cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi Công ty, giúp lãnh đạo Công ty tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiẻm tra các bộ phận trong Công ty, thực hiện đầy đủ các ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, căn cứ và đặc điểm tổ chức quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức trực tuyến với mô hình tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty gồm các phần hành kế toán, có mối liên hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng. Theo mô hình tổ chức này, Công ty có một phòng tài chính kế toán để thực hiện toàn bộ các công việc kế toán trong Công ty, ở mỗi phân xưởng sản xuất lại có các nhân viên thống kê để định kỳ gửi các báo thống kê và chứng từ lên phòng kế toán. Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và điều hành quá trình thực hiện công tác kế toán tại Công ty, bên dưới là các bộ phận kế toán khác giúp việc cho kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện trong sơ đồ sau.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến quan trọng cả về lượng và chất. Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa…. Đặc biệt, là kể từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo cho các doanh nghiệp ở nước ta trước những cơ hội kinh doanh mới, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít các thách thức mà các doanh nghiệp tại Việt Nam phải đương đầu, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Hà Nội cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn nhất trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có, tận dụng triệt để lợi thế tiềm năng của mình để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, trong đó công tác kế toán tài chính phải được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Hà Nội được thành lập cấp ngày 02-04-1993 theo giấy chứng nhận số 045783 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.
Công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Hà Nội có trụ sở tại:số 11 phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0438243672, 0438611376, Fax:
- Vốn điều lệ của Công ty là: 15 000 000 000 VND (mười lăm tỷ đồng). Công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Hà Nội được thành lập chuyên sản xuất các mặt hàng bao bì nhựa, in ấn bao bì nhựa ,bao bì đóng gói phức hợp nhiều lớp phục vụ các ngành may mặc, thực phẩm thức ăn gia súc, chế biến thủy sản, bánh kẹo, mía đường, cà phê ,dầu gội đầu ,dược phẩm v.vv.. thiết kế, tạo mẫu, in ấn và cung cấp các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động quảng bá nhãn hiệu, phát triển thị trường. Hiện nay Công ty đã đăng ký bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh mới, nhưng thế mạnh của Công ty vẫn là sản xuất màng mỏng phức hợp.
Các ngành nghề khác Công ty đăng ký bổ sung: Dịch vụ cho thuê văn phòng ,nhà xưởng .Vận tải hàng hoá ,vận chuyển hành khách.Dịch vụ môi giới ,đấu giá ,sàn giao dịch bất động sản.Kinh doanh bất động sản.
- Những mặt hàng Công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường là các loại túi nilon in hoa văn trang trí theo yêu cầu của khách hàng (đối với các đơn đặt hàng), các loại túi nilon với các kích thước khác nhau và các loại màng mỏng nilon, màng nilon phức hợp đã có uy tín với khách hàng. Qua các năm sản lượng sản xuất và tiêu thụ liên tục tăng.
* Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán
- Thuận lợi: Về cơ bản công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như lý luận cơ bản cuaur lý thuyết hạch toán kế toán. Về tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nilon nói riêng, Công ty đã áp dụng một cách đúng đắn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành the Quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Phòng kế toán của Công ty được bố trí tương đối hợp lý, tinh gọn phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. bộ máy kế toán thực hiện nhiệm vụ được giao về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty đề ra.
Việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của chế độ kế toán hiện hành về chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán đáp ứng được các yêu cầu của công tác lập báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tạo điều kiện có thể đánh giá một cách khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, cụ thể:
-> Về tổ chức chứng từ kế toán: đảm bảo tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các nội dung của tổ chức chứng từ kế toán sản xuất, từ việc xác định danh mục chứng từ đến việc thực hiện trình tự luân chuyển chứng từ kế toán.
-> Về tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán: Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành, Công ty đã nghiên cứu lựa chọn các tìa khoản kế toán cần thiết phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về mã số, tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán trên từng tài khoản này.
-> Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty lựa chọn hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất các sản phẩm nilon của Công ty có quy mô vừa như Công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Hà Nội, trình độ cán bộ kế toán còn những hạn chế nhất định, số lượng phát sinh không nhiều. Để phục vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các loại túi, bao bì nilon Công ty đã lựa chọn sử dụng các loại sổ kế toán tổng hợp cũng như sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết, phù hợp với yêu cầu cung caasp thông tin và quản lý tại Công ty, việc tổ chức quy trình và quá trình ghi chép sổ kế toán được thực hiện kịp thời, rõ ràng và nhất quán.
-> Về tổ chức báo cáo kế toán chi phí sản xuất: Công ty đã thực hiện lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí một cách kịp thời và tương đối chính xác.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi vừa trình bày ở trên, vẫn có những ảnh hưởng gây khó khăn cho công tác kế toán.
-> Về phân loại chi phí sản xuất: Việc phân loại chi phí sản xuất tại Công ty dù đã thực hiện theo tiêu thức là theo công dụng kinh tế và đặc điểm chi phí và theo yếu tố chi phí song các phân loại thoe công dụng kinh tế và địa điểm chi phí còn chưa được chi tiết hóa.
Việc phân loại chi phí sản xuất còn chưa hướng tới kế toán cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
* Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình…trên những thị trường truyền thống này công ty đã tạo được uy tín bằng chất lượng sản phẩm, tuy nhiên với quy mô thị trường hiện nay doanh nghiệp khó có khả năng khai thác hết tối đa năng lực sản xuất. Do đó, để mở rộng sản xuất vận dụng hiệu quả nhất công suất của máy móc thiết bị cũng như phát huy hết được năng lực của công nhân các phân xưởng, từ đó có thể giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa.
* Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty
Chỉ tiêu
Năm
Đơn
vị
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn kinh doanh
Triệu VNĐ
15.000
16.846
18.461
19.615
20.769
Sản lượng sản xuất
Tấn
660
735
810
865
915
Sản lượng tiêu thụ
Tấn
650
730
800
850
905
Doanh thu
Triệu VNĐ
24.714
27.756
30.417
32.318
34.220
Lãi trước thuế
Triệu VNĐ
3.868
4.344
4.760
5.058
5.385
Nộp ngân sách
nhà nước
Triệu VNĐ
1.237
1.390
1.523
1.618
1.723
Lao động bình quân
Người
56
64
70
75
80
Thu nhập bình quân đầu người
Triệu
VNĐ
2.958
3.200
3.403
3.601
3.850
Nhìn bảng chỉ tiêu trên ta có thể thấy, Công ty đang có sự phát triển toàn diện. Cho đến năm 2005 vốn kinh doanh của Công ty là 000 đồng tăng đều qua các năm, song song với đó là doanh thu tăng, các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước tăng, lượng công nhân sản xuất tăng. Năm 2009 là năm mà hầu hết các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng tiêu cực do khủng hoảng kinh tế trên thế giới, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, trong đó có các doanh nghiệp là đối tác của Công ty, do đó nhu cầu về sản phẩm bao bì cũng giảm xuống. Mặc dù vậy, Công ty vẫn đạt mức tăng trưởng ….% đó là do các phòng ban trong Công ty đều thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các chính sách mà lãnh đạo Công ty đề ra, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã làm tốt các công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã góp phần không nhỏ và việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phầm, duy trì mức giá thấp tương đối so với các sản phẩm cùng loại làm tăng khả năng cạnh tranh, giúp Công ty đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý là một khâu vô cùng quan trọng có tính quyết định đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý gọn nhẹ song vẫn đảm bảo tính liên thông tương đối sẽ giúp bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất vận hành trơn chu, chính xác, hiệu quả. Trên cơ sở thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ như sau:
Giám đốc
PX thổi tạo màng nilon
Quản đốc phân xưởng
Phó GĐ kinh doanh
Phòng kinh doanh
Phó GĐ kỹ thuật
Phòng tài chính – kế toán
Phòng tổ chức, hành chính
Phân xưởng in
Phân xưởng cắt dán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán CP và giá thành SP
Kế toán thanh toán
Kế toán lương và BHXH
Nhân viên thống kê các phân xưởng
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý trong doanh nghiệp
* Giám đốc: là người đứng đầu, đại diện pháp nhân cho doanh nghiệp, quản lý chung, chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng, chỉ đạo và giám sát hoạt động của doanh nghiệp bằng cách thông qua các nhân viên cấp dưới đó là các phó giám đốc.
* Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người trực tiếpquản lý, giám sát các phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính.
* Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu sản phẩm, quản lý giám sát kỹ thuật, máy móc thiết bị tại các phân xưởng thông qua quản đốc phân xưởng.
* Phòng tài chính – kế toán:
+ Chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về phương hướng, biện pháp, quy chế tài chính, thực hiện các quyết định tài chính, lập kế hoạch tài chính phục vụ cho các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thực hiện nhiệm vụ kế toán, tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh theo đúng chế độ, chính sách Nhà nước quy định.
+ Tiếp nhận các hoá đơn, chứng từ của từng hợp đồng và tiến hành thanh toán cho nhà cung ứng.
+ Giải quyết tất cả các vấn đề tài chính liên quan đến thanh toán hợp đồng.
* Phòng kinh doanh:
+ Có trách nhiệm điều tra, khảo sát, tìm kiếm thông tin thị trường, phát hiện các nhu cầu và gợi ý mua hàng với khách hàng, lập các kế hoạch kinh doanh.
Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, nắm bắt các nhu cầu cũng như các yêu cầu của khách hàng.
+ Gửi các thư chào hàng tới khách hàng.
Đàm phán việc ký kết các hợp đồng với khách hàng.
+ Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng và tiến hành thanh lý các hợp đồng khi đến hạn.
+ Báo các tình hình kinh doanh với ban giám đốc theo định kỳ.
* Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp lao động, quản lý lao động và tiền lương. Các định mức lao động, các chế độ chính sách dành cho người lao động chuẩn bị, phát hành, lưu trữ các công văn giấy tờ, sắp xếp lịch công tác, phương tiện, tiếp khách, quản lý và cung cấp văn phòng phẩm.
3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.
3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất
Phân xưởng cắt dán
Phân xưởng in
PX thổi tạo màng nilon
Kho nguyên vật liệu
Kho thành phẩm
* Phân xưởng thổi tạo màng nilon nhận mẫu và kích thước sản phẩm từ phòng kinh doanh, sau đó các công nhân ở phân xưởng này tiến hành thổi tạo màng nilon và chuyển cho phân xưởng in (đối với các loại bao bì, túi có yêu cầu in). Nguyên liệu để thổi tạo màng nilon là hạt nhựa PP, PE, HD, nhựa được cho vào máy thổi với một mức nhiệt độ đủ nóng máy thổi sẽ thổi thành các màng nilon và dẫn qua hệ thống làm mát sau đó máy sẽ tự động quận lại thành các quận.
* Phân xưởng in nhận thiết kế mẫu theo yêu cầu của khách hàng và tiến hành in rồi chuyển cho phân xưởng cắt dán.
* Phân xưởng cắt dán nhận bán thành phẩm từ phân xưởng in rồi tiến hành cắt dán theo đúng kích thước yêu cầu, đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm.
3.2. Hệ thống phấn phối thương mại sản phẩm
Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty gồm có các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, các đại lý phân phối tại các tỉnh như: tại Hà Nội có một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại số 1A phố Tràng Tiền quận Hoàn Kiếm, cửa hàng tại số 07 phố Võ Thị Sáu quận Hai Bà Trưng và một số đại lý ở hầu khắp các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra đều có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các đại lý bán sản phẩm của Công ty.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi Công ty, giúp lãnh đạo Công ty tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiẻm tra các bộ phận trong Công ty, thực hiện đầy đủ các ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, căn cứ và đặc điểm tổ chức quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức trực tuyến với mô hình tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty gồm các phần hành kế toán, có mối liên hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng. Theo mô hình tổ chức này, Công ty có một phòng tài chính kế toán để thực hiện toàn bộ các công việc kế toán trong Công ty, ở mỗi phân xưởng sản xuất lại có các nhân viên thống kê để định kỳ gửi các báo thống kê và chứng từ lên phòng kế toán. Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và điều hành quá trình thực hiện công tác kế toán tại Công ty, bên dưới là các bộ phận kế toán khác giúp việc cho kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện trong sơ đồ sau.
4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán NVL
Kế toán CP & GTSP
Kế toán thanh toán
Kế toán lương và BHXH
Nhân viên thống kê các phân xưởng
Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất Hà Nội.
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách kế toán Công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của Công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng tài chính kế toán hoạt động theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo các công tác quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong Công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành.
- Kế toán tổng hợp: Hàng tháng căn cứ vào các bảng kê, bảng phân bổ để vào sổ tổng hợp, cân đối theo dõi các tài khoản, lập bản cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước. Kế toán tổng hợp có trách nhiệm cùng với kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như thanh kiểm tra công tác tài chính trong Công ty.
- Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi trực tiếp việc xuất nhận nguyên vật liệu, căn cứ vào các chứng từ như hoá đơn tài chính, phiếu xuất kho, nhập kho, kế toán nguyên vật liệu phản ánh vào các sổ liên quan như sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, đồng thời thực hiện hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến xuất nhập, tòn kho nguyên vật liệu. Định kỳ tiến hành kiểm kê kho cùng với thủ kho để đối chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho.
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm: Căn cứ vào bảng phân bổ, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản, các chứng từ có liên quan để tập hợ và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình phải thu, phải trả của Công ty.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Căn cứ vào bảng chấm công, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội do các bộ phận, các phòng ban, các phân xưởng chuyên lên cho phòng tài chính kế toán để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các phòng ban, các phân xưởng, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Nhân viên thống kê tại các phân xưởng: Hàng tháng chịu trách nhiệm thống kê và tập hợp các chứng từ như: các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu giao nhận sản phẩm, các hoá đơn, phiếu chi…gửi về phòng tài chính kế toán của Công ty.
4.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
Hiện nay Công ty TNHH sản xuất và cung ứng bao bì Hà Nội đang vận dụng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán hiện hành được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.
* Hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ kế toán liên quan đến các yếu tố chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…được các công ty sử dụng đầy đủ, đảm bảo đúng mẫu và các yêu cầu theo quy định của Bộ Tài chính, cụ thể:
- Các chứng từ liên quan đến nguyên vật: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Các chứng từ liên quan đến nhân công: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương theo tháng…
- Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định: Phiếu giao nhận tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, bảng tính khấu hao tài sản cố định.
- Các chứng từ liên quan đến tiền và thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán….
- Các chứng từ được ghi chép đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và dược bảo quản, lưu trữ cẩn thận.
* Sổ kế toán:
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại đơn vị: Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ là nhật ký chứng từ, đây là hình thức sổ kế toán khá đơn giản và thuận lợi cho việc ứng dụng các phần mềm kế toán. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Bao gồm các sổ tổng hợp và chi tiết sau:
Chứng từ ghi sổ (Các chứng từ ghi sổ được lập dưới hình thức là các phiếu hạch toán)
Sổ cái.
Bảng cân đối số phát sinh.
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng (Tiền VNĐ và ngoại tệ).
Sổ chi tiết tiền mặt (Tiền VNĐ và ngoại tệ).
Sổ chi tiết tiền vay.
Sổ tổng hợp theo dõi tiền vay.
Sổ chi tiết bán hàng.
Sổ tổng hợp bán hàng.
Sổ chi tiết mua hàng.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán).
Sổ chi tiết thanh toán với người bán bằng ngoại tệ.
Sổ tổng hợp thanh toán với người mua (người bán).
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm.
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm.
Sổ TSCĐ.
Thẻ tính giá thành.
Các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
Có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo sơ đồ sau:
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
CHỨNG TỪ GHI SỔ (Phiếu hạch toán)
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 4.3: Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
* Hệ thống tài khoản kế toán:
* Hệ thống tài khoản kế toán. Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm:
- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- một số tài khoản khác như: 111, 112, 152, 153. 214, 334, 338….
Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Ngoài ra để đáp ứng được yêu cầu của quản lý và thực hiện công tác hạch toán được thuận lợi, Công ty còn mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 để theo dõi. Cụ thể là:
Loại TK
TK sử dụng
TK không sử dụng
Loại 1
111, 112, 113, 131, 133, 138, 141, 142, 144, 151, 152, 153, 154, 155, 157.
Trong đó:
- TK 112 được mở chi tiết theo loại tiền gửi (đồng Việt Nam và USD) và chi tiết theo từng ngân hàng.
- TK 141 được chi tiết thành tạm ứng cho công nhân viên và tạm ứng trước cho nhà cung cấp
- TK 152 được chi tiết theo nguyên vật liệu chính (NVLC), nguyên vật liệu phụ (NVLP) và phế liệu. Trong đó NVLC lại được chi tiết theo NVLC sử dụng cho từng loại sản phẩm. NVLP được chi tiết theo từng loại vật liệu phụ.
- TK 155 được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm (chính phẩm và thứ phẩm)
121, 128, 129, 136, 139, 156, 158, 159, 161.
Loại 2
211, 213, 214, 241, 242.
212, 217, 221, 222, 223, 228, 229, 243, 244.
Loại 3
311, 331, 333, 334, 335, 338.
Trong đó:
- TK 311 được chi tiết thành vay ngắn hạn tiền Việt Nam và vay ngắn hạn ngoại tệ.
- TK 333 ngoài việc được chi tiết thành các loại thuế theo chế độ quy định còn được chi tiết theo từng địa điểm (tại công ty hay tại các cửa hàng), theo NVLC (hạt nhựa) và vật tư khác. Thuế thu nhập cá nhân của cán bộ công nhân viên được ghi nhận vào 33381.
- TK 335 chi tiết thành: chi phí phải trả lãi vốn vay, chi phí phải trả lãi hại nhựa trả chậm, dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi phí phải trả khác.
- TK 338 được chi tiết theo như chế độ, ngoài ra khoản khách hàng ứng trước cũng được hạch toán vào TK 338.
315, 336, 337, 341, 342, 343, 344, 347, 351, 352.
Loại 4
411(4111), 413, 415, 421, 431.
4112, 4113, 412, 414, 418, 419, 441, 461, 466.
Loại 5
511, 512, 515, 521, 531, 532.
Trong đó:- TK 511 được chi tiết thành: doanh thu chính phẩm, doanh thu thứ phẩm, doanh thu bán phế tại công ty.
Loại 6
621, 622, 627, 632, 642.
Trong đó:
- TK 621 được chi tiết theo từng loại hạt nhựa (hạt nhựa PP, PE, HDPE).
- TK 622 được chi tiết theo tiền lương, tiền thưởng và BHXH
- TK 627 ngoài việc được chi tiết theo chế độ thì chi phí vật liệu sản xuất chung còn được chi tiết theo từng loại vật liệu, vật tư.
- TK 632 được chi tiết thành: Giá vốn chính phẩm, giá vốn thứ phẩm, giá vốn phế liệu.
611, 623, 631.
Loại 7
711
Loại 8
811, 821
Loại 9
911
Loại 0
007
001, 002, 003, 004, 008.
Kết luận:
Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu về cơ cấu bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH sản xuất và cung ứng bao bì Hà Nội tác giả nhận thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán của Công ty được bố trí khá hợp lý, phù hợp với loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa như Công ty. Đặc biệt là tổ chức công tác kế toán, các cán bộ nhân viên trong phòng tài chính kế toán đã thực hiện tốt các yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định kịp thời chính xác giá thành sản phẩm góp phần không nhỏ cho ban lãnh đạo Công ty đưa ra các biện pháp hợp lý để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, để công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở thành một công cụ quản lý có hiệu lực cần phải củng cố và hoàn thiện hơn để tạo điều kiện cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông về nội bộ Công ty cũng như bên ngoài giúp cho Công ty có những quyết định đúng đắn và sáng suốt mang lại hiệu quả kinh tế cao và Công ty vững bước trên con đường phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31662.doc