000 tấn/năm.
Mũ : Công suất 4.800.000 sản phẩm/năm.
Đây là những sản phẩm có đặc điểm dễ bảo quản, vận chuyển và sản xuất theo mùa. Sản phẩm của Công ty đưa ra thị trường thuộc hai loại hàng: hàng kỹ nghệ và hàng mua sắm.
Hàng kỹ nghệ là những món hàng do cá nhân hay tổ chức mua về để gia công thêm hoặc dùng trong việc điều hành công việc.
Hàng mua sắm là loại hàng mà người khách trong quá trình lựa chọn mua có so sánh về đặc tính của sản phẩm: độ phù hợp, chất lượng, giá cả, kiếu dáng.
Kết quả sản xuất kinh doanh
Công ty Dệt May Hà Nội trước kia là một đơn vị sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch ngành giao. Ngày nay khi chuyển đổi từ nến kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Công ty đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình.
Với các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, giá thành hợp lý, Công ty đã thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty đã không những duy trì được khách hàng truyền thống mà ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới, giá trị sản lượng tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện. Đó là nhờ sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo Công ty cũng như sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất ở Công ty. Điều đó được thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh của Công ty.
Biểu 2: Kết quả kinh doanh của Công ty:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1997
1998
1999
2000
2001
1
Doanh thu
Tr đ
395.006
362.748
375.799
472.503
559.506
2
Nộp NS
Tr đ
21.374
47.980
11.783
4.243
5.293
3
Lợi nhuận
Tr đ
1.058
1.211
1.302
1.437
1.544
4
TNBQ
nđ/ng/th
688
650
742
1.200
1.280
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được những kết quả khả quan, các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận và nhất là thu nhập bình quân mỗi người năm sau đều tăng hơn so với năm trước, điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một phát triển, thu nhập của người lao động ngày càng tăng cao. Phần 2. TìNH HìNH Tổ CHứC THựC HIệN CÔNG TáC Tài CHíNH CủA CÔNG TY
Đặc điểm tổ chức công tác tài chính của Công ty
Tình hình tổ chức quản lý tài chính
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc sở hữu của Nhà nước, được Nhà nước đầu tư một phần vốn ban đầu do vậy việc tổ chức quản lý tài chính của Công ty luôn được thực hiện theo quy định của Chính Phủ.
Công ty tổ chức thực hiện công tác tài chính theo mô hình quản lý tập trung và không phân cấp cho các đơn vị thành viên. Nguyên tắc quản lý tài chính này được chia thành hai cấp độ :
+ ở tầm vĩ mô : mọi hoạt động tài chính của Công ty đều được thực hiện theo các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ Nhà nước quy định, thể hiện sự lãnh đạo của Nhà nước đồng thời Công ty cũng có quyền tự chủ về tài chính của mình.
+ ở tầm vi mô : trong Công ty, TGĐ là người được quyền đưa ra các quyết định tài chính bao gồm quyết định về nguồn tài trợ, quyết định cơ chế hình thành và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp…thông qua sự tham mưu, cố vấn của các phó TGĐ và các trưởng phòng. Bên cạnh đó, phạm vi trách nhiệm của người lao động trong Công ty cũng được mở rộng qua việc họ được quyền tham gia xây dựng phương án kinh doanh, tham gia phân phối lợi nhuận, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Công ty thông qua tổ chức công đoàn.
Tình hình công tác kế hoạch hoá tài chính
Tình hình xây dựng kế hoạch tài chính
Việc xây dựng, đánh giá và lựa chọn các phương án kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện. Hàng năm, Công ty lập kế hoạch thu-chi tài chính và các khoản nộp ngân sách gửi về cơ quan cấp trên. Công ty luôn cố gắng thực hiện các chỉ tiêu tài chính mà Tổng Công ty giao, đảm bảo chế độ pháp luật của Nhà nước, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ hạch toán kế toán tài chính thống nhất do Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện chế độ hạch toán kế toán tài chính.
Nhờ việc lập kế hoạch thu-chi tài chính mà Công ty luôn kiểm soát được khả năng tài chính của mình, nhờ đó có thể chủ động trong công việc kinh doanh. Nếu gặp phải những sự cố (ngoài tầm kiểm soát do sự biến động của thị trường) trong việc thanh toán do thiếu vốn lưu động, trong thường hợp cần thiết, Công ty có thể lập phương án, làm thủ tục thanh lý, nhượng bán, điều động tài sản cố định theo quy định của Nhà nước để giải phóng vốn lưu động. Đối với các tài sản nếu không cần dùng đến do quá cũ, lạc hậu hoặc đã khấu hao hết, Công ty có thể làm thủ tục ký hợp đồng kinh tế để nhượng bán, thanh lý…
Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty
Đây là nội dung trọng tâm của công tác tổ chức tài chính trong Công ty. Kế hoạch tài chính của Công ty có thể bao gồm:
+ Kế hoạch vốn và nguồn vốn
+ Kế hoạch khấu hao tài sản cố định
+ Kế hoạch về chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm
+ Kế hoạnh lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
+ Kế hoạch xây dựng và sử dụng các quỹ của Công ty
…………………
Việc tổ chức thực hiện tốt các phương án tài chính được thiết lập là công việc cần thiết giúp Công ty có thể đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường.
Tình hình vốn-nguồn vốn của Công ty
Cơ cấu vốn của Công ty:
Công ty rất chú trọng vào việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngày một gia tăng. Vì trong kinh doanh, có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay đổi những máy móc, thiết bị lạc hậu bằng những máy móc mới với kỹ thuật hiện đại hơn nhiều nhằm giảm bớt sức người. Nhờ đó mà công ty có thêm thời gian đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực để phát huy trí lực của họ ngày một nâng cao để quay lại tiếp tục điều khiển máy móc phục vụ cho công việc của mình tốt hơn từ đó có thể tăng năng suất, doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Do đó việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với lãnh đạo công ty cũng như đối với những người trực tiếp làm công tác quản lý vốn.
Để có thể xác định rõ một cơ cấu vốn hợp lý của công ty, có thể dùng biểu sau xem xét để thấy trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty, vốn cố định luôn lớn hơn vốn lưu động cả về số tiền và tỷ trọng đồng thời tỷ trọng vốn cố định của công ty ngày càng tăng. Điều này là hợp lý và dễ hiểu đối với công ty Dệt May Hà Nội do đặc điểm hoạt động của công ty là sản xuất nên lượng vốn cố định công ty đã đầu tư vào việc mua sắm tài sản cố định để phục vụ cho quá trình sản xuất tại các nhà máy.
Dựa vào những số liệu trên biểu có thể đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong năm là tốt. Vì doanh thu bán hàng theo giá vốn tăng 108.443(tiệu đồng), tỷ lệ tăng 19,38%; lợi nhuận kinh doanh tăng 181(triệu đồng), tỷ lệ tăng 11,72%; trong khi đó tổng vốn kinh doanh chỉ tăng 37.069(triệu đồng), tỷ lệ 6,09%; tỷ lệ tăng vốn thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận.
Biểu 3: Phân tích tổng hợp tình hình vốn của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh năm 2002-2001
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TL(%)
TT(%)
1
2
3
4
5
6
7
8
TSLĐ&ĐTNH
332.713
54,70
333.512
51,68
799
0,24
-3,02
TSCĐ&ĐTDH
275.502
45,30
311.772
48,32
36.270
13,17
3,02
Tổng vốn KD
608.215
100
645.284
100
37.069
6,09
0
DT bán hàng
559.506
0
667.949
0
108.443
19,38
0
Lợi nhuận KD
1.544
0
1.725
0
181
11,72
0
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính
Nguồn vốn và các biện pháp huy động vốn của Công ty
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty luôn tìm cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có cũng như bảo toàn và phát triển các nguồn vốn đó. Nguồn vốn của Công ty bao gồm cả nguồn vốn của Nhà nước giao và các nguồn vốn khác mà Công ty có được. Mọi hoạt động của Công ty đều đòi hỏi phải có vốn. Khi bước vào sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính của Công ty phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của Công ty trong kỳ vì việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô và ảnh hưởng tới sự tồn tại của các TSCĐ, các khoản đầu tư dài hạn và các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty. Tiếp theo, dựa vào bản kế hoạch vốn Công ty sẽ tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước có uy tín trong ngành vì vậy việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau là một việc không quá khó đối với Công ty. Công ty có thể khai thác và tạo lập vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:
+ Vốn do ngân sách Nhà nước cấp.
+ Vốn từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại của Công ty.
+ Nguồn vốn vay của Ngân hàng.
+ Nguồn vốn phát hành chứng khoán. Đây là bộ phận vốn rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+Nguồn vốn liên doanh, liên kết.
Phân tích kết quả tài chính của Công ty
Qua biểu 2 ở trên cho thấy, năm 1998 công ty đạt lợi nhuận cao nhất, nguyên nhân do năm này công ty đã mở rộng thị trường của mình nhất là các sản phẩm dệt kim đã có mặt ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Năm 1999 công ty đạt mức lợi nhuận thấp nhất do năm này công ty mới phải tiếp nhận nhà máy dệt Hà Đông là một nhà máy làm ăn thua lỗ, mất uy tín với khách hàng, hơn nữa giá cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất sợi là bông, xơ có nhiều biến động, cho nên mặc dù doanh thu của năm này so với năm 1996, 1997 vẫn tăng nhưng lợi nhuận thu được lại giảm.
Trên đây là những kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm qua. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ của công ty, thấy rằng:
- Đối với xuất khẩu thì sản phẩm dệt kim là sản phẩm chiến lược của Công Ty Dệt May Hà Nội, tạo nguồn thu ngoại tệ chính. Việc tăng cường ký kết các hợp đồng sản xuất hàng dệt kim với nước ngoài làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt kim tăng mạnh qua các năm từ năm 1997 đến năm 1998. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này năm 1999 giảm xuống và làm giảm đáng kể tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Sau sản phẩm dệt kim xuất khẩu là các sản phẩm khăn bông và lều bạt du lịch là những mặt hàng có tiềm năng phát triển lớn. Cũng như sản phẩm dệt kim, năm 1999, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm khăn bông cũng giảm đáng kể nguyên do thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng chung giảm xuống. Ta có thể so sánh kim ngạch xuất khẩu với tổng doanh thu của công ty qua biểu sau:
Biểu 4: So sánh kim ngạch xuất khẩu với tổng doanh thu
Năm
Tổng doanh thu
Kim ngạch xuất khẩu
Tỷ lệ(%)
1997
275,6
90,2
27
1998
365,7
124,3
34
1999
375,8
154
41
2000
395,1
174,2
44,1
2001
438,4
254,8
58,1
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Đối với thị trường trong nước, công ty cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu ở thị trường trong nước là từ sợi. Vì xác định sợi là mặt hàng chủ lực tiêu thụ trong nước nên công ty luôn tiến hành tìm hiểu nhu cầu các bạn hàng và cố gắng thoả mãn các yêu cầu của họ một cách tốt nhất do đó doanh thu không những được giữ ổn định mà còn có chiều hướng tăng lên. Đối với sản phẩm dệt kim, khăn bông có dấu hiệu tiêu thụ tốt tại thị trường trong nước, tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.
Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính
Theo khoản 3 Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12 tháng 11 năm 1996 của Bộ Tài Chính về việc “Hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước” quy định:
“ Doanh nghiệp phải thường xuyên tự tổ chức kiểm tra việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp, đồng thời chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Tổng Công ty( nếu là doanh nghiệp thành viên ), kiểm tra của các cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền”.
Thực hiện theo quy định của Nhà nước, Công ty tiến hành kiểm tra công tác tài chính mỗi quý một lần để có thể nắm bắt nhanh nhất những biến động của tình hình nguồn vốn và tài sản của mình đồng thời đề ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Kế toán trưởng là người thay mặt Tổng giám đốc để tiến hành công việc kiểm tra đó.
Bên cạnh đó, Công ty chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty vào cuối mỗi kỳ kinh doanh( cuối năm tài chính). Tổng Công ty sẽ cho người xuống thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu với kết quả mà Công ty đã báo lên để đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty.
Phần 3. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Dệt May Hà Nội
Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Dệt May Hà Nội
Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn, địa bàn kinh doanh rộng nên sẽ phát sinh nhiều nghiệp vụ kế toán. Vì vậy để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ đó đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty nên bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm nhiều phần hành kế toán có quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng.
Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty Dệt May Hà Nội
Trưởng phòng KT-TC
Phó phong kế toán
Phó phòng KT-TC
KT trưởng
KT tiêu thụ
KT xây dựng cơ bản
KT tổng hợp
KT giá thanh
Thủ quỹ
KT thanh toán
KT NVL
KT TM
KT TGNH
KT TL
KT CN
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Trưởng phòng kế toán tổ chức ( kiêm kế toán trưởng) tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tổ chức thống kê thông tin kinh tế, hạch toán ở Công ty đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên Nhà nước tại Công ty. Kế toàn trưởng là người phân tích các kết quả kinh doanh và cùng với phó TGĐ tài chính giúp TGĐ lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư để đạt hiệu quả cao. Kế toán trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng phần hành kế toán để mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình mà điều lệ tổ chức kế toán đã ban hành.
Phó phòng kế toán - tài chính là người giúp việc cho trưởng phòng trong lĩnh vực công việc được phân công, cùng với trưởng phòng tham gia vào công tác tổ chức điều hành các phần hành kế toán cũng như khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ nhân viên trong phòng.
Kế toán nguyên vật liệu bao gồm kế toán nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, theo dõi trực tiếp việc nhập xuất nguyên vật liệu và lập các chứng từ có liên quan như sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ số 2, bảng kê số 3 đồng thời thực hiện hạch toán ngiệp vụ có liên quan đến xuất-nhập-tồn bguyên vật liệu. Định kỳ, cùng với thủ kho kế toán nguyên vật liệu tiến hành kiểm kê đối chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho.
Kế toán giá thành bao gồm kế toán sản phẩm sợi và kế toán giá thành dệt kim. Kế toán giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ chứng từ có liên quan để tập hợp phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau đó sẽ tiến hành lập bảng kê số 4, 5, 6 và nhật ký chứng từ sổ.
Kế toán tiền mặt theo dõi quá trình thu-chi tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt và nhật ký chứng từ sổ.
Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi tình hình kế toán các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng uỷ nhiệm chi của Công ty để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay để lập các chứng từ như nhật ký chứng từ số 2.
Kế toán công nợ theo dõi tình hình phải trả, phải thu của Công ty để lập nhật ký chứng từ số 7.
Kế toán công nợ theo dõi tình hình phải trả, phải thu của Công ty và lập nhật ký chứng từ số 4.
Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong Công ty đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách liên quan.
Kế toán tiêu thụ bao gồm kế toán tiêu thụ sợi xuất khẩu và nội địa.
Kế toán tổng hợp là người thực hiện các nghiệp vụ hạch toán cuối cùng, xây dựng kết quả kinh doanh của Công ty để vào sổ kế toán tổng hợp, lập sổ cái, lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và lên bảng công khai tài chính.
Thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty và thực hiện việc thu-chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi.
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá trong lao động kế toán nên Công ty đã áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chứng từ” trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này hệ thống sổ mà Công ty áp dụng được ban hành theo quy định 1141-TCCĐKT của Bộ Tài Chính bao gồm 10 Nhật ký chứng từ, 4 bảng phân bổ, 11 bảng kê, 6 sổ chi tiết và sổ cái,thực hiện quá trình hạch toán luân chuyển chứng từ.
Hình thức nhật ký-chứng từ thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Những sổ sách kế toán chủ yếu được sử dụng gồm có:
Sổ Nhật ký – Chứng từ: Nhật ký – Chứng từ được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp - cân đối. Nhật ký - Chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với bên Nợ các tài khoản liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích.
Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với bên Có của các tài khoản liên quan, còn số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Bảng kê: Được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê ghi Nợ TK 111, TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo phân xưởng v.v…Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Bảng phân bổ: Sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, có liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ( tiền lương, vật liệu, khấu hao…). Các chứng từ gốc trước hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và NK-CT liên quan.
Sổ chi tiết: Dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ:
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc các bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào NK-CT
Đối với các loại chi phí( sản xuất hoặc lưu thông ) phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NK-CT có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ các NK-CT từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NK-CT và lấy số liệu tổng cộng của các NK-CT ghi trực tiếp vào sổ Cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.
Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi ghi vào NK-CT hoặc bảng kê được chuyển sang các bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NK-CT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ thẻ
Hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Nhật ký- chứng từ
Bảng kê
Sổ quỹ
Báo cáo kế toán
Hàng ngày: Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu
Tình hình thực hiện các phần hành kế toán ở Công ty Dệt May Hà Nội
Hạch toán tài sản bằng tiền và tiền vay
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thường phát sinh các mối quan hệ thanh toán với các tổ chức, cá nhân khác về cung ứng vật tư hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, với các ngân hàng và đối tượng khác ngoài ngân hàng như các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, các xí nghiệp tư nhân và cá nhân trong và ngoài nước về các khoản tiền vay và thanh toán tiền vay; với cán bộ công nhân viên của Công ty về lương, bảo hiểm xã hội… Tất cả cấc quan hệ thanh toán trên được thực hiện chủ yếu bằng tiền. Vốn bằng tiền của Công ty đại bộ phận được gửi tập trung ở ngân hàng, một phần nhỏ để lại ở Công ty để phục vụ nhu cầu thanh toán lặt vặt phát sinh hàng ngày. Do vậy, việc hạch toán vốn bằng tiền là việc quan trọng đối với công tác kế toán vì nhờ đó mà kế toán có thể điều chỉnh kịp thời lượng vốn lưu chuyển để tăng khả năng sử dụng vốn cho công ty đồng thời quản lý tốt hơn lượng vốn vay sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng bạc Việt Nam. Các nghiệp vụ kinh tế ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25188.doc