MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2
1.1.1. Quá trình hình thành 2
1.1.2. Quá trình phát triển. 2
1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 3
1.2.1. Giám Đốc. 3
1.2.2. Phòng kinh doanh. 4
1.2.3. Phòng hành chính nhân sự. 4
1.2.4. Phòng kế toán. 5
1.2.5. Bộ phận kho. 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY THHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ. 7
2.1. Lĩnh vực kinh doanh. 7
2.2. Sản phẩm chủ yếu và tình hình tiêu thụ. 9
2.3. Hoạt động marketing. 11
2.4. Hoạt động mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất và quản lý vật tư của công ty. 13
2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế. 13
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHẢP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 16
3.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế. 16
3.1.1. Ưu điểm 16
3.1.2. Nhược điểm 17
3.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới. 18
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 19
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu mặt hàng này.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế là một doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu và phân phối rượu vang. Được thành lập từ năm 2003, với những chiến lược và chính sách kinh doanh đúng đắn, công ty đã có những bước phát triển nhanh tróng và hiện là một doanh nghiệp rất có uy tín trong lĩnh vực này.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế, em đã chọn thực tập ở công ty do nhận thấy sự phù hợp giữa chuyên ngành học của mình và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập tại đây, với sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên công ty và sự hướng dẫn của TS. Tạ Lợi em đã hoàn thành bản báo cáo thực tổng hợp này. Do sự hạn chế về kiến thức nên bản báo cáo sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô để em có thể củng cố kiến thức của mình.
Hà Nội, tháng 2/2009
Sinh viên
Bùi Xuân Vinh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Quá trình hình thành
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế.
Tên giao dịch: International Trading Development Investement Company Limited.
Trụ sở: Số 3 ngách 6/14 phố Đội Nhân phường Cống Vị Ba Đình Hà Nội.
Văn phong giao dịch: số 2 ngõ 18 Vũ Thạnh quận Đống Đa Hà Nội.
Tel: (04) 5143570.
Fax: (04) 8562 359.
Email: info@itdwines.com
Website: www.itdwines.com
Ngày thành lập: 23/6/2003.
1.1.2. Quá trình phát triển.
Công ty được thành lập vào ngày 23/6/2003 với nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu và phân phối rượu vang. Thời gian đầu, công ty là đại lý độc quyền của 1 hãng rượu lớn thứ 2 của Mỹ - Canadaigua. Kể từ năm 2004, công ty đã bắt đầu mở rộng nguồn cung cấp rượu với việc nhập khẩu từ các nước khác như Anh, Úc, Chile, năm 2005 có them Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp. Cũng trong khoảng thời gian này công ty đã có sự điều chỉnh về chiến lược nhập khẩu, cụ thể là thu hẹp chủng loại rượu nhập khẩu, hạn chế các mặt hàng có tính thời vụ, tập trung vào một số mặt hàng có nhu cầu thường xuyên, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược này và đã thu được những thành công nhất định, trở thành một trong những nhà cung cấp rượu vang có uy tín trên thị trường, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản trị của công ty
GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
BỘ PHẬN KHO
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của công ty)
1.2.1. Giám Đốc.
Chức năng và nhiệm vụ chính của giám đốc:
- Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.
- Tuyển dụng lao động.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao 1 cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty.
1.2.2. Phòng kinh doanh.
Gồm 20 người, trong đó có 1 trưởng phòng kinh doanh, 8 nhân viên kinh doanh, 11 nhân viên bán hàng tại chỗ.
* Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của trưởng phòng kinh doanh:
- Điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm và phân chia những mục tiệc, chiến lược và các kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược hàng hoá, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, xác định các chỉ tiêu chủ yếu về doanh số, lợi nhuận, phân chia kế hoạch thực hiện tháng, quý cho các đối tượng.
- Giao kế hoạch cho nhân viên, tổ chức phân công thực hiện chỉ tiêu kinh doanh.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh, đề xuất các biện pháp xử lý.
* Chức năng và nhiệm vụ nhân viên kinh doanh:
- Trực tiếp tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, là người đáp ứng các yêu cầu của khách, là người phản ánh các thị hiếu, ý kiến, đề nghị của khách
- Lập kế hoạch, thực hiện các chỉ tiêu doanh số được giao.
- Tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng, lập phiếu đề nghị xuất hàng.
- Nộp báo cáo kết quả kinh doanh tuần, tháng, báo cáo kết quả thực hiện chương trình, thoả thuận theo quy định.
1.2.3. Phòng hành chính nhân sự.
Bao gồm 5 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 4 nhân với các chức năng nhiệm vụ chính:
- Quản lý, soạn thảo công văn, văn bản.
- Mua sắm, bảo hành, sữa chữa TSCĐ và CCLĐ.
- Tổng hợp số liệu báo cáo cho Giám đốc.
- Hoạch định nhân sự.
- Tuyển dụng. đào tạo và phát triển nhân nhân sự.
- Các vấn đề về lương thưởng.
1.2.4. Phòng kế toán.
Gồm 8 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên làm công tác ngân quỹ và 5 nhân viên làm công tác kế toán. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Thực hiện những công việc về ngiêp vụ chuyên môn tài chính kế toán théo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực và nguyên tắc kế toán.
- Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thu hồi vốn nhanh tróng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng .
- Quản lý hoạt động tài chính trong toàn công ty.
- Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng; định kỳ báo cáo giám đốc về tình hình tài chính của công ty.
- Theo dõi việc thực hiện các kế hoạch tài chính đã được duyệt.
- Quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong hoạt động vay vốn và luân chuyển tiền tệ.
- Lập và đánh giá báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty
- Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
1.2.5. Bộ phận kho.
Gồm 1 thủ kho và 6 nhân viên làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa. Bộ phận kho có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Quản lý và kiểm soát hàng hóa trong kho.
- Kiểm tra việc xuất nhập hàng hóa.
- Theo dõi và xử lý hàng hóa.
- Tổ chức việc bốc xếp hàng hóa và sắp xếp hàng hóa trong kho khoa học.
- Thực hiện công tác điều phối.
- Tổ chức thực hiện việc thu tiền và giao tiền hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
2.1. Lĩnh vực kinh doanh.
Lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký của công ty bao gồm:
- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, nông lâm thủy sản.
- Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh xe đạp, xe máy, ô tô, phương tiện giao thông vận tải.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh các hoạt động vui chơi giải trí.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Hiện nay công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm rượu vang. Công ty trực tiếp liên hệ với các nhà sản xuất cung cấp rượu vang nước ngoài để đặt hàng mà không thông qua các đại lý trung gian. Công ty luôn trú trọng việc thiết lập, duy trì mối liên hệ với các nhà sản xuất rượu vang lớn, có uy tín để có thể đảm bảo nguồn cung cấp ổn định. Hệ thống phân phối của công ty tương đối rộng, trải đều ra các tỉnh cả 3 miền. Đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Quản Ninh… công ty đã thiết lập được 1 hệ thống phân phối khá mạnh. Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cũng đã thành lập một văn phòng đại diện nhằm từng bước tìm hiểu và chiếm lĩnh thị trường phía Nam. Công ty cũng có các kênh phân phối khác như: kênh bán buôn; các đại lý; bán tại siêu thị; kênh nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên các kênh này mới được thành lập lên chưa phát triển mạnh.
Loại hình sản phẩm mà công ty đang kinh doanh có những tính chất đặc thù nhất định so với các sản phẩm khác. Rượu vang là một một mặt hàng được coi là xa xỉ, là sản phẩm tiêu dùng cao cấp và không được nhà nước khuyến khích nhập khẩu. Trước đây, để nhập khẩu rượu vang các công ty buộc phải thông qua 1 đầu mối của nhà nước, điều này khiến các công ty không chủ động được nguồn cung và làm tăng giá thành sản phẩm. Từ năm 2000, đã có sự thay đổi về chính sách của Nhà nước, theo đó các công ty được đứng ra tự nhập khẩu rượu mà không cần thông qua bất kỳ 1 đầu mối nào. Chính sách này đã tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của công ty trong lĩnh vực nhập khẩu rượu nói chung cũng như công ty Đàu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế nói riêng. Tuy nhiên đây cũng chính là rào cản đầu tiên của công ty khi tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu và phân phối rượu. Trước đây các công ty không phải chủ động tìm kiếm thị trường nhập khẩu vì đã thông qua đầu mối của nhà nước, khi chính sách này rỡ bỏ, các công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và vấp váp trong việc tự tìm kiếm thị trường nhập khẩu, tự liên hệ với các nhà cung cấp nước ngoài, do đã quen trong việc phụ thuộc vào một nhà nhập khẩu đầu mối của Nhà nước. Thói quen ỷ lại, không tự thân vận động tìm nhà cung cấp mới sẽ khiến các công ty, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Công ty Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế được thành lập vào năm 2003, đây là thời điểm mà thị trường nhập khẩu và phân phối rượu vang đã phát triển tương đối, đã có nhiều nhà phân phối tạo dựng được uy tín và chỗ đững vững chắc, do đó việc tham gia vào thị trường cũng nhu bước đầu tạo dựng mối quan hệ làm ăn với khách hàng là không dễ dàng. Tuy nhiên với những chính sách và chiến lược đúng đắn công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Mặt khác, do thị trường nhập khẩu rượu vang được đánh giá là phát triển khá nhanh, hàng năm có rất nhiều hãng rượu về Việt Nam tím kiếm đại lý phân phối, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này do đó áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khách hàng cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức ép kinh doanh cho công ty. Người tiêu dùng mặt hàng cao cấp này được đánh giá là những khách hàng khó tính, tương đối sành về các hãng rượu có uy tín. Do có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nên chủng loại hàng hóa là vô cùng phong phú, khách hàng ngày càng có nhiều sự lụa chọn thay thế. Công ty luôn phải tim hiểu và đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.2. Sản phẩm chủ yếu và tình hình tiêu thụ.
- Các sản phẩm chủ yếu của công ty:
Hình 1: Các sản phẩm chủ yếu của công ty.
Banrock Reserve Shiraz
Ncc:
Hardy ine - Úc
Amaden chablis
Ncc:
Cannadaigua – Mỹ
Banrock char
Ncc:
Hardy wine - Úc
BlackRevChar
Ncc:
Hardy wine- Úc
Domiga
Ncc:
Hardy wine - Úc
Montanha tinto
Ncc:
Ahenriques- Bồ Đào Nha
Montanha Branco
Ncc:
Ahenriques - Bồ Đào Nha
Gailac Carte Noire
Ncc:
Vignerons De Rabastens - Pháp
Gailac St Victor
Ncc:
Vignerons De Rabastens - Pháp
-Tình hình tiêu thụ của công ty từ 2005 – 2007:
Biểu đồ 1: Lượng rượu nhập và tiêu thụ của công ty 2005-2007(đơn vị: chai)
(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)
Nhìn vào biểu đồ, cột bên trái các năm là lượng hàng công ty nhập về theo từng năm, còn bên phải là biểu thị lượng bán được của mỗi dòng sản phẩm, ta có thể thấy được các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ luôn được tiêu thụ mạnh và đều qua các năm, các sản phẩm của Bồ Đào Nha cũng khá được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm của Chilê bắt đầu được công ty nhập từ năm 2006 như một sự thử nghiệm nên chưa được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn, do đó mà lượng hàng nhập sản phẩm này về đã không tiêu thụ được trong năm 2006.
- Công ty hiện đã mở thêm một văn phòng làm chi nhánh đại diện của công ty tại TP Hồ Chí Minh, dó đó thị trường tiêu thụ của công ty về cơ bản được chia làm 6 nhóm thị trường khác nhau là: Khu vực Hà Nội; khu vực TP Hồ Chí Minh; hệ thống các nhà hàng và khách sạn( gọi tắt là Horeca); hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc; các tỉnh lẻ trên toàn quốc được gộp thành 2nhóm tỉnh lớn là nhóm tỉnh thứ 1 bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra Bắc, nhóm tỉnh thứ 2 bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam.
2.3. Hoạt động marketing.
Hoạt động marketing, hỗ trợ tiêu thụ luôn được quan tâm và đẩy mạnh theo từng thị trường khác nhau:
- Khu vực Hà Nội: công ty có các chính sách hỗ trợ như thưởng cho khách hàng các đồ khuyến mại, vật phẩm, các sản phẩm tặng hàng uống thử. Ngoài ra, công ty còn treo biển tại nơi bán hàng của công ty và có chính sách hỗ trợ 35% giá cho các cửa hàng bán các mặt hàng cao cấp như Simi, Veramonte, Redman…, thưởng 5% khi giải quyết hàng tồn. Hoạt động này đã mang lại doanh thu 4,2 tỷ cho công ty năm 2008.
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: đối với kênh bán buôn, tại thành phố có chính sách hỗ trợ quản lý, xây dựng khách hàng, đánh giá thực tế nhu cầu khách hàng, thúc đẩy bán hàng chuyển trực tiếp từ Hà Nội qua đại lý. Đối với hệ thống nhà hàng khách sạn, tập trung trong việc làm hình ảnh sản phẩm và quảng bá hình ảnh công ty.
- Khu vực tỉnh lẻ trên toàn quốc, hoạt động bán hàng hệ thống nhà hàng khách sạn đã được mở tại 6 tỉnh, thành phố Quản Bình, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai. Chính sách hỗ trợ bán hàng tại khu vực này là bán theo giá bán buôn, kèm theo các vật phẩm khuyến mại, hỗ trợ 35% giá đối với các mặt hàng cao cấp, có tiền thưởng tạm ứng khi tham gia hoạt động bán hàng cho hệ thống Horeca, đựoc trích 0,5% doanh số bán cho chi phí tiếp khách và quan hệ khách hàng. Mục tiêu về doanh thu đối với khu vực này 7 tỷ.
- Hệ thống Horeca: tăng chi phí lương cho nhân viên 15% doanh số tại các điểm bán hàng nhanh được mở trong 5 tháng, tăng các dịch vụ bán hàng như dao hàng, cataloge, vật phẩm bán, tăng thưởng doanh số khi khai thác các điểm bán lớn và khách sạn cao cấp.
- Hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc: đối với các siêu thị lớn như BigC, Metro, có nhân viên bán hàng trực tiếp cũng như cộng tác viên để vận chuyển theo tính chất mùa vụ; có quà khuyến mại theo vụ. Doanh số thu được tại nhánh này là 8 tỷ trong năm 2008. Đối với các siêu thị khác, hỗ trợ nhân viên bán hàng trực tiếp và các cộng tác viên thuộc tình hình nhằm vận chuyển kịp hàng hóa khi vào vụ chính, tăng cường các đợt khuyến mại, quà tặng, các phụ kiện. Ngoài ra còn thuê các vị trí trưng bày và chương trình. Mục tiêu đối với khu vực này là 2 tỷ/năm.
Các hoạt động quảng cáo, PR,…được công ty rất chú trọng nhằm quảng bá hình ảnh của mình:
- Công ty đã đưa hình ảnh các sản phẩm của công ty mình để giới thiệu về văn hóa rượu vang, tư vấn cho khách hàng trên một số tạp chí như: Tiếp thị Gia đình, Món ngon,… chi phí cho hoạt động này hàng năm lên tới gần 60triệu.
- Công ty cũng đã đăng ký quảng cáo trên bản tin thị trường với chi phí 10triệu/lần, tham gia tài trợ cho một số chương trình của đài truyền hình Hà Nội và trung ương.
- Ngoài ra công ty cũng đã tổ chức được hội nghị khách hàng trong năm 2008 với chi phí lên tới 20.000$, tiệc thử rượu(chi phí 3000$).
2.4. Hoạt động mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất và quản lý vật tư của công ty.
- Công ty có trụ sở chính tại phường Cống Vị, Ba Đình, mở văn phòng giao dịch tại Phố Vũ Thạnh, Đống Đa. Do không có chức năng sản xuất nên công ty không không tranh bị nhà xưởng, cũng như không có các trang thiết bị khác phục vụ cho việc sản xuất. Công ty hiện chỉ đăng kí hợp đồng thuê kho theo năm với công ty Kho vận và vận chuyển có địa điểm trên đường Long Biên 2.
- Chính sách mua sắm và quản lý vật tư của công ty: công ty chỉ đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối của công ty như: máy tính, máy fax, điện thoại bàn…Các phương tiện phục vụ cho hoạt động phân phối, vận chuyển hầu hết là thuê ngoài hoặc sử dụng phương tiện cá nhân của các nhân viên bán lẻ.
2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế.
- Tình hình tài chính của công ty: Nguồn vốn góp ban đầu của công ty khi mới thành lập là 2,5 tỷ. Sau 6 năm hoạt động, công ty đã có những thay đổi về nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
Bảng 1: Biến đổi nguồn vốn của công ty trong 3 năm từ 2005-2007. (Đơn vị: đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nợ phải trả
12.411.488.881
9.253.587.829
13.582.377.517
Nợ ngắn hạn
12.411.488.881
9.253.587.829
13.582.377.517
Vay và nợ ngắn hạn
5.286.466.073
6.294.341.743
8.177.294.718
Phải trả người bán
4.850.701.240
2.459.157.438
4.314.162.364
Người mua trả tiền trước
684.213.800
-
105.421.139
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.590.167.768
402.685.898
835.919.154
Phải trả người lao động
-
97.531.750
149.663.142
Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác
(60.000)
(129.000)
(83.000)
Nợ dài hạn
-
-
-
Vốn chủ sở hữu
2.443.320.723
2.451.058.155
2.309.219.326
Vốn chủ sở hữu
2.443.320.723
2.451.765.668
2.309.926.839
1
Vốn đầu tư của CSH
2.500.000.000
2.500.000.000
2.500.000.000
2
LN chưa phân phối
(56.679.277)
(48.234.332)
(190.073.161)
Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
(707.513)
(707. 513)
1
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
-
(707.513)
(707.513)
2
Tổng cộng nguồn vốn
14.854.809.604
11.704.645.984
15.891.596.843
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2005- 2007.)
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Bảng 2: Bảng kết quả kinh doanh của công ty 2005-2007 (Đơn vị: đồng)
STT
Chỉ tiêu
Mã
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
DT về BH&CC DV
01
16.305.978.771
13.191.335.285
16.873.417.195
Các khoản giảm trừ
02
-
1.040.327.431
644.876.001
DTTT về BH& CC DV
10
16.305.978.771
12.151.007.854
16.228.541.194
Giá vốn hàng bán
11
14.315.883.891
9.908.741.295
12.786.965.326
LN gộp về BH và CC dịch vụ
20
1.990.094.880
2.242.266.559
3.441.575.868
DT hoạt động TC
21
-
5.602.824
3.483.932
Chi phí tài chính
22
392.687.401
608.772.662
941.817.036
Chi phí lãi vay
23
392.687.401
565.145.759
939.934.191
Chi phí QLKD
24
1.464.913.916
1.651.052.301
2.458.453.890
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
30
132.493.563
(11.955.580)
44.788.874
Thu nhập khác
31
18.782.564
23.683.920
270.000
Chi chí khác
32
98.912.669
-
4.669.657
LN khác
40
(80.130.105)
23.683.920
(4.399.657)
Tổng LNKTTT
50
52.363.458
11.728.340
40.389.217
Thuế TNDN
51
14.661.768
3.283.395
11.308.981
LN sau thuế
60
37.701.690
8.444.945
29.080.236
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2005-2007.)
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHẢP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế.
3.1.1. Ưu điểm:
- Là một công ty nhập khẩu và phân phối rượu, khác với các công ty khác thường nhập nhiều loại rượu như rượu vang, rượu mạnh…công ty chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm rượu vang. Chính vì vậy so với các công ty khác, danh mục các sản phẩm rượu vang của công ty là tương đối đa dạng, từ bình dân đến cao cấp, có thể đáp ứng mọi yêu cầu về chủng loại rượu vang của khách hàng.
- Trước khi thành lập công ty năm 2003, các thành viên trong ban giám đốc của công ty đã đứng ra làm đại lý độc quyền cho một hãng rượu vang lớn thứ 2 của Mỹ - Cannadaigua trong một thời gian dài. Do đó, mặc dù công ty mới được thành lập từ năm 2003 nhưng thực ra các thành viên trong ban lãnh đạo của công ty đã có nhiều kinh nhiệm và hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh rượu vang nhập khẩu. Hầu hết các mối quan hệ bạn hàng trước đó vẫn được duy trỳ và nhiều trong số đó hiện đang là những khác hàng trung thành và quan trọng của công ty. Hơn nữa nguồn cung cấp của công ty luôn được ổn định vì hiện tại Cannadaigua vẫn là nhà cung cấp chính của công ty bên cạnh các nhà cung cấp mới.
- Công ty đã thiết lập được một hệ thống phân phối tương đối rộng và hiệu quả, bao gồm nhiều tỉnh thành trong cả nước, đăc biệt là ở một số tỉnh phía Bắc.
- Các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đại lý, siêu thị, nhà hàng, khách sạn với số lượng mua lớn và đều đặn, điều này một mặt mang lại doanh thu ổn định cho công ty, mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên kế hoạch nhập khẩu.
- Mặc dù quy mô không lớn nhưng cơ cẩu tổ chức của công ty khá hợp lý cả về số lượng phòng ban cho tới sự xắp xếp và bố trí nhân viên trong từng phòng. Ngoài ra các phòng ban trong công ty đều được trang bị hệ thống máy móc thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tác nghiệp như hệ thống máy tính nối mạng, máy fax, máy in, phô tô…
- Thị trường tiêu thụ rượu vang nói riêng và các sản phẩm rượu ngoại nói chung trong nhiều năm tới được đánh giá là sẽ còn phát triển hơn nữa, điều này sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của công ty.
3.1.2. Nhược điểm:
- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên trong công ty chưa cao, nhiều vị trí chưa được đào tạo bài bản, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.
- Chế độ lương thưởng chưa thực sự hợp lý, thu nhập của nhân viên chủ yếu là lương cứng còn lương thưởng dựa trên doanh số bán hàng, hiệu quả làm việc chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này đã không khuyến khích được sự tích cực vủa nhân viên.
- Hệ thống phân phối của công ty tập trung phần lớn ở các tỉnh phía Bắc, trong khi đó đối với thị trường tiềm năng các tỉnh phía Nam công ty mới bước đầu thiết lập được sự hiện diện của mình.
- Khả năng tự tìm kiếm khách hàng còn hạn chế, công ty chỉ tập trung vào những khách hàng, thị trường thân thuộc, chưa chú trọng đến việc tìm kiếm những khách hàng mới tiềm năng khác.
- Khả năng huy động và sử dụng vốn trong kinh doanh còn hạn chế.
- Việc lên kế hoạch kinh doanh chưa thực sự khoa học, đặc biệt là việc dự đoán nhu cầu khách hàng và lên kế hoạch số lượng nhập khẩu, nhiều khi các nhân viên kinh doanh dự đoán nhu cầu quá cao so với số lượng tiêu thụ thực tế, dẫn đến tình trạng tồn kho, làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí bảo quản và lưu kho.
- Công ty thường không thực hiện nhập khẩu theo hợp đồng uỷ thác mà chủ yếu là thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu, theo đó công ty phải chịu mọi rủi ro và chi phí để nhập khẩu hàng hoá cho các đơn đặt hàng.
3.2. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới.
- Trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối rượu.
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, không chỉ đối với các sản phẩm rượu vang mà sẽ từng bước tìm kiếm thị trường nhập khẩu và phân phối cho sản phẩm rượu mạnh.
- Tăng doanh số bán hàng lên 25-30%/năm và ổn định trong nhiều năm tới.
- Tạo dựng 1 hệ thống kênh phân phối vững mạnh, thiết lập các văn phòng đại diện ở các tỉnh thành khác ngoài 2 thành phố chỉnh là Hà Nội và Hồ Chí Minh, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng một hình ảnh ấn tượng về công ty trong mắt khách hàng bằng cách cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng và cao cấp của những hãng rượu uy tín, đưa ra các biện pháp thúc đẩy bán hàng hợp lý nhằm thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo dựng hình ảnh là một công ty nhập khẩu và phân phối rượu vang số một Việt Nam.
- Tổ chức một đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, có khă năng thích ứng cao để có thể đáp ứng những yêu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng và phát triển của công ty. Duy trỳ và phát triển mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa các nhân viên trong công ty, tạo dựng một môi trường làm việc thân thiện và cạnh tranh trong công ty để các nhân viên có thể phát huy tối đa khẳ năng của mình.
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới
- Đẩy mạnh các biện pháp nhằm mở rộng thêm các nhà cung cấp, bằng cách thông qua các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài như các đại sứ quán, cơ quan thương mại ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại…thông qua mạng Internet, tạp chí quốc tế, truyền hình…
- Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các hãng đang có, củng cố uy tín và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty với các hãng đó, thực hiện đúng những gì đã cam kết với các hãng đó, như cam kết về doanh số tiêu thụ, cam kết thanh toán, các cam kết trong hợp đồng mua hàng…
- Mở các văn phòng đại diện tại các thành phố lớn trong cả nước, và phân nhân viên quản lý các thị trường nhỏ tại các tỉnh và thành phố lân cận.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tiếp thị và tìm kiếm khách hàng, phân thị trường ra các khu vực nhất định, giao cho từng nhân viên quản lý trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi, gắn với thị trường mà mỗi nhân viên quản lý.
- Với các của hàng, đại lý, nhà hàng .. hay hệ thống siêu thị hiện đang làm nơi phân phối cho công ty: tiếp tục tăng cường và củng cố quan hệ bạn hàng trên nhiều mặt để có thể giữ vững những khách hàng này.
- Xây dựng kế hoạch nhập khẩu rượu một cách hợp lý, chính xác để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hang đồng thời không để hàng tồn kho lâu, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng rượu nhập khẩu và phân phối để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo cho họ sự lựa chọn phong phú.
- Tiến hành thường xuyên các chương trình khuyến mại, khuyếch trương thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí...
- Xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý để có thể khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Sau gần 6 năm hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối rượu, công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế đã đạt được những thành tựu cơ bản: thiết lập được một kênh phân phối mạnh, doanh thu tăng trưởng đều 20-25%/năm, tạo dựng được uy tín trên thị trường...Tuy nhiên cũng còn rất nhiều mặt hạn chế, yếu kém trong những ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22624.doc