Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTyKDHTTVN 1

1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của CTyKDHTTVN 2

1.1.2. Quá trình hoạt động của CTyKDHTTVN 3

1.1.3. Tình hình KD của công ty qua các năm: 5

1.1.3.1. Vốn kinh doanh 5

1.1.3.2. Lao động 6

1.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 7

1.1.3.4. Đặc điểm nguồn hàng và các hình tức tạo nguồn 8

1.1.3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của CTyKDHTTVN 8

1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại CTyKDHTTVN 10

1.3. Tổ chức công tác kế toán tại CTy KDHTTVN 13

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại CTy KDHTTVN 13

1.3.2. Kế toán một số thành phần chủ yếu. 15

1.3.2.1. Kế toán vốn bằng tiền 15

1.3.2.2. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) 18

1.3.2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24

1.3.2.4. Kế toán nghiệp vụ bán hàng: 27

1.3.2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 31

KẾT LUẬN 34

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hệ thống siêu thị của Vinatex Mart với lợi thế riêng biệt đã và đang vươn lên là những kênh phân phối hàng đầu tại Hà Nội hiện nay và đánh dấu một chặng đường phát triển sau 4 năm hình thành. Khởi đầu một đơn vị KD mặt hàng thời trang Vinatex fashion thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam - Vinatex, trước nhu cầu phát triển chung của toàn hệ thống Vinatex trước xu hướng hội nhập kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước về mặt hàng dệt may. Vinatex Mart hình thành từ năm 2001 với siêu thị đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đên snay, sau 6 năm đi vào hoạt động, hệ thống siêu thị này đã có một sự phát triển nhanh chóng với 46 điểm bán có mặt trên 16 tỉnh thành trong cả nước không chỉ dừng lại ở việc mở rộng quy mô, cũng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi ấy, do có những đường đi, nước bước, tầm nhìn chiến lược trong KD, nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng phát triển của loại hình KD siêu thị, Vinatex Mart đã gặt hái được những thành công trên thương trường với nhịp độ tăng trưởng trong doanh thu bán hàng đạt được ở mức 150% hàng năm. CTyKDHTTVN đã có 3 năm liên tục 2004 - 2006 đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao", nằm trong top 10 nhà bán lẻ Việt Nam, Top 500 nhà bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương 2007. Từ nay đến năm 2010, Vinatex Mart cố gắng phấn đầu và phát triển mạng lưới hình thành điểm bán lẻ, siêu thị của mình phủ kín các tỉnh thành, huyện thị đông dân mở 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và trung tâm bán sỉ. Tiếp tục bổ sung nền tảng cho việc trở thành trụ cột chính trong việc bảo vệ thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa. Vinatex Mart cố gắng hơn nữa để trở thành một tập đoàn bán lẻ nằm trong top 3 của hệ thống bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, phấn đấu trở thành DN hàng đầu trong lĩnh vực KD hàng dệt may. 1.1.3. Tình hình KD của công ty qua các năm: Trong nền kinh tế, nhiệm vụ của mỗi DN là thực hiện tái sản xuất của cải, vật chất góp phần tạo ra tổng sản phẩm xã hội bằng nguồn lực sẵn có. Do vậy các nhà quản trị của CTyKDHTTVN luôn nỗ lực nghiên cứu để tạo ra các biện pháp KD phù hợp nhằm không ngừng gia tăng nội lực và tìm kiếm lợi nhuận. Có thể khái quát các nguồn lực chủ yếu của công ty như sau: 1.1.3.1. Vốn kinh doanh Vốn KD bao giờ cũng là tiền đề, là cơ sở để DN tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch KD. Với ý nghĩa đó, vốn là điều kiện quan trọng quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vì kinh doanh thương mại giữ vai trò chủ yếu nên CTyKDHTTVN có đặc điểm về vốn tương đối phù hợp với nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty. Bảng 1.1. Cơ cấu vốn KD của công ty Đơn vị: 1000đ Cơ cấu nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn KD 7.947.728 100 7.642.626 100 -305.102 -3,84 Vốn lưu động 3.717.039 44,77 4.280.605 56 563.566 15,2 Vốn cố định 4.230.689 53,23 3.362.021 44 -868.668 -20,5 Vốn do NSNN cấp 7.354.706 92,54 7.096.827 92,86 -257.879 -3,51 Vốn tự bổ sung 593.022 7,46 545.798 7,14 -47.224 -7,96 Nhìn vào biểu cơ cấu nguồn vốn của công ty ta tháy vì là một doanh nghiệp Nhà nước nên công ty có nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp (Chiếm tỷ trọng trên 90%). So sánh số liệu năm 2006 với 2005 ta thấy các nhà quản trị của công ty đã có sự đánh giá đúng đắn, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp giảm (giảm 257.879 nghìn đồng về số tuyệt đối, chiếm tỷ lệ 3,51% về số tương đối) và tăng nguồn vốn lưu động được 593.566 nghìn đồng về số tuyệt đối ứng với 15,2% về số tương đối do vậy đã đưa nguồn vốn lưu động của công ty đạt 56% trong tổng vốn kinh daonh. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty cũng nên nghiên cứu kỹ và xác định chính sách nhu cầu về vốn kinh doanh của công ty để trên cơ sở đó "nghệ thuật" sử dụng vốn cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của từng giai đoạn cụ thể và phát triển được vốn, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.3.2. Lao động Để đất nước có một nền kinh tế phát triển thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp hùng mạnh mà con người chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, CTyKDHTTVN luôn chăm sóc người lao động, lấy họ làm trung tâm để thực hiện sản xuất kinh doanh. Do đặc thù là ngành công nghiệp nhẹ nên đòi hỏi đội ngũ công nhân phải làm việc nhiệt tình, có khả năng bán hàng và giới thiệu sản phẩm nên công ty thu hút phân lớn lao động là nữ. Số lượng lao động nam không nhiều chủ yéu nắm giữ vị trí như những công việc đòi hỏi sức khoẻ như lái xe, bảo vệ, phụ kho,... Công ty thường quan tâm đến chiến lược phát triển về con người mà cụ thể là công ty thường xuyên có kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt như mời giảng viên chuyên môn về bán hàng, Marketing về giảng dạy và hướng dẫn cách bán hàng, chăm sóc hàng để tạo ấn tượng tốt với khách và mục đich cuối cùng là bán được nhiều hàng, đem lại lợi nhuận cao cho công ty, hay để tổ chức cho cán bộ đi tập huấn ở nước ngoài: Singapo... tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động học tập và nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị,... Nhìn chung, chất lượng lao động của toàn công ty đạt ở mức trung bình đó là do đặc thù chủ yếu của công ty là bán hàng, cung cấp dịch vụ và may mặc nên những công việc này không đòi hỏi phải lao động trí óc nhiều mà chỉ đòi hỏi sức khoẻ, sự dẻo dai và khéo léo, chăm chỉ, nhiệt tình... 1.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Tận dụng những thế mạnh vốn có, công ty luôn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Vói mạng lưới kinh doanh rộng lớn, xuất hiện trên hầu hết các khu phố chính tại Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện tốt mục tiêu trên. Ngoài trụ sở chính tại 25 Bà Triệu, công ty còn có các đơn vị trực thuộc sau đây: - Cửa hàng TT Vinatex Kim Liên - Cửa hàng TT Vinatex Cầu Giấy - Cửa hàng TT Vinatex Thanh Xuân - Cửa hàng TT Vinatex Khâm Thiên - Cửa hàng TT Vinatex Thành Công - Cửa hàng TT Vinatex Giảng Võ - Đại lý Vinatex Tông Đản - Đại lý Vinatex Hồ Tây - Đại lý Vinatex Đại La - Đại lý Vinatex Nguyễn Phong Sắc - Đại lý Vinatex Lê Duẩn - Đại lý Vinatex Định Công - Đại lý Vinatex Thanh Hoá - Đại lý Vinatex Chợ Bưởi - Đại lý Vinatex Hải Dương - Siêu thị tổng hợp Hà Đông - Tổng kho 8/3 .... Công ty có lợi thế kinh doanh rất tốt, trong năm 2006 đã tập trung cải tạo nâng cấp, và xây dựng và khai chương tầng 3 siêu thị tại 25 Bà Triệu. Văn phòng Công ty cũng được trang bị thêm một số phương tiện hiện đại phục vụ đắc lực cho công ty trong việc quản lý. Ngoài ra công ty còn tận dụng lợi thế của mình bằng cách cho thuê đất, mặt bằng, những nơi kinh doanh không hiệu quả để thu được số tiền ổn định hàng tháng, góp phần tăng thêm lợi nhuận trong kỳ cho công ty. 1.1.3.4. Đặc điểm nguồn hàng và các hình tức tạo nguồn Nắm được đặc điểm của người tiêu dùng nói chung là muốn mua được hàng hoá có chất lượng, mẫu mã phong phú, hình thức hấp dẫn nhưng giá phải hợp lý, bởi vậy công ty luôn phải tập trung nghiên cứu phân loại các nguồn hàng, lựa chọn hình thức mua hợp lý và đề ra các biện pháp nhằm khai thác tối đa nguồn hàng trên thị trường. Công ty thương mua hàng theo các nguồn sau: - Nguồn hàng sản xuất trong nước. Bao gồm những hàng hoá do các đơn vị sản xuất công, nông lâm, ngư nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất ra. Sử dụng nguồn hàng này có nghĩa là phát huy ưu thế chủ động tìm hiểu khả năng sản xuát, tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm..., điều kiện tiếp nhận đơn giản. Ngoài ra, công ty còn tận dụng một bộ phận nhỏ là nguồn hàng tồn kho của các đơn vị sản xuất nhưng trong điều kiện hàng hoá đủ chất lượng và giá thành thấp. 1.1.3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của CTyKDHTTVN Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên là một quốc gia ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội hợp lý, hệ thống luật pháp tác động đến quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đó là một môi trường vĩ mô tác động trực tiếp tạo điều kiẹn thuận lợi cho công ty phát triển. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường là sự xuất hiện của nhiều khó khăn mà công ty hiện đang phải đối mặt: có nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với hình thức đẹp, mẫu mã phong phú và đặc biệt là giá rẻ cạnh tranh với hàng sản xuất trên dây chuyền lạc hậu, chất lượng chưa tốt, giá cả lại cao tạo sức ép với công ty. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty đã có nhiều quyết sách đúng đắn trong đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh: chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh triển khai tìm hiểu và kinh doanh hàng may mặc cao cấp nên đã tạo ra doanh số cao hơn cho công ty. Công ty đã biết khai thác thế mạnh tham gia vào nhiều hội chợ tại Hà Nội. Những yếu tố này đã góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Bảng 1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 41.159.592 62.724.940 82.477.925 21.565.348 52,39 19.752.985 31,49 Nộp ngân sách Nhà nước 1.022.426 1.081.645 1.385.732 52.219 5,79 304.087 28,11 Lợi nhuận trước thuế 435.490 499.490 550.205 64.000 14,7 50,715 10,15 Thu nhập bình quân 408,5 506 850 97,5 23,87 344 67,98 Số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty liên tục được tăng lên qua các năm với con số tương đối lớn, không những thế mà chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty chấp hành và thực hiện rất tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đồng thời công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động. Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của công ty sẵn sàng chuẩn bị để hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại CTyKDHTTVN Để thành công trong kinh doanh, hoạt động của mọi doanh nghiệp đều cần được thực hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc hợp lý và có hiệu quả. Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, hệ thống tổ chức cần phải đảm bảo khả năng thích ứng tốt với các xu hướng vận động, tăng trưởng hy suy thoái trong kinh doanh. Nắm vững điều đó CTyKDHTTVN trong những năm qua đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, có năng lực về chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đến nay bộ máy quản lý của công ty đã có những thay đổi hợp lý được xây dựng theo quan điểm gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời bảo đảm tính tập trung thống nhất theo chế độ một thủ trưởng. Ban lãnh đạo công ty bao gồm: - Ban giám đốc: Là người do Tổng công ty bổ nhiệm, vừa là đại diện cho nhà nước, vừa là đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và nghị quyết của hội đồng công nhân viên chức chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ, Nhà nước cơ quan chủ quản. Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho công ty trong quan hệ kinh tế với các bạn hàng là người ký nhận vốn và các nguồn lực khác cho công ty. Giám đốc có trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, đề nghị cơ quan chủ quản quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, xây dựng và tổ chức thực hiện điều lệ của công ty. - Phó giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc theo sự phân công uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Quyền hạn và trách nhiệm: phụ trách các lĩnh vực công tác theo phân công, đảm nhiệm đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành cũng như mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của công ty, có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, chuẩn bị các văn bản báo cáo chuyên đề và tổ chức triển khai, sau đó báo cáo kết quả tại hội nghị giao ban. - Kế toán trưởng: do giám đốc công ty trực tiếp lựa chọn. Các phòng ban: - Phòng kế toán + Chức năng: tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện đúng pháp luật kế toán thống kê của Nhà nước và điều lệ tài chính kế toán hiện hành, tham mưu giúp việc công ty quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính đạt hiệu quả đúng pháp luật. + Nhiệm vụ: tập hợp, theo dõi, ghi chép và xử lý các số liệu trong quá trình sản xuát kinh doanh, cuối kỳ lập quyết toán cho công ty. - Phòng hành chính tổng hợp: + Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc tổ chức, sắp xếp và quản lý cán bộ phụ trách các công việc hành chính như bảo vệ, văn thư, quan tâm tới các chính sách xã hội. + Nhiệm vụ: quản lý số cán bộ công nhân viên, vị trí làm việc của từng người, quyền hạn và trách nhiệm của họ đối với công ty, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai việc thực hiện các văn bản nghị định của nhà nước về quản lý cán bộ, xây dựng nội quy công ty, tổ chức công tác bảo vệ an ninh trật tự nơi làm việc chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. - Phòng bán Marketing + Chức năng: tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo hướng dẫn thực hiện kinh doanh, mở rộng thị trường mặt hàng kinh doanh. + Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh cho toàn công ty, thực hiện công tác thống kê báo cáo, dự báo thăm dò thị trường, lập các phương án tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường, mặt hàng, hướng dẫn các đơn vị thành viên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh từng kỳ và giám sát việc thực hiện của họ, ngoài ra còn trực tiếp kinh doanh tổ chức nguồn hàng bán buôn và giao hàng cho các đơn vị bán. - Phòng dự án - kế hoạch + Chức năng: tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác dự án - kế hoạch của toàn công ty. + Nhiệm vụ: tiến hành khảo sát tình hình thực tế, đề ra các phương hướng biện pháp về công tác đầu tư XDCB, trình giám đốc phê duyệt sau đó triển khai thực hiện; lập tính toán và dự báo khối lượng đầu tư trong kỳ kế hoạch tới. Cơ cấu bộ máy quản lý của CTy KDHTTVN được trình bày khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức quản lý của CTy KDHTTVN BAN GIÁM ĐỐC Kho trung tâm Hệ thống cửa hàng siêu thị Các phòng ban 1.3. Tổ chức công tác kế toán tại CTy KDHTTVN Do cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty là bao gồm nhiều cửa hàng và các đơn vị trực thuộc lại đặt ở nhiều nơi khác nhau trong địa bàn thành phố Hà Nội nên để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành công việc kinh doanh một cách có hiệu quả, công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung với: - Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ - Phương pháp kế toán TSCĐ + Nguyên tắc đánh giá tài sản: Giá trị đầu tư tài sản ban đầu + Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: khấu hao tuyến tính theo nhóm tài sản. + Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: theo phương pháp FIFO + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính các khoản dự phòng: tình hình trích lập và hoãn dự phòng: không có + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: đồng Việt Nam, theo tỷ giá quy đổi ngoại tệ của ngân hàng Công thương Việt Nam. + Niên độ kê stoán: bắt đầu 01/01/ kết thúc 31/12 hàng tháng. 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại CTy KDHTTVN Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, phòng kế toán công ty đã bố trí một đội ngũ cán bộ hợp lý, phối hợp ăn khớp và đạt hiệu quả cao. Phòng gồm 6 cán bộ. - Trưởng phòng: chịu trách nhiệm chung đồng thời chịu trách nhiệm về tài vụ, xây dựng kế hoạch và theo dõi các chỉ tiêu thuộc về kế hoạch tài chính, có quan hệ trực tiếp với nhân sách. Kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động của thuộc lĩnh vực tài chính kế toán của toàn công ty, tiến hành lên nhật ký chứng từ số 8, 10 và định kỳ vào sổ cái các tài khoản, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo đúng chế độ hiện hành. Kiểm tra ký tắt và chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc. Theo dõi, phân phối các quỹ của công ty, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và hướng dẫn, điều hành các tổ trưởng kế toán của các cửa hàng, các kế toán viên của phòng trong quá trình làm việc. - Phó phòng: giúp trưởng phòng phụ trách các vấn đề được phân công, chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng, giám đốc và phó giám đốc. Theo dõi tam ứng và tài sản cố định của toàn công ty hạch toán các khoản thuế, cuối mỗi tháng lập báo cáo nhanh về các chỉ tiêu tài chính, kết quả kinh doanh của tổng công ty. - Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản công nợ kiêm hạch toán tiền mặt tại công ty. Hàng tháng căn cứ vào bảng kê của đơn vị tiến hành vào nhật ký chứng từ số 5 và số 1, viết phiếu thu, phiếu chi khi có chứng từ hợp lệ, kiểm tra phát hiện sai sót và yêu cầu kế toán đơn vị sửa đổi. - Kế toán chi phí: hạch toán toàn bộ các khoản chi phí của công ty hàng tháng tính giá thành sản phẩm, phân bổ chi phí, lên NKCT số 6, 7 ngoài ra còn phụ trách mảng thanh toán bảo hiểm xã hội. - Kế toán ngân hàng: phục trách các nghiệp vụ liên quan tới ngân hàng, tập hợp bảng kê của các đơn, lên bảng kê doanh thu giá vốn, cuối tháng lên các NKCT số 2;3 sau khi đối chiếu các bộ phận liên quan. - Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu chi tiền mặt, ngân phiếu khi có chứng từ hợp lệ, hàng ngày ghi chép nghiệp vụ phát sinh vào sổ quỹ tiền mặt, kiểm kê số lượng tồn quỹ, và đối chiếu với số trên sổ sách, thực hiện đúng nguyên tắc về quản lý quỹ do nhà nước ban hành. Ngoài ra, tại mỗi đơn vị trực thuộc đều có tổ kế toán được bố trí từ 2 đến 4 nhân viên trong đó có 1 tổ trưởng kế toán. Họ tiến hành ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình. Cuối tháng tổ trưởng kế toán tổng hợp số liệu, lập bảng kê chuyển về phòng kế toán công ty. Nhìn chung, công ty có đội ngũ cán bộ kế toán có năng lực tận tâm với công việc phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính của công ty. Sơ đồ1.2. Bộ máy của công ty KDHTT Việt Nam Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế toán thanh toán Kế toán chi phí Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Tổ trưởng kế toán của hàng 25 Bà Triệu Tổ trưởng kế toán siêu thị Hà Đông 1.3.2. Kế toán một số thành phần chủ yếu. 1.3.2.1. Kế toán vốn bằng tiền 1.3.2.1.1. Hạch toán tiền mặt - Tiền mặt là tài sản của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếp bằng tiền gồm tiền Việt Nam, Ngoại tệ, Vàng bạc, Kim loại quý. - Nguyên tắc quản lý tiền mặt: + Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lựa chọn người thủ quỹ để quản lý tiền mặt. + Mọi khoản thu, chi tiền mặt phải có chứng từ chứng minh. + Thủ quỹ không được kiêm kế toán. + Phải thường xuyên đối chiếu số liệu giữa số tiền mặt tồn thực tế và số liệu trên sổ kế toán. Số chênh lệch phải tìm hiểu nguyên nhân để xử lý. + Cuối kỳ kế toán phải kiểm kê tiền mặt. - Tài khoản sử dụng: 1117 tài khoản này phản ánh sự biến động tăng, giảm, tồn quỹ tiền mặt tại doanh nghiệp. - Trình tự hạch toán tiền mặt: + Thu tiền mặt: phải có phiếu thu kèm theo. Nợ TK 111 Có TK 112, 131, 331, 311, 341, 343, 511, 3331, 711 + Chi tiền mặt có phiếu chi kèm theo. Nợ TK 152,153 (611,133) Nợ TK 211,212,213,217,133 Nợ TK 311,341,343,331,334,333 Có TK 111 + Cuối kỳ kiểm kê tiền mặt. * Nếu tiền mặt thiếu chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 1381 Có TK 111 * Nếu tiền mặt thừa Nợ TK 111 Có TK 3381 1.3.2.1.2. Hạch toán tiền gửi ngân hàng. - Tiền gửi ngân hàng là loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được gửi tại ngân hàng khi doanh nghiệp cần chi tiêu có thể rút về bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng phương thức chuyển khoản doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng phải được nhận lãi và phải giữ bí mật về số dư tiền mặt của doanh nghiệp. - Tài khoản sử dụng 112. TK này phản ánh sự biến động tăng, giảm và số hiệu có gửi tại ngân hàng. - Trình tự hạch toán. + Khi gửi tiền vào ngân hàng, nhận được giấy báo có: Nợ TK 112 Có TK 111, 131,331,511,3331,711 + Khi rút tiền gửi ngân hàng nhận được giấy báo nợ: Nợ TK 111 Nợ TK 151, 153, 211,611,133 Nợ TK 331,333,334 Có TK 112 + Cuối kỳ kế toán đối chiếu số liệu giữa ngân hàng và TK tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp. * Tiền thiếu Nợ TK 1381 Có TK 112 * Nếu tiền thừa: Nợ TK 112 Có TK 3381 * Định kỳ hưởng lãi NH ( Ngân hàng); lãi được coi là doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 112 Có TK 515 1.3.2.1.3. Hạch toán tiền đang chuyển - Tiền đang chuyển là các khoản tiền đang gửi vào NH chưa nhận được giấy báo có của NH - TK sử dụng 113: Tk này phản ánh sự biến động tăng giản tiền đang chuyển tại doanh nghiệp. - Trình tự hạch toán: + Nộp tiền mặt vào NH vào thời điểm cuối tháng chưa nhận được giấy báo có Nợ TK 113 Có TK 111 + Sang tháng sau khi nhận được giấy báo có: Nợ TK 112 Có TK 113 + Bán hàng thu bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào NH vào thời điểm cuối tháng chưa nhận được giấy báo có. Nợ TK 113 Có TK 511,512,711,3331 + Sang tháng sau khi nhận được giấy báo có Nợ TK 112 Có TK 113 1.3.2.2. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) - Khái niệm: TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Xuất phát từ nguyên tắc quản lý TSCĐ, khi tính giá TSCĐ kế toán phải xác định được 3 chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.3.2.2.1. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ - Thủ tục kiểm toán chi tiết TSCĐ + Lập biên bản bàn giao TSCĐ: chứng từ, hoá đơn mua TSCĐ, và bộ hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ, các giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ TSCĐ. + Lập thẻ TSCĐ + Sổ TSCĐ: theo dõi toàn doanh nghiệp và từng bộ phận sử dụng TSCĐ. - Tài khoản sử dụng + TK 221: phản ánh tình hình hiện có và sự biến động nguyên giá TSCĐ HH sử dụng tại đơn vị. Đây là TK phản ánh tài sản. * Bên nợ Nguyên giá TSCĐ HH tăng: đánh giá lại, nâng cấp, phát hiện tài sản thừa... * Bên có nguyên giá TSCĐ giảm: giá trị sử dụng tại đơn vị, nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu...... Số dư nợ: nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của doanh nghiệp. * Kế toán tăng tài sản: - TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chuyên dùng: Nợ TK 241: Chi phí mua sắm, xây dựng, nghiên cứu, triển khai Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 11,112,141,152,311,331.... + Khi công tác xây dựng, lắp đặt, triển khai hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 211, 213, nguyên giá TSCĐ có hình thành đưa vào sử dụng. Nợ TK 155: Giá trị sản phẩm thu được. Nợ TK 138: Khoản chi sai yêu cầu bồi thường hoặc chờ xử lý. Có TK 241: Tổng chi phí mua sắm, xây dựng, lắp đặt....... + Đối với những TSCĐ mua sắm đưa vào sử dụng ngay, kế toán ghi: Nợ TK 211, 213: theo nguyên giá. Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331: giá thanh toán cho người bán. + Nếu TSCĐ dùng cho sản xuất - kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 414: TSCĐ được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Nợ TK 441: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 431 (4312): TSCĐ được đầu tư bằng quỹ phúc lợi Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. - TSCĐ tăng do mua sắm, xây dựng triển khai bằng nguồn vốn vay dài hạn: Nợ TK 211, 213: Phân tích vào nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133: Thuế GTGT theo hướng khấu trừ. Có TK 341: Nhận nợ với người cho vay dài hạn Có TK 331, 214........ - TSCĐ tăng mà doanh nghiệp không phải trả tiền. Nợ TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ Có TK 711: giá trị TSCĐ được biếu tặng. Có Tk 411: Nhà nước cấp hoặc bên góp vốn. Có TK 128, 221,222, 223, 228: Có TK 111,112,331 - TSCĐ tăng do nhận TSCĐ thuê tài chính. Nợ TK 142: chi phí trả trước. Có TK 111,112 - TSCĐ thừa: Trường hợp không nên ghi sổ: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ Trường hợp thừa không rõ nguyên nhân: Nợ TK 211 Có TK 214 Có TK 338 Sơ đồ 1.3. Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ Giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Chi phí XD lắp đặt triển khai TSCĐ hình thành qua XD lắp đặt triển khai Nhà nước cấp hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng TSCĐ Nhận quà biếu, quà tặng, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân Nhận lại vốn góp bằng TSCĐ Nhận TSCĐ thuê tài chính Thuế GTGT nằm trong nợ gốc 111,112,331,341 211,212,213 152,334,338 411 711 3381 221,222,223,228 342 138 133 214 * Hạch toán tình hình giảm TSCĐ 811,1381 Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanhlý trao đổi không tương tự, thiếu Góp vốn đầu tư bằng TSCĐ Trả vốn góp đầu tư hoặc điều chuyển cho đơn vị khác Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ Trao đổi TSCĐ tương tự Chênh lệch giảm Chênh lệch tăng Giá tự hao mòn giảm giảm Nguyên giá 211,212,213 214 627,641,642....... 221,222,223,228 811 3387,771 411 214 211,213 Sơ đồ 1.4. Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ * Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ Sơ đồ 1.5. Hạch toán tổng hợp sửa chữa TSCĐ TK 111, 112, 152, 331,........... Chi phí sửa chữa thường xuyên 334,338......... 627,641,642 241 133 335 242 627,641,642 211,213 Thuế GTGT đầu vào Tập hợp CPSCL và SC nâng cấp CPSCL theo KH vượt dự toán K/c Chi phí SCL theo KH SCL theo KH trích trước CP K/C phần dự toán thừa CPSCL ngoài KH phân bổ vào chi phí KD năm nay Chi phí SCL chờ phân bổ Phân bổ CPSCL vào chi phí KD Kết chuyển CPSC nâng cấp 1.3.2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tiền lương là hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25076.doc
Tài liệu liên quan