Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Máy & phụ tùng – Machinoimport

MỤC LỤC

 

Phần I>. Sự hình thành và phát triển của công ty Máy và phụ tùng 1

1>.Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty Máy & phụ tùng 1

2>. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 4

3>.Chức năng ,nhiệm vụ của công ty. 11

4- Bộ phận trong Công ty và sinh viên thực tập 12

Phần II>. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty máy và phụ tùng 13

 1>. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh. 13

 2>. Đặc điểm mặt hàng. 14

 3>. Đặc điểm thị trường nhập khẩu. 15

 4>.Đặc điểm về nhân lực. 16

Phần III>. Tình hình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty trong thời gian qua. 18

 1>. Kết quả kinh doanh . 18

 1.1>. Tổng doanh thu lợi nhuận 19

 1.2>. Nộp ngân sách mức lương bình quân. 21

 2>.Phương thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của của Công ty máy & phụ tùng 21

 2.1>. Kim ngạch nhập khẩu. 21

 2.2>. Phương thức nhập khẩu. 22

 3>. Các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. 25

3.1>. Nghiên cứu thị trường 26. 3.2>. Lựa chọn đối tác. 27

3.3>. Xác định mức giá nhập khẩu. 28

3.4>. Lập phương án kinh doanh . 28

3.5>. Đàm phán và ký kết hợp đồng. 29

3.6>. Thực hiện hợp đồng. 30

3.7>. Tổ chức bán hàng nhập khẩu. 31

3.8>. Chi phí kinh doanh . 32

4>. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. 33

4.1>. Những thành tựu đạt được. 33

4.2>. Những tồn tại cần khắc phục. 34

Kết luận .37

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Máy & phụ tùng – Machinoimport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu. Hiện nay, vay vốn ở các tổ chức tín dụng rất khó khăn vì lâu nay việc vay vốn chỉ thực hiện thông qua thế chấp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản cầm cố hoặc là hàng hoá trong kho hoặc tài sản cố định nhưng phần lớn doanh nghiệp không có quyền sở hữu tài sản mà chỉ có quyền quản lý và khai thác sử dụng. Thêm nữa, hạn mức tín dụng vô cùng nhỏ so với nhu cầu kinh doanh. Mua hàng trả chậm hay bán hàng ứng trước tiền rất phổ biến trên thế giới mà thông qua nó các nước phát triển, các đối tác giao dịch có tiềm lực kinh tế mạnh cấp tín dụng cho các nước đang phát triển không có khả năng tài chính. Nhưng hiện nay Việt Nam không khuyến khích loại hình này vì những đổ bể của hợp đồng kinh tế thời gian qua, các ngân hàng đã dừng việc bảo lãnh cho các hợp đồng thanh toán chậm nếu không kí quỹ tới 80% giá trị hợp đồng. Nếu làm như vậy thì coi như hình thức này không được áp dụng ở nước ta. Thiếu vốn là một trong những trở ngại lớn vì Công ty nhập khẩu mặt hàng có giá trị lớn, thời gian hoàn vốn dài. Vốn không đủ Công ty phải đi vay với lãi xuất cao nhiều khi làm mất cơ hội, giẩm hiệu quả kinh doanh .Trên đây là khó khăn lớn về vốn mà Công ty gặp phải. 2>.Đặc điểm mặt hàng Khác với một số doanh nghiệp thương mại đang hoạt động trên thị trường, Công ty thực hiện chiến lược kinh doanh đa dạng hoá mặt hàng và chính điều này đã giảm bớt rủi do trong kinh doanh của công ty. Bên cạnh chiến lược đa dạng hoá chủng loại hàng hóa kinh doanh, về từng mặt hàng cụ thể Công ty vẫn mang nét chung của các doanh nghiệp kinh doanh là chịu biến động về cung –cầu của những mặt hàng thời vụ. Cho đến nay Công ty đã nhập khẩu các hệ thống dây chuyền đồng bộ cho các nhà máy sản xuất hàng công nghiệp và tiêu dùng như: Trang thiết bị y tế cho các bệnh viện trên toàn quốc đặc biệt là Bệnh viện 108 và Bệnh viện Bạch Mai (11 triệu USD), thiết bị y tế Tây Ba Nha cho Sở y tế Hà Tây (5 triệu USD), dây chuyền sản xuất nước ngọt, dây chuyền sản xuất đá Granit Huế, dây chuyền sản xuất bánh ngọt cho Công ty thực phẩm miền bắc, dây chuyền khai thác đá cho mỏ đá ánh Sơn - Hải Hưng, dây chuyền làm bao bì, dây chuyền sản xuất xi măng của Đức, các trang thiết bị cho công trình lăng Bác, công trình tu tạo cho nhà Hát lớn Hà Nội, sân vận động Hà Nội, Thiết bị cho nhà máy đường Lam Sơn (23 triệu USD), thiết bị ngành nước, thiết bị thí nghiệm cho các viện nghiên cứu, thiết bị đo soi hàng cho ngân cho sân bay Nội Bài, nhập khẩu kinh doanh ô tô các loại, các loại phụ tùng ô tô săm lốp ô tô. Biểu số về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: STT Mặt hàng Đơn vị tính năm 1999 năm 2000 năm 2001 năm 2002 năm 2003 1 Ô tô các loại Chiếc 101 80 82 78 52 2 Xe máy các loại Chiếc 120 110 98 82 61 3 Săm lốp ô tô Chiếc 3000 1800 1675 1350 1150 4 Săm lốp xe máy Chiếc 3000 2000 1800 1430 1005 5 Vòng bi chiếc 171200 16000 13000 102000 89000 6 Bình điện Bình 550 400 330 198 158 7 Dây điện từ Tấn 11 9,5 9,1 8,2 7,6 8 Máy thi công XD Chiếc 45 39 42 45 49 9 Phụ tùng các loại USD 260000 280000 310000 425000 637000 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Machinoimport Nhìn vào biểu trên ta thấy trong giai đoạn 1996 - 2000, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là vòng bi, bình điện, săm lốp ô tô và xe máy, dây điện từ nhưng gần đây khối lượng giảm dần. Từ năm 2002 nhu cầu về xe máy và ô tô tiêu dùng nội địa tăng mạnh thế nhưng số lượng nhập khẩu ô tô, xe máy các loại lại giảm. Có thể suy đoán rằng nhu cầu về phụ tùng tăng lên trong khi nhu cầu về máy móc giảm xuống, một phần vì trong nước đã bắt đầu sản xuất được, phần quan trọng hơn là thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng này cũng cao hơn để hạn chế nhập khẩu khuyến khích ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp trong nước phát triển. Do vậy nhu cầu về phụ tùng càng ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt cho nền sản xuất trong nước dần tiến tới chỉ nhập khẩu những mặt hàng chưa sản xuất được hoặc sản xuất sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. 3>.Đặc điểm thị trường nhập khẩu. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường xuất nhập khẩu của Machinoimport không còn bó hẹp trong khối các nước XHCN như trước đây mà đã mở rộng ra nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Trước những năm 1990, Công ty được Nhà nước giao độc quyền kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải như: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa và các loại phụ tùng theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm của Nhà nước phục vụ nền kinh tế quốc dân. Sau những năm 1990, theo cơ chế kinh doanh mới, Công ty vẫn duy trì quan hệ với nhiều Công ty lớn trên thế giới và nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, uy tín trên thương trường. Hiện nay, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ rộng lớn trên khắp thế giới, thường xuyên, liên tục với các thị trường chính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ucraina, ấn Độ, Đức, Pháp, Đan Mạch, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nga, Italia, Mỹ, Nauy, Thuỵ sỹ, Hà Lan, úc các nước trong khối ASEAN như: Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Singapore… Nhật Bản là thị trường chính của Công ty với các mặt hàng chủ lực như: ô tô, đồ điện tử, máy móc cho giao thông vận tải, máy thi công xây dựng. Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức cũng là những thị trường ngày càng trở nên quan trọng với Công ty. Đặc biệt, các trang thiết bị y tế, dây chuyền sản xuất bia Công ty thường nhập khẩu của Đức. 4>.Đặc điểm về nhân lực. Số lượng Cán bộ công nhân viên năm 2000 trong Công ty là rất lớn, gần 1.800 người, trong đó phần lớn lại là những người đã lớn tuổi, có nhiều năm cống hiến nhưng trình độ lại không đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ mới đòi hỏi phải nhanh nhạy và có kiến thức chuyên môn sâu, có ngoại ngữ và thích ứng với cơ chế thị trường. Cũng trong năm 2000 này khâu tổ chức, đào tạo và bố trí cán bộ một thời gian dài chậm đổi mới và chưa có định hướng, trong khi yêu cầu về tổ chức lại và phát triển là một thực tế đòi hỏi cấp bách. Điều này có ở từ bộ phận lãnh đạo quản lý trên Công ty với cấc Công ty thành viên. Năm 2001, tổng số lao động trong Công ty hiện nay la 1.667 cán bộ công nhân viên Giải quyết chế độ chính sách trong năm là : 61 người. Tiếp nhận cán bộ mới : 74 người. Đào tạo : 124 người. Đề bạt : 48 người. Khen thưởng : 09 người. Kỷ luật : 07người. Năm 2002, Công ty đã tiếp nhận cán bộ mới, nhìn chung nhiều đơn vị đã tổ chức tuyển dụng theo đúng qui chế của Công ty ban hành như lập hội đồng tuyển dụng, tổ chức thi tuyển. Bên cạnh đó Công ty giải quyết ché độ cho cán bộ theo đúng qui định hiện hành. Trong năm đã giải quyết nghỉ hưu, nghỉ chế độ cho 60 cán bộ công nhân viên, chuyển đi nơi khác 9 người. Hiện nay trong toàn Công ty còn một số lao động chưa có việc làm ổn định. Phần III>. Tình hình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty trong thời gian qua. 1>. Kết quả kinh doanh . Trong thời kỳ cơ chế thị trường mở rộng, Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc nhập khẩu phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Công ty đang nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các công trình lớn nhỏ khác nhau, đầu tư chiều sâu, cải tạo và mở rộng các nhà máy hiện có để phục vụ sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu bằng nguồn vốn tự có, vốn vay tư nhân, vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế thông qua các hiệp định cấp Chính phủ hoặc thoả thuận quốc tế, bằng các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Ngoài ra còn bằng các phương pháp hàng đổi hàng cho các ngành các địa phương. Trong những năm đầu cơ chế thị trường, Công ty đứng trước nhiều khó khăn do nhu cầu thiết bị toàn bộ giảm mạnh, nhiều hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ không thực hiện được do sự biến động về chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Năm 1989 kim ngạch nhập khẩu của Công ty giảm mạnh so với thời kỳ1988, do thời kỳ này Nhà nước không còn cấp vốn nữa. Thời điểm này cũng chính là lúc Công ty chuyển mạnh và rõ rệt sang chế độ hạch toán kinh doanh, phát huy tính chủ động và độc lập kinh doanh để nhanh chóng đáp ứng với đòi hỏi của cơ chế thị trường. Từ năm 1990 đến năm 1996 kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng dần lên một cách rõ rệt, tuy nhiên trong 2 năm 1998-1999 kim ngạch nhập khẩu của Công ty đã giảm xuống bởi sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: khủng hoảng tài chính trong khu vực, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm cũng như sự đột biến của giá đô la Mỹ trên thị trường. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp trong nước cũng được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp gây nên tác động không nhỏ đối với tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Tổng doanh thu- lợi nhuận. Biểu về doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua 5 năm: Năm Tổng doanh thu Lợi nhuận thực hiện Trị giá %so với năm trước Trị giá % so với năm trước 1999 1.130,9 2,18 2000 890,9 79% 9,538 438% 2001 1.285,4 144% 15,53 163% 2002 2.340,3 182% 18,9 148% 2003 3.434 147% 21 110% Đơn vị: tỷ đồng Kể từ khi thành lập với các thành viên hạch toán độc lập, năm 2003 là năm Công ty đạt doanh thu cao nhất hơn 3.434 tỷ đồng tăng gần 50% so với năm 2002 (2.340 tỷ đồng). Đạt mức độ cao như vậy là do Công ty đã áp dụng nhiều phương thức kinh doanh, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh. Năm 2000, mặc dù gặp phải thời tiết không thuận lợi hạn hán kéo dài, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, đồng thời luật thuế VAT đội giá bán hàng lên đã làm nhu cầu trong nước giảm nhưng toàn Công ty đã thực hiện được 890,92 tỷ đồng doanh thu bằng 80% so với năm 1999, trong đó doanh số bán hàng xuất khẩu là 17 tỷ đồng, doanh thu bán hàng nội địa là 823,38tỷ đồng và doanh thu sản xuất, dịch vụ là 50,53 tỷ đồng. Năm 2002, toàn Công ty đã thực hiện được 2.340,3 tỷ đồng doanh thu bằng 182% so với năm 2001, trong đó doanh số bán hàng xuất khẩu là 394,59 tỷ đồng, doanh thu bán hàng nội địa là 1.858,57 tỷ đồng và doanh thu sản xuất, dịch vụ là 87,14 tỷ đồng. Chi phí lưu thông của Công ty giảm qua từng năm góp phần làm tăng lợi nhuận. Năm 2000, Công ty đạt mứclợi nhuận là 9.538 tỷ đồng, đạt 438% so với năm 1999. Năm 2003, Công ty đạt mức lợi nhuận là trên 21 tỷ đồng, đạt 110,5% so với năm 2002. 1.2 Nộp ngân sách-mức lương bình quân. Biểu về nộp ngân sách-mức lương bình quân. Năm Nộp ngân sách(tr.đồng) Mức lương bq tr.đ/người/tháng 2000 58.655 1 2001 62.900 1 2002 120.406 1,09 2003 1.740.000 1,2 Trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách. Tổng số tiền nộp ngân sách của Công ty ngày càng tăng. Năm 2003 Công ty nộp ngân sách 174 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2002 và là năm có mức nộp ngân sách cao nhất từ trước tới nay. Hiện nay, Công ty đã thực hiện hạch toán độc lập với từng đơn vị thành viên, đơn vị nào kinh doanh lãi sẽ được hưởng lợi nhiều nên đã khuyến khích cán bộ công nhân viên Công ty làm việc mang lại nhiều lợi nhuận đưa Công ty phát triển ngày càng vững chắc. Các lãnh đạo Công ty đã ý thức được rằng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên sẽ nâng cao được trách nhiệm của họ với công việc. Điều đó sẽ thúc đẩy họ làm việc hăng say hơn, kết quả thu về ngày càng lớn. Với chính sách hạch toán độc lập này, Công ty đã đạt được mức lương bình quân năm 2003 là hơn 1,2triệu đồng/người/tháng, tăng hơn 10% so với năm 2002. 2>.Phương thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Machinoimport. 2.1. Kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh nổi bật nhất của công ty. Tình hình nhập khẩu trong những năm qua có phần thuận lợi, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như thiên tai, tìmh hìmh quốc tế không ổn định, do cạnh tranh ngày cành gay gắtgiữa các doanh nghiệp…đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu có những biến động tiêu cực. Biểu số về kim ngạch nhập khẩu: Năm Giá trị nhập khẩu(1000USD) Lượng tăng liên hoàn(1000USD) Tốc độ tăng liên hoàn (%) Mức tăng bình quân(%) 1999 70124 112,4 2000 59208 (10916) 84,4 2001 59962 754 101,3 2002 61292 1330 102,2 2003 112234 50942 183,1 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Machinoimport Như đã nói ở trên, năm 2000 do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên giá trị nhập khẩu của Công ty bị giảm mạnh, cụ thể giảm 15,6% tương ứng với một lượng là 10916 nghìn USD. Năm 2001 và 2002 tăng nhẹ nhưng kim ngạch vẫn thấp hơn năm 1999. Khác với xuất khẩu, năm 2003 kim ngạch nhập khẩu tăng rất cao 183,1% so với thực hiện năm 2002 tương ứng với một lượng tăng là 50942 nghìn USD, trong khi tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu năm 2003/2002 lại giảm so với 2002/2001. Từ bảng phân tích về quy mô quy mô nhập khẩu theo các năm cho thấy: nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu là hoạt động kinh doanh truyền thống đem lại nguồn thu chính cho Công ty. 2.2. Phương thức nhập khẩu. Biểu số: Năm Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 ST (1000USD) %00/99 ST (1000USD) %01/00 ST (1000USD) %02/01 ST (1000USD) %03/02 TCT 70124 59208 84 59962 101 61292 102,0 112234 183,1 NK k.doanh 23413 19750 84,1 29481 149,0 52568 178,4 103255 196,4 NK Uỷ.thác 46693 39458 85,2 30481 77,0 8724 29,2 8979 102,9 Cq V. phòng 1395 6942 465,3 5231 75,3 5639 108,0 12570 222,9 NK k.doanh 563 2434 432,0 3097 160,5 3498 113,3 8673 247,9 NK Uỷ thác 832 4508 542,4 2134 47,3 2141 100,1 3897 181,9 Các đ.v thành viên 68729 52266 76,1 54731 104,7 55653 102,1 99664 179,0 NK k.doanh 22868 17361 75,9 26384 151,9 29496 118,2 62788 213,0 NK Uỷ thác 45861 34950 76,2 28347 81,1 26157 92,2 36876 140,9 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Machinoimport Nhập khẩu kinh doanh là hình thức nhập khẩu trong đó Công ty thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối, tức là việc tìm hiểu thị trường để mua hàng đến khi bán được hàng và thu tiền vốn của chính mình. Để thực hiện tốt công việc này, cán bộ Công ty phải có trình độ chuyên môn tốt, nhanh nhạy, quyết đoán để có thể dự đoán và nắm bắt được diễn biến thị trường một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm bán hàng ra thị trường với gía cao nhất. Hình thức nhập khẩu kinh doanh mang lại lợi nhuận khá cao vì có thể "buôn tận gốc bán tận ngọn" nhưng nó lại có nhược điểm lớn là nếu không bán được hàng sẽ bị tồn đọng vốn kinh doanh và tốn kém các chi phí kho bãi, bảo quản,… Phòng xuất nhập khẩu phải xem xét nguồn hàng, tính toán mọi chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu như: thuế, tiền kho bãi, tiền vận chuyển, tiền bảo hiểm…. Đối với các Công ty xuất nhập khẩu máy móc và phụ tùng, ban đầu do nguồn vốn, nhân lực còn bị hạn chế trong khi thị trường lại thường xuyên biến động nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động nhập khẩu kinh doanh. Nhập khẩu uỷ thác là hình thức được áp dụng chủ yếu trong các hoạt động nhập khẩu của Công ty từ năm 2001 trở về trước. Công ty nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá và chọn Công ty để uỷ thác nhập khẩu. Các doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu cho Công ty thường là các doanh nghiệp không thẻ tự mình nhập khẩu hàng hoá mà doanh nghiệp mình cần nhưng ít hiểu biết về thị trường, về giá cả cũng như chưa có kinh nghiệm. Qua việc uỷ thác nhập khẩu, các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chọn lựa khách hàng, tìm được đúng mặt hàng mình yêu cầu với giá phù hợp.Theo hình thức kinh doanh này, Công ty ký hợp đồng nhập khẩu uỷ thác với các đơn vị trong nước, nhập khẩu hàng hoá về cho họ và thu phí uỷ thác. Các đơn vị kinh tế đó là: các doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các Công ty tư nhân không có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng đó hoặc chưa tạo được sự tin cậy đối với các đối tác ở nước ngoài. Về thu phí uỷ thác thì tuỳ theo tính chất ngành hàng và trị giá của mỗi hợp đồng, thông thường Công ty thu phí uỷ thác từ 0,6% đến 15% giá trị của hợp đồng nhập khẩu. Theo kết quả ở biểu số trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu uỷ thác có xu hướng giảm trong khi kim ngạch nhập khẩu kinh doanh ngày càng được mở rộng. Nếu như kim ngạch nhập khẩu kinh doanh đạt 19750 nghìn USD trong năm 2000 năm 2001tăng 149% đạt 29481 nghìn USD và đột phá với mức tăng 178,4% đạt 52568 nghìn USD trong năm 2002 so với kỳ thực hiện năm 2001. Chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển hơn, năng động hơn trong cơ chế thị trường, hoạt động có hiệu quả hơn và vốn kinh doanh cũng tăng lên. Mặt khác, điều đó còn cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã có uy tín với các bạn hàng. Trong kinh doanh xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của cơ quan văn phòng có mức tăng trưởng luôn thấp hơn so với các đơn vị thành viên. Ngược lại, trong kinh doanh nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của cơ quan văn phòng có mức tăng trưởng cao hơn các đơn vị thành viên. Điều này do cán bộ của cơ quan văn phòng có kinh nghiệm hơn, có lợi thế hơn trong việc tìm kiếm các hợp đồng lớn. 3>.Các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Kinh doanh nhập khẩu hàng hoá là hoạt động chính của công ty. hoạt động này phải được tổ chức thực hiện qua rất nhiều nghiệp vụ khác nhau từ khâu điều tra thị trường trong nước để xác định nhu cầu mà lựa chọn hàng hoá nhập khẩu. Tiếp đến phải lựa chọn thị trường cung ứng nước ngoài, tìm kiếm đối tác giao dịch, các bước tiến hàng giao dịch, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá được chuyển quyền sở hữu cho mình tại cảng đích quy định, hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán. Hơn nữa, còn phải tiếp nhận hàng hoá về kho sau khi đã tiến hành các thủ tục hải quan, tổ chức các nghiệp vụ bán hàng và thanh quyết toán trong lưu thông nội địa,…Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ kỹ lưỡng và thận trọng. Chúng phải được đặt trong các khâu này gặp sai sót thì toàn bộ dây chuyền hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này đã được chứng minh qua thực tế. Đó là sự thua lỗ lớn, thậm chí đổ bể, phá sản của một doanh nghiệp có khi chỉ ở khâu hàng nhập khẩu về không bán được do chưa nghiên cứu kỹ thị trường hoặc một cơn sốt bất thường của giá cả hàng hoá đã gây nên sự lầm tưởng về nhu cầu. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ, các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty phải nắm được đầy đủ và chính xác các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, giá cả xu hướng biến động, chu kỳ sống của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác, các cán bộ Công ty phải luôn học tập, nghiên cứu, nâng cao kỹ thuật ngiệp vụ ngoại thương, các văn bản cũng như chính sách của Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan về hàng hoá nhập khẩu. Một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Công ty trên thị trường là những điều này phải trở thành nếp làm việc thường xuyên của cán bộ làm công tác kinh doanh nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở Công ty gồm các nghiệp vụ sau: 3.1>. Nghiên cứu thị trường. Thực tế kinh doanh hiện nay, công việc nghiên cứu thị trường không chỉ tiến hành ở một, hai bộ phận như trước đây mà nó được thực hiện bởi toàn bộ những người tham gia kinh doanh nhập khẩu. Chẳng hạn như một chuyến đi công tác ở nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng có thể đem lại một hợp đồng nhập khẩu hàng hoá khác. Công việc này được thực hiệnmột cách linh hoạt, khẩn trương nhưng rất tỷ mỷ tránh mang lại sự thua thiệt cho Công ty . Ngày nay, Công ty đã có quan hệ buôn bán với nhiều hãng trên thế giới. Điều này đảm bảo cho Công ty luôn có thị trường đầu vào đối với rất nhiều loại hàng hoá có nhu cầu nhập khẩu. Thế nhưng không có bất kỳ thị trường nào không có sự biến động nên đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu kỹ từng thị trường để có thể tìm ra thị trường nhập khẩu có lợi nhất. Trước khi tìm thị trường nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá, Công ty phải tìm hiểu nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước về mọi thông số của sản phẩm hàng hoá như chủng loại, quy cách, kích cỡ, thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng trong nước. Về mặt thương phẩm phải hiểu rõ giá trị, công dụng, quy cách, mẫu mã, phẩm chất của hàng hoá đó. Công ty tìm cách nắm bắt đầy đủ các mức giá cho từng điều kiện mua hàng, giao hàng, tính tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu, sơ bộ tính toán được giá thành hàng hoá nhập khẩu làm cơ sở cho bước xây dựng phương án kinh doanh. Ngoài ra, Công ty phải nghiên cứu cả những biến động của thị trường trong và ngoài nước, sự vận động của chu kỳ kinh doanh, tính thời vụ trong sản xuất lưu thông và tiên dùng, khả năng thương lượng để đạt được điều kiện mua bán có lợi hơn. Ngoài việc nghiên cứu thị trường nước ngoài thì việc xác định chính xác nhu cầu, xu hướng biến động cùa nó trong từng thời điểm, từng lĩnh vực sản xuất cũng rất quan trọng. Nếu dung lượng thị trường trong nước tương đối lớn mà lại xác định là nhỏ thì sẽ bị thiệt hại trong mua bán với nước ngoài vì điều kiện giá cả thường có mức chênh lệch cao giữa khối lượng hàng lớn và nhỏ. ngược lại, sự ngộ nhận về dung lượng thị trường lớn nhưng trong thực tế lại là nhỏ sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế vì hàng hoá ứ đọng, vốn không lưu thông. Những năm qua, bằng việc thực hiện đúng các bước trong khâu nghiên cứu thị trường, Công ty đã nhập khẩu được rất nhiều loại hàng hoá khác nhau kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt là việc nắm bắt tốt thị trường trong nước đã giúp Công ty tăng đáng kể kim ngạch nhập khẩu kinh doanh. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng mặt hàng kinh doanh của Công ty chưa đa dạng phong phú, thị trường kém ổn định, dung lượng thị trường nhỏ. Tình hình này đòi hỏi Công ty phải năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường mới bên cạnh việc củng cố và phát huy các mối quan hệ và thị trường truyền thống. 3.2>. Lựa chọn đối tác. Trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay, các thông tin đến từ rất nhiều nguồn, khối lượng các đối tượng giao dịch buôn bán cùng tham gia trên thị trường rất lớn. Vì thế việc lựa chọn đối tác càng phải tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng. Việc lựa chọn đối tác giao dịch trong hoạt động nhập khẩu của Công ty được thực hiện theo hai cách sau: - Gọi thầu cung cấp - Nghiên cứu các bản chào hàng rồi đi đến quyết định lựa chọn Hai cách này thực chất là giống nhau song cách thực hiện lại khác nhau. Theo cách gọi thầu cung cấp thì khi có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó, Công ty sẽ thông báo mời dự đấu thầu cung cấp hàng hoá. Công ty với tư cách là người gọi thầu có thể thực hiện đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế. Thông qua việc đấu thầu này Công ty sẽ chọn ra người trúng thầu theo những điều kiện họ đưa ra trong quá trình đấu thầu mà Công ty cho là có lợi nhất đối với mình. Theo cách thứ hai, Công ty thực hiện các bước sau: - Liên hệ với đại diện thương mại của các nước để hỏi xin danh sách các nhà cung cấp hàng hoá cần nhập khẩu và những thông tin về họ. Trong trường hợp đã xác định được các nhà cung cấp rồi thì không phải thực hiện việc xin danh sachs nữa mà chỉ lập ra danh sách các nhà cung cấp để phục vụ cho việc xin các bản chào hàng. - Lập thư hỏi giá và gửi đến các nhà cung cấp đã lựa chọn. - Nghiên cứu các bản báo giá để chọn ra các đối tác có những điều kiện hấp dẫn nhất rồi tiến hành giao dịch đàm phán. 3.3>. Xác định mức giá nhập khẩu Đây là điều kiện tối quan trọng quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Công ty thường sử dụng đồng USD làm đồng tiền tính giá nhập khẩu . Tuỳ theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán mà giá có thể được tính theo các mức khác nhau cho từng trường hợp. - Nếu nhập khẩu bằng đường biển, Công ty thường sử dụng giá CIF tại cảng Hải Phòng hoặc cảng tp.HCM. Đôi khi là giá giao hàng tại các cảng thông quan nội địa cho hàng vận chuyển bằng container như ICD Gia Thuỵ Hà Nội, ICD Long Thành.. - Nếu nhập khẩu bằng đường bộ, Công ty thường sử dụng giá CPT. Thực tế, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty chỉ dùng giá cố định vì Công ty chỉ ký hợp đồng nhập khẩu theo từng chuyến. 3.4>. Lập phương án kinh doanh. Theo quy định của Công ty thì mọi hoạt động nhập khẩu dưới mọi hình thức đều phải lập phương án kinh doanh để các bộ phận có chức năng (phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch đầu tư) xem xét tính toán có nên thực hiện hay không. Phương án kinh doanh phải được sự phê duyệt của giám đốc căn cứ vào những đánh giá nhận xét của các phòng chức năng. Trong phương án nhập khẩu kinh doanh cần xem xét những vấn đề sau: - Đối tác kinh doanh : Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân - Thời gian dự kiến thực hiện: thời gian bắt đầu, kết thúc - Phương thức, địa điểm, thời gian giao nhận - Xuất xứ hàng hoá, tên, số lượng, chất lượng, quy cách - Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh : giá bán, giá vốn (gồm giá mua + thuế nhập khẩu + thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có), chi phí trực tiếp (phí làm thủ tục thanh toán, phí giao nhận vận chuyển, phí lưu kho bãi, lãi ngân hàng,) và lãi. Trong phương án nhập khẩu uỷ thác cần xem xét các vấn đề: Ngoài 04 vấn đề đầu giống nhập khẩu kinh doanh, nhập khẩu uỷ thác còn phải xem xét đến - Hiệu quả: Các khoản Công ty thu được và các khoản Công ty phải chi (chi thanh toán, vận chuyển, giám định, giao nhận,..) - Diễn giải: Điều kiện thanh toán (khách hàng tự thanh toán hay chuyển qua Công ty thanh toán), hình thức thanh toán (L/C, TTR), thuế nhập khẩu, chi phí giao nhận vận chuyển, giám định, … do Công ty nộp. 3.5>. Đàm phán và ký kết hợp đồng. Công ty có quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các chi nhánh, đại diện nước ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12993.doc
Tài liệu liên quan