Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công Ty Liên Doanh Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy Xuất Khẩu Quảng Nam

Đầu tư đào tạo bồi dưỡng trình độ mọi mặt của đội ngũ lao động để đủ sức làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh với yêu cầu kỷ thuật ngày càng cao hơn về trình độ cũng như tiến độ thi công trình.

Công ty cũng có chính sách đãi ngộ vật chất thõa đáng cho các cán bộ được cử đi đào tạo thể hiện bằng việc tăng các khoản phụ cấp, chi phí đi lại ăn ở học tập để khuyến khích tinh thần học tập nghiên cứu. Để công tác đào tạo được thực hiện có hiệu quả cần có kế hoạch sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ một cách khoa học sao cho vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc mà vẫn đảm bảo thời gian cũng như các điều kiện khác cho cán bộ đi học. Kết thúc quá trình đào tạo phải có hình thức kiểm tra chất lượng cán bộ để bố trí vào những vị trí thích hợp. Sau quá trình đào tạo cán bộ làm công tác chiến lược được bổ sung thêm kiến thức chuyên môn một cách khoa học, có hệ thống tạo điều kiện quan trọng cho việc hoạch định chiến lược của công ty một cách toàn diện, khoa học, thích ứng. Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt, thích ứng thời với những thay dổi của môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công Ty Liên Doanh Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy Xuất Khẩu Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá được thực hiện như sau: Giá bán 1 kilôgam dăm gỗ = (Chi phí cố định + chi phí biến đổi + LN mục tiêu)/Tổng sản lượng dăm gỗ. 2.1.3.4. Mức giá của một số mặt hàng chủ yếu. Bảng 3: mức giá các mặt hàng tiêu thụ Mặt Hàng Giá Bán (1000đ/tấn) Năm 2008 Năm 2009 Quý II 2010 Dăm mảnh tràm keo 956,829 964,562 987,265 Dăm mảnh bạch đàn 884,826 896,324 920,198 2.1.4. Giới thiệu hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Kênh phân phối là một trong những chính sách Marketting có hiệu quả to lớn đối với hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Việc xây dựng một hệ thống phân phối hoàn thiện sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường và thâm nhập sâu hơn vào thị trường. Đồng thời, thông qua hệ thống kênh phân phối, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian tiếp xúc với khách hàng, đa dạng hóa các hình thức tiếp cận khách hàng của sản phẩm. Đặc điểm chủ yếu của công ty là phân phối sản phẩm trực tiếp sang thị trường nước ngoài .Vì vậy, hệ thống phân phối của công ty rất đơn giản: Sơ đồ 3: kênh phân phối Công Ty LD Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Quảng Nam Đại lý thu mua nước ngoài Nhìn vào sơ đồ ta thấy : hình thức phân phối của công ty là phân phối trực tiếp. Sở dĩ công ty chỉ áp dụng hình thức này vì hàng hóa của công ty mang tính chất sản phẩm dở dang và đối tượng tiêu thụ là các nhà máy chế biến giấy ở nước ngoài. Do đó việc công ty chỉ cung cấp hàng hóa cho các đại ly thu mua lớn ở nước ngoài là hoàn toàn hợp lý. 2.1.5. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã sử dụng. Xúc tiến bán hàng là một trong những công cụ của Mar nhằm hổ trợ và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa của công ty. Công ty Liên Doanh Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Quảng Nam với vai trò là doanh nghiệp còn non trẻ, chương trình xúc tiến hỗn hợp chưa được đầu tư nhiều. Tuy nhiên, công ty cũng đã triển khai được một số hoạt động như sau: + Quảng cáo: Xây dựng trang Web riêng để giới thiệu thương hiệu . + Khuyến mãi: Đối với những đơn đặt hàng lớn thị doanh nghiêp giảm giá tùy vào khối lượng đặt hàng. + Quan hệ công chúng : Hàng năm công ty tham gia ủng hộ các hội từ thiện với sự đóng góp không nhỏ về cả vật chất lẫn tinh thần. Có chương trình học bổng hàng năm dành cho các trẻ em nghèo vượt khó học giỏi của các trường phổ thông trung học trên địa bàn huyện Núi Thành, thuộc khu công nghiệp Bắc Chu Lai. Ủng hộ 500.000.000 đ cho huyện nhà trong đợt bắn pháo hoa vào ngay 24/3/2010 + Công ty chủ trương làm ăn uy tín, lâu dài với bạn hàng để từ đó xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín. + Giới thiệu về công ty, các hình thức hoạt động, các mặt hàng của công ty. + Đổi hàng bị kém chất lượng do lỗi kỷ thuật của doanh nghiệp 2.1.6. Đối thủ cạnh tranh, và một số thông tin về đối thủ cạnh tranh. Như chúng ta đã biết: thương trường là chiến trường. Thật vậy, khi bước vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị cùng ngành, khác ngành …v.v... Khu vực miền Trung hiện đang tồn tại nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy. Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ. Điều đó đã làm cho thị trường cung ứng nguyên vật liệu bị chia nhỏ, và thị trường tiêu thụ sản phẩm thì trở nên thu hẹp. Các đối thủ trực tiếp của công ty chủ yếu tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Môt số đối thủ canh tranh hiện nay của công ty. Bảng 3: Đối thủ cạnh tranh STT Tên Công ty Địa chỉ 1 Công ty CP Lâm Sản PISICO Quảng Nam Núi Thành, Quảng Nam 2 Công ty TNHH Nguyên Liệu Giấy Quảng Nam Bình Sơn, Quảng Ngãi 3 Công ty CP Nông Lâm Sản XK Quảng Ngãi Bình Sơn, Quảng Ngãi 4 Công ty Vật Liệu Xây Dựng 05 Bình Sơn, Quản Ngãi 5 Công ty TNHH Mỹ Yên Bình Sơn, Quảng Ngãi 6 Công ty TNHH Tam Minh Bình Sơn, Quảng Ngãi 7 Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi Bình Sơn, Quảng Ngãi 8 Công ty VIJACHIP Đà Nẳng Sơn Trà, Đà Nẳng Đặc biệt, đầu tháng 7/2010 Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai đã khởi công xây dựng nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai tại xã Bình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Công ty này có dự án sẽ hoạt động với công suất 200.000tấn giấy tráng phấn/ năm và 130.000 tấn bột giấy cơ học /năm. Đây là một thông tin dáng chú ý cho tất cả các công ty sản xuất kinh doanh về nguyên liệu giấy khu vực miền Trung nói chung. Trong các đối thủ trên thì Công Ty TNHH nguyên liệu giấy Dung Quất là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Công ty này bên cạnh việc trồng và chế biến nguyên liệu giấy để xuất khẩu, còn cung cấp cho thị trường trong nước. Hiện nay, Công ty TNHH nguyên liệu giấy Dung Quất đang thu hút một lượng gỗ khá lớn trong khu vực miền Trung. Cùng với sự ra đời của các Công Ty như: Công ty TNHH Mỹ Yên, Công ty TNHH Tam Ninh đã thu nhỏ thị trường thu mua làm cho giá gỗ trong các năm qua tăng lên. Thị trường tiêu thụ cũng vì cạnh tranh mà xâu xé lẫn nhau. Chính vì sự khốc liệt của cạnh tranh nên ban lãnh đạo của công ty luôn đưa ra chủ trương xây dựng chính sách cạnh tranh lành mạnh: + Hợp tác với các doanh nghiệp cùng thu mua nguồn nguyên liệu gỗ về giá cả, chia sẻ nguyên liệu trong những giai đoạn khan hiếm. + Không bán phá giá sản phẩm cho bên nhập khẩu để thu hút khách hàng. + Giảm thiểu chi phi phí vận chuyển, chi phí tồn kho nhằm mục đích hạ giá thành. + Có chính sách dự trữ Nguyên liệu, sản phẩm hợp lý để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng nhanh. 2.1.7. Đánh giá và những kết luận. Nhìn chung, sau 5 năm hoạt động, công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Từ thị trường ban đầu là Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều đó chứng tỏ mục tiêu phấn đấu của công ty là muốn đứng vững trên thị trường Châu Á. Sản phẩm tuy không đa dạng và phong phú nhưng đảm bảo chất lượng và có giá cả phải chăng. Vì thế hàng năm sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng cao cả về khối lượng lẫn giá trị. Với mặt hàng dăm nguyên liệu giấy, công ty đã không chủ trương đầu tư vào chính sách xúc tiến hỗn hợp và xây dựng kênh phân phối mà chủ yếu tập trung cho chính sách giá cả, phân tích đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là một đặt trưng của hầu hêt các công ty sản xuất, chế biến bán thành phẩm. 2.2 Công tác lao động, tiền lương của doanh nghiệp. 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao cần hình thành một cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ số lượng ngành nghề, chất lượng, giới tính và lứa tuổi. Đồng thời được phân định rõ chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và các bộ phận cá nhân với nhau, đảm bảo mọi người đều có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng, là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, công ty đã xây dựng cơ cấu lao động trẻ và hợp lý, là tiềm năng cho tương lai của doanh nghiệp. Bảng 4: BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Quý II 2010 1 Tổng số lao động 115 132 143 Trong đó: Lao động nữ 14 12 12 Lao động là người nước ngoài 2 2 2 2 Trình độ lao động Việt Nam Trện Đại Học Đại Học 16 18 19 Cao Đẳng 4 3 4 Trung Cấp 13 16 20 Lao động đã qua đào tạo 25 30 31 Lao động phổ thông 55 63 67 3 Nguồn gốc lao động Quảng Nam Lao động địa phương (Tại huyện Núi Thành) 88 98 109 Trong đó là nữ 10 10 10 Lao động ngoài địa phương 25 32 32 Trong đó là nữ 4 2 2 4 Độ tuổi lao đông Việt Nam Lao đông từ 18 tuổi đến 25 tuổi (người) 32 28 29 Trong đó lao động nữ 5 3 2 Lao động từ 25 tuổi đến 30 tuổi (người) 61 73 80 Trong đó lao động nữ 7 8 9 Lao động từ 35 tuổi trở lên 20 29 32 Trong đó lao động nữ 2 3 1 5 Thu nhập bình quân của người lao động (đồng/người/tháng) 1,850,000 2,050,000 2,350,000 Thu nhập bình quân của Lao động Việt Nam 1,800,000 1,950,000 2,300,000 Thu nhập bình quân của Lao động nước Ngoài 8,000,000 8,500,000 9,200,000 Nhận xét: Ta thấy doanh nghiệp có số lượng lao động nhỏ và cơ cấu lao động còn khá trẻ. Đội ngũ lao động trẻ năng động, sáng tạo là thế mạnh của doanh nghiệp. Phân loại theo trình độ chuyên môn giúp doanh nghiệp dánh giá được trình độ lao động để từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và huy động khi cần thiết.Vì công ty chủ yếu sử dụng lao động trong xưởng sản xuất nên số lao động nam chiếm đa số là điều hợp lý.Năm 2009, tổng số lao động tăng 17 người tương ứng với 14,8%. Chất lượng lao động cũng được nâng cao thể hiện qua việc lao động trình độ đại học tăng 2 người, cao đảng giảm 1 người.Qua số liệu ta thấy dội ngũ lao động chủ yếu là trực tiếp,đây là đặc thù của ngành chế biến, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp dựa trên năng lực sản xuất của máy móc thiết bị với sức lao động của con người.Lao động gián tiếp chỉ chiếm 28,7% vào năm 2008 trong đó trình độ đại học chiếm 48,5%.Đến năm 2009, giảm xuống còn 28% trong đó trình độ đại học chiếm 48,6%. 2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động, định mức cho sản phẩm. Mức lao động tổng hợp của sản phẩm được xác định như sau: Công thức tổng quát: Mthsp = Mql + Mcn + Mphv Mj = số lao động*số ngày làm việc*số giờ làm việc bình quân trong ngày tổng số lượng sản phẩm hoàn thành Trong đó : Mthsp : mức lao động tính theo 1 đơn vị sản phẩm Mql : mức lao động của lao động quản lý Mcn : mức lao động của công nhân sản xuất chính Mphv : mức lao động của công nhân phục vụ Mj : mức lao động của lao động j Ø Định mức lao động tính cho sản phẩm năm 2009 là: + Tổng sản lượng: 162410 tấn dăm + Lao động quản lý:30 người — Số ngày làm việc trong năm : 300 ngày/người/năm — Số giờ làm việc bình quân ngày: 8 giờ/người/ngày + Công nhân sản xuất chính : 93 người — Số ngày làm việc trong năm : 300 ngày/người/năm — Số giờ làm việc bình quân ngày: 8 giờ/người/ngày + Công nhân phục vụ : 7người — Số ngày làm việc trong năm : 275 ngày/người/năm — Số giờ làm việc bình quân ngày: 8 giờ/người/ngày MQL = (30*300*8)/162410 = 0,44 giờ/người/tấn dăm MCN = (95*300*8)/162410= 1,4 giờ/người/tấn dăm MPhV = (7*275*8)/162410 =0,09 giờ/người/tấn dăm MTH = 0,44+1,4+0,09 =1,93giờ/người/tấn dăm 2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động Vì lao động là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất. Lực lượng lao động có đủ sức khỏe và trí tuệ thị mới có thể năng động, sáng tạo trong công việc giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Công ty LD Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Quảng Nam có quy định về thời gian lao động hợp lý để đảm bảo lao động làm việc đạt hiệu quả + Bộ phận lam việc theo giờ hành chính tuân thủ chế độ ngày làm 8 giờ: Sáng: 7h30 - 11h30 Chiều: 13h30 - 17h30 + Bộ phận lao động theo ca,gồm 3 ca: Ca 1: 6h30 - 14h30 Ca 2: 14h30 - 23h30 Ca 3: 23h30 - 22h30 Thời gian nghỉ: + Bộ phận làm việc theo giờ hành chính: nghỉ cố định chủ nhật hàng tuần + Bộ phận làm việc theo ca: làm 3 ca liên tiếp được nghỉ 1 ca. + Ngày lễ, tết, nghĩ theo quy định của nhà nước thì người lao động được hưởng nguyên lương. Giờ làm việc của nhân viên do nhân viên bảo vệ và người đứng đầu các bộ phận theo dõi và quản lý, báo cáo hàng ngày lên phòng tổ chức để làm căn cứ tính lương cuối cùng. 2.2.4 Năng suất lao động Một trong những chỉ tiêu để đánh giá kết quả lao động của người lao động chính là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động sản xuất ra sản phẩm có ích trong 1 đơn vị thời gian nhất định hay nói cách khác là thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm hay tạo ra một giá trị nhất định. Năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ lao động, năng lực cá nhân, điều kiên làm việc, bầu không khí trong tập thể v.v… Tất cả các yếu tố đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất lao động. Năng suất lao động được tính như sau: GTSL GTSL GTSL WNăm = ; WNgày = ; WGìơ = SCNSX SCNSX * N SCNSX * N * G Trong đó: + GTSL : Gía trị tổng sản lượng. + WNăm : Năng suất lao động bình quân năm của một công nhân. + WNgày : Năng suất lao động bình quân ngày của một công nhân. + WGiờ : Năng suất lao động bình quân giờ của một công nhân. + SCNSX : Số công nhân sản xuất. + N : Số ngày làm việc bình quân của một công nhân. + G : Số giờ làm việc bình quân của một công nhân. (chú ý viết lai phần này một ít và sửa bảng sau ) Bảng 5: Năng suất lao động bình quân của 1 công nhân theo các chỉ tiêu. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch +/- % GTSL Đồng 10.157.330.000,00 13.591.800.000,00 3.434.470,00 33,81 SCNSX Người 115,00 132,00 17 14,5 N Ngày 300,00 300,00 - - G Giờ 8,00 8,00 - - WNĂM Đồng 88.324.608,70 102.968.181,8 14.643.571,1 16,58 WNGÀY Đồng 294.415,36 343.227,27 48.811,91 16,58 WGIỜ Đồng 36.801,92 42.903,40 6101,48 16,58 Nhận xét: qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung năng suât lao động năm 2009 tăng so với năm 2008. Cụ thể, năng suất lao động theo năm tăng 16.58%, năng suất lao động tính theo ngày và theo giờ tăng 45,28% so với năm 2008. Điều này cho thấy năng lực làm việc của người lao động ngày càng được nâng cao hơn. 2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động. 2.2.5.1 Tuyển dụng Sơ đồ 4 : QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ Nhu cầu Nguồn nội bộ Sơ tuyển Phỏng vấn Nguồn bên ngoài -Ứng tuyển từ các bộ phận. -Xét năng lực, hồ sơ các CBCNV. Tuyển chọn Thử việc Thi tuyển -Phương tiện TT đại chúng (báo, đài) -Trung tâm giới thiệu việc làm. -Trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề. CBCNV giới thiệu…. 1. Nhu cầu tuyển dụng Khi có yêu cầu từ các trưởng bộ phận hoặc từ ban tổng Giám Đốc về việc thiếu hoặc bổ sung nhân sự tại các bộ phận trong công ty, bộ phận tổ chức hành chính sẽ lên thông tin chi tiết về vị trí tuyển dụng : Bảng mô tả công việc, các yêu cầu cần thiết … và đưa ra thông báo tuyển dụng rộng rãi trong và ngoài công ty. 2. Nguồn nội bộ : Đây là nguồn rất quan trọng trong việc tuyển dụng nhân sự, vì với CBCNV trong nội bộ đã quen với môi trường làm việc, phần nào đã có thể hiểu được tính chất công việc sẽ tuyển dụng … nguồn này được biết đến với các hình thức: Giới thiệu từ các bộ phận . Ứng tuyển từ các bộ phận . Xét năng lực, hồ sơ từ CBCNV có tiềm năng… Với nguồn nội bộ sau khi xét chọn, đánh giá lại quá trình làm việc. Nếu đạt yêu cầu sẽ được tuyển chọn vào thử việc. 3. Nguồn bên ngoài. Sau khi có đày đủ các thông tin cần thiết cho vị trí tuyển dụng sẽ nhờ báo chí( Tuổi Trẻ, Quảng Nam…), Truyền hình (đài truyền hình Quảng Nam), các trung tâm giới thiệu việc làm (trong tỉnh), các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ( trong và ngoài tỉnh), panô áp phích… 4. Sơ tuyển: Hồ sơ từ các ứng viên nộp về phòng tổ chức-hành chính sẽ được lựa chọn đẻ loại những hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ được thông báo bằng điện thoại, email… về thời gian, địa điểm để thi tuyển. 5. Thi tuyển: Đây là vòng thi viết cho các ứng cử viên bao gồm: + IQ: bài thi thường có 15-20 câu hỏi và thời gian làm bài từ 20-30 phút. + Chuyên môn: tùy theo mỗi vị trí mà có các bài chuyên môn phù hợp. 6. Phỏng vấn: Sau khi đã qua vong sơ tuyển nếu đạt sẽ được tham dự vòng phòng vấn, tùy theo vị trí, chức doanh công việc mà có thể phỏng vấn một hay nhiều vòng. + Vòng 1: Sẽ qua phỏng vấn của Trưởng (phó phòng) hoặc trưởng bộ phận. + Vòng 2: qua phỏng vấn của Tổng Giám Đốc (Phó Tổng Giám Đốc) Đối với vòng phỏng vấn sẽ kiểm tra ngoài những kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, ứng xử…. 7. Tuyển chọn: Sau khi phỏng vấn các trưởng bộ phận cùng với Ban Tổng Giám Đốc xẽ xét chọn lại những ứng cử viên đạt tiêu chuẩn và sẽ chuyển bộ phận Tổ chức- Hành chính mời vào Công ty để làm hợp đồng thử việc. 8. Hợp đồng thử việc: Ứng viên đạt yêu cầu qua các vòng tuyển chọn sẽ được kết hợp đồng thử việc tại Công ty, thời gian thử việc tùy thuộc vào tính chất của từng công việc: + Thời gian thử việc kéo dài không quá 60 ngày đối với công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. + Thời gian thử việc kéo dài không quá 30 ngày đối với các công việc khác. 2.2.5.2. Đào tạo lao động Đầu tư đào tạo bồi dưỡng trình độ mọi mặt của đội ngũ lao động để đủ sức làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh với yêu cầu kỷ thuật ngày càng cao hơn về trình độ cũng như tiến độ thi công trình. Công ty cũng có chính sách đãi ngộ vật chất thõa đáng cho các cán bộ được cử đi đào tạo thể hiện bằng việc tăng các khoản phụ cấp, chi phí đi lại ăn ở học tập để khuyến khích tinh thần học tập nghiên cứu. Để công tác đào tạo được thực hiện có hiệu quả cần có kế hoạch sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ một cách khoa học sao cho vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc mà vẫn đảm bảo thời gian cũng như các điều kiện khác cho cán bộ đi học. Kết thúc quá trình đào tạo phải có hình thức kiểm tra chất lượng cán bộ để bố trí vào những vị trí thích hợp. Sau quá trình đào tạo cán bộ làm công tác chiến lược được bổ sung thêm kiến thức chuyên môn một cách khoa học, có hệ thống tạo điều kiện quan trọng cho việc hoạch định chiến lược của công ty một cách toàn diện, khoa học, thích ứng. Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt, thích ứng thời với những thay dổi của môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao mức sống của cán bộ, công nhân viên và đảm bảo thu nhập bình quân năm là 150.000 - 200.000 (1000đ). Có các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với người lao động như tiền thưởng, trợ cấp, bảo hiểm, các hoạt động văn hóa, giải trí cho người lao động nhằm giúp người lao động có được trạng thái tinh thần tốt khi làm việc đẻ đóng góp sức lực vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty. 2.2.6 Tổng quỹ lương của doanh nghiệp :các thành phần, phương pháp xác định. 2.2.6.1 Các thành phần : Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Phương pháp xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp như sau: QL = LĐ*TLbq*12tháng: Trong đó: +QL : Tổng quỹ lương +LĐ: Số lao động của doanh nghiệp. +TLbq: Tiền lương bình quân của 1 công nhân. Bảng 6: Tổng quỹ lương của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch +/- % LĐ Người 115 132 17 14,8 TLbq Đồng/Tháng 1.907.826 2.049.242 141.416 7,4 Ql Đồng 2.632.800.000 3.246.000.000 613.200.000 23,3 (Nguồn: phòng KT –TC) Nhận xét: qua bảng số liệu trên ta thấy tổng quỹ lương của công ty năm 2009 là 3.246.000.000đồng tăng 23,3% so với năm 2008. Nguyên nhân là do tiền lương phải trả cho người lao động tăng lên cụ thể tăng 7,4 % so với năm 2008. 2.2.7. Đơn giá tiền lương. v Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau: Đgtl = tổng quỹ lương/(số lao động*số ngày làm việc thực tế trong năm*số giờ làm việc bình quân trong ngày) Ø Đơn giá tiền lương năm 2008 là: Đgtl2008 = 2.632.800.000/(115*300*8) =9.539,130 đồng/giờ. Ø Đơn giá tiền lương năm 2009 là: Đgtl2009 = 3.246.000.000/(132*300*8) = 10.246,212 đồng/giờ. 2.2.8. Các hình thức phân phối tiền lương của doanh nghiệp. Hiện nay, hình thức phân phối tiền lương mà Công ty Liên Doanh Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Quảng Nam áp dụng là hình thức trả lương theo thời gian. Cụ thể như sau: - Lương theo tháng: là việc trả lương cho một tháng làm việc của người lao động dựa trên hợp đồng lao động. - Lương theo ngày: được trả cho một ngày làm việc của người lao động xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp cơ quan lựa chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày. 2.2.9. Đánh giá và kết luận. Đây là doanh nghiệp tuy hoạt động với quy mô nhỏ và số lượng lao động ít nhưng đã tổ chức được cơ cấu lao động hợp lý.Bộ phận lao động gián tiếp có số lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao, số lượng công nhân qua đào tạo trong bộ phận sản xuất trực tiếp lớn.Điều đó đã góp phần nâng cao năng suất lao động.Bên cạnh đó, vấn đề tiền lương còn chưa thõa đáng so với mức lương bình quân của xã hội. 2.3. Công tác quản lý sản xuất của doanh nghiệp. 2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Hình thức tổ chức sản xuất của xí nghiệp được phân công cụ thể theo từng khâu, theo đúng chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận từ việc xem xét thị trường, thu mua nguyên vật liệu, tổ chức thực hiện quá trình sản xuất theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình công nghệ đến việc hoàn thành sản phẩm để tiến hành xuất khẩu. 2.3.2. Phương pháp kế hoạch sản xuất. Kế hoạch sản xuất được triển khai một cách linh hoạt dưới sự chỉ đạo của giám đốc sản xuất.Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách và chủ động dự trữ NVL để đáp ứng nhu cầu trong trường hợp có đơn hàng ngòai hợp đồng. Phương pháp: vòng PDCA P P: Plan: lập kế hoạch sản xuất A D D: Do : thực thi kế hoạch C C: Check: kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch A: Action: cải tiến kế hoạch, đưa ra mục tiêu sắp tới 2.3.3. Sơ đồ kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Sơ đồ 5 Sàn Dăm Thu Mua NVL Xưởng SX 2 Cưa Gỗ Chặt Gỗ Xưởng SX 1 Dự trữ Bảo Quản NVL Bóc Vỏ Gỗ Lóng Xưởng SX 3 Băm Dăm Giám Đốc Sản Xuất 2.3.4. Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Từ đầu năm 2010 đến nay, ngày càng nhiều ngành chế biến lâm vào tình trạng khó khăn do Nguyên liệu khan hiếm và tăng giá đầu vào. Điều này bộc lộ rõ rệt mối liên kết lỏng lẻo giữa trồng và chế biến sản phẩm. Các Doanh nghiệp chủ yếu sản xuất đến đâu thì thu mua đến đó nên những khi khan hiếm Nguyên liệu thì khó sản xuất đủ theo yêu cầu đặt hàng. Công ty Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Quảng Nam với nguồn nguyên liệu chính là thu mua gỗ rừng và trồng cây nguyên liệu giấy chủ yếu là (bạch bàn và keo) có tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tuy nhiên để đảm bảo Nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và xuất khẩu Công ty đang tiến hành lập dự án xin đất trồng 400 ha rừng nguyên liệu tại huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam. Nếu dự án này được phê duyệt thì trong năm 2011 Công ty sẽ tiến hành trồng, với dự án này sau 5 năm Công ty sẽ cho khai thác cuốn chiếu (khai thác dần tới và trồng lại tiếp phần vừa khia thác) và có thể đảm bảo được 20% nguồn nguyên liệu hàng năm. Bảng 7: Thu mua Nguyên liệu: Nguyên Liệu Năm 2008 Năm 2009 Quý I Năm 2010 KL mua (tấn) Giá mua (đồng/tấn) KL mua (tấn) Giá mua (đồng/tấn) KL mua (tấn) Giá mua (đồng/tấn) 1.Keo( keo lá tràm, keo tai tượng) 88.005 650.000 160.360 680.000 140.000 720.000 2.Bạch đàn (bạch đàn trắng, bạch đàn đỏ) 32.145 645.000 20.050 650.000 9.480 680.000 2.3.6. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu v Tổ chức quản lý nguyên vật liệu qua khâu thu mua, bảo quản Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cán bộ quản lý phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất và dự trữ trong kinh doanh. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung ứng vật liệu để lập phương án thu mua nguyên vật liệu. - Nguyên vật liệu chính: lâm sản chủ yếu là gỗ rừng thu mua tại các tỉnh lân cận. Do đó nguyên vật liệu chính thường được đưa đến tận kho để bảo quản và sử dụng. - Nguyên vật liệu mới mua nhập vào kho sẽ được kiểm tra chất lượng đầu vào bằng mắt thường và các máy kiểm tra gỗ. Nói chung điều kiện bảo quản ở kho rất tốt giúp cho nguyên vật liệu không bị hỏng. v Tổ chức quản lý nguyên vật liệu qua khâu sử dụng - Doanh nghiệp xác định lượng vật liệu chính, nhiên liệu là bao nhiêu để có kế hoạch cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất. Qua đó có thể hạn chế được lượng vật tư hao hụt, mất mát do thừa trong quá trình sản xuất. Việc này dựa vào cơ cấu định mức đã lập trước đó. - Những loại nguyên phụ liệu không sử dụng hết đều được nhập lại kho. - Những loại phế liệu được tổ chức thu gom cho vào kho phế liệu để sử dụng cho những mục đích khác. v Tổ chức quản lý nguyên vật liệu qua khâu dự trữ: - Việc dự trữ nguyên vật liệu được xác định trước trong một mốc thời gian nhất định có thể là một tháng hay một năm. Sau khi chế biến hay sản xuất xong một đơn hàng Công ty sẽ tiến hành dự trữ nguyên vật liệu. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường, không bị gián đoạn do việc cung cấp hoặc mua nguyên vật liệu không kịp thời, Công ty xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu. Mặc khác cũng để tránh tình trạng ứ đọng vốn do nguyên vật liệu dự trữ quá nhiều. - Công ty thường xuyên kiểm kê, kiểm tra đối chiếu nhập, xuất và tồn kho. 2.3.7. Cơ cấu TSCĐ, tình trạng TSCĐ. Chúng ta đều biết, TSCĐ là một bộ phận chủ yếu phản ảnh năng lực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng, trình độ tiến bộ KHKT. Nó cũng cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ của công nhân. Do đó, TSCĐ có ý nghĩa quyết định đến kết quả SXKD của Doanh Nghiệp. Cơ cấu TSCĐ bao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrinh_cho_7028.doc
Tài liệu liên quan