MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Giới thiệu chung về ngành Xây dựng Việt Nam 2
3. Quá trình hình thành, phát triển và trưởng thành của
ngành Xây dựng Việt Nam 2
4. Đánh giá chung 12
Chương II: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ của công ty Xây dựng Lũng Lô
(Lung Lo construction company – LCC) 17
4. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
Xây dựng Lũng Lô 17
4.1. Quá trình hình thành và phát triển
4.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề Kinh doanh của
Công ty Xây dựng Lũng Lô
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Xây dựng Lũng Lô 20
5.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức
5.2. Hệ thống tổ chức Quản lý sản xuất của công ty hiện nay
5.3. Thành phần nhân sự Công ty Xây dựng Lũng Lô
5.4. Kinh nghiệm
6. Tình hình về lao động, tài sản, tài chính 34
Chương III: Thực trạng sản xuất kinh doanh năm 2008 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2009 của công ty Xây dựng Lũng Lô 37
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 của
Công ty Xây dựng Lũng Lô 37
3.1. Đặc điểm tình hình ảnh hưởng đến hoạt động Công ty 37
3.2. Kết quản sản xuất kinh doanh năm 2008 38
3.2.1. Các công tác Điều hành và Quản lý
3.2.2. Kết quả Tài chính
3.3. Những mặt hạn chế 41
4. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 43
4.1. Mục tiêu
4.1.1. Mục tiêu tổng quát
4.1.2. Chỉ tiêu cụ thể
4.2. Các giải pháp chủ yếu
KẾT LUẬN 45
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng mới và sửa chữa 13,6 triệu m2, Hà Nội xây dựng mới khoảng 1,65 triệu m2 nhà.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Về công tác quản lý nhà nước
Từ khi chuyển sang thời kì đổi mới đến nay, Bộ và toàn ngành Xây dựng đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, tạo được chuyển biến tích cực, đúng hướng và toàn diện trong quản lí nhà nước, chỉ đạo điều hành và thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh.
Bộ đã phân định rõ chức năng quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh, mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở, hướng dẫn và thúc đẩy các sở xây dựng thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành tại các tỉnh, thành phố. Tiến hành các đợt kiện toàn bộ máy cơ quan Bộ, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức cho phù hợp với quy chế mới. Đồng thời kiện toàn và sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành, bằng cách sáp nhập, nâng cấp chuyển hoá mở rộng quyền hạn và tinh giản bộ máy quản lí tại các đơn vị cơ sở. Tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất và kinh doanh phát triển. Để góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ đã nghiên cứu đề ra các chiến lược, định hướng phát triển và các cơ chế, chính sách của ngành. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi và thống nhất với các cấp, các ngành về quan điểm, nhận thức đối với các nội dung đổi mới. Bộ đã và đang soạn thảo mới, bổ sung, thay thế các văn bản pháp quy trình Nhà nước ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền để ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lí quản lí các lĩnh vực do Bộ phụ trách cho phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập các nước. Đồng thời Bộ đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, pháp quy, chủ trương, chính sách của ngành tại nhiều cơ quan, đơn vị thuộc các ngành, các cấp. Đã tổ chức và thúc đẩy sự hoạt động thường xuyên của hệ thống giám sát chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng.
Về công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và công nghệ
Công tác này đã có những tiến bộ đáng kể. Từ một viện thí nghiệm vật liệu xây dựng lúc ban đầu, đến nay trực thuộc Bộ đã có các viện nghiên cứu về khoa học công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông thôn, môi trường, khoa học quản lí kinh tế xây dựng... Các tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật, khoa học quản lí cũng được hình thành ở các địa phương và các doanh nghiệp. Hàng vạn sáng kiến, hàng ngàn đề tài nghiên cứu R, nghiên cứu ứng dụng R & D đã được công nhận và phát huy hiệu quả. Trong thời kì nền kinh tế đất nước còn khó khăn, trang thiết bị yếu kém... những sáng kiến, những đề tài nghiên cứu đã góp phần tích cực trong các hoạt động của ngành.
Trong thời kì đổi mới, việc nghiên cứu khoa học công nghệ càng được chú trọng, đã giải quyết dược hàng loạt vấn đề về chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật trong xây dựng, trong sản xuất vật liệu xây dựng và trong các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm để từng bước hội nhập với cộng đồng thế giới. Đội ngũ những người làm công tác khoa học, công nghệ đã phát triển và trưởng thành; có khả năng giải quyết nhiều vấn đề kĩ thuật phức tạp trong xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng quy mô lớn ở Việt Nam như xử lí nền móng, castơ, xử lí chống lún, chống dội; xây dựng và lắp ráp nhà máy lớn không có chuyên gia kĩ thuật nước ngoài như Xi măng Hà Tiên, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bút Sơn...; làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như kĩ thuật sản xuất xi măng theo phương pháp khô, kĩ thuật sản xuất sứ vệ sinh, gạch lát ceramic, kính xây dựng, công nghê thông tin trong điều hành sản xuất, điều hành quản lí...
Về công tác đào tạo cán bộ
Hết sức được coi trọng, đã bổ sung nhanh cả về số lượng và chất lượng, là nhân tố và động lực quan trọng trong quá trình phát triển của ngành. Bắt đầu từ một trường và một lớp nhỏ đào tạo cán bộ kỹ thuật, kiến trúc sư vào cuối thập kỷ 50, đến nay toàn ngành đã có một hệ thống, một mạng lưới đào tạo ngành nghề tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, bao gồm các trường đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật trên đại học, các trường kỹ thuật nghiệp vụ, trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở trung ương và địa phương. Cùng với việc đào tạo trong nước, nhiều cán bộ, công nhân được cử đi học tập ở nước ngoài đặc biệt là đối với các cán bộ quản lí cán bộ cao cấp kĩ thuật, quản lí và các công nhân thuộc ngành nghề mới, kĩ thuật phức tạp.
Chất lượng cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu về trình độ quản lí, trình độ kỹ thuật chuyên môn, chính trị và ngoại ngữ.... Chất lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật cũng được đổi mới, từ tác phong công nghiệp đến cơ cấu ngành nghề. Hầu hết các công trình xây dựng quy mô lớn, các sản phẩm vật liệu xây dựng kĩ thuật cao... do trong nước hoặc nước ngoài đầu tư đều do bàn tay của người công nhân ngành Xây dựng thực hiện và làm chủ được ngành nghề.
Về công tác thi đua
Ngay từ những năm đầu thành lập, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã tổ chức và phát động nhiều phong trào thi đua. Từ phong trào thi đua "Mọi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi; phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động", phong trào thi đua năng suất cao" trước đây, đến các phong trào thi đua "Năng suất cao - Quản lí giỏi" hiện nay, là những phong trào thi đua liên tục được cán bộ, công nhân viên trong ngành hương ứng tích cực, dấy lên các cao trào lao động sản xuất sôi nổi 50 năm qua. Vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua vào từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực công tác, từng công trình xây dựng, đặc biệt đối với những dự án quan trọng, trọng điểm của Nhà nước, các phong trào thi đua đã có tác dụng rất lớn. Nhiều nơi đã trở thành phong trào thi đua quốc tế lôi cuốn được cán bộ công nhân các nước bạn cùng tham gia như tại công trình Điện Phả Lại, Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Apatit Lào Cai, Kính Đáp Cầu, Xi măng Bỉm Sơn tăng và Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh.... Phong trào thi đua bảo đảm chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm xây dựng" đã cuốn hút cả các ngành, các địa phương có công trình xây dựng tham gia.
Đảng và Nhà nước đánh giá cao những thành quả của ngành Xây dựng trong 50 năm qua.
Những thành quả ngành Xây dựng đã đạt được trong 50 năm qua. trước hết là nhờ có sư lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và dẫn dắt. Đó là kết quả của toàn ngành quán triệt và kiên trì phấn đấu thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc từng giai đoạn cách mạng, trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Đồng thời, là do cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong ngành đã đoàn kết trên dưới một lòng, lao động cần cù, sáng tạo; vượt mọi khó khăn gian khổ, vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Xây dựng luôn được sự chỉ đạo của Chính phủ; sự đóng góp tích cực của các ngành ở trung ương, chính quyền và các cấp uỷ Đảng ở địa phương, các đoàn thể quần chúng; sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô trước đây, Trung Quốc cùng các nước, các tổ chức quốc tế. Điều đó góp phần đưa ngành Xây dựng phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, vững vàng tiến vào thiên niên kỷ mới xây dựng Đất nước.
Chương II: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xây dựng Lũng Lô (Lung Lo construction company – LCC)
Tên công ty: Công ty Xây dựng Lũng Lô
Tên giao dịch nước ngoài: LUNGLO Construction Company Tên viết tắt: LCC Giám đốc: Nguyễn Văn Hùng *)Địa chỉ trụ sở chính: 162 Trường Chinh - Quận Đống Đa - Hà Nội Website: Điện thoại:(84-4) 3.5633.582 / 3.5633.682 / 3.5635.708 Fax: (84-4) 3.5633.582
Mã số thuế: 01.00779189 – 1
*) Chi nhánh miền Nam:
Địa chỉ: 24 đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38625978 (0903.942.761)
Fax: (84-8) 38622083
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 16/11/1989 theo quyết định số 294/QĐ-QP ngày 16/11/1989 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Đến năm 1993, căn cứ theo nghị định Chính phủ số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định số 577/QĐQP ngày 26/08/1993 về việc thành lập Công ty Xây dựng Lũng Lô. Năm 1996, căn cứ vào luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội CHủ nghĩ Việt Nam thông qua ngày 20/04/1995, Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định số 466/QĐQP ngày 17/04/1996 về việc tổ chức tại Công ty Xây dựng Lũng Lô trên cơ sở sát nhập các Doanh nghiệp bao gồm: Công ty xây dựng Lũng Lô; Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và Tư vấn xây dựng; Công ty xây dựng 25/3 thuộc binh chủng Công binh – BQP.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng Lũng Lô, với số vốn ban đầu được Nhà nước giao còn ở mức khiêm tốn, tài sản nhỏ bé và không đồng bộ, đội ngũ cán bộ chưa qua đào tạo quản lí kinh tế, vừa làm việc vừa học. Tuy nhiên, trong gần 20 năm qua, Công ty Xây dựng Lũng Lô đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có thương hiệu, có uy tín trên thị trường, đựoc Nhà nước công nhận là doanh nghiệp cấp I vào năm 1999. Công ty Xây dựng Lũng Lô đã nhận thầu và hoàn thành hàng trăm dự án lớn nhỏ của Nhà nước và của Bộ Quốc Phòng, các dự án đã nhanh chóng đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển Đất nước. Đặc biệt có nhiều dự án trọng điểm cấp Nhà nước đã hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đem lại hiệu quả và uy tín cho Công ty.
Đến nay số vốn tự bổ sung đã lên tới 64 tỷ đồng, gấp 19 lần so với năm 1996 ( là năm sát nhập 3 Doanh nghiệp với số vốn là 3,45 tỷ đồng).
Kể từ khi thành lập mô hình hoạt động của Công ty Xây dựng Lũng Lô là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, trong đó các Xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, thực hiện cơ chế điều hành tập trung quản lý chặt chẽ bên cạnh đó có phân cấp và ủy quyền cho các đơn vị cấp dưới thực hiện tổ chức sản xuất và tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên các đơn vị Xí nghiệp thành viên đã từng bước ổn định và phát triển như hiện nay.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Thường vụ, Đảng ủy và Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh, biên chế tổ chức của Công ty đã dần được củng cố ổn định, từng bước phát huy hiệu quả trong công tác điều hành từ trên xuống dưới đơn vị cơ sở. Công tác đầu tư đã đựoc quan tâm chú trọng đến giải pháp công nghệ chuyên nghành sâu, thiết bị hiện đại có năng suất lao động cao hơn, đáp ứng cho nhiều dự án lớn có tình chất phức tạp về kĩ thật và yêu cầu tiến đọ gập. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kĩ thuật và công nhân có tay nghề cao đã được chú trọng trong nhiều năm qua. Đến nay, lực lượng này đã phát triển về số lượng và chất lượng tốt đáp ứng được nhiệm vủ sản suất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập và phát triển trong tương lai.
Trước tình hình và nhiệm vụ mới của Quân đội, năm 2002, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã ra quyết định số 77/QĐBQP ngày 11/06/2002 về việc thành lập lữ đoàn công binh công trình dự bị động viên 253 trên cơ sở khung dự bị động viên của Công ty Xây dựng Lũng Lô nhăm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ dự bị động viên trong thời bình của cán bộ chiến sĩ công ty xây dựng Lũng Lô cũng như gắn công tác huấn luyện sự bị động viên tại địa phương nơi tuyển quân, các năm qua, lữ đoàn đã huấn được 02 đợt quân dự bị với tổng quân số huấn luyện trên 600 lượt cán bộ chiến sĩ đảm bảo chất lượng, thời gian, nội dung huấn luyện theo quy định cấp trên.
Giấy chứng nhận Doanh nghiệp hạng I do Bộ Quốc phòng cấp.
Trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, Công ty Xây dựng Lũng Lô luôn luôn hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ Quốc phòng và Kinh tế. Thành tích hoạt động của đơn vị đã được Nhà nước và Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư lệnh Công binh,… tặng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen, và nhiều tặng phẩm thi đua khác.
Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề Kinh doanh của Công ty Xây dựng Lũng Lô
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty được giao:
Xây dựng các công trình có tính chất đặc thù An ninh-Quốc phòng;
Rà phá bom mìn và xử lý vật liệu nổ;
Cứu sập, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai;
Thực hiện nhiệm vụ lữ đoàn nhiệm vụ động viên 253.
Ngành nghề Kinh doanh:
Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và các công trình ngầm, sân bay, cảng sông biển;
Duy tu, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình bảo tồn, bảo tàng và di tích lịch sử;
Thi công xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 KV;
Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà;
Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng;
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
Khảo sát, dò tìm và xử lý bom, mìn, vật nổ;
Xây lắp đường cáp quang (các công trình bưu điện - viễn thông);
Lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước;
Sản xuất kinh doanh bê-tông nhựa nóng;
Khai thác quặng sắt;
Khai thác quặng Bô-xít;
Khai thác kim loại quý hiếm;
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
Sơ đồ hệ thống tổ chức
Đội ngũ cán bộ khoa học của công ty không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công ty thường xuyên cử cán bộ, công nhân kỹ thuật tham gia các lớp học, khóa học về quản lý, kỹ thuật, kiêm soát chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của công ty. Công tác trẻ hóa đội ngũ các bộ kỹ thuật và quản lý được chú trọng, Công ty luôn tạo điều kiện khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ các bộ trẻ có trình độ, chuyên môn kỹ thuật chuyên nghành giỏi, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
TỔ CHỨC NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
Hệ thống tổ chức Quản lý sản xuất của công ty hiện nay
Ban Giám đốc
Quân số: 05 người
Trình độ quản lý:
+ Phân theo các chuyên ngành quản lý Kinh tế và Tài chính
Trên Đại học: 02 người
Đại học: 03 người
+ Phân theo chuyên môn
Kinh tế: Thạc sỹ 02 người
Đại học 03 người
Kỹ thuật: Đại học 01 người
Chính trị: Trên Đại học 01 người
Phòng kế hoạch
Tổng số: 07 người.
Trình độ: Đại Học: 07 người.
Nhiệm vụ:
Là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp ban Giám đốc Công ty điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, SSCĐ, phòng chống lụt, bão trong toàn Công ty;
Xây dựng và quản lý kế hoạch thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch sản xuất trung và dài hạn của công ty;
Căn cứ vào định mức Kinh tế - kỹ thuật nội bộ và thực tế thi công, chủ trì xây dựng kế hoạch giá thành các dự án, công trình, trình Giám đốc phê duyệt.
Hướng dẫn, quản lý, triển khai và duy trì thực hiện Pháp luật Nhà nước và Quy chế của Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
Quản lý đất dai nhà xưởng của toàn Công ty;
Giúp ban Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản ly, theo dõi các hoạt động Liên doanh, liên kết, Công ty cổ phần;
Quản lý và triển khai các hợp đồng Kinh tế, hợp tác kinh doanh;
Tham gia thẩm định giá thành và duyệt kế hoạch thi công của các đơn vị thành viên và từng dự án;
Thực hiện công tác tiếp thị tìm kiếm thị trường, tìm các đối tác có năng lực để công ty hợp tác kinh doanh;
Tham gia lập hồ sơ đấu thầu các dự án. Chỉ đạo, hướng dẫn giúp các đơn vị thành viên lập hồ sơ đấu thầu;
Định kì hoặc đột xuất tổng hợp tình hình hoạt động của công ty phục vụ công tác quản lý, điều hành và báo cáo BTL, BQP, các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.
Phòng tổ chức Lao động và tiền lương
Tổng số: 06 người
Trình độ: Đại học: 05 người ; Trung cấp: 01 người
Nhiệm vụ:
Tham mưu cho ban Giám đốc và xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm quân số, tuyển dụng, đào tạo và sự dụng lao động trong toàn Công ty;
Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thành viên quản lý đội ngũ QNCN, CNVQP và các đối tượng hợp đồng lao động trong doanh nghiệp theo quy định của bộ luật lao đông, điều lệ quản lý QNCN của BQP và quy chế tuyển dụng lao động của Công ty;
Tham gia xây dựng và trình duyệt đơn giá tiền lương, tổng quỹ lương đối với Công ty và các đơn vị thành viên. Hướng dẫn thực hiện các quy định cảu Nhà nước, BQP về chế độ lao đông tiền lương trong doanh nghiệp;
Là Ủy viên thường trực của hội đồng tiền lương của Công ty;
Tổ chức làm và quản lý sổ lao động, sổ bảo hiểm cho Cán bộ công nhân viên, người Lao động trong toàn Công ty theo quy định;
Tổng hợp, đề nghị và tổ chức hướng dẫn thực hiện thi nâng bậc, xét nâng lương hàng năm cho QNCN, CNVQP, lao động hợp đồng trong toàn công ty theo đúng chính sách của Nhà nước và Quân đội;
Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác quản lý lao động, tiền lương và kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các chế độ, chính sách theo quy định;
Tham mưu cho Giám đốc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động;
Tổng hợp và báo cáo lên cấp trên những nội dung về tổ chức lực lượng, lao động tiền lương theo định kì và đột xuất.
Phòng Tài chính
Tổng số: 10 người
Trình độ: Thạc sỹ: 01 người; Đại học cao đẳng: 08 người; Trung cấp: 01 người
Nhiệm vụ:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính kế toán; huy động và sử dụng có hiệu quả vốn trong kinh doanh;
Duy trì và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê kế toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đúng pháp luật, đúng quy định của Nhà nước, BQP, BTL Công binh. Cung cấp đầy đủ kịp thời và chính xác số liệu, các thông tin về tài chính cho Giám đốc Công ty;
Định kì hoặc đột xuất lập các Báo cáo tài chính - Kế toán phục vụ công tác quản lý của Công ty và báo cáo các cơ quan cấp trên theo quy định;
Phối hợp với các Phòng, Ban chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó trọng tâm là kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong từng thời kì sản xuất, công tác thanh toán định kì tháng, quý, năm với các chủ đầu tư và các nhà cung cấp. Thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của Công ty;
Hướng dẫn nghiệp vụ Tài chính kế toán, chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện quyết toán chính định kì cho các đơn vị thành viên;
Bảo đảm giải quyết kịp thời về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được duyệt.
Thực hiện việc kiểm tra và tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý, bảo toàn phần vốn góp, vốn vay của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng Chính trị
Tổng số: 08 người
Trình độ: Đại học cao đẳng: 08 người
Nhiệm vụ:
Đảm nhiệm Công tác Đảng, Công tác Chính trị trong Công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy( Thường vụ) Công ty, sự chỉ đạo chủa cục Chính trị Binh chủng. Căn cứ vào kế hoạch của Cụ Chính trị, nghị quyết của Đảng ủy Công ty, mệnh lệnh của Giám đốc và chỉ đạo, hướng dẫn của Phó Giám đốc, hướng dẫn của Phó Giam đốc về Chính trị, đề xuất biện pháp, nội dung hoạt động Công tác Đảng, Công tác Chính trị của Công ty, thông qua Đảng ủy ( Thường vụ) và Giám đốc xem xét, quyết định;
Trực tiếp tiến hành các nội dung giáo dục Chính trị theo quy định; tham mưu cho Đảng ủy, Thường vụ về công tác tư tưởng, công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ;
Thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác dân vận; quan hệ chặt chẽ với cấp ủy Đảng và Chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân, các đơn vị bạn góp phần xây dựng địa bàn an toàn;
Quản lý nắm chắc tình hình Chính trị nội bộ; tham mưu cho Đảng ủy (Thường vụ), ban Giám đốc Công ty thực hiện nghiêm quyết định 502 và quy chế 635 của BQP trong hoạt động kinh tế đối ngoại;
Cùng với phòng Tổ chức – Lao động - Tiền lương tham mưu cho ban Giám đốc và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức và người lao động;
Chỉ đạo các tổ chức quần chúng ( đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ) hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả.
Phòng Kỹ thuật trang bị - vật tư
Tổng số: 05 người
Trình độ: Đại học: 03 người; Trung cấp: 01; Sơ cấp: 01
Nhiệm vụ:
Tham mưu giúp ban Giám đốc xây dựng hệ thống quản lý trang bị , vật tư và đảm bảo kỹ thuật trong toàn Công ty;
Thực hiện chế độ quả lý, theo dõi chất lượng, số lượng, giá trị trang thiết bị, vật tư, vũ khí, khí tài theo quy định của BQP và BTLCB trong toàn Công ty;
Lập báo cáo về trang thiết bị định kì, đột xuất lên cơ quan cấp trên theo chế độ;
Làm các thủ tục đăng kí nguồn gốc, lưu hành trang thiết bị như quy định;
Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị, vật tư trong toàn Công ty;
Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa, điều động và thanh xử lý trang thiết bị và tài sản cố định;
Nghiên cứu đề xuất và triển khai, hướng dẫn áp dụng các dây chuyền công nghệ trang thiết bị tiên tiến có năng suất, hiệu quả cao;
Bảo đảm, quản lý, theo dõi việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước và BQP;
Theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện các hợp đồng mua sắm trang bị, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty;
Triển khai quy hoạch và xây dựng các cơ sở đảm bảo kỹ thuật như nhà xe, nhà kho, trạm sửa chữa tại những địa bàn trọng điểm hoạt động của Công ty;
Kiểm tra, duy trì chế độ bảo quản, bảo dưỡng theo đúng quy định nhằm nâng cao hệ số kỹ thuật của xe, máy;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kĩ thuật của các Xí nghiệp, công trường nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác có hiệu quả trang bị, vật tư;
Phòng Kỹ thuật thi công
Tổng số: 10 người
Trình độ: Đại học :09 người; Trung cấp : 01người
Nhiệm vụ:
Tham mưu cho ban Giàm đốc Công ty về công tác chỉ đạo điều hành thi công các dựu án đảm bảo quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ của các dự án toàn công ty;
Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên nghành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
Chịu trách nhiệm lập, triển khai và kiểm tra phương án, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, tiến độ các công trình của Công ty; chỉ đạo phương án, thiết kế biện pháp tổ chức thi công cho các đơn vị thành viên;
Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật phục vụ công tác đấu thầu. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm nội bộ;
Chủ trì công tác nghiệm thu nội bộ cho các đơn vị thành viên;
Kiểm tra, giám sát việc duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ toàn Công ty;
Dùy trì, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác bảo hộ và an toàn lao động trong toàn Công ty.
Văn phòng công ty
Tổng số: 24 người
Trình độ: Đại học: 01 người; Trung cấp: 10 người; Sơ cấp: 9 người; Lao động phổ thông: 04 người
Nhiệm vụ:
Quản lý con dấu, lưu trữ thu phát công văn, tài liệu theo đúng quy định và nguyên tắc bảo mật;
Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, hoàn công các công trình của toàn Công ty;
Quản lý và bảo mật vật tư, trang bị nhà xưởng phục vụ cho hoạt động của cơ quan Công ty; Quản lý, kiểm tra các hoạt động của Văn phòng đại diện ở miền Nam, miền Trung;
Tổ chức đón, tiếp khách, phục vụ hội họp; quản lý hoạt động của đội xe Văn phòng;
Tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ an toàn trụ sở cơ quan Công ty; quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, đơn vị bạn trong khu vực, góp phần xây dựng địa bàn an toàn;
Duy trì và tổ chức thực hiện điều lệ, điều lệnh Quân đội, chế độ, nội quy, quy định của Công ty về xây dựng nề nếp chính quy;
Tổ chức và quản lý cán bộ công nhân viên, người lao động nội trú tại trụ sở cơ quan Công ty;
Tổ chức đảm bảo nơi ăn, nghỉ, sức khỏe của cán bộ, công nhân viên của cơ quan và các đơn vị trực thuộc đóng quân tại 162 Trường Chinh; thực hiện công tác vệ sinh môi trường trong khu vực trụ sở Công ty;
Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thưc hiện công tác chăm sóc sức khỏe trong toàn Công ty.
Ban kiểm toán nội bộ
Tổng số: 00 người
Nhiệm vụ:
Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi ký trình duyệt;
Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động quản lý kinh doanh, đặc biệt là sự tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, quyết định của Giám đốc Công ty;
Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của Công ty; đề xuất các giải pháp nhằm cai thiện, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của Công ty;
Báo cáo kiểm toán nội bộ được gửi cho ban Giám đốc và trình bày trước Hội nghị Công nhân viên chức của Công ty.
Ban Quản lý rà phá bom mìn
Tổng số: 04 người
Trình độ: Đại học: 02 người; Sơ cấp: 02 người
Nhiệm vụ:
Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về công tác quản lý hoạt động kinh doanh, khảo sát, dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ toàn Công ty. Tuân thủ đúng quy trình, định mức do BQP,BTL Công binh ban hành; đảm bảo an t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22894.doc