MỤC LỤC
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu xi măng 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 3
2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 3
2.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 4
2.3. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh 7
2.4. Đặc điểm thị trường kinh doanh 8
2.5. Đánh giá chung kết quả kinh doanh qua một số năm 8
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 13
II. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng 16
1. Tổ chức bộ máy kế toán 16
2. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 19
2.1. Các chính sách kế toán áp dụng 19
2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 20
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 20
2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 21
2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 24
3. Đặc điểm tổ chức kế toán của các phần hành cụ thể 25
3.1. Hạch toán quá trình nhập khẩu uỷ thác 25
3.2. Hạch toán quá trình nhập khẩu trực tiếp 35
3.3. Hạch toán tiền lương 45
3.4. Hạch toán tiền mặt, tiền gửi 51
3.5. Hạch toán tài sản cố định 55
III. Những nhận xét về tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng 57
1. Tổ chức quản lý kinh doanh 57
1.1. Ưu điểm 57
1.2. Nhược điểm 57
2. Tổ chức kế toán 57
2.1. Ưu điểm 57
2.2. Nhược điểm 57
3. Phương hướng hoàn thiện 57
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Phòng xuất nhập khẩu vật tư, xi măng: nhập khẩu vật tư như giấy Kraft, hạt nhựa, gạch chịu lửa cho sản xuất ở các công ty xi măng và nhập khẩu Clinker để sản xuất xi măng và xi măng để đáp ứng nhu cầu xi măng trong nước, bình ổn thị trường, chống lại những cơn sốt xi măng.
Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên thực hiện theo dõi và nhập khẩu các đơn đặt hàng cho từng công ty xi măng cụ thể.
- Chi nhánh công ty:
+ Chi nhánh tại TP Hải Phòng: thực hiện các thủ tục giao nhận hàng tại khu vực phía Bắc, thay mặt công ty xử lý các phát sinh trong quá trình giao nhận hàng tại cảng Hải Phòng.
+ Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: thực hiện các thủ tục giao hàng tại khu vực phía nam, thay mặt công ty xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng.
II. ĐặC ĐIểM Tổ CHứC Kế TOáN TạI CÔNG TY XUấT NHậP KHẩU XI MĂNG
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
KÕ to¸n trëng
Phã phßng kÕ to¸n kiªm kÕ to¸n thuÕ
KÕ to¸n thanh to¸n, tiÒn l¬ng, kÕ to¸n ng©n hµng
KÕ to¸n hµng ho¸, c«ng nî , kiªm kÕ to¸n TSC§
KÕ to¸n hµng ho¸, c«ng nî , theo dâi ngo¹i tÖ kiªm thñ quü
KÕ to¸n hµng ho¸, kÕ to¸n c«ng nî
KÕ to¸n hµng ho¸, c«ng nî, kÕ to¸n tæng hîp
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán gồm 7 người, mỗi kế toán chịu trách nhiệm về một công việc cụ thể được thể hiện như sau:
- Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo bộ máy kế toán, tổ chức thông tin kinh tế, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, chấp hành chế độ quản lý kinh tế và pháp luật của nhà nước.
- Phó phòng kế toán: là người thay mặt kế toán trưởng xử lý các công việc khi kế toán trưởng đi vắng, giúp kế toán trưởng thực hiện việc quản lý và phụ trách công việc được phân công. Đồng thời, phó phòng kế toán kiêm luôn việc kế toán thuế.
1 nhân viên kế toán sẽ đảm nhận kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán ngân hàng, 4 nhân viên còn lại sẽ đảm nhận kế toán hàng hoá, kế toán công nợ theo từng đơn vị khách hàng được giao, cụ thể là:
- Kế toán thanh toán, tiền lương, kế toán ngân hàng: phụ trách việc thanh toán tiền, có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thanh toán. Đồng thời, kiêm luôn kế toán tiền lương và kế toán các nghiệp vụ giao dịch với ngân hàng.
- KÕ toán hàng hoá, công nợ theo dõi Công ty xi măng Hoàng Thạch, bao bì Hoàng Thạch kiêm luôn kế toán tổng hợp: là người theo dõi quá trình từ lúc nhập khẩu hàng hoá cho đến khâu thanh toán đối với khách hàng, đối với nhà cung cấp kết thúc 1 hợp đồng nhập khẩu. Đồng thời, tổng hợp các nghiệp vụ kinh doanh và chi phí cho quá trình kinh doanh, xác định kết quả lãi lỗ của công ty và lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
- Kế toán hàng hoá, công nợ theo dõi Công ty xi măng Hà Tiên 2, Công ty xi măng Hoàng Mai kiêm luôn kế toán TSCĐ: là người theo dõi từ lúc thực hiện hợp đồng nhập khẩu đến lúc kết thúc hợp đồng nhập khẩu cho một khách hàng mà kế toán này theo dõi. Đồng thời, nhân viên này kiêm luôn kế toán TSCĐ theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời về số hiện có và tình hình biến động của các loại tài sản cố định, tình hình khấu hao TSCĐ, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên trong đơn vị và lập các báo cáo quản trị về TSCĐ.
- Kế toán hàng hoá, công nợ theo dõi Công ty xi măng Bỉm Sơn, Công ty bao bì Bỉm Sơn, Công ty thạch cao xi măng Hải Phòng: sẽ theo dõi tình hình nhập khẩu từ khâu nhập khẩu đến khâu thanh toán đối với từng hợp đồng nhập khẩu của các đơn vị khách hàng.
- Kế toán hàng hoá, công nợ theo dõi Công ty xi măng Bút Sơn và một số khách hàng không thường xuyên, chi nhánh TP Hải Phòng và chi nhánh TP Hồ Chí Minh, đồng thời theo dõi ngoại tệ kiêm luôn thủ quỹ: là người theo dõi tình hình nhập khẩu từ khâu nhập khẩu đến khâu thanh toán đối với từng hợp đồng nhập khẩu, theo dõi tình hình 2 chi nhánh của công ty. Đồng thời theo dõi tình hình ngoại tệ và thanh toán ngoại tệ. Và cũng là thủ quỹ là người
ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thu chi tiền mặt và ngoại tệ.
2. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
2.1. Các chính sách kế toán áp dụng
Các chính sách kế toán Công ty xuất nhập khẩu xi măng đang áp dụng:
- Chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính,
- Chế độ báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000.
- Thông tư 89/2002/TT - BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán (đợt 1) ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/15/2001 của Bộ Tài chính.
- Thông tư 105/2003/TT –BTC ngày 4/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện sáu chuẩn mực kế toán (đợt 2) ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 23/2005/TT- BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện sáu chuẩn mực kế toán (đợt 3) ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ- BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính .
- Quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ngầy 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
- Các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện kèm theo.
Ngoài những quy định chung thống nhất của Bộ Tài chính, công ty còn áp dụng các chính sách kế toán cụ thể sau:
- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:
+ Nguyên tắc các khoản tương đương tiền
+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi ra Việt Nam đồng (VNĐ) theo tỷ giá hạch toán (tỷ giá bình quân tháng). Cuối từng tháng, kế toán tính ra tỷ giá bình quân cả tháng. Và lấy kết quả đó để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Nhưng tại thời điểm cuối năm (tháng 12) các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán là ngày 31 tháng 12.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷgiá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
- Nguyên tắc kế toán đối với hàng tồn kho
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho được tính theo giá gốc.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp giá đích danh.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Khấu hao được ước tính như sau:
Phương tiện vận tải: 6 năm
Thiết bị văn phòng: 4 năm
TSCĐ vô hình: 4 năm
2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Công ty áp dụng chế độ chứng từ kế toán theo Quyết định số 1141 – TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Các chứng từ được lập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty sử dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1313/XMVN/KTTC ngày 9 tháng 10 năm 1997 của Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Nhằm phục vụ nhu cầu quản lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị, công ty xuất nhập khẩu xi măng đã đăng ký với Bộ Tài chính hệ thống tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết cụ thể từng đối tượng. Số lượng tài khoản đang được sử dụng tại công ty là 774 tài khoản. Trong đó:
Tài khoản cấp 1: 74 tài khoản
Tài khoản cấp 2: 221 tài khoản
Tài khoản cấp 3: 214 tài khoản
Tài khoản cấp 4: 265 tài khoản
Các tài khoản cấp 1 và cấp 2 đều được công ty sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Các tài khoản cấp 3 và 4 được lập ra nhằm phục vụ nhu cầu quản lý chi tiết của công ty.
2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu, trình độ quản lý, cũng như yêu cầu về trình độ và năng lực của cán bộ kế toán, Công ty xuất nhập khẩu xi măng lựa chọn hình thức sổ áp dụng là hình thức sổ nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian và định khoản các nghiệp vụ đó, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ Cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ Cái và lấy số liệu của sổ Cái ghi vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản tổng hợp, từ số liệu bảng cân đối số phát sinh làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các bảng biểu kế toán khác.
Trình tù ghi sổ Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
B¶NG C¢N §èI Sè PH¸T SINH
Chøng tõ gèc
Sæ NHËT Ký
CHUNG
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt
Sæ C¸I
B¶ng tæng hîp chi tiÕt
Sæ quü
B¸O C¸O TµI CHÝNH
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối kỳ
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức ghi sổ Nhật ký chung
Các loại sổ kế toán được áp dụng theo hình thức này:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ quỹ
- Sổ Cái TK
- Sổ và thẻ kế toán chi tiết
- Sổ tổng hợp chi tiết
Do đặc điểm và qui mô kinh doanh của công ty nên công ty không sử dụng sổ nhật ký đặc biệt.
Từ năm 2004, nắm bắt được khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tính chính xác và để đáp ứng việc hạch toán một khối lượng lớn công việc kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty thực hiện kế toán trên máy vi tính, áp dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING 2003.
Trước khi sử dụng phần mềm kế toán này cần phải xây dựng hệ thống danh mục bằng cách mã hoá các đối tượng quản lý trước khi sử dụng.
Mã hoá tài khoản
Mã hoá khách hàng
Mã hoá vật tư, hàng hoá
…………….
Quá trình xử lý thông tin kế toán trên máy được thực hiện theo qui trình sau:
Xö lý cña phÇn mÒm kÕ to¸n trªn m¸y
-Sæ kÕ to¸n tæng hîp
-Sæ c¸i
-B¸o c¸o tµi chÝnh
NhËp chøng tõ vµo m¸y
Chøng tõ
gèc
Chøng tõ trªn m¸y (c¸c tÖp d÷ liÖu)
Mã xem
hoá in
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý, hệ thống hoá thông tin trên máy vi tính
Bằng phần mềm kế toán, hình thức sổ Nhật ký chung được thực hiện qua các bước sau :
Bước 1: Các chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc (tập hợp các chứng từ) được kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp. Sau đó, các chứng từ được cập nhật vào máy tính qua các thiết bị bên ngoài (bàn phím).
Bước 2: Từ các tệp dữ liệu kế toán, máy sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung. Các chứng từ được ghi sổ kế toán chi tiết cũng đồng thời được máy tính xử lý trên cơ sở số liệu chứng từ liên quan.
Bước 3: Sau khi vào sổ Nhật ký chung, số liệu sẽ được xử lý vào sổ Cái các tài khoản. Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết, cuối kỳ máy sẽ lập Bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh. Cuối kỳ thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, lập bảng cân đối số phát sinh.
Bước 5: Sau khi đã thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, căn cứ vào số liệu từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp số liệu chi tiết lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Công ty lập các báo cáo kế toán nhằm tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ cung cấp cho các nhà quản trị, các cơ quan chức năng và các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01-DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02-DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B03-DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu số B09-DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, Công ty còn lập một số báo cáo như: Báo cáo nhập xuất tồn, Báo cáo doanh thu, Báo cáo quản trị cho công ty và lập các báo cáo tháng về nhập khẩu, về tình hình thanh toán, về lợi nhuận để nộp Tổng công ty xi măng Việt Nam, cục thuế, tổng cục thống kê…
Hàng tháng, hai chi nhánh tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh phải gửi Báo cáo kế toán (theo hình thức báo sổ) đến Công ty xuất nhập khẩu xi măng. Công ty có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo trên để lập thành báo cáo tổng hợp cho toàn công ty.
Các báo cáo tài chính được lập hàng tháng và hàng quý để theo dõi tình hình tài chính của công ty.
Báo cáo quyết toán năm được lập sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán (31/12).
3. Đặc điểm tổ chức kế toán của các phần hành cụ thể
3.1. Hạch toán quá trình nhập khẩu uỷ thác
3.1.1. Tài khoản sử dụng
+ TK 111 – Tiền mặt
TK 1111 – Tiền mặt Việt Nam
TK 1112 – Tiền mặt ngoại tệ
+ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
TK 1121 – Tiền VNĐ gửi ngân hàng
TK 1122 – Tiền gửi – ngoại tệ
Chi tiết thành 22 TK cấp 3
+ TK 151 – Hàng mua đang đi trên đường
Chi tiết thành 21 TK cấp 2 và 12 TK cấp 3
+ TK 144 – Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Chi tiết thành 4 TK cấp 2, 21 TK cấp 3 và 13 TK cấp 4
+ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Chi tiết thành 4 TK cấp 2 và 28 TK cấp 3
4 TK cấp 2:
TK 1311 - Phải thu của các DN trong nội bộ Tổng công ty
TK 1312 – Phải thu của các DN nhà nước ngoài Tổng công ty
TK 1313 – Phải thu của các DN có vốn nước ngoài
TK 1314 – Phải thu của các DN thuộc thành phần kinh tế khác
+ TK 331 – Phải trả cho người bán
Chi tiết thành 4 TK cấp 2 và 60 TK cấp 3 và 2 TK cấp 4
4 TK cấp 2:
TK 3311 - Phải trả cho các DN trong nội bộ Tổng công ty
TK 3312 – Phải trả cho các DN nhà nước ngoài Tổng công ty
TK 3313 – Phải trả cho các DN có vốn nước ngoài
TK 3314 – Phải trả cho các DN thuộc thành phần kinh tế khác
+ TK 338811 – Bảo hiểm
+ TK 333122 – Thuế GTGT uỷ thác
+ TK 333312 – Thuế nhập khẩu
+ TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra phí uỷ thác
+ TK 51134 – Doanh thu nhận uỷ thác nhập khẩu
+ TK 6353 – Chi phí cho hợp đồng mua bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá
+ TK 5154 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
+ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ TK 007 – Ngoại tệ các loại
Chi tiết thành 8 loại ngoại tệ
3.1.2. Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng uỷ thác
- Hợp đồng ngoại thương
- Bộ chứng từ ngoại
- Đơn bảo hiểm hàng hoá
- Hoá đơn thu phí bảo hiểm
- Giấy báo nợ của Ngân hàng
- Giấy báo có của Ngân hàng
- Giấy thông báo nộp thuế
- Biên bản bàn giao vật tư, thiết bị
- Biên bản giao nhận hàng hoá
- Giấy báo phương tiện đến giao hàng
- Giấy gửi hàng kiêm giấy vận chuyển hàng hoá
- Tê khai hàng hoá nhập khẩu (tờ khai hải quan)
- Biên lai thu lệ phí hải quan
- Tê khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
- Giấy thông báo đòi tiền (Debit note)
- Hoá đơn giá trị gia tăng cho hàng hoá nhập khẩu
- Hoá đơn giá trị gia tăng cho hoa hồng được hưởng
Trình tự lập chứng từ:
Khi nhận được đơn đặt hàng của các công ty xi măng, căn cứ vào khả năng của mình có thể cung cấp được dịch vụ uỷ thác, công ty sẽ chấp nhận đơn đặt hàng và tiến hành ký hợp đồng nội (hợp đồng uỷ thác) với các công ty xi măng (người mua dịch vụ uỷ thác).
Công ty nghiên cứu thị trường và lựa chọn một nhà cung cấp có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong đơn đặt hàng, công ty sẽ ký hợp đồng ngoại thương (contract) với nhà cung cấp nước ngoài. Trong hợp đồng ghi rõ điều khoản về giá cả, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán.
Công ty sẽ mở L/C cho nhà cung cấp, nếu nhà cung cấp chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng. Người xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng gửi 2 bản cho Ngân hàng mở L/C và 1 bản gửi trực tiếp cho công ty. Công ty sẽ ký hậu và gửi Bộ chứng từ đó xuống cho Chi nhánh của Công ty tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Bộ chứng từ bao gồm:
Vận đơn (Bill of lading)
Hợp đồng thương mại (Invoice)
Đóng gãi (Packing list)
Chứng nhận xuất xứ hàng hoá - C/O (Certificate of origin)
Chứng nhận chất lượng hàng hoá - C/Q (Certificate of quality)
Chứng nhận số lượng hàng hoá (Certificate of quantity)
Chứng thư giám định (Inspection Certificate)
Nhưng do điều kiện vận chuyển hàng nhập khẩu ở nước ta thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất, đặc biệt là vận chuyển đường biển. Nên công ty thường mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu. Tuỳ trong hợp đồng thương mại (Invoice) qui định, có thể nhập khẩu theo giá CIF hoặc giá CF. Nếu mua theo giá CIF thì công ty sẽ mua bảo hiểm ở nước ngoài (thường là những hàng hoá nhập từ châu Âu). Khi đó, sẽ có thêm giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance). Còn nếu công ty mua bảo hiểm trong nước khi nhập khẩu theo giá CF, thường mua ở công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thì sẽ thêm chứng từ Đơn bảo hiểm hàng hoá và Hoá đơn thu phí bảo hiểm. Khi thanh toán tiền bảo hiểm sẽ nhận được Giấy báo nợ của Ngân hàng.
Khi hàng về đến cảng hoặc sân bay, cơ quan hải quan sẽ lập Tờ khai hàng hoá nhập khẩu và công ty sẽ nhận được Biên lai thu lệ phí hải quan, giấy thông báo nộp thuế và các chứng từ chi hộ liên quan đến việc nhập khẩu. Khi thanh toán tiền thuế và các khoản chi hộ sẽ nhận được Giấy báo nợ của ngân hàng.
Khi hàng chuẩn bị về đến cảng, người bán (bên nhập khẩu) phải thông báo cho bên mua để thu xếp nhận hàng trong trường hợp bên mua tự vận chuyển, thu xếp phương tiện vận tải để chuyên chở sẽ có Giấy báo phương tiện đến giao hàng. Với tờ khai hải quan và Bộ chứng từ được gửi xuống, chi nhánh nhận hàng và giao hàng cho người mua, hai bên sẽ tiến hành lập Biên bản bàn giao vật tư, thiết bị; Biên bản giao nhận hàng và Giấy gửi hàng kiêm giấy vận chuyển hàng hoá. Bên mua nhận hàng kiểm tra, nếu đảm bảo yêu cầu thì chấp nhận thanh toán, nếu không đảm bảo thì có thể đòi bồi thường. Công ty sẽ gửi Debit note cho bên cung cấp nước ngoài, khi bên nước ngoài thanh toán thì công ty sẽ chuyển số tiền đó cho bên uỷ thác.
Ngân hàng sẽ gửi 2 bộ chứng từ xuống cho công ty, phòng kế toán 1 bộ, phòng nhập khẩu 1 bé. Chi nhánh gửi chứng từ về phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ tính ra số tiền hàng còn lại và số tiền hoa hồng được hưởng và phí giao dịch, sau đó lập Hoá đơn giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu và Hoá đơn giá trị gia tăng cho hoa hồng được hưởng. Khi đơn vị giao uỷ thác thanh toán tiền thường thanh toán qua Ngân hàng thì sẽ nhận được giấy báo có của Ngân hàng.
3.1.3. Trình tự hạch toán
(1)
TK1311122
Sæ NHËT Ký CHUNG
TK151 1122
Sæ NHËT Ký CHUNG
TK144 1122
TK1122 1122
(2) (4) (8)
(4)
TK 331 1122
(4)
(7) (4)
TK1121 1122
TK338811
TK 3333 1122
TK333122 1122
(3b) (3a)
(6b) (6a)
(6b) (6a)
TK33311 1122
(9)
TK 911 TK 511
(11)
(11) TK5154 TK635
(11) (8) (8)
(5)
(10)
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ hạch toán quá trình nhập khẩu uỷ thác
(1) Công ty xi măng có nhu cầu nhập khẩu đặt trước tiền cho công ty đúng bằng số tiền mà công ty nhận uỷ thác phải ký quỹ để mở L/C tuỳ theo từng lần nhập khẩu thường là 20% giá trị lô hàng, nhưng cũng có trường hợp không ứng trước tiền hàng tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác. Nếu ứng trước tiền hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 1122- chi tiết
Có TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 007
(2) Công ty làm đơn xin mở L/C, ký quỹ 1 số tiền để mở L/C. Nhưng do công ty tạo được uy tín với ngân hàng nên trong mấy năm lại đây công ty không phải ký quỹ để mở L/C. Nếu phải ký quỹ để mở L/C, kế toán ghi:
Nợ TK 144
Có TK 1122
Đồng thời, ghi:
Có TK 007
(3) Công ty mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu và thanh toán tiền bảo hiểm, kế toán ghi:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 338811
Khi thanh toán tiền bảo hiểm, kế toán ghi:
Nợ TK 338811
Có TK 1121
(4) Thanh toán tiền hàng nhập khẩu, có thể thanh toán 100%, thường thanh toán 90% giá trị lô hàng, còn phải trả 10% giá trị lô hàng tuỳ theo hợp đồng ngoại, kế toán ghi:
+ Nếu không phải ký quỹ:
Nợ TK 151- chi tiết hàng nhập khẩu
Có TK 1122
Có TK 331- chi tiết nhà cung cấp
+ Nếu phải ký quỹ:
Nợ TK 151- chi tiết hàng nhập khẩu
Có TK 144
Có TK 331- chi tiết nhà cung cấp
(5) Kế toán xác định các chi phí chi hộ đơn vị đặt hàng như chi phí bốc xếp, chi phí giám định… và thanh toán các khoản chi phí đó, kế toán ghi:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 1121
(6a) Kế toán xác định các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu nộp hộ công ty:
+ Thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 3333
+ Thuế GTGT của hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 333122
(6b) Thanh toán hộ tiền thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 33312
Nợ TK 3333
Có TK 1121
(7) Nếu còn nợ nhà cung cấp nước ngoài, công ty trả nốt 10% giá trị lô hàng cho nhà cung cấp, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 1122
(8) Giao hàng cho bên uỷ thác, kế toán xác định số tiền hàng nhập khẩu còn phải thu và số tiền chi hộ bên uỷ thác phải thu, kế toán ghi:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Nợ TK 6353
Có TK 151- chi tiết hàng nhập khẩu
Hoặc:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 5154
Có TK 151- chi tiết hàng nhập khẩu
(9) Khi kết thúc quá trình nhập khẩu uỷ thác, công ty được nhận 1 khoản hoa hồng uỷ thác và phí dịch vụ giao nhận từ lô hàng.
+ Nếu đơn vị uỷ thác ứng trước tiền hàng cho công ty nhập khẩu thì phí uỷ thác là 0.9% trị giá lô hàng.
+ Nếu đơn vị uỷ thác không ứng trước tiền hàng cho công ty nhập khẩu thì phí uỷ thác là 3.5% trị giá lô hàng.
Xác định hoa hồng uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
Có TK 51134
Có TK 33311
(10) Bên đơn vị uỷ thác trả tiền cho công ty, kế toán ghi:
Nợ TK 1121
Có TK 131- chi tiết đơn vị uỷ thác
(11) Tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả, kế toán ghi:
- Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 51134
Nợ TK 5154
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911
Có TK 6353
3.1.4. Trình tự ghi sổ
Công ty sử dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING 2003
Trước khi nhập chứng từ vào máy, kế toán tiến hành xây dựng hệ thống danh mục bằng cách mã hoá các các đối tượng như tài khoản, khách hàng, nhà cung cấp… Sau đó chọn một phần hành thích hợp và tiến hành nhập chứng từ.
Hàng ngày, kÕ toán căn cứ vào tờ khai hàng nhập khẩu, biên bản giao nhận hàng hoá vào phân hệ kế toán “mua hàng và công nợ phải trả”. Vào phần “cập nhật số liệu” và tiến hành “cập nhật Phiếu nhập khẩu”. Phần mềm kế toán sẽ tự động lên sổ chi tiết TK 151, TK331, …
Từ sổ, thẻ kế toán chi tiết máy sẽ tự động lập các bảng tổng hợp chi tiết.
Máy sẽ lưu chứng từ và tự động xử lý các dữ liệu. Tự động lên sổ Nhật ký chung, sổ Cái. Hàng tháng, quý kế toán vào phần hành kế toán “tổng hợp” lên Bảng cân đối số phát sinh, lập các báo cáo tài chính bắt buộc và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của ban giám đốc.
Cụ thể trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:
B¶ng tæng hîp chi tiÕt mua hµng, thanh to¸n
Sæ c¸i TK 151, 131…
NhËt ký chung
Chøng tõ gèc vÒ nhËp khÈu hµng ho¸
B¶ng c©n ®èi sæ ph¸t sinh
B¸o c¸o kÕ to¸n
Sæ kÕ to¸n chi tiÕt mua hµng, thanh to¸n
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối kỳ
Sơ đồ 3.8: Trình tự ghi sổ của phần hành nhập khẩu ủy thác
3.2. Hạch toán quá trình nhập khẩu trực tiếp
3.2.1. Tài khoản sử dụng
+ TK 111 – Tiền mặt
TK 1111 – Tiền mặt Việt Nam
TK 1112 – Tiền mặt ngoại tệ
+ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
TK 1121 – Tiền VNĐ gửi ngân hàng
TK 1122 – Tiền gửi – ngoại tệ
Chi tiết thành 22 TK cấp 3
+ TK 151 – Hàng mua đang đi trên đường
Chi tiết thành 21 TK cấp 2 và 12 TK cấp 3
+ TK 144 – Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Chi tiết thành 4 TK cấp 2, 21 TK cấp 3 và 13 TK cấp 4
+ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Chi tiết thành 4 TK cấp 2 và 28 TK cấp 3
4 TK cấp 2:
TK 1311 - Phải thu của các DN trong nội bộ Tổng công ty
TK 1312 – Phải thu của các DN nhà nước ngoài Tổng công ty
TK 1313 – Phải thu của các DN có vốn nước ngoài
TK 1314 – Phải thu của các DN thuộc thành phần kinh tế khác
+ TK 331 – Phải trả cho người bán
Chi tiết thành 4 TK cấp 2 và 60 TK cấp 3 và 2 TK cấp 4
4 TK cấp 2:
TK 3311 - Phải trả cho các DN trong nội bộ Tổng công ty
TK 3312 – Phải trả cho các DN nhà nước ngoài Tổng công ty
TK 3313 – Phải trả cho các DN có vốn nước ngoài
TK 3314 – Phải trả cho các DN thuộc thành phần kinh tế khác
+ TK 338811 – Bảo hiểm
+ TK 333121 – Thuế GTGT hàng kinh doanh
+ TK 333312 – Thuế nhập khẩu
+ TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra hàng kinh doanh
+ TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá
+ TK 6353 – Chi phí cho hợp đồng mua bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá
+ TK 5154 – Chênh lệch tỷ giá
+ TK 641 – Chi phí bán hàng
+ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ TK 007 – Ngoại tệ các loại
Chi tiết thành 8 loại ngoại tệ
3.2.2. Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng nội
- Hợp đồng ngoại thương
- Đơn bảo hiểm hàng hoá
- Hoá đơn thu phí bảo hiểm
- Giấy báo nợ của Ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 77.doc