MỤC LỤC
Phần I: Quá trình hình thành & phát triển của công ty 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.1.1. Giai đoạn 1966-1978: Thời kỳ thành lập. 1
1.1.2. Giai đoạn 1979-1987: Một bước phát triển mới. 2
1.1.3. Giai đoạn 1988-1995: Thời kỳ đổi mới. 3
1.1.4. Giai đoạn 1996- đến nay: Thời kỳ gia nhập tổng công ty
thuốc lá Việt Nam. 4
1.2. Cơ cấu tổ chức 4
1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5
1.3.1. Giám đốc Công Ty 5
1.3.2. Phó giám đốc Công Ty: 6
1.3.3. Phòng Kế Hoạch 6
1.3.4. Phòng Kế Toán-Tài Chính 7
1.3.5. Phòng thị trường 7
1.3.6. Phòng Tiêu Thụ 7
1.3.7. Phòng kỹ thuật cơ điện 8
1.3.8. Phòng kỹ thuật công nghệ 8
1.3.9. Phòng quản lý chất lượng 9
1.3.10. Phòng tổ chức nhân sự 9
1.3.11. Phòng hành chính 9
1.3.12. Phân xưởng 10
Phần II: Tình hình quản lý hoạt động đầu tư: 11
2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công 11
2.1.1. Sản lượng hàng năm 11
2.1.2. Sản phẩm 12
2.1.3. Tình hình tài chính 13
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở công ty 14
2.2.1. Xác định chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư 14
2.2.1.1. Chiến lược kinh doanh 14
2.2.1.2. Chiến lược đầu tư 15
2.2.2. Công tác lập dự án đầu tư 16
2.2.2.1. Nội dung 16
2.2.2.2. Quy trình 17
2.2.3. Công tác thẩm định 18
2.2.3.1. Nội dung 18
2.2.3.2. Quy trình thẩm định 19
2.2.3.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư: 20
2.2.4. Quản lý quá trình thi công dự án đầu tư 20
2.2.4.1. Quản lý nhân sự 20
2.2.4.2. Quản lý sử dụng vốn 20
2.2.4.3. Giám sát quá trình thi công 20
2.3. Tổng quan về tình hình thực hiện đầu tư 21
2.3.1. Tổng mức đầu tư qua các năm 21
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư 21
2.3.2.1. Vốn tự có 21
2.3.2.2. Vốn ngân sách 21
2.3.2.3. Vốn vay ngân hàng 21
2.3.3. Sử dụng vốn đầu tư 22
2.3.3.1. Tài sản cố định 22
2.3.3.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu 24
2.3.3.3. Nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức: 24
2.3.3.4. Đầu tư hoạt động marketing 25
2.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tư ở cơ sở: 27
2.4.1 Thành tựu 27
2.4.2. Khó khăn 28
Phần III: Định hướng và giải pháp nhăm tăng cường
hoạt động đầu tư của Công ty thuốc lá Thanh Hóa 29
3.1. Định hướng 29
3.1.1. Định hướng chiến lược 29
3.1.2. Định hướng đầu tư 29
3.2. Giải pháp 30
3.2.1. Giải pháp về vốn 31
3.2.1.1. Tạo lập vốn 31
3.2.1.2. Quản lý sử dung vốn 31
3.2.2. Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá 31
3.2.3. Giải pháp về nhân lực: 32
3.2.4.Giải pháp về công nghệ, thiết bị máy móc 33
3.2.5.Giải pháp vùng nguyên liệu: . 33
Tài liệu tham khảo 34
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty thuốc lá Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp hành quy trình công nghệ, chấp hành quy định về quản lý chất lượng đối với người lao động.
- Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo kiểm tra viên, người lao động về nội dung, phương pháp quản lý chất lượng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học
1.3.10. Phòng tổ chức nhân sự
- Tổ chức bộ máy sắp xếp lực lượng lao động trong công ty.
- Xây dựng và quản lý quá trình thực hiện hệ thống định mức lao động, tiền lương trong công ty.
- Xây dựng và thực hiện các chế độ liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật và quy định của công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế điều chỉnh hoạt động của công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tham gia đào tạo công nhân về các lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, quản lý sản xuất.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học
1.3.11. Phòng hành chính
Tiếp nhận lưu hồ sơ, công văn, đón tiếp khách, phục vụ hội họp, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân trong công ty
1.3.12. Phân xưởng
- Phân xưởng sợi
Phối chế nguyên liệu, lên men, chế biến lá nguyên liệu thành sợi thuốc.
- Phân xưởng bao mềm
Thực hiện cuốn điếu và đóng bao các sản phẩm bao mềm
- Phân xưởng bao cứng
Thực hiện cuốn điếu và đóng gói các sản phẩm bao cứng.
- Phân xưởng cơ khí
Cung cấp điện, hơi khí, nước và gia công các chi tiết phụ thay thế, sửa chữa thiết bị.
- Phân xưởng phụ liệu
Sản xuất bao bì và sản xuất cây đầu lọc cho sản xuất.
Phần II: Tình hình quản lý hoạt động đầu tư:
2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công
2.1.1. Sản lượng hàng năm
Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng phải duy trì sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời để hạn chế nhập lậu sản phẩm thuốc lá.
Mười năm đầu tiên, từ 1966 tới 1976 do điều kiện chiến tranh và do sản xuất thủ công là chủ yếu nên sản lượng mỗi năm chỉ đạt từ 12 – 14 triệu bao thuốc lá các loại. Với 100% thuốc lá không đầu lọc.
• Trong giai đoạn 1979-1987: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 1987: 58 triệu bao.
Công Ty đã xuất khẩu sang thị trường Liên Xô (cũ) được 34 triệu bao.
• Giai đoạn 1988-1995: Sản lượng sản phẩm thời kỳ cũng tăng rất nhanh đạt mức cao nhất từ trước đến nay, năm 1988 là 70 triệu bao đến năm 1996 tăng lên 103,45 triệu bao, cơ cấu chủng loại sản phẩm phong phú, đặc biệt từ năm 1990 đến năm 1994 có sản phẩm có giá trị cao như: Kings, Lotaba đã được người tiêu dùng ưu chuộng.
• Giai đoạn 1996 đến nay sản lượng của công ty tăng nhanh chất lượng liên tục cải tiến theo hướng giảm độc hại cho người tiêu dùng. Sản lượng bán ra liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2007 từ 103,067 triệu bao năm 2004 lên 113,587 triệu bao năm 2007.
Bảng 1.1: Sản lượng thuốc lá bán ra thời kỳ 2002-2007.
Đơn vị tính: triệu bao
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Sản lượng
107,083
113,187
103,067
110,774
111,634
113,587
( Nguồn: Phòng kế toán)
2.1.2. Sản phẩm
Với công nghệ trang thiết bi ngày càng hiên đại và ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến nên sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao về chất lượng, tăng về số lượng.
● Cơ cấu sản phẩm: đầu lọc chiếm 95%, không đầu lọc chiếm 5%, năng lực của Công ty: 200 triệu bao/ năm.
● Chủng loại sản phẩm của nhà máy hiện nay:
- Thuốc lá đầu lọc bao cứng,Vinataba, BluRiver, Blu River menthol, Caravan tím, Caravan menthol, thuốc lá Lam Kinh, thuốc lá Kings, thuốc lá Toruane, thuốc lá Vija, thuốc lá Mild Seven, thuốc lá Mild Seven Lights, thuốc lá Đông Dương, thuốc lá Valentin, thuốc lá Lotus, thuốc lá Sông Xanh....
- Thuốc lá bao mềm: Thuốc lá Bông Sen, Blue Bird menthol, Caravan, thuốc Vija
- Thuốc lá không đầu lọc: thuốc Hàm Rồng, thuốc 12/6.
● Theo phẩm cấp, quy định của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam về cấp loại thuốc lá điếu như sau:
+ Thuốc lá đặc biệt cao cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu, có chất lượng rất cao, mức giá bán rất cao khoảng từ 10.000 đồng/bao trở lên.
+ Thuốc lá cao cấp: Là thuốc lá điếu đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng cao. Có mức giá bán từ 6000 đồng/bao trở lên.
+ Thuốc lá trung cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng trung bình. Có mức giá bán từ 2000 –dưới 6000 đồng/bao.
+ Thuốc lá thấp cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao mềm và có cả bao hộp cứng. Có mức giá bán dưới 3000 đồng/bao.
+ Thuốc lá đen: Là loại thuốc lá điếu không có đầu lọc, đóng bao mềm, sử dụng nguyên liệu có chất lượng rất thấp, giá bán hiện nay khoảng dưới 1000 đồng/bao.
2.1.3. Tình hình tài chính
Nhờ có chính sách kinh doanh đúng hướng mà trong những năm qua công ty đã có sự chuyển biến đáng kể như doanh thu, lợi nhuận, tiền lương công nhân…
Bảng 2.1. Báo cáo tài chính các năm 2004 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
-Nguyên giá TSCĐ
Ng.đ
129.337
132.400
142.340
151.300
-Sản lượng tiêu thụ
Tr.bao
107
108
110
113.587
-Doanh thu
Tr.đ
321.580
332.039
356.196
437.165
-Nộp ngân sách
Tỷ.đ
107.102
138.000
142.340
146.231
-Lợi nhuận
Tr.đ
1.620
3.018
4.500
5.122
-Tổng số lao động
Người
1020
1.100
1.115
1.125
-Tiền lương bình quân
Ng.đ/người/tháng
1.250
1.427
1.500
1.620
-Vốn chủ sở hữu
66.991
66.991
71.798
73.452
(Nguồn: Công Ty Thuốc Lá Thanh Hóa, báo cáo tài chính các năm)
- Doanh thu hàng năm đều tăng với mức tăng trưởng bình quân 16.5%.Trong năm 2007 doanh thu tăng mạnh từ 356.196 triệu đồng năm 2006 lên 437.165 triệu đồng tăng hơn 80 triệu
- Lợi nhuận trước thuế tăng trong các năm 2004, 2006, 2007 thể hiện hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 4,5 tỷ còn năm 2007 là 5,122 tỷ.
- Tiền lương của công nhân cũng được cải thiện từ 1,237 triệu đồng năm 2004 đã tăng lên 1,620 triệu đồng năm 2007
Với sự tăng trưởng của mình công ty đã góp phần tăng ngân sách nhà nước, tạo ra những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của các năm đều tăng với mức tăng trung bình là 13.9%
- Công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với thu nhập thỏa đáng. Thu nhập bình quân của người lao động không ngừng được cải thiện thể hiện mức lương ngày càng. Mức tăng bình quân là 9.3%, tuy nhiên so với các công ty cùng ngành thì vẫn còn thấp
- Những tiến bộ này không chỉ tạo đà cho sự phát triển của công ty mà còn là sự phát triển của tổng công ty nói chung. Đây là những cố gắng của toàn bộ công ty trong việc khắc phục khó khăn đi lên tìm chỗ đứng trên thị trường
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở công ty
2.2.1. Xác định chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư
2.2.1.1. Chiến lược kinh doanh
Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua và các năm trước đó công ty đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới như sau:
+ Không ngừng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
+ Giảm độc hại hơn cho người tiêu dùng
+ Trở thành mô hình đơn vị sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm
môi trường
Đến năm 2015 tăng sản lượng lên gấp 2 lần, doanh thu gấp 3 lần so với hiện nay, và có vị trí nằm trong tốp 3 đơn vị dẫn đầu ngành thuốc lá Việt Nam.
Bảng 2.2 : Kế hoạch dài hạn
Chỉ tiêu
ĐVT
Ước 2008
Kế hoạch 2009
Kế hoạch 2010
-Doanh thu
Tỷ .đ
500.000
520.000
530.000
-Sản phẩm thuốc bao
Tr.bao
94.000
97.000
97.000
-Nộp ngân sách
Tỷ. đ
230.000
240.000
250.000
-Lợi nhuận trước thuế
Tỷ.đ
7.000
7.500
8000
-Tổng thu nhập BQ
Tr. đ
2.330
2.400
2.500
-Tổng lao động BQ
Người
700
700
700
Trong đó
-Lao động đi làm
Người
633
640
640
-Lao động nghỉ KL dài hạn
Người
10
10
10
-Lao động nghỉ KL chính sách
Người
57
50
50
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
2.2.1.2. Chiến lược đầu tư
Nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao ngày càng tăng. Cũng như các sản phẩm khác trên thị trường, muốn sản lượng tiêu thụ cao thì chất lượng càng được cải tiên. Đáp ứng nhu cầu công ty đưa ra chiến lược đầu tư như sau:
- Hoàn thành dự án đầu tư bổ sung dây chuyền lá sợi để xem xet hiệu quả
- Xem xét đầu tư máy phát điện, trạm biến áp
- Hỗ trợ JTI lắp đặt máy móc mới và cải tạo nhà xưởng
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và nâng cao tay nghề công nhân
- Thiết bị mới: Tổ chức nghiên cứu, huấn luyện để nâng cao khả năng làm chủ thiết bị cần thiết có thể mời chuyên gia nước ngoài hoặc từ các trường đại học về hướng dẫn
- Trung tu thiết bị cần nghiên cứu kỹ có tham khảo từ công ty thuốc lá Thăng Long, công ty thuốc lá Sài Gòn
2.2.2. Công tác lập dự án đầu tư
2.2.2.1. Nội dung
● Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Nhằm phát hiện những khâu những giải pháp kinh tế - kĩ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần và có thể đầu tư trong thời kì kế hoạch, để thực hiện chiến dịch sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty.
- Trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư các cán bộ nghiên cứu các chủ trương, chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn. Do theo Quyết định Số: 88/2007/QĐ-TTg: Sản xuất sản phẩm thuốc lá là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Không đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được cơ quan có thẩm quyền xác định. Chỉ được phép đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất thuốc lá để chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại và bảo vệ môi trường. Đó là cơ sở để tìm cơ hôi đầu tư
- Nhu cầu về sản phẩm của dự án: Việc này quyết định đến đầu ra của dự án. Nghiên cứu chính xác nhu cầu đảm bảo sản phẩm của dự án tiêu thụ thuận lợi.
- Khả năng huy động vốn của doanh nghiêp. Điều này có ảnh hưởng tới tiến độ thi công của dự án sau này.
Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. Người ta thường dựa vào các ước tính tổng hợp hơn là chi tiết. Trong quá trình làm việc các cán bộ lập dự án đôi khi lấy số liệu của 1 dự án đang hoạt động của công ty cùng ngành khác làm cơ sở cho nghiên cứu dự án của mình
● Nghiên cứu khả thi:
Do dự án của công ty thường là các dự án nhỏ nên bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi để giảm chi phí và thời gian. Do đó đây là bước quan trọng cuối cùng để sàng lọc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác lập dự án.
- Nghiên cứu mọi khía cạnh ở trạng thái động.
- Hình thức đầu tư chủ yếu công ty thực hiện là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó công ty là người bỏ vốn đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư
- Cán bộ trong nhóm lập dự án tùy vào chuyên môn của mình sẽ có các phương án lựa chọn kỹ thuật, phương án kiến trúc giải pháp xây dựng…
- Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư chủ yếu là vốn từ lợi nhuận và vay của ngân hàng. Mỗi dự án được thực hiện trong tình hình tài chính của công ty khác nhau nên nguồn vốn mỗi dự án có tỷ lệ của vốn tự có và vốn đi vay là khác nhau.
- Phương án quản lý khai thác và sử dụng lao động
- Trong phân tích tài chính mới chỉ quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả IRR, NPV, T chưa xét đến chỉ tiêu độ an toàn mặt tài chính của dự án, an toàn về vốn, khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, phân tích độ nhạy
2.2.2.2. Quy trình
Quy trình soạn thảo dự án đầu tư khả thi thường bao gồm công việc chủ yếu:
- Nhận dạng dự án: xác định dự án thuộc loại nào, mục đích của dự án, chủ đầu tư, tính hợp pháp của ngành kinh doanh.
- Lập đề cương sơ bộ của dự án và dự trù kinh phí:
Đề cương sơ bộ gồm: giới thiệu sơ lược về dự án và những nội dung cơ bản của nghiên cứu khả thi
Dự trù kinh phí cho công tác soạn thảo gồm: chi phí cho sưu tầm hay mua thông tin, chi phí bồi dưỡng cán bộ lập dự án, chi phí hành chính, văn phòng
- Lập đề cương chi tiết của dự án: lập đề cương chi tiết được tiến hành khi đề cương sơ bộ được thông qua. Đề cương chi tiết được xây dựng với sự đóng góp ý kiến của cả nhóm tham gia lập dự án
- Phân công công việc cho các thành viên soạn thảo: Trên cơ sở đề cương chi tiết chủ nhiệm phân công công việc cho các thành viên theo chuyên môn của họ.Trưởng phòng kế hoạch đóng vai trò chủ nhiệm dự án. Do thành viên trong phòng ít nên cán bộ trong phòng đươc phân bố:
+ 2 – 3 thành viên kĩ thuật đảm nhiệm khâu thiết, nghiên cứu đặc tính kĩ thuật như công suất máy móc, thiết bị để có thể lựa chọn công nghệ cho dự án
+ 3 – 4 thành viên tài chính nghiên cứu khía cạnh tài chính kinh tế, số còn lại nghiên cứu văn bản thủ tục theo quy định của pháp luật
- Công việc chính khi tiến hành soạn thảo dự án: sau khi được phân công công việc các thành viên thu thập thông tin theo lĩnh vực mình đảm nhiêm sau đó phân tích, xử lý và được tổng hợp theo nhóm. Các nhóm tổng hợp trình bày phản biện trong nội bộ nhóm dưới sự chủ trì của chủ nhiêm dự án
- Mô tả dự án và trình bày với chủ đầu tư: Nội dung của dự án sau khi đã được nhất trí của cả nhóm soạn thảo sẽ được trình bày dưới dạng văn bản và được trình bày với chủ đầu tư
2.2.3. Công tác thẩm định
Đây là quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án 1 cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo. Thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thực hiện và hiệu quả dự án để từ đó ra quyết định đầu tư
2.2.3.1. Nội dung
● Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án:
- Tổ chức thẩm định xem xét sự phù hợp của dự án với các điều kiện tuân thủ được nhà nước quy định vì đây là lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư: năng lực kinh doanh, uy tín, năng lực tài chính.
● Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:
- Kiểm tra tính hợp lý trong từng mục tiêu của dự án.
- Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương án phân tích, dự báo cung cầu về sản phẩm.
- Xem xét khả năng chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án.
● Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án:
Các cán bộ chuyên môn kỹ thuật sẽ đánh giá khía cạnh kỹ thuật về: Công suất dự án, sự phù hợp của công nghệ, nguồn cung cấp đầu vào, địa điểm xây dựng, giải pháp xây dựng, ảnh hưởng dự án đến môi trường.
● Thẩm định về phương diện khía cạnh tổ chức, quản lý dư án: Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án, cơ cấu trình độ tổ vận hành dự án, đánh giá nguồn nhân lực
● Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án: Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn, thẩm tra nguồn huy động vốn, kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí trong tính toán, kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm…
2.2.3.2. Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định được tiến hành theo quy định của nhà nước
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thực hiện công việc thẩm định
- Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
- Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư
2.2.3.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư:
Công ty mới chỉ áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp triệt tiêu rủi ro chưa chú trọng đến phương pháp dự báo, phương pháp thẩm định
2.2.4. Quản lý quá trình thi công dự án đầu tư
2.2.4.1. Quản lý nhân sự
Lực lượng tham gia vào quá trình thi công là tương đối đông do đó khó tránh khỏi việc mất kỹ luật trong làm.Để đảm bảo tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình thì quản lý nhân sự rất quan trọng.
2.2.4.2. Quản lý sử dụng vốn
Rót vốn kịp thời không những đảm bảo tiến độ thi công mà còn tránh lãng phí trong quá trình thực hiện do không đủ vốn để thi công, công nhân đành nghỉ làm việc vừa lãng phí thời gian vừa lãng phí tiền do kéo dài thời gian thi công. Sử dụng vốn vào mục đích hợp lý ví dụ như cái gi cần dùng trước thì chi vốn trước. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý quản lý vốn chưa hiệu quả lắm thể hiện việc dải ngân vốn chậm làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất
2.2.4.3. Giám sát quá trình thi công
Lực lượng giám sát thi công còn mỏng dẫn đến việc giám sát kiểm tra không được chặt chẽ.
- Thời hạn thi công dự kiến chưa hợp lý vì vậy khi thực hiện thường hoàn thành không đúng theo kế hoạch
- Tổ chức thi công chưa được thực hiện một cách khoa học. Bên cạnh đó, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia họat động xây dựng chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.
2.3. Tổng quan về tình hình thực hiện đầu tư
2.3.1. Tổng mức đầu tư qua các năm
Bảng 2.3: Tổng mức đầu tư 2002 – 2008
(đơn vị tính: tr.đ)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
-Tổng mức đầu tư
4.201,04
17.713,01
2.468,01
10.401
4.983,4
-Tốc độ tăng định gốc
-
3,22
0,41
1,47
0,18
-Tốc độ tăng liên hoàn
-
3,22
- 0,86
3,21
- 0,52
(Nguồn: Công ty thuốc lá Thanh Hóa)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng mức đầu tư đến năm 2005 thì tăng mạnh. Mấy năm tiếp theo mức đầu tư lại có xu hướng giảm nguyên nhân do năm 2005 mức đầu tư tương đối lớn nên nhu cầu đầu tư ở mấy năm tiếp theo giảm
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư
2.3.2.1. Vốn tự có
Vốn được trích ra từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục lại năng lực sản xuất của tài sản cố định; thuê mướn lao động …
2.3.2.2. Vốn ngân sách
Công ty thuốc lá Thanh Hóa là công ty trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước do đó hàng năm công ty vẫn có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển. Tuy nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của công ty
2.3.2.3. Vốn vay ngân hàng
Chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn vốn dành cho đầu tư. Sự phát triển và uy tín của Công ty là một lợi thế đáng mừng cho việc vay vốn. Hệ thống ngân hàng hiện nay rất lớn với nhiều ngân hàng thuộc quốc doanh, ngoài quốc doanh tạo thêm nhiều hơn nữa cơ hội cho việc gia tăng nguồn vốn sản xuất đi vay từ các ngân hàng. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm sút đáng kể, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn chủ sở hữu còn ít trong khi đó vốn vay bên ngoài thì tăng, đồng thời với việc trả lãi hàng năm làm giảm đi lợi nhuận của Công Ty. Vốn tồn đọng tại các công trình, các kho chưa giải phóng được...Tình hình năm 2008 lãi suất tiền gửi tăng lạm phát cao, giá tiêu dùng cùng cao gấp đôi so với trước đây nên sử dụng hiệu quả vốn là 1 bài toán khó cho nhà lãnh đạo công ty. Tăng lượng vốn để hoạt động côn ty cần tăng cường việc thu hồi nợ của các đơn vị khách hàng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn để doanh nghiệp tiết kiệm được vốn.
2.3.3. Sử dụng vốn đầu tư
2.3.3.1. Tài sản cố định
Trong giai đoạn từ 2004 – 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định gồm
Bảng 2.4: Vốn đầu tư cho TSCĐ phân theo lĩnh vực giai đoan 2004 – 2008
( đơn vị tính: tr. đồng)
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
-Nhà cửa
1.535,275
78,408
432,005
4.867,01
712,42
-Máy móc thiết bị
207,845
12.900,93
791,001
2.703,76
1.592,21
-Phương tiện vận tải
144,552
805,278
523,1
1.285,77
1.156,70
-Thiết bị dụng cụ quản lý
1.683,206
1.625,702
228,302
296,43
264,59
Tổng
3.570,878
15.410,318
1.974,408
9.152,97
4.136,22
( Nguồn: phòng kế toán)
● Thiết bị máy móc
Đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất dựa trên nhu cầu của quá trình sản xuất nâng cao năng xuất lao động đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm.Trong giai đoạn từ 2004 - 2008 công ty đã đầu tư các loại máy móc như: nồi hơi, máy sấy nén, máy hút bụi, máy cuốn điếu… Dây chuyền chế biến lá sợi công, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây là dây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại. Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế. So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Công ty về thiết bị so với một số Công ty khác. Các thiết bị cuốn điếu có 2 máy đóng bao cứng, 1 máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại,
Trong năm 2005 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là cao nhất năm 2005 là 12.900,93 triệu đồng. Nguyên nhân do năm này nhà máy đầu tư nhiều loại máy móc hiện đại đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất nên giá thành khá cao
● Đầu tư nhà xưởng vật kiến trúc: gồm xây mới và cải tạo nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất như: cải tạo nhà ăn, xây mới nhà để xe, hệ thống làm mát mái tôn, cải tạo nhà làm việc..
Năm 2005 là năm có tỷ lệ vốn đầu tư cho nhà xưởng vật kiến trúc là thấp nhất với 78,408 triệu năm 2005. Trong năm này công ty chỉ xây mới 1 nhà làm việc và cải tạo l dãy nhà 3 tầng. Năm 2007 vốn đầu tư cho nhà xưởng đạt cao nhất 4.867,01 triệu đồng. Trong năm nay công ty đã xây lại 2 nhà xưởng và làm lại hệ thống điện nguồn khu vực sản xuất
● Phương tiện vận tải mua thêm xe tải dùng trong việc chở nguyên vật liệu, chở sản phẩm đi đến nơi tiêu thụ
Năm 2006 – 2008 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải có xu hướng tăng cao nhất năm 2007 với mức vốn là 1285,77 triệu đồng
● Thiết bị dụng cụ quản lý như mua thêm máy photocopy, máy điều hoa, máy tính, máy in…
Trong đó vốn dành cho mua máy tính và máy điều hòa chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư dành cho thiết bị, dụng cụ quản lý. Năm 2004 công ty mua thêm thiết bị đo chu vi và độ giảm áp với giá trên 1 tỷ làm cho vốn phải chi cho thiết bị dụng cụ quản lý trong năm này tăng khá cao so với các năm như 2006, 2007, 2008
2.3.3.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu
Công ty đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng cây nguyên liệu thuốc lá thông qua việc ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với người nông dân, với giá thu mua được công bố ngay từ đầu vụ. Công ty ứng trước cho bà con vùng trồng, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, than sấy nguyên liệu, cấp vốn không tính lãi cho các hộ trồng sửa chữa hoặc xây mới lò sấy, mua máy bơm nước và các trang thiết bị khác phục vụ vùng trồng, sau đó thu hồi đầu tư bằng sản phẩm khi thu mua vào cuối vụ. Ðồng thời, hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng, hái sấy, phân loại nguyên liệu và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật thông qua các đợt tập huấn kỹ thuật định kỳ và các hội nghị đầu bờ.
Nhiều năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà nước giao về công tác xóa đói, giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế các xã vùng sâu, vùng xa. Ðến nay, Công ty trợ giúp 1 tỷ đồng giúp bà con vùng trồng cây thuốc lá bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, hạn hán và sâu bệnh; 0,03 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng, sửa chữa đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, trường học... ở địa phương và vùng
2.3.3.3. Nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức:
Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được Công ty quan tâm đầu tư, có định hướng và chương trình đào tạo dài hạn. Trong những năm qua, Công ty đã tổ chức nhiều đoàn đi công tác nước ngoài học tập về các lĩnh vực: Quản lý kinh tế, marketing, công nghệ sản xuất thuốc lá của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ… Riêng năm 2005, Công ty đã thực hiện chương trình đào tạo dài hạn chuyên sâu thông qua việc cử CBCNV cùng 21 CBCNV của tổng công ty sang Trung Quốc đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật thuốc lá. Có thể nói, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ KHCN của Công ty ngày càng phát triển, tiếp thu được kỹ thuật hiện đại, chuẩn bị tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trước đây cũng như bây giờ và về sau Công ty vẫn cố gắng hết sức để nâng cao trình độ các hoạt động vẫn còn mới như đấu thầu hay như thẩm định cho các dự án để có thể phân tích được rủi ro từ đó chọn ra được những dự án mang lại hiệu quả mà phù hợp với công ty nhất và quản lý nói chung, đầu tư nhân lực nói riêng có trình độ cao và chắc chắn. Không chỉ quan tâm bồi bổ cho cán bộ mà còn nâng cao tay nghề của công nhân như hàng năm vẫn tổ chức thi nâng bậc, thi an toàn lao động
Công ty Thuốc lá Thanh Hóa chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất và cho người lao động. Giai đoạn 2005 - 2008, mỗi năm công ty đã đầu tư gần 200 triệu đồng cho chi phí bảo hộ lao động như: thực hiện các biện pháp về an toàn, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy; các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động (quần áo, nón, giày, khẩu trang, nút chống ồn, mũ bảo hộ….); khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnh viện 103, 108 hàng năm vẫn về công ty để kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân viên chức…)
2.3.3.4. Đầu tư hoạt động marketing
Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thuốc lá, thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy định hạn mức sản lượng sản xuất, nhập khẩu, chính sách thuế để hạn chế tiêu thụ thuốc lá, tuyên truyền vận động giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Vì thế mọi hình thức quảng cáo trên thông tin đại chúng và chương trình khuyến mại đều bị nghiêm cấm
Theo định kỳ hằng năm, Công ty đều tổ chức hội nghị khách hàng để gặp gỡ trao đổi với các đại lý tiêu thụ sản phẩm, nhằm nắm bắt tâm lý chung và những biến động của thị trường để có biện pháp tháo gỡ khó khăn. Qua thu thập ý kiến của các đại lý trong hội nghị khách hàng và khảo sát thị trường, Công ty sẽ có những chính sách và điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh Luật thương mại cấm quảng cáo, Công ty đã có nhiều nỗ lực xây dựng và củng cố thương hiệu .Thuốc lá Thanh Hóa. thông qua hình thức tiếp thị những sản phẩm mới, tham gia hội ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22839.doc