MỤC LỤC
Lời nói đầu: 1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PACIFIC AIRLINES 2
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp: 2
1.2. Cổ đông chính : 2
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển: 2
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU. 3
2.1. Sản phẩm và dịch vụ cung ứng : 3
2.1.1. Các chuyến bay : 3
2.1.2. Các dịch vụ hỗ trợ : 4
2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị. 5
2.3.Lao động : 5
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP : 6
3.1. Tình hình tài chính: 6
3.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay : 9
3.3.1.Thuận lợi : 9
3.3.2.Khó khăn : 10
3.4. Định hướng phát triển : 10
IV.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHỦ YẾU 11
4.1.Cơ cấu tổ chức: 11
4.2. Quản trị chi phí. 12
4.2.1.Các chi phí lớn ảnh hưởng đến tổng chi phí SXKD năm 2008: 12
4.2.2.Biện pháp quản lý chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính năm 2008 13
4.2.2.1.Chi phí thuê máy bay: 13
4.2.2.2. Chi phí xăng dầu : 14
4.2.2.3. Chi phí phục vụ mặt đất tại các đầu sân bay : 15
4.2.2.4. Mảng chi phí trả với nhà chức trách trong và ngoài nước : 16
4.2.2.5. Chi phí suất ăn, phục vụ bay: 16
4.2.2.6. Chi phí bảo hiểm hàng không: 16
4.2.2.7. Chi phí quản lý: 17
4.3. Quản trị Marketing. 17
4.3.1.Hình thành và hoàn thiện kênh phân phối trực tuyến : 18
4.3.2.Đưa ra hệ thống giá linh hoạt : 19
4.3.3.Các hoạt động khác: 21
4.4.Quản trị nhân lực 22
4.4.1.Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động 22
4.4.2.Công tác tiền lương: 24
4.4.2.1.Xác định đơn giá tiền lương, quỹ lương 25
4.4.2.2.Cách thức trả lương cho các bộ phận và cá nhân 26
Kết luận 28
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u :
Lợi nhuận của công ty trong 5 năm gần đây đều âm , điều này phản ánh tình trạng thua lỗ triền miên kéo dài của Công ty từ trước đến giờ : đó là 1 thực trạng thường thấy ở các công ty nhà nước đã quen hoạt động trong chế độ bảo trợ của nhà nước.
Đến năm 2004, công ty đã thua lỗ ở mức rất cao (– 155.6 tỷ đồng ).Điều này phản ánh năng lực quản lý yếu kém , không có khả năng cạnh tranh của công ty, nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự dựa dẫm quá lâu vào người anh cả Vietnam Airlines khi Pacific Airlines trực thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam . Do tình trạng thua lỗ nặng đến ngày 21/1/2005 , Pacific Airlines đã được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tài chính theo Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động SXKD của Công ty .
Năm 2005, dưới sự kiểm soát, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Pacific Airlines đã tái cơ cấu lại Công ty, và ngay lập tức thu được những kết quả đáng kể: Tổng doanh thu tăng 94,8 tỷ đồng (13,64% ), lỗ giảm 70.1 tỷ đồng (45,05% ). Chi phí tuy tăng lên 1,7% so với năm trước nhưng đó là do sự gia tăng các chuyến bay và mua sắm một số trang thiết bị mới ,trên thực tế Công ty đã cắt giảm được khoản chi phí khổng lồ lên đến 130 tỷ đồng/ năm so với năm 2004.
Năm 2006, doanh thu của Pacific Airlines tiếp tục tăng trưởng : doanh thu tăng 54,59% , lỗ giảm 22,57 %
Đến năm 2007, khi Pacific Airlines chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam, doanh thu tăng 1,59% , thua lỗ giảm 98,79 % , mặc dù doanh thu tăng chậm hơn so với năm trước nhưng thua lỗ giảm 65.4 tỷ đồng điều này là một thành công lớn trong tình hình giá xăng dầu trên thế giới đang tăng mạnh trong năm này.
Như vậy , mặc dù Pacific Airlines đang lỗ nhưng với xu thế tăng trưởng và phát triển như những năm gần đây, cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, cùng với nỗ lực của mọi thành viên trong công ty, một viễn cảnh tươi sáng đang chờ đón Pacific Airlines , tin chắc Pacific Airlines sẽ thoát khỏi tình trạng thua lỗ và tiến tới phát triển thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Việt Nam có sức cạnh tranh trong nước cũng như trong khu vực .
3.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay :
3.3.1.Thuận lợi :
- Từ khi Bộ Tài chính thay thế Tổng công ty Hàng không Viêt Nam làm cổ đông chi phối tại Pacific Airlines để kiểm soát đặc biệt và cơ cấu lại hoạt động theo quyết định số 64/2005/QĐ-TTg ngày 21/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ,dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính và các cơ quan của Bộ ,Ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu, Hội đồng quản trị của Pacific Airlines , tình hình hoạt động công ty dần đi vào quỹ đạo, tăng năng lực và hiệu quả kinh doanh .
- Cơ cấu tổ chức công ty dần ổn định, do chiến lược kinh doanh đúng đắn việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn định và ngày một cải thiện. Cán bộ công nhân viên đã thấy được tương lai của công ty , đặt niềm tin vào sự phát triển và nỗ lực hết mình làm tròn trách nhiệm của từng người, từng bộ phận để hướng tới mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của Ban lãnh đạo .
- Vừa qua Pacific Airline đã liên doanh với Jetstar Airways, Jetstar Airways sẽ hỗ trợ PA về kỹ thuật, lực lượng phi công, đào tạo, quản lý vận hành, sửa chữa bảo hành máy bay, mở rộng mạng lưới bay nội địa và quốc tế hoạt động kinh doanh nói chung…ngoài ra, Pacific Airlines và Jetstar Airways sẽ liên kết thương hiệu, đây là một cơ hội lớn cho Pacific Airlines phát triển thương hiệu trong khu vực .
- Cùng với sự phát triển kinh tế của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu về vận tải bằng đường hàng không ngày càng tăng nhằm mục đích giao thương kinh tế, giao lưu văn hoá, và du lịch. Điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành hàng không và hoạt động kinh doanh của Pacific Airlines .
3.3.2.Khó khăn :
- Sự cạnh tranh của Vietnam Airlines ngày càng gay gắt trên tất cả đường bay nội địa và quốc tế : tăng tấn suất bay và cung ứng ghế , giảm giá vé ở mức độ cao và kéo dài , đặc biệt nhằm vào những đường bay chính của Pacific Airlines.Thêm vào đó còn phải kể đến sự tham gia vào thị trường Việt Nam của các hãng hàng không giá rẻ Air Asia , Tiger Airways và Nok Air . Môi trường cạnh cạnh tranh gay gắt thực sự đã tạo nên sức ép rất lớn cho Pacific Airlines.
- Biến động giá xăng dầu trên thế giới: giá xăng dầu trên thế giới ngày càng tăng mạnh , điều này tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm lợi nhuận của công ty .
- Sự bùng nổ tăng trưởng của hàng không thế giới, nhất là tại Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Trung Đông dẫn tới tình trạng khủng hoảng thiếu máy bay đối với các hãng hàng không. Pacific Airlines muốn có nhiều máy bay hơn song do phát triển hàng không thế giới quá nóng, việc thuê máy bay gặp nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng tới kế hoạch mở rông thị trường, mở thêm các đường bay mới và tăng tần suất các chuyến bay của Pacific Airlines.
3.4. Định hướng phát triển :
Mục tiêu chiến lược: của Pacific Airlines là trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu ở Việt Nam , có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới , kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động khai thác , góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội các địa phương và đất nước .
Những ưu tiên và cam kết dịch vụ của Pacific Airlines với hành khách là an toàn, bay đúng giờ, các dịch vụ dưới đất, trên không tiện lợi và thân thiện, giá vé rẻ. Pacific Airlines mong muốn nhận được sự hiểu biết, ủng hộ và hợp tác của hành khách đối với các điều kiện đặc thù của hàng không giá rẻ, qua đó xây dựng mối quan hệ lợi ích bền chặt và đôi bên cùng có lợi
Mục tiêu chủ đạo năm 2008: của Pacific Airlines là ổn định khai thác , nâng cao hệ số sử dụng ghế, mở rộng thị trường khai thác và nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
IV.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
4.1.Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Pacific Airlines
HĐQT
Ban đổi mới
Ban Kiểm soát
Tổng GĐ
P.Khai thác bay
P.TM thị trường
P.Kỹ Thuật
P.TCKT
P.DV & Khai thác mặt đất
P.QA
Các TT phục vụ mặt đất
Trưởng chi nhánh
Bộ phận hành chính
Ban hỗ trợ và ptriển đại lý
Ban Tài chính kế toán
Ban đặt, giữ chỗ và bán vé
Ban hàng hóa
4.2. Quản trị chi phí.
Chi phí là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của các công ty , đối với Pacific Airlines, một hãng hàng không giá rẻ thì chi phí, và tiết kiệm chi phí càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì vậy quản trị chi phí được coi là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của công ty .
4.2.1.Các chi phí lớn ảnh hưởng đến tổng chi phí SXKD năm 2008:
- Chi phí nhân công trực tiếp:trong năm 2008 ước tính là 77,88 tỷ đồng tăng 38,82 % so với năm 2007 ( 56,1 tỷ đồng ) nguyên nhân chính là do tăng tần suất các chuyến bay HCM – Hà Nội , và mở thêm các chuyến bay HCM đi Huế, Vinh, Hải Phòng, Nha Trang nên các chi phí cũng tăng lên tương ứng ,cộng với việc đưa máy bay khô vào khai thác làm cho chi phí thuê tổ lái tăng lên đáng kể.
- Chi phi thuê may bay : trong năm 2008 ước tính là 801,91 tỷ đồng tăng 76,81 % so với năm 2007 (453,55 tỷ đồng) nguyên nhân do tăng tần suất , mở rộng mạng bay dẫn đến tăng giờ khai thác và nhu cầu máy bay.
- Chi phí phục vụ chuyến bay: trong năm 2008 ước tính chi phí PVCB: 1011,41 tỷ đồng tăng 80,17% so với năm 2007 ( 561,37 tỷ đồng) , cơ cấu chi phí là 42,21% trong khi trong năm 2007 chỉ 39,09% ) nguyên nhân tăng chu yếu là dô tăng chi phí PVKTTM và chi phí xăng dầu máy bay tăng.
- Chi phí bảo hiểm: năm 2008 ước tính tăng 78,29 % so với năm 2007 do tằng tần suất , mở các đường bay mới nên số lượng các chuyến bay , hành khách , hành lý , hàng hóa tăng ,đặc biệt nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng nhanh như trên là do số lương máy bay thuê khô tăng lên ( 7 chiếc ) .
- Chi phí phục vụ hành khách : trong năm 2008 ước tính là 64,95 tỷ đồng tăng 50,73 % so với năm 2005 (43,09 tỷ đồng ) ,cơ cấu chi phí chiếm 3,36 % giảm so với năm 2007
- Chi phí bán hàng :trong năm 2008 ước tính là 134,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tăng 61,98 % so với năm 2007( 83,28 tỷ đồng )
- Chi phí quản lý :trong năm 2008 ước tính là 120,63 tỷ đồng tăng 60,67% so với năm 2007( 75,08 tỷ đồng ). Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý tăng do một số khoản mục chi phí sau : chi phí thuê chuyên gia tư ván nước ngoài, chi phí thuê nhà làm việc nhân công cho việc mở rộng mang lưới bay.
4.2.2.Biện pháp quản lý chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính năm 2008
4.2.2.1.Chi phí thuê máy bay:
- Phòng Khai thác bay : Xây dựng lịch theo dõi sát tình hình sử dụng đội tàu bay theo ngày , tháng , quý , năm đồng thời cân đối lịch bay hợp lý, tăng cường khai thác đối với tàu thuê ướt tận dụng thời gian phụ trội , khai thác tối đa công suất của tàu thuê khô nhằm giảm chi phí thuê máy bay thấp nhất.
Lập phương án khai thác máy bay , giờ cất cánh , giờ hạ cánh , trần bay sao cho thời gian bay ngắn nhất , qua các FIR với chi phí thấp nhất có thể đồng thời lên các phương án tối ưu tàu dự bị khi gặp sự cố thời tiết và các sự cố khác…
Theo dõi , chấm công , quản lý đội ngũ phi công các tàu thuê khô một cách chính xác , kịp thời , phân bổ lịch bay, lịch nghỉ một cách khoa học nhằm tiết kiệm chi phí mà công ty phải chịu.
- Phòng Thương mại thị trường : Phối hợp hằng ngày với Phòng Khai thác bay trong việc điều chỉnh lịch bay với lý do thương mại (cắt , huỷ , hoãn) cùng Phòng KTB điều chỉnh lịch bay theo mùa , việc này phải được báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyền hàng tuần bằng văn bản.
- Phòng kỹ thuật : Các đầu sân bay thống kê theo dõi , báo cáo xác nhận thời điểm tháo chèn ( block ) một cách chính xác để có cơ sở tính chính xác giờ bay , theo dõi giờ bay thuê khô , phối hợp với Phòng Khai thác bay thông báo tổng giờ bay thuê khô theo tuần để cân đối trên toàn mạng bay sao cho chi phí trả tiền thuê máy bay thấp nhất .
Thông báo lịch bảo dưỡng , sửa chữa các tàu thuê ướt , thuê khô cho các đơn vị liên quan biết để chủ động phối hợp , lên lịch khai thác trong tháng , quý , năm của từng tàu bay, đường bay…
- Phòng TCKT : Phối hợp các Phòng Khai thác bay , phòng Kỹ thuật lên quy trình luân chuyển , xác nhận các chứng từ phát sinh theo hợp đồng mà phía đối tác phải chịu một cách nhanh nhất để đòi nợ đối tác.
Tổng kết giờ bay một cách chính xác đẻ tính tiền giờ bay phát sinh hàng tháng . Thường xuyên đối chiếu công nợ với đối tác để biết phần phát sinh phía Công ty cũng như phía đối tác chịu , báo cáo kịp thời Giám đốc đẻ xử lý.
4.2.2.2. Chi phí xăng dầu :
Phương án tiết kiệm chi phí nhiên liệu - biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí khai thác .
- Phòng Khai thác bay : Giá chi phí nhiên liệu bay trong nước thường cao hơn so với các đầu Quốc tế vì vậy đối với các chuyến bay Quốc tế nên xem xét dến tăng lượng nhiên liệu nạp đầu nước ngoài , giảm thiểu số lượng nhiên liệu bay nạp trong nước ở mức có thể ( hiện tại đối với Pacific Airlines giá nhiên liệu đầu Đài Loan thấp hơn so với đầu Việt Nam 30 usd/tấn ) . Vì vậy , phòng Khai thác bay phối hợp các đầu xem xét việc lập quy trình này trong thời gian sơm nhất .
- Các Trung tâm phục vụ mặt đất : Làm việc với cụm cảng hàng không , cũng như các đối tác phục vụ về vị trí đậu máy bay , vị trí hạ cất cánh ( nếu có thể được ) nhằm giảm bớt thời gian chạy taxi , giám chi phí nhiên liệu bay .
- Phòng Kỹ thuật : Xem xét việc sử dụng 01 động cơ khi lăn bánh ( taxi ) và quy trình sử dụng APU khi máy bay hoạt động trong sân đỗ ; cất cánh với chế độ Pack off và sử dụng APU , tăng tải trọng thương mại tại các sân bay , hạn chế khai thác và giảm chi phí bảo dưỡng động cơ ( do giảm công suất yêu cầu của động cơ ) ; sử dụng trọng tâm ( cân bằng trọng tải ) có lợi cho máy bay .
- Ban giám đốc :
+ Kiến nghị Cục Hàng Không Việt Nam xây dựng các đường bay thẳng trong phạm vi Cục hàng không quản lý .
+ Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét các chính sách trợ giá xăng dầu , miễn giảm thuế xuất nhập khẩu xăng dầu may bay trong nước đối với ngành hàng không nói chung và Pacific Airlines nói riêng .
+ Xem xét việc mua bảo hiểm xăng dầu máy bay nếu giá cả ổn định .
Nếu triển khai được đồng bộ triệt để các biện pháp trên sẽ tiết kiệm chi phí với số lượng lớn , mang lại sức cạnh tranh cho Pacific Airlines . Nhưng muốn làm được điều này cần có nỗ lực và hợp tác cao của các nhân viên điều phái bay , phi công và các cá nhân của đơn vị liên quan đến dây chuyền khai thác .
4.2.2.3. Chi phí phục vụ mặt đất tại các đầu sân bay :
- Phòng Dịch vụ & Khai thác mặt đất : kết hợp với các Trung tâm PVMĐ , phòng TCKT , và các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai xây dựng và thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị tự phục vụ mặt đất tại hai cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài để Công ty tự đảm nhiệm các khâu phục vụ mặt đất
Triển khai phương án chỉ sử dụng xe chở khách trong sân , không sử dụng ống lồng tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài nhằm tiết kiệm chi phí .
Phối hợp với các Trung tâm phục vụ mặt đất , phòng QA … nghiên cứu, xây dựng quy trình phụ vụ vừa đảm bảo an ninh an toàn vừa tiết kiệm thời gian.
- Các Trung tâm phục vụ mặt đất ( Tân Sơn Nhất , Nội Bài ) : Thực hiện đúng theo quy trình phục vụ đã được phê duyệt , theo dõi , giám sát chặt chẽ với từng khâu phục vụ trong từng chuyến bay tránh tình trạng sai sót dẫn đến không đảm bảo an toàn cho chuyến bay hoặc kéo dài thời gian phục vụ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty cũng như gia tăng chi phí phục vụ không cần thiết . Theo dõi chặt chẽ chi phí phục vụ mặt đất , cắt giảm bớt các chi phí phục vụ thực sự không cần thiết (đối với các chi phí Additional fee ) .
- Phòng TCKT : Kết hợp với phòng Dịch vụ & Khai thác mặt đất và các đơn vị liên quan triển khai thựn hiện việc đầu tư trang thiết bị phục vụ mặt đất tại các đầu sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài . Theo dõi việc thanh quyết toán đối với các khoản chi phí này .
- Phòng QA : thường xuyên giám sát , kiểm tra việc thực hiện quy trình phục vụ mặt đất nhằm đảm bảo an ninh an toàn trước , trong và sau chuyến bay .
4.2.2.4. Mảng chi phí trả với nhà chức trách trong và ngoài nước :
- Đối với các đường bay đang khai thác : Thường xuyên quan hệ gửi công văn cập nhật các bảng giá mới áp dụng cho các hãng , nghiên cứu áp dụng các phương án có lợi nhất cho Công ty trong việc áp dụng các tầu bay , sân đỗ , ống lồng và các chi phí lhác liên quan , làm các văn bản giảm giá áp dụng ( nếu được).
- Đối với các đường bay mới chuẩn bị khai thác : Nghiên cứu luật hàng không nước sở tại trong việc giảm hoặc miễn một số chi phí áp dụng cho các hãng mở đường bay mới . Riêng đối với Cục Hàng Không Việt Nam sẽ giảm giá phục vụ cho Pacific Airlines khi Pacific Airlines mở các đường bay mới trong khu vực .
4.2.2.5. Chi phí suất ăn, phục vụ bay:
Phòng KTMĐ phối hợp với phòng TCKT, các Trung Tâm PVMĐ Tân Sơn Nhất, Nội Bài nghiên cứu soạn thảo các định mức, quy trình phục vụ suất ăn, đồ uống, vật dụng phục vụ trên máy bay hợp lý tránh tình trạng lẵng phí, thất thoát hoặc làm ảnh hưởng tới chuyến bay …
4.2.2.6. Chi phí bảo hiểm hàng không:
Tổng chi phí bẩo hiểm hàng năm chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí khai thác – liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác của công ty. Vì vậy, để đảm bảo khai thácđược thường xuyên liên tục và giảm thiểu tổn thất khi có sự cố xảy ra, Phòng Kế Hoạch phải thường xuyên theo dõi, đồng thời kết hợp với Công ty Cổ phần Môi giới bảo hiểm Đông Á nhằm thu thậo, cung cấp thông tin và tư vấn cho Pacific Airlines tình hình tổng quan về thị trường bảo hiểm hàng không Việt Nam và thế giới, cùng với Pacific Airlines giao dịch và làm việc với các đối tác bảo hiểm, lập hổ sơ khiếu nại, đòi bồi thường khi có sự cố xảy ra, đàm phán giải quyết khiếu nại …
4.2.2.7. Chi phí quản lý:
Định mức đến từng Chi nhánh, Trung tâm, Đại diện, Phòng, Ban.
- Phòng TCKT: Ngay sau khi kế hoạch được phê duyệt, trên cơ sở những chi phí phát sinh năm trước và chi phí dự kiến năm sau của các đơn vị báo cáo về và dựa trên kế hoạch năm sau , Phòng TCKT lên quy trình định mức báo cáo Giám đốc phê duyệt về chi phí quản lý cho từng Chi nhánh, Trung tâm, Đại diện, Phòng, Ban.
Các định mức này trên tinh thần tiết kiệm tối đa về phát sinh chi phí, tạo ý thức trong từng cán bộ, nhân viên Pacific Airlines.
Sau khi định mức các khoản chi phí này, ban định mức Phòng TCKT và Tổ chuyên viên sẽ rà soát, triển khai đến từng đơn vị : các Văn phòng khu vực, Trung tâm, Đại diện … để triển khai thực hiện cho năm 2008. Muốn làm được điều này cần tập trung các nguồn lực với sự kết hợp tốt của các Phòng, Ban liên quan và quan trọng hơn là quyết tâm của toàn thể CBCNV cùng Ban Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch.
4.3. Quản trị Marketing.
Ban lãnh đạo Pacific Airlines cho rằng một trong những biện pháp cải tổ nhằm kéo Pacific Airlines ra khỏi khủng hoảng là trở thành hãng hàng không giá rẻ với hệ thống bán vé hiện đại nhất VN.“Thương Mại Điện Tử là con đường giúp Pacific Airlines trở thành hãng hàng không giá rẻ một cách nhanh nhất.”
Ở một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và đã có sự chú trọng đến khai thác du lịch, cộng với điều kiện thu nhập đầu người còn ở mức khiêm tốn, dịch vụ hàng không giá rẻ sẽ là lựa chọn của người đi lại. Nên việc khai thác triệt để các tuyến bay nội địa là sự xác định đúng hướng kinh doanh của các hãng hàng không.Với chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với thực tiễn này Pacific Airlines cần phải thực hiện hai việc chính :
4.3.1.Hình thành và hoàn thiện kênh phân phối trực tuyến :
Ý nghĩa, Pacific Airlines đã lựa chọn sứ mệnh trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam. Quyết định này đồng nghĩa với việc Pacific Airlines phải tiết giảm tối đa chi phí không cần thiết như: phòng bán vé, đại lý, con người, cơ sở vật chất và trước hết là tấm vé giấy. Tại Việt Nam, chi phí cho 1 tấm vé giấy thường từ 7-10 USD gồm: in ấn (ở nước ngoài), thiết kế, bảo quản, nhân viên phòng vé, kế toán… Các khỏan chi phí này thường được tính vào giá vé, làm giảm đi rất nhiều sức cạnh tranh của các hãng hàng không. Còn khi chuyển sang vé điện tử, tổng chi phí cho một tấm vé sẽ giảm đến cực tiểu, chỉ bằng 1/10 so với vé giấy. Lợi ích này nhìn thấy rõ ràng và quá lớn . Trong quy trình bán vé giấy của các hãng hàng không thường có một bộ phận gọi là “tay xanh” (với Pacific Airlines ) hoặc “tay đỏ” (với Vietnam Airlines). Tên gọi này để chỉ các nhân viên làm công việc rất thủ công là đếm, kiểm vé trước khi xuất cho khách hàng và bị mực từ giấy than trên vé thôi ra tay. Khi chuyển sang vé điện tử, các bộ phận làm thủ công như vậy sẽ không còn, giúp giảm đáng kể chi phí lương và quản lý.
Hai vấn đề mang tính quyết định trong xây dưng hệ thống bán vé trực tuyến là chọn phần mềm và hạ tầng mạng
Về phần mềm, PA đã lựa chọn hệ thống đặt chỗ, bán vé điện tử hiện đại bậc nhất thế giới New Skies của hãng Navitaire (Mỹ) mà các hãng hàng không giá rẻ trên toàn thế giới tin dùng. Phần mềm này được tư vấn chuyên môn bởi Unisys Corp., một công ty tin học hàng đầu của Mỹ. Đây là phần mềm cho phép hành khách tự đặt và chọn chỗ, xuất vé điện tử, đăng ký khách sạn, mua tour du lịch… hoàn toàn trên mạng Internet.
Về hạ tầng mạng, do PA có nhiều chi nhánh trải rộng khắp trên cả nước cũng như nước ngoài nên yêu cầu xây dựng một hệ thống mạng tốt, an toàn cao, kết nối các vùng địa lý cách xa được đặt lên hàng đầu. Không những thế, khi triển khai bán vé điện tử, hệ thống này cần đảm bảo tính sẵn sang cao và chạy ổn định 24/24 giờ, đặc biệt phải thích ứng với điều kiện chất lượng và tốc độ đường truyền Internet tại VN vốn bất ổn. Sau khi cân nhắc kỹ, PA chọn giải pháp kết nối mạng MegaWan kết hợp với dự phòng IPsec VPN trên nền Internet. Thiết bị được sử dụng chính cho mô hình này là giải pháp tường lửa SSG (Secure Service Gateway) kèm chức năng bộ định tuyến của Juniper Networks . Thiết bị này đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về kỹ thuật, tốc độ xử lý, độ ổn định và bảo mật.Nhờ thiết bị này, việc kết nối giữa các chi nhánh về trung tâm của PA không bị phụ thuộc vào môi trường đường truyền là Internet hay MegaWAN. Đối với các chi nhánh ở nước ngoài, PA sử dụng công nghệ SSL VPN giúp kết nối dễ dàng từ xa về hệ thống tại trung tâm. “Hãy tưởng tượng IPSec VPN là những đường hầm an toàn có sẵn liên thông các chi nhánh với nhau, và SSL VPN là giải pháp giúp người dùng đăng nhập vào hệ thống đơn giản như sử dụng Hotmail hay Yahoo mà không cần phải cài đặt cấu hình gì trên máy tính của họ”-Lương Hoài Nam,tổng giám đốc Pacific Airlines.
4.3.2.Đưa ra hệ thống giá linh hoạt :
Việc này vừa giúp tăng khả năng canh tranh, quảng bá cho hình ảnh của Pacific Airlines vừa tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng
Pacific Airlines có 2 loại giá chính là:
Loại Giá tiết kiệm (Sky Saver): Khi có các chương trình khuyến mãi, giá loại này có thể chỉ từ 15.000 VND. Giá Sky Saver phù hợp với những hành khách có thể lập kế hoạch chính xác cho hành trình của mình. Trong trường hợp thay đổi chuyến bay phải thực hiện trước giờ bay đã đăng ký ít nhất 24 giờ, phải đóng các khoản lệ phí khi thay đổi chuyến bay là 150.000 VND/chặng bay nội địa và 240.000 VND/chặng bay quốc tế (hoặc quy đổi tương đương ra các loại tiền tệ khác theo tỷ giá ngân hàng). Ngoài ra, còn phải đóng thêm tiền chênh lệch (nếu có) giữa giá vé cũ và giá vé mới và phí phục vụ nếu hành khách thay đổi chuyến bay tại phòng vé hoặc thông qua các đại lý Pacific Airlines.
Loại giá Sky Saver không được hoàn vé trong mọi trường hợp.
Loại Giá linh hoạt (Sky Flex): Là loại giá có các điều kiện áp dụng linh hoạt, phù hợp với những người bận rộn, có thể phải thay đổi chuyến bay. Trước giờ bay đã đăng ký ít nhất 02 giờ, hành khách có thể thay đổi chuyến bay hoặc hoàn vé. Pacific Airlines không thu bất cứ loại lệ phí nào khi thay đổi chuyến bay đối với giá Sky Flex. Khách chỉ phải trả thêm tiền chênh lệch giá vé trong trường hợp giá vé mới cao hơn giá vé đã mua. Trường hợp hoàn vé, lệ phí hoàn vé là 10% giá vé.
Trong cùng một loại giá (Sky Saver hoặc Sky Flex) có nhiều mức giá khác nhau, các mức giá rẻ được bán trước, các mức giá cao hơn được bán sau (khi các mức giá rẻ đã bán hết). Mua vé càng sớm càng có nhiều cơ hội lựa chọn các loại giá rẻ.
LOẠI GIÁ
HẠNG ĐẶT CHỖ
GIÁ BÁN
VAT (5%)
LỆ PHÍ SÂN BAY
TỔNG
SKY SAVER (SS)
O*
15.000
750
30.000
45.750
E*
150.000
7.500
30.000
187.500
R
500.000
25.000
30.000
555.000
T
750.000
37.500
30.000
817.500
B
900.000
45.000
30.000
975.000
Q
950.000
47.500
30.000
1.027.500
N
1.000.000
50.000
30.000
1.080.000
L
1.050.000
52.000
30.000
1.132.500
M
1.100.000
55.000
30.000
1.185.000
K
1.150.000
57.500
30.000
1.237.500
SKY FLEX
H
1.200.000
60.000
30.000
1.290.000
V
1.360.000
68.000
30.000
1.458.000
Y
1.375.000
68.750
30.000
1.473.750
Group(mini 10 pax)
G
1.100.000
55.000
30.000
1.185.000
4.3.3.Các hoạt động khác:
Đồng hành với chiến lược xây dựng thương hiệu hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam qua việc xây dựng kênh bán hàng trực tuyến, chính sách giá vé linh hoạt và tiết kiệm tối đa các chi phí , Pacific Airlines còn có nhiều họat động khác nhằm củng cố và phát triển thương hiệu sau đây :
Các chương trình khuyến mại
Chương trình vé siêu rẻ mỗi ngày tiếp nối các chương trình (siêu khuyến mại) với số lượng lớn, vé siêu rẻ mở bán tập trung đã thực hiện trong tháng 02/2007 và 05/2007, để thu hút sự quan tâm của khách hàng trong mùa thấp điểm năm 2007 áp dụng với khách hàng trường hợp sau:
- Giai đoạn thực hiện chuyến bay từ 28/10 đến hết lịch bay mùa đông (không áp dụng cho các giai đoạn cao điểm ( Tết nguyên đán)
- Mức giá: Mở bán 2 mức giá “Siêu rẻ” hạng E (150.000 VND) và hạng R (500.000 VND) đối với tất cả các đường bay nội địa (riêng SGN_CXR hạng R là 350.000 VND)
- Số lượng chỗ: Hạng E mở 2 chỗ/ chuyến, hạng R mở 3 chỗ/ chuyến. Tổng số lượng khoảng 15.000 chỗ cho cả 2 giai đoạn
- Thời gian và phương thức mở bán: Mở bán từ 10/09/2007 (ngày bắt đầu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông) mở ngẫu nhiên, không theo quy luật, không thông báo ngày bay có giá siêu rẻ, mỗi ngày mở cho một ngày bất kì trong một giai đoạn áp dụng chương trình
- Chương trình “Hành khách may mắn”: Chương trình thực hiện nhằm mục đích khuyến khích hành khách mua vé máy bay Pacific Airlines, thông qua việc trao các giải thưởng có giá trị cho các “khách hàng may mắn” trong tháng và trong kì.
Chương trình thực hiện theo phương thức cấp mã số dự thưởng cho những hành khách thực hiện chuyến về trong giai đoạn tháng 10,11,12. Mỗi chặng bay đã thực hiện hành khách được cấp một mã số dự thưởng, hàng tháng sẽ lựa chọn ngẫu nhiên (quay số) 03 “Hành khách may mắn” trong tháng và trao giải thưởng có giá trị lớn.
Pacific Airlines tung ra 30.000 vé giá siêu rẻ Ngày: 21/05/2007
Chương trình triển khai nhân sự kiện Pacific Airlines ký hợp đồng đầu tư chiến lược với Hãng hàng không Qantas Airways, Australia và chào đón mùa du lịch hè 2007. Đây là đợt thứ hai liên tiếp trong năm, hãng này tung ra chương trình vé giá rẻ, sau đợt khuyến mại 50.000 vé vào tháng 4 và 5/2007.
Tuyên truyền, quảng cáo:
Đã thực hiện chiến dịch PR về việc mở đường bay mới thông qua việc đăng tải “thông cáo báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12757.doc