MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
Phần 1: Tổng quan về công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội 3
1.1.1. Giới thiệu về công ty 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn 4
1.1.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2006 đến 2008 6
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội 6
1.2.1 .Chức năng, nhiệm vụ của công ty 6
1.2.1.1. Chức năng 6
1.2.1.2. Nhiệm vụ 7
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh 8
1.2.3. Quy trình công nghệ 8
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
1.3.1. Mô hình tổ chức 10
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ 11
Phần 2: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân 19
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 19
2.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty 22
2.2.1. Chính sách chế độ kế toán công ty áp dụng 22
2.2.2. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán 22
2.2.3. Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán 25
2.2.4. Tình hình vận dụng chế độ sổ sách kế toán 25
2.2.5. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán 27
2.3. Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty 27
2.3.1. Tổ chức hạch toán tài sản cố định 27
2.3.2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 30
2.3.3. Tổ chức hạch toán công nợ phải trả 31
Phần 3: Nhận xét, đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội 33
3.1. Những thành tựu đạt được 33
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 35
KẾT LUẬN 36
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH dệt kim Đông Xuân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà Nước. Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng. Sản phẩm do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.
Trên cả thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đã đem lại sự tiện lợi, vệ sinh, thoải mái và đẹp cho người tiêu dùng.
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty: đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu hàng may mặc; kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng; kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Quy trình công nghệ
Công nghệ sản xuất của công ty Dệt kim Đông Xuân là công nghệ liên hợp khép kín , trong đó mỗi giai đoạn chức năng được thực hiện ở một Xí nghiệp thành viên. Sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất như: sợi, vải, mộc, vải thành phẩm đều có giá trị sử dụng độc lập, cố thể bán ra ngoài hoặc có thể tiếp tục chế biến trong nội bộ Công ty.
Quá trình công nghệ được khép kín từ Sợi - Dệt – Nhuộm – May.
Làm tăng tính chủ động trong sản xuất sản phẩm ở công ty, dễ dàng hơn trong công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, tạo sự chắc chắn và chặt chẽ trong công tác quản lý.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Dệt kim Đông Xuân
XN
sợi
XN
dệt
XN
nhuộm
XN
may
Sợi
Vải mốc
Vải thành phẩm
Bông
Cung bông
Đánh ống
Đánh lông
Đốt sợi đầu tơ
Cắt
Mắc sợi
Rũ hồ
May
Chải
Ghép
Hồ sợi dọc
Nấu tẩy
Là
Giặt
Hoàn tất
Xâu gho
Sợi thô
Sợi can
Vải dệt
Kiềm bóng
Đóng gói
Vải mộc
Xe
Nhuộm
Sản phẩm may
Văng sấy
Đánh ống
Sợi
Vải thành phẩm
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức
Xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. đến nay bộ máy tổ chức quản lý của công ty được chia làm 3 cấp: Công ty, xưởng, phân xưởng. Hệ thống lãnh đạo của công ty gồm: Ban giám đốc và các phòng, ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý.
Ban giám đốc:
+ Tổng giám đốc.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật - thương mại.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất.
Hệ thống phòng ban gồm:
+ Phòng nghiệp vụ.
+ Phòng kỹ thuật.
+ Phòng tài chính kế toán.
+ Phòng quản lý chất lượng.
Các xí nghiệp may thành viên: gồm 3 xí nghiêp may là xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xí nghiệp may 3.
Các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm:
Mô hình tổ chức quản lí của công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo - chỉ đạo trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc công ty sau là các phòng ban nghiệp vụ và sau cùng là các đơn vị thành viên trực thuộc.
Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội.
Tổng Giám Đốc
Phó Giám đốc kỹ thuật- T.mại
Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất
Phòng kỹ thuật
Văn phòng công ty
Phòng nghiệp vụ
Phòng QLCL
Phòng tổ chức
Phòng TC-KT
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp may 3
Cửa hàng giới thiệu SP
Chú thích:
: Mối quan hệ quản lý chỉ đạo.
: Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ
: Mối quan hệ hõ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ.
: Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ
Tổng giám đốc:
Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên (Nhà Nước) và tập thể người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật của công ty, phụ trách chung và trực tiếp các lĩnh vực:
+ Tổ chức bộ máy công tác cán bộ.
+ Chiến lược phát triển và quy hoạch đầu tư, thị trường, bảo toàn và phát triển vốn.
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính hàng năm.
+ Công tác quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, quan hệ với các ngành chức năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
+ Công tác tuyển dụng, hội đồng cán bộ chuyên viên.
+ Công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, chuyên viên.
+ Công tác bảo vệ thanh tra.
Quyền hạn:
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, các thủ trưởng đơn vị thành viên, các trợ lý và các hội đồng tư vấn.
+ Thành lập, giải thể các đơn vị thành viên, bộ phận, hội đồng tư vấn, đề bạt, điều chuyển, tiếp nhận, khen thưởng, kỷ luật cán bộ chuyên viên, ( kỹ thuật - nghiệp vụ ) thuộc hệ thống điều hành trong công ty và đề xuất, kiến nghị thay thế, xử lý vốn đối với những đối tượng thuộc cấp trên quản lý.
+ Quyết định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tài chính hàng năm, mục tiêu, quy mô lĩnh vực đầu tư, chọn lựa đối tác hợp tác sản xuất kinh doanh .
+ Ban hành chính sách công nghệ, chất lượng sản phẩm, khuyến khích phát triển thị trường, vận hành vốn, phân phối thu nhập để động viên lao động, khuyến khích sự sáng tạo của mỗi thành viên.
+ Quyết định cuối cùng về điều chỉnh, sửa đổi các quyết định hiện hành trong hoạt động của công ty và giải quyết các phát sinh theo luật Doanh nghiệp Nhà Nước.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật – thương mại.
Trách nhiệm: giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ.
+ Công tác tiêu chuẩn, đo lường - chất lượng sản phẩm.
+ Đại diện của lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
+ Công tác đào tạo.
+ Công tác sáng kiến.
+ Công tác xuất nhập khẩu và giao dịch thương mại.
+ Giao dịch tài chính, duyệt thu khi được tổng giám độc uỷ quyền.
Quyền hạn:
+ Chỉ đạo việc tổ chức tiến hành nghiên cứu, công nghệ, thị trường.
+ Đình chỉ sản xuất, nghiên cứu khi xét thấy không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Ký kết các hợp đồng thương mại.
+ Ký duyệt phiếu thu - chi, các chứng từ thanh toán, hoá đơn… theo quyết định về tài chính.( Khi được tổng giám đốc uỷ quyền).
+ Quyết định kết quả đào tạo và khen thưởng sáng kiến.
+ Tham gia về công tác nhân sự, nâng bậc của hệ thống quản lý kỹ thuật kinh tế, nghiệp vụ.
Phòng quản lý chất lượng:
Chức năng:
+ Lập kế hoạch chất lượng cho các sản phẩm sản xuất trong toàn công ty.
+ Xác định và có đủ cách thức kiểm soát quá trình, thiết bị và nguồn lực và kỹ năng cần thiết để đạt chất lượng yêu cầu.
+ Đảm bảo sự tương thích giữa quy trình sản xuât lắp đặt kỹ thuật, thủ tục kiểm tra thử nghiệm và hệ thống văn bản áp dụng.
+ Cập nhật các kỹ thuật kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra và thử nghiệm bao gồm cả triển khai áp dụng thiết bị, dụng cụ mới.
+ Xác định mọi yêu cầu về đo lường đòi hỏi năng lực vượt qua khó khăn hiện tại nhưng sau một thời gian quy định sẽ đạt được.
+ Xác định và xây dựng hồ sơ chất lượng.
Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra các loại sợi, chỉ từ ngoài nhập vào công ty, kiểm tra các sản phẩm khi nhận, kiểm tra để đảm bảo đúng địa chỉ giao hàng, ký mã hiệu, chất lượng, số lượng và dán tem dò kim loại.
+ Theo dõi, bố trí, sắp xếp các kho sợi chỉ vận chuyển nguyên phụ liệu, giám sát các quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật.
+ Tổng kết chất lượng tháng để thực hiện thưởng, phạt về chất lượng cho công nhân.
+ Cùng xí nghiệp may kiểm tra phụ liệu, nhãn mác… nhập kho và trước khi đưa vào sử dụng. Kết hợp với xí nghiệp xem xét và giải quyết sản phẩm không phù hợp.
+ Đảm bảo tất cả các loại vải đưa vào sản xuât đều đạt các chỉ tiêu về chất lượng.
Phòng tài chính kế toán:
Nhiệm vụ:
+ Xác định hiệu quả nguồn từ sản xuất kinh doanh đạt được trong tháng và phối hợp cùng phòng nghiệp vụ xác định tổng quỹ thu nhập của công ty trong tháng, năm.
+ Đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện báo cáo và kiểm tra báo cáo để phân phối thu nhập đúng quy chế, kịp tời.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế phân phối thu nhập của các đơn vị và chi trả lương, thưởng tại các đơn vị trong công ty (cung cấp, hướng dẫn lập biểu, số, lưu trữ chứng từ đúng quy định).
+ Thực hiện phân phối các thu nhập khác đầy đủ, chính xác, đúng nguồn.
Chức năng:
+Điều hoà, phân phối, tổ chức quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn.
+ Theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua hạch toán sản xuất và phân tích hoạt động kinh tế. Tham gia đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
+ Hướng dẫn các đơn vị trong công ty về nghiệp vụ thống kê, kế toán để phục vụ cho công tác hạch toán của phòng.
+ Đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, hạch toán lỗ lãi và phân phối thu nhập đồng thời thực hiện các chế độ và nghĩa vụ của công ty đối với Nhà Nước
Phòng nghiệp vụ:
Nhiệm vụ:
+ Cùng công đoàn công ty kiểm tra việc phổ biến quy chế phân phối thu nhập của các phòng, trạm và các xí nghiệp thành viên trong toàn công ty để thực sự quán triệt đến mọi người.
+ Chấn chỉnh hệ thống định mức lao động, xác định định biên theo công việc cho các đơn vị và kiểm tra phân loại lao động để xử lý hợp đồng lao động đúng thủ tục quy định với những người không đảm bảo chất lượng và tuyển dụng, đào tạo bổ sung đảm bảo kế hoạch sản xuất.
+ Hàng tháng giao kế hoạch sản xuất và theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất của các đơn vị thành viên.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế của các đơn vị (Quản lý ngày, giờ, công lao động, sản lượng, chất lượng, nội quy kỷ luật và phương pháp kết quả tính điểm).
+ Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và doanh thu đạt được để xác định hệ số điều chỉnh lương và phân phối các khoản thu nhập đúng quy chế.
Chức năng:
+ Giao dịch thị trường: các nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng của phòng sẽ thực hiện hoạt động giao dịch, xúc tiến bán hàng làm cơ sở cho việc phát triển và tìm kiếm bạn hàng, liên kết với nhân viên các phòng ban hữu quan để xác định tính khả thi của các hợp động tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng.
+ Lên kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư: song song với những yêu cầu biến động của thị trường và khách hàng là những thay đổi của vấn đề sản xuất. Xây dựng và thay đổi kế hoạch sản xuất cùng với việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất là chức năng quan trọng của phòng nghiệp vụ.
+ Xuất nhập khẩu: chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu như: mở và đôn đốc mở L/C, lập và chuẩn bị các thủ tục xuất nhập khẩu, theo dõi tiến độ giao và nhận hàng.
+ Đào tạo chuyên dụng và đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập: sử dụng biện pháp khuyến khích lợi ích kinh tế để đảm bảo cả về lượng và chất cho lực lượng lao động.
+ Nghiệp vụ kho: dự trữ và bảo quản nguyên vât liệu cũng như hàng hoá đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra theo đúng tiến độ kế hoạch, giữ nguyên vẹn về chất và lượng cho hàng hoá trong kho là yêu cầu mang tính kinh tế và kỹ thuật đồng bộ.
Phòng kỹ thuật
Nhiệm vụ và chức năng:
+ Trên cơ sở kế hoạch sản xuất của các đơn vị, cân đối xây dựng kế hoạch sử dụng, huy động và sửa chữa thiết bị theo công suất thực tế.
+ Ban hành mới, kiểm tra và sửa đổi để hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, định mức sử dụng vật tư, thiết bị cho phù hợp để có cơ sở ra kế hoạch và khoán quỹ lương đến các xí nghiệp thành viên.
+ Xây dựng hệ thống định mức, giờ công, giờ ngừng, dạng sửa chữa của từng loại thiết bị và khối lượng công việc cần giải quyết theo chức năng để giao khoán quỹ tiền lương cho xí nghiệp CKSC và công nhân bảo dưỡng tại các xí nghiệp. đồng thời xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ về mặt khối lượng và chất lượng của xí nghiệp CKSC và công nhân sửa chữa tại các xí nghiệp hàng tháng.
Văn phòng:
Giải quyết các khâu văn thư của công ty, theo giõi toàn bộ văn thư ra vào, chịu trách nhiệm biên soạn, chế bản tất cả các tài liệu đó.
Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm tổ chức ăn ca, làm công tác bảo vệ tuần tra canh gác tài sản của công ty. Phục vụ, đón tiếp khách, chuyên gia, chuẩn bị cho các cuộc họp, các kỳ hội nghị của công ty.
Một số bộ phận khác:
Đội vận tải: (gồm có xe con và xe tải) có nhiệm vụ đưa đón các cán bộ công nhân viên khi đi công tác, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của công ty đến nơi giao hàng.
Hệ thống các cửa hàng, đại lý: công ty có 4 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán lẻ đặt ở các xí nghiệp thành viên, các cửa hàng ký gửi (đại lý hoa hồng) bao gồm:
+ Hà Nội: 10 cửa hàng.
+ Hải Phòng: 3 cửa hàng.
+ Quảng Bình: 1 cửa hàng.
+Bắc Thái: 2 cửa hàng.
Ngoài ra còn có một số cửa hàng tại TPHCM và TP Nha Trang. Các bộ phận này dều trực thuộc sự chỉ đạo, theo dõi của phòng nghiệp vụ, có nhiệm vụ trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm dệt kim của công ty ở thị trường trong nước.
Phần 2: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty dệt kim Đông Xuân
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán và xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp tương đối gọn nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung. Các cán bộ phòng tài chính kế toán của Công ty đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và năng động.
Với mô hình tổ chức kế toán trên, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán… Còn ở các xí nghiệp thành viên và các xí nghiệp địa phương không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ, thu thập và ghi chép vào sổ sách. Cuối tháng, chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng tài chính kế toán của công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Về mặt nhân sự, các nhân viên đó chịu sự quản lý của Giám đốc các xí nghiệp, phòng tài chính kế toán của công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra đội ngũ nhân viên này về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên môn.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán thuế
Kế toán xây dựng cơ bản và TSCĐ
Kế toán lương
Kế toán giá thành
Thủ quỹ
Kế toán tiêu thụ
Phó phòng kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung công việc của phòng tài chính kế toán; đưa ra ý kiến đề xuất, cố vấn tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định, lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của công ty.
Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ thu chi và quản lý theo dõi các phần hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải. Kiểm tra giám sát các công việc do kế toán viên thực hiện. Thay mặt Kế toán trưởng xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định. Thay mặt cho Kế toán trưởng, tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan. Thay mặt cho Kế toán trưởng, tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Thay mặt cho Kế toán trưởng, giải thích một số số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị Công ty và các Cơ quan hữu trách khi cần thiết.
Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, cuối tháng lập bảng kê số 8.
Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152, 153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả trong công ty may và giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung cấp; đồng thời quản lý các tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336 ; kế toán công nợ ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số 10 và bảng kê số 11.
Kế toán thuế: Có nhiệm vụ theo tính toán và theo dõi tình hình nộp thuế của công ty cho cơ quan thuế Nhà Nước
Kế toán xây dựng cơ bản và TSCĐ: quản lý các tài khoản 211, 121, 213, 214, 411, 412, 441; thực hiện phân loại tài sản cố định hiện có của công ty, theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng; theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của công ty; cuối tháng lập bảng phân bổ số 3, nhật ký chứng từ số 9.
Kế toán lương: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản 334, 338, 622, 627, 641, 642; hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty và bảng phân bổ số 1.
Kế toán giá thành: có trách nhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho thành phẩm; ghi sổ chi tiết tài khoản 155; cuối tháng lập bảng kê số 8 và số 11; đồng thời ghi các sổ Cái có liên quan. Bộ phận kế toán này gồm 3 người trong đó có 1 người phụ trách phần gia công.
Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty; hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ; cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền.
2.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty
2.2.1. Chính sách chế độ kế toán công ty áp dụng
Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.
Chính sách kế toán: Công ty áp dụng chính sách kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.2.2. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Theo quy định chung, chứng từ là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của chế độ về việc lập và luân chuyển chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.
Với mỗi phần hành khác nhau, doanh nghiệp sử dụng một bộ chứng từ khác nhau với trình tự và thời gian luân chuyển cụ thể.
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo chế độ, bao gồm 5 chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu tài sản cố định. Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác..
Sau đây là danh mục một số chứng từ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng theo chế độ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và ban hành theo các văn bản luật khác.
THỨ TỰ
TÊN CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU
TÍNH CHẤT
Bắt buộc
Hướng dẫn
A. Chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
I. Lao động tiền lương
01
Bảng chấm công
01a-LĐTL
x
02
Bảng thanh toán tiền lương
02- LĐTL
x
03
Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành
05- LĐTL
x
04
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
10- LĐTL
x
05
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
11- LĐTL
x
II. Hàng tồn kho
x
06
Phiếu nhập kho
01- VT
x
07
Phiếu xuất kho
02- VT
x
08
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
03- VT
x
09
Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ
04- VT
x
10
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sp, hh
05- VT
x
11
Bảng phân bổ NVL, CC- DC
07- VT
x
III. Bán hàng
12
Bảng thanh toán tiền hàng đại lý, ký gửi
01- BH
x
IV. Tiền tệ
13
Phiếu thu
01- TT
x
14
Phiếu chi
02- TT
x
15
Giấy đề nghị tạm ứng
03- TT
x
16
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04- TT
x
17
Giấy đề nghị thanh toán
05- TT
x
18
Biên lai thu tiền
06- TT
x
V. Tài sản cố định
19
Biên bản giao nhận TSCĐ
01- TSCĐ
20
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
06- TSCĐ
B. Chứng từ ban hành theo các văn bản luật khác
01
Hoá đơn Giá trị gia tăng
01GTKT- 3LL
x
02
Hoá đơn bán hàng thông thường
02GTTT- 3LL
x
03
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
04HDL- 3LL
x
2.2.3. Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Nhưng do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty không sử dụng một số tài khoản khoản như TK 113, TK 121, TK 129, TK 139, TK 151, TK 159, TK 221, TK 228, TK 229, TK 344, TK 611.
2.2.4. Tình hình vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, công tác kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện chức năng kế toán của mình, phản ánh giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản. Công tác kế toán của công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của qui trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Công ty có trang bị máy vi tính nhưng công việc kế toán không hoàn thành trên máy mà đó chỉ là phần trợ giúp, công ty đang từng bước hoàn thành công tác kế toán máy.
Hiện nay, Công ty dệt kim Đông Xuân đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký - chứng từ. Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chứng từ là các hoạt động kinh tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu ở sổ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản. Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng (tổ chức nhật ký chứng từ theo bên Có và tổ chức phân tích chi tiết theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng). Công ty còn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Nhờ đó kế toán theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho trên sổ sách kế toán và có thể xác định vào bất kỳ thời điểm nào. Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng, kế toán chi tiết nguyên vật liệu và tài sản cố định là phương pháp ghi thẻ song song....
Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Như vậy, ta có thể thấy Công ty Dệt kim Đông Xuân là một doanh nghiệp có quy mô lớn, có đủ nhân viên kế toán có trình độ nên có thể áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Ưu điểm của hình thức này chính là nó giúp tạo lên một hệ thống sổ có tính kiểm soát chặt chẽ.
2.2.5. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Công ty áp dụng đúng và đầy đủ các loại báo cáo kế toán do Bộ Tài chính quy định. Công ty thực hiện kê khai và nộp báo cáo thế hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Công ty lên các lại báo cáo kế toán theo từng tháng, từng quý, từng năm theo đúng quy mẫu và quy định của Bộ Tài chính.
2.3. Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty
2.3.1. Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Khái niệm: Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Tài sản cố định phải có giá trị sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Đặc điểm tài sản cố định của công ty: Công ty dệt kim Đông Xuân là một Công ty sản xuất kinh doanh ngành dệt kim xuất khẩu do đó TSCĐHH trong công ty chủ yếu là nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, máy may…phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. So với các Công ty khác trong cùng nghành dệt kim thì TSCĐHH của Công ty tương đối lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại.
Phân loại tài sản cố định trong công ty:
- Theo nguồn hình thành:
+ Nguồn ngân sách
+ Nguồn bổ sung
+ Nguồn khác
-Theo đặc trưng kỹ thuật :
+ Đất
+ Nhà cửa vật kiến trúc
+ Phương tiện vận tải
+ Máy móc thiết bị
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Đánh giá TSCĐHH
Công ty dệt kim Đông Xuân áp dụng 2 hình thức đánh giá TSCĐHH theo nguyên giá TSCĐHH và theo giá trị còn lại của TSCĐHH.
- Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH
= +
- Đá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22556.doc