Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Quảng Bình

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC QUẢNG BÌNH 1

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm 4

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 4

1.2.2. Đặc điểm sản phẩm 4

1.3. Cơ cấu tổ chức 5

1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 7

1.3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực 9

1.3.3. Tổ chức phòng Kế toán Tài vụ 10

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 12

2.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình SXKD của Công ty 12

2.1.1 Thuận lợi 12

2.1.2 Khó khăn 12

2.2. Thực trạng hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 13

2.2.1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh 13

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 14

2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2007-2009 16

2.3. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 18

2.4. Một số đề xuất đối với Công ty 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Lắp đặt và vận hành hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất và cung cấp nước sạch đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, dịch vụ cả về sản lượng và chất lượng. - Xây dựng hệ thống cấp nước để đảm bảo vệ sinh môi trường trong xã hội. - Kinh doanh các vật liệu, thiết bị chuyên dùng cho ngành nước. - Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và vận hành hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới. Lập kế hoạch xây dựng và duy tu nhằm ổn định vận hành. - Xây dựng thêm một số tuyến mương mới để đảm bảo thoát nước trong mùa mưa lũ. - Quản lý và sử dụng vốn phù hợp với cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao trong SXKD và bảo toàn vốn của Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm sản phẩm Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Quảng Bình hoạt động sản xuất với sản phẩm chủ yếu là nước sạch để phục vụ cho nhân dân và các nhu cầu khác của xã hội. Nước là tài nguyên thiên nhiên, Công ty bơm đưa vào xử lý, bán ra thị trường có sự quản lý về giá cả của Sở Tài chính Quảng Bình. Vì thế sản phẩm của Công ty có đặc thù riêng, đó là được tiêu thụ ngay không qua khâu nhập kho thành phẩm. Sản phẩm mang tính phục vụ, chất lượng sản phẩm được cơ quan chức năng (Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh) kiểm tra và xác nhận đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế. Công ty cũng tự kiểm tra theo các chỉ tiêu để chủ động điều hành sản xuất hàng ngày. Nước sạch được sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín, liên tục qua các giai đoạn lắng, lọc, xử lý... như mô tả ở sơ đồ 1.1. Từ hồ Bàu Tró nước được bơm vào bể lọc 4 buồng để xử lý nhờ trạm bơm I. Sau đó nước đã qua xử lý được đưa vào bể chứa để dẫn đến trạm bơm II. Tại đây nước tiếp tục được khử trùng nhờ hệ thống máy châm hóa chất clo và quay lại bể chứa. Nước sạch được cung cấp đến khách hàng thông qua trạm bơm II hoặc trạm bơm tăng áp và mạng lưới ống dẫn. Việc cấp điện cho trạm bơm I và II được thực hiện bằng hai trạm biến áp 250KVA. Hồ Bàu Tró Trạm bơm I Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch Khử trùng bằng máy châm clo Trạm bơm tăng áp Trạm bơm II Bể chứa Bể lọc 4 buồng Khách hàng Khách hàng (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Quảng Bình) Ngoài ra Công ty còn triển khai các công trình xây lắp và kinh doanh các loại vật liệu, thiết bị chuyên dùng, phụ kiện đi kèm của ngành nước. Số lượng các mặt hàng cũng khá phong phú, đa dạng (gần 200 loại). 1.3. Cơ cấu tổ chức Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Công ty lựa chọn phương án tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của doanh nghiệp trong việc tổ chức điều hành SXKD, giúp cho việc triển khai, thực hiện các quyết định nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Công ty Cấp thoát nước Quảng Bình Tổ Vận hành Tổ Thu ngân XN Cấp nước Đồng Hới Tổ Điều độ đọc số Phó Giám đốc Kỹ thuật Tổ Thu ngân Phó Giám đốc Kinh doanh Phòng Tổ chức Hành chính XN Cấp nước Ba Đồn Đội Xây lắp Tổ Vận hành Tổ Điều độ đọc số Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Quan hệ khách hàng Chủ tịch kiêm Giám đốc Trạm cấp nước Đồng Lê Trạm Cấp nước Quy Đạt Trạm Cấp nước Kiến Giang (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty) 1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận - Ban giám đốc công ty + Chủ tịch kiêm Giám đốc là người đại diện trước pháp luật, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ đã đề ra. + Các Phó giám đốc trợ giúp điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. - Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật + Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và các Xí nghiệp trực thuộc. + Xây dựng kế hoạch tiến độ phát triển hộ dùng nước. + Lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. + Thiết lập và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng tiêu thụ nước. + Xây dựng các định mức về kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với thực tế các đơn vị. + Nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch nguồn nước nhằm đề xuất giải pháp công nghệ. + Nghiên cứu kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cấp nước khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư. + Hướng dẫn quy trình khai thác vận hành và chuyển giao công nghệ sản xuất, xử lý nước. + Lập dự án đầu tư, thiết kế các công trình cấp nước. + Lập kế hoạch và giám sát việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp nước, máy móc, thiết bị cho các đơn vị. + Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm. + Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại các đơn vị. - Phòng Tổ chức hành chính + Xây dựng, thực hiện chiến lược và phương án quản lý nhân sự trên cơ sở chiến lược phát triển của Công ty. + Xây dựng định mức lao động, giải quyết chế độ tiền lương, thưởng cũng như các chế độ chính sách cho người lao động. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, y tế sức khỏe và vệ sinh môi trường. + Quản lý văn thư lưu trữ, thực hiện công tác hành chính lễ tân, phục vụ. + Bảo vệ tài sản, an ninh trật tự cơ quan, đơn vị. - Phòng Kế toán Tài vụ + Xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty theo các kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế toàn Công ty theo Luật Kế toán doanh nghiệp. + Tạo nguồn vốn, huy động vốn đảm bảo cho mọi hoạt động của Công ty. + Xây dựng các phương án giá thành nước của Công ty theo từng thời kỳ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. + Kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ tài chính, kế toán các đơn vị trực thuộc Công ty theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê. + Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty. - Phòng Quan hệ khách hàng + Điều tra, nắm bắt ý kiến, nguyện vọng của khách hàng. + Kiểm tra việc sử dụng nước, thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng đồng hồ cho khách hàng. + Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng cung ứng - tiêu thụ nước máy. + Tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện quy chế sử dụng nước sạch và bảo vệ hệ thống cấp nước. + Tổ chức thanh tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý khách hàng. - Xí nghiệp cấp nước + Quản lý khai thác đảm bảo an toàn cho nguồn cung cấp nước, vệ sinh môi trường thuộc trách nhiệm quản lý. + Khai thác, cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quy định. + Quản lý vận hành và bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ, đảm bảo an toàn lao động. + Lập và tổ chức thực hiện các phương án hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu. + Bảo vệ tài sản thuộc phạm vi quản lý. Công ty đang trong thời kỳ chuyển đổi nên cơ cấu tổ chức chưa hoàn toàn ổn định và sẽ còn thay đổi theo hướng hiệu quả hơn trong tương lai. 1.3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực Đến cuối năm 2009 Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 159 người và có cơ cấu được thể hiện trong bảng tổng kết sau: Bảng 1.1: Cơ cấu lao động Công ty Cấp thoát nước Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 SL % SL % SL % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Toàn công ty 125 100 144 100 159 100 19 15.20 15 10.42 Ban Giám đốc 3 2.40 3 2.08 3 1.89 0 0.00 0 0.00 Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật 6 4.80 6 4.17 7 4.40 0 0.00 1 16.67 Phòng Kế toán Tài vụ 7 5.60 7 4.86 6 3.77 0 0.00 -1 -14.29 Phòng Tổ chức hành chính 5 4.00 5 3.47 5 3.14 0 0.00 0 0.00 Phòng Quan hệ khách hàng 2 1.60 3 2.08 4 2.52 1 50.00 1 33.33 Xí nghiệp Cấp nước Đồng Hới 58 46.40 64 44.44 72 45.28 6 10.34 8 12.50 Xí nghiệp Cấp nước Ba Đồn 12 9.60 17 11.81 23 14.47 5 41.67 6 35.29 Đội Xây lắp 19 15.20 25 17.36 21 13.21 6 31.58 -4 -16.00 Trạm cấp nước Đồng Lê 4 3.20 5 3.47 6 3.77 1 25.00 1 20.00 Trạm cấp nước Quy Đạt 5 4.00 5 3.47 6 3.77 0 0.00 1 20.00 Trạm cấp nước Kiến Giang 4 3.20 4 2.78 6 3.77 0 0.00 2 50.00 Giới tính Nam 104 83.20 122 84.72 137 86.16 18 17.31 15 12.30 Nữ 21 16.80 22 15.28 22 13.84 1 4.76 0 0.00 Trình độ ĐH và trên ĐH 22 17.60 27 18.75 31 19.50 5 22.73 4 14.81 Cao đẳng 0 0.00 4 2.78 4 2.52 4 - 0 0.00 Trung cấp 27 21.60 40 27.78 53 33.33 13 48.15 13 32.50 Công nhân kỹ thuật 59 47.20 61 42.36 60 37.74 2 3.39 -1 -1.64 Lao động phổ thông 17 13.60 12 8.33 11 6.92 -5 -29.41 -1 -8.33 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty) Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh là sản xuất nước nên lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhân lực, khoảng 85% và tập trung chủ yếu ở các xí nghiệp, trạm cấp nước, đội xây lắp. Lao động nữ của Công ty đa số làm việc ở bộ phận thu ngân, kế toán, tạp vụ. Do yếu tố lịch sử đồng thời số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học thường có xu hướng đảm nhận các công việc văn phòng, quản lý do vậy tỷ lệ thấp hơn so với lao động trung cấp, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Tuy nhiên phần lớn đội ngũ lao động đã được tôi luyện trong sản xuất, có nhiều kinh nghiệm và tận tâm với công việc, gắn bó với Công ty. Cùng với sự gia tăng khách hàng và mở rộng sản xuất, lao động của Công ty trong ba năm 2007, 2008, 2009 cũng có biến động tăng. Trong đó tăng mạnh ở bộ phận sản xuất và số lượng lao động nam, đồng thời có sự điều chuyển công tác giữa các bộ phận. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động nên Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp trong tuyển dụng và đào tạo. Tỷ lệ lao động trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông giảm xuống. Cơ cấu lao động đang dần được cải thiện về mặt chất lượng. 1.3.3. Tổ chức phòng Kế toán Tài vụ Phòng Kế toán Tài vụ của Công ty hiện có 6 thành viên, gồm kế toán trưởng kiêm trưởng phòng; kế toán tổng hợp kiêm phó phòng; kế toán vật tư, tài sản, thống kê; kế toán thanh toán; kế toán công nợ và thủ quỹ. Các thành viên chịu trách nhiệm các lĩnh vực khác nhau, cụ thể là: - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng điều hành công việc chung của cả phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán cũng như phương pháp tính giá phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Tổng hợp kiểm tra các báo cáo tài chính, các khoản phải nộp ngân sách, công nợ phải thu, phải trả. Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán nội bộ trong doanh nghiệp, hướng dẫn kịp thời những thay đổi trong chế độ kế toán của Nhà nước. Phân tích tình hình hoạt động để đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện và đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế… - Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công, định khoản kế toán, lập các sổ sách, báo cáo tài chính định kỳ theo quy định. - Kế toán vật tư, tài sản, thống kê theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng giảm tài sản hàng kỳ. Thu thập thống kê các số liệu như tình hình lao động, bảng chấm công… phục vụ cho công tác của phòng. - Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các khoản thanh toán trong và ngoài Công ty như thanh toán với cán bộ công nhân viên, người bán, ngân hàng… - Kế toán công nợ theo dõi và quản lý các khoản công nợ phải thu, phải trả hàng tháng căn cứ vào các loại hoá đơn, chứng từ. Tổng kết báo cáo công nợ hàng năm của Công ty. - Thủ quỹ thực hiện các hoạt động thu chi tiền mặt hàng ngày trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi. Tiến hành các giao dịch với ngân hàng như nhập quỹ hay rút tiền mặt. Bảo quản chứng từ để cung cấp cho kế toán thanh toán. Hoạt động của các thành viên phòng Kế toán Tài vụ mặc dù khác nhau nhưng cùng thống nhất, bổ trợ cho nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời công tác quản lý của Công ty. PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 2.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình SXKD của Công ty 2.1.1. Thuận lợi Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ. Nhằm nâng cao năng lực toàn diện của Công ty trong hoạt động SXKD và đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển cấp nước của tỉnh, Công ty đã tiến hành đầu tư một số công trình cấp nước và đưa vào sử dụng. Điển hình như dự án cấp nước và vệ sinh thành phố Đồng Hới, dự án cấp nước thị trấn Quy Đạt, dự án cấp nước thị trấn Ba Đồn, dự án cấp nước thị trấn Kiến Giang, dự án cấp nước thị trấn Đồng Lê, dự án cấp nước thị trấn Quán Hàu... Ngày càng mở rộng phạm vi cung cấp nước ra địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2000 đến năm 2006, Công ty đã đạt mức tăng trưởng khá ổn định, tỷ lệ tăng trưởng từ 10% đến 12% mỗi năm, tạo đà phát triển cho thời gian tới. Phạm vi hoạt động được mở rộng trên cả lĩnh vực sản xuất cấp nước và xây lắp, tư vấn. Đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động được nâng cao. Công ty cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo tích cực và kịp thời của các cấp chính quyền. Nhờ đó Công ty đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ cung cấp nước máy phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 2.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hiện Công ty còn phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn cần phải vượt qua trong thời gian tới. Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư đi vào hoạt động nhưng tại các thị trấn, các khu công nghiệp hiệu suất khai thác hệ thống cấp nước còn thấp. Trung bình chỉ đạt 20 đến 25% công suất thiết kế. Khả năng phát triển khách hàng chậm, lượng nước sử dụng còn hạn chế dẫn đến kết quả SXKD tại các thị trấn chưa cao. Một bộ phận cơ sở hạ tầng được xây dựng từ khá lâu cần được nâng cấp sửa chữa. Chính sách vay vốn để đầu tư phát triển hệ thống cấp nước của Nhà nước chưa thực sự được ưu tiên cho phù hợp với thực tế. Việc phát triển mạng lưới đường ống dẫn nước và khách hàng tại các khu đô thị mới, khu vực ngoại thành gặp rất nhiều khó khăn do đầu tư phát triển không đồng bộ, mật độ dân cư thấp, phân bố không đều. Thói quen, tập quán trong sử dụng nước sạch và khả năng chi trả hạn chế của khách hàng cũng là trở ngại lớn đối với Công ty. Công tác lập quy hoạch chi tiết các khu dân cư còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước... do vậy gây ra những tác động nhất định đến kết quả hoạt động của Công ty. 2.2. Thực trạng hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 2.2.1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất là một trong những nhân tố quyết định khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng vốn của Công ty hiện tại khoảng hơn 200 tỷ đồng. Cơ cấu huy động các nguồn để hình thành vốn được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.1: Cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 (%) So sánh 09/08 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. NỢ PHẢI TRẢ 95,952,635 48.25 80,925,146 40.35 80,481,405 39.26 -15.66 -0.55 1. Nợ ngắn hạn 3,616,541 1.82 3,872,564 1.93 6,468,670 3.16 7.08 67.04 Phải trả người bán 234,850 0.12 596,741 0.30 1,187,707 0.58 154.09 99.03 Người mua trả trước 4,740 0.00 11,364 0.01 13,542 0.01 139.75 19.17 Thuế phải nộp 32,123 0.02 94 0.00 1,912 0.00 -99.71 1934.04 Phải trả người lao động 382,055 0.19 364,149 0.18 1,120,134 0.55 -4.69 207.60 Chi phí phải trả 326,130 0.16 2,140,910 1.07 3,270,174 1.60 556.46 52.75 Nợ ngắn hạn khác 2,636,642 1.33 759,303 0.38 875,198 0.43 -71.20 15.26 2. Nợ dài hạn 92,336,093 46.43 77,052,582 38.41 74,012,734 36.10 -16.55 -3.95 Vay và nợ dài hạn 92,290,956 46.41 76,949,532 38.36 73,909,598 36.05 -16.62 -3.95 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 45,136 0.02 103,050 0.05 103,136 0.05 128.31 0.08 II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 102,901,902 51.75 119,655,417 59.65 124,514,973 60.74 16.28 4.06 1. Vốn chủ sở hữu 102,685,875 51.64 112,335,265 56.01 124,292,688 60.63 9.40 10.64 Vốn đầu tư chủ sở hữu 99,078,705 49.82 108,363,458 54.02 111,716,732 54.50 9.37 3.09 Quỹ Đầu tư phát triển 1,145,377 0.58 789,316 0.39 46,967 0.02 -31.09 -94.05 Quỹ dự phòng tài chính 368,517 0.19 345,164 0.17 0 0.00 -6.34 -100.00 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2,093,275 1.05 2,837,325 1.41 9,843,862 4.80 35.54 246.94 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0  0.00 0  0.00 2,685,125 1.31 -   - 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 216,026 0.11 7,320,151 3.65 222,285 0.11 3288.55 -96.96 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 198,854,537 100.00 200,580,564 100.00 204,996,378 100.00 0.87 2.20 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty) Nhìn chung tổng vốn của Công ty ngày một tăng. Nhưng chính sách tài trợ có xu hướng thay đổi. Trong đó tỷ trọng nợ phải trả giảm mạnh, từ 48% xuống 39%. Đồng thời vốn chủ sở hữu tăng lên gần 61%. Cho thấy Công ty đang giải quyết tốt các khoản nợ, mức độ tự chủ và an toàn tài chính được nâng cao. Tuy nhiên chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn vốn nợ, hơn nữa việc giảm tỷ lệ nợ lâu dài làm cho Công ty không tận dụng được vốn của người khác để tạo hiệu quả cho hoạt động sản xuất. Trong các khoản nợ phải trả thì nợ dài hạn chiếm phần lớn, hơn 90%, áp lực trả nợ nặng nề. Tuy nhiên tỷ trọng đang giảm dần do Công ty đã bắt đầu trả khoản nợ vay lớn nhất (vay lại Bộ Tài chính) từ năm 2006. Nợ ngắn hạn tăng do ảnh hưởng mạnh nhất của khoản phải trả người lao động và chi phí phải trả. Khoản phải trả người bán có tăng nhưng thấp hơn phải thu khách hàng, cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty lớn. Vốn đầu tư chủ sở hữu hoàn toàn do Nhà nước tài trợ chiếm gần 51% trong tổng vốn của Công ty. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng mạnh sử dụng cho các công trình dự án của Công ty. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Sau khi đã huy động vốn thì việc đầu tư vào tài sản sao cho phù hợp với mục tiêu của Công ty và tình hình thực tế có ý nghĩa rất quan trọng. Từ số liệu bảng 2.2 ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của Công ty, khoảng từ 15-20%, nhưng đang có xu hướng tăng dần qua các năm, trong đó phải kể đến tác động mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh (năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2007) chứng tỏ Công ty không thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng thương mại. Một phần là do quan hệ lâu dài và tin cậy với các đối tác. Mặt khác do khả năng và ý thức chi trả của một tỷ lệ khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân, hộ gia đình còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính của Công ty, làm giảm vốn bằng tiền gây áp lực lên khả năng thanh toán. Do tình hình giá cả trên thị trường tăng, Công ty lại có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu nên các khoản trả trước cho người bán tăng. Hàng tồn kho của Công ty cũng tăng qua các năm, nhưng điều đó không có nghĩa khả năng tiêu thụ hàng hóa giảm sút, vì đặc thù của sản phẩm nước sạch là không qua nhập kho thành phẩm. Sự gia tăng của hàng tồn kho là do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ thường xuyên cho quá trình sản xuất và thi công công trình xây lắp. Chứng tỏ hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng. Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2007-2009 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 (%) So sánh 09/08 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 29,025,487 14.6 33,989,432 16.95 39,246,413 19.14 17.1 15.47 1. Tiền, các khoản TĐ tiền 9,012,008 4.53 7,483,318 3.73 11,020,156 5.38 -16.96 47.26 Tiền mặt 59,126 0.03 75,738 0.04 266,170 0.13 28.09 251.44 Tiền gửi ngân hàng 8,952,882 4.50 7,407,580 3.69 10,753,986 5.25 -17.26 45.18 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 6,000,000 3.02 11,000,000 5.48 11,000,000 5.37 83.33 0 3. Các khoản phải thu ng. hạn 1,310,028 0.66 2,296,452 1.14 3,721,942 1.82 75.3 62.07 - Phải thu khách hàng 1,172,017 0.59 1,994,567 0.99 3,025,294 1.48 70.18 51.68 - Trả trước cho người bán 35,893 0.02 165,421 0.08 376,100 0.18 360.87 127.36 - Phải thu khác 102,118 0.05 136,463 0.07 320,547 0.16 33.63 134.9 4. Hàng tồn kho 12,630,241 6.35 12,892,450 6.43 13,365,685 6.52 2.08 3.67 5. TSNH khác 73,208 0.04 317,211 0.16 138,629 0.07 333.3 -56.3 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 169,829,050 85.4 166,591,132 83.05 165,749,965 80.86 -1.91 -0.5 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0  -  - 2. TSCĐ 169,790,050 85.38 166,572,132 83.05 165,695,734 80.83 -1.9 -0.53 3. Đầu tư tài chính dài hạn 39,000 0.02 19,000 0.01 9,000 0 -51.28 -52.63 4. TSDH khác 0 0 0 0 45,231 0.02  -  - TỔNG TÀI SẢN 198,854,537 100 200,580,564 100 204,996,378 100 0.87 2.2 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty) Tiền và các khoản tương đương tiền có tăng nhưng không lớn. Trong đó tiền gửi ngân hàng chiếm khoảng 99%. Công ty chỉ giữ lại một lượng tiền mặt nhỏ để chi trả. Công ty chưa tham gia vào đầu tư trên thị trường chứng khoán. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ là các khoản tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng, cũng chiếm tỷ trọng như tiền và các khoản tương đương tiền. Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đã được đầu tư đồng bộ về cơ bản và đang trong giai đoạn đầu khai thác. Hàng năm vẫn có tài sản cố định tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành chuyển giao nhưng không đủ bù đắp giá trị tài sản cố định giảm do hao mòn và do các nguyên nhân khác. Khoản đầu tư tài chính dài hạn vào trái phiếu Chính phủ năm 2008, 2009 cũng giảm so với năm 2007. Có thể thấy Công ty tăng đầu tư ngắn hạn bằng phần vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn. Chính sách tài trợ như vậy giúp Công ty có khả năng thanh toán tốt nhưng sẽ hạn chế khả năng sinh lời trong tương lai. 2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2007-2009 Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhờ các biện pháp quản lý chặt chẽ, cải tiến công nghệ, tiếp cận khách hàng nên trong ba năm qua Công ty luôn hoàn thành vượt kế hoạch về sản lượng nước máy thương phẩm: - Năm 2007: 2920000m3 - Năm 2008: 3329397m3 - Năm 2009: 4100000m3 Đồng thời số hộ khách hàng sử dụng nước máy cũng tăng 2322 hộ trong năm 2007; 2149 hộ năm 2008; 2266 hộ năm 2009. Nâng phạm vi bao quát thị trường lên gần 90%. Do đó doanh thu sản xuất nước máy tăng mạnh, góp phần nâng cao tổng doanh thu như số liệu thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 (%) So sánh 09/08 (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,099,685 21,698,153 27,445,658 19.88 26.49 2. Giảm trừ doanh thu 28,601 32,206 41,439 12.60 28.67 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,071,084 21,665,947 27,404,219 19.89 26.49 4. Giá vốn hàng bán 14,292,715 18,114,628 23,222,751 26.74 28.20 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,778,369 3,551,319 4,181,468 -6.01 17.74 6. Doanh thu hoạt động tài chính 622,316 1,079,052 1,348,565 73.39 24.98 7. Chi phí hoạt động tài chính 3,560,052 3,574,635 4,407,458 0.41 23.30 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 843,325 1,034,742 1,044,500 22.70 0.94 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -2,692 20,994 78,075 -879.87 271.89 10. Thu nhập khác 2,692 888,962 0 32922.36 -100.00 11. Chi phí khác 0 846,119 0 - -100.00 12. Lợi nhuận khác 2,692 42,843 0 1491.49 -100.00 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 0 63,837 78,075 - 22.30 14. Thuế TNDN 0 15,959 19,519 - 22.30 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 0 47,878 58,556 - 22.30 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty) Tuy lợi nhuận gộp cao nhưng năm 2007 Công ty không có lãi do không đủ bù đắp chi phí tài chính. Trong đó phải kể đến việc trả lãi khoản vay lại của Bộ Tài chính từ năm 2006 đẩy chi phí tài chính tăng cao. Mặt khác giá nước lại chưa được kết cấu chi phí nợ vay và lãi của khoản vay này. Từ năm 2008 Công ty mới bắt đầu có lãi. Năm 2009 lợi nhuận gộp tăng mạnh nên dù lợi nhuận khác bằng không nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng. Dưới đây là một số chỉ tiêu sử dụng để phân tích cụ thể hơn kết quả hoạt động SXKD của Công ty: Bảng 2.4: Một số tỷ số tài chính Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vòng quay TSCĐ Doanh thu / TSCĐ ròng (lần) 0.11 0.13 0.16 Vòng quay Tổng TS Doanh thu / Tổng TS (lần) 0.09 0.11 0.13 Kỳ thu tiền bình quân Phải thu / Doanh thu bình quân ngày (ngày) 23.7 33.6 40.3 Kỳ trả tiền bình quân Phải trả / Giá vốn hàng bán bình quân ngày (ngày) 6.0 12.0 18.7 ROA Lợi nhuận ròng / Tổng TS (%) 0.00 0.02 0.03 ROE Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu (%) 0.00 0.04 0.05 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty) Các chỉ tiêu vòng quay TSCĐ (vòng quay tổng TS) cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ (tổng TS) của Công ty còn thấp nhưng đang dần được cải thiện do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng TSCĐ (tổng TS). Kỳ thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26944.doc
Tài liệu liên quan