Mục lục
Lời Mở Đầu 1
I.Thông tin chung về doanh nghiệp 2
1) Thông tin chung: 2
2. Đơn vị thành viên của Cụm Cảng 3
2.1. Cụm Cảng có các đơn vị thành viên tại thời điểm thành lập như sau: 3
2.2. Cụm Cảng có các trung tâm tại thời điểm thành lập như sau: 3
2.3. Các đơn vị thành viên của Cụm Cảng: 4
3.Các dịch vụ công ích và kinh doanh của cụm cảng 4
3.1.Các Dịch Vụ Công ích: 4
3.2. Các Dịch vụ kinh doanh: 5
II. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển. 6
1. Thành lập Sân bay dân dụng Nội Bài, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế và bảo vệ Tổ Quốc. (1977-1980). 6
2. Sân bay quốc tế Nội Bài với kế hoạch xây dựng lần thứ nhất và thực hiện ba mục tiêu kinh tế Hàng Không (1981-1985) 7
3. Những thay đổi trong ngành Hàng Không dân dụng và sân bay Quốc Tế Nội Bài(1986-1990) 8
4. Sân bay quốc tế Nội Bài trên đường hiện đại hoá và sự ra đời của Cụm Hàng Không miền Bắc 8
III. Đặc Điểm Kinh Tế Kỹ Thuật Của Cụm Cảng 10
1.Cụm Cảng Và Các Sân bay trong Cụm Cảng: 10
2. Tổng Giám Đốc và bộ máy giúp việc: 13
3. Thị Trường, Khách Hàng 14
4. Lao Động 14
IV. Tình hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Cụm Cảng 15
1.Tổng Hợp Sản Lượng Năm 2001-2003: 15
2. Tình Hình Thu Chi Tài Chính Từ Năm 2001- 2003: 18
V. Môi Trường Kinh Doanh Của Cụm Cảng: 20
1. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2004: Kế hoạch- Thực hiện: 20
2.Cơ hội và thách thức: 21
Kết luận 23
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Cụm cảng Hàng Không miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục kinh tế, phát triển sản xuất, xây dựng miền Bắc vững mạnh, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà là nhiệm vụ cấp thiết. Để huy động mọi tiềm năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, ngày 15 tháng 1 năm 1956, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định số666/TTg thành lâp Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam, khai sinh ngành Hàng Không dân dụng Việt Nam. Khi mới ra đời, Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam được giao cho Bộ Quốc Phòng quản lý. Do dó, Hàng Không dân dụng Việt Nam gắn liền với chức năng Không quân vận tải.
Đáp ứng yêu cầu phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế trong thời kỳ mới, ngày11 tháng 2 năm 1976, Chính phủ ban hành nghị định dôd 28/CP thành lập Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng Không dân dụng đã được tổ chức theo Nghị định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 1956.
Thực hiện Nghị định số 28/CP, Hàng Không dân dụng được tách khỏi Không quân vận tải, có hệ thống tổ chức của một ngành kinh tế- kỹ thuật trong phạm vi cả nước thành một Binh đoàn làm kinh tế Hàng không và sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc, nhưng vẫn đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc Phòng. Đứng trước yêu cầu của việc mở rộng giao lưu quốc tế, Sân bay Gia Lâm không đủ điều kiện để tiếp thu những máy bay hiện đại. Đòi hỏi cấp bách lúc này là phải xây dựng một Sân bay quốc tế Thủ đô có đủ điều kiện thoả mãn việc tiếp nhận các loại máy bay hiện đại thế giới đang dùng. Chính vì vậy, Chính Phủ, Bộ Quốc phong cho phép cải tạo, xây dựng từng bước Sân Bay Nội Bài để trở thành Sân bay quốc tế hiện đại của nước ta và Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam đã quyết định thành lập Sân bay dân dụng Nội Bài. Ngày 01 tháng 5 năm 1960, Công trường xây dựng Sân bay Quân sự Nôi Bài bắt đầu được khởi công, đến giữa năm 1964 những hạng mục công trình chính căn bản hoàn thành.
Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra quyết định thành lập sân bay dân dụng Nội Bài. Sân bay dân dụng Nội Bài ra đời bước khởi đầu của Cảng Hàng Không Quốc tế Thủ đô. Tổ chức và nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong thời kỳ đầu là:
- Tổ chức tiếp nhận máy bay đi và đến đối với các loại máy bay quốc tế, máy bay Việt Nam tại Sân bay dân dụng Nội Bài.
- Tổ chức kinh doanh phục vụ khách hàng, vận chuyển hành lý, hàng hoá và bưu kiện…
- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và quan hệ quốc tế sủa Sân bay Thủ đô (Theo đúng quy định và quyền hạn Tổng Cục giao).
- Quan hệ chặt chẽ với các đơn vị không quân và lực lượng vũ trang khác có liên quan để đảm bảo an toàn bay và trật tự trị an khác.
- Tổ chức quản lý lao động, quản lý tài chính, tài sản và các mặt bằng xây dựng nội bộ thuộc qiuyền Giám đốc.
Nhiệm vụ lúc này của Sân bay là tiếp nhận những trang thiết bị kyc thuật được bàn giao từ Quân chủng Không quân theo Quyết định số 130/QP của Bộ Quốc Phòng với phương châm nhận tới đâu sắp xếp người quản lý, sử dụng tới đó. Nhưng nhiệm vụ nặng nhất lúc này là xây dựng những công trình dịch vụ kỹ thuật mặt đất , phục vụ hành khách cùng với nơi ăn ở, làm việc của bộ máy quản lý, điều hành.
2. Sân bay quốc tế Nội Bài với kế hoạch xây dựng lần thứ nhất và thực hiện ba mục tiêu kinh tế Hàng Không (1981-1985)
Sân bay Quốc Tế Nội Bài là cửa ngõ Hàng Không của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng cả về chính trị kinh tế, đối ngoại và quốc phòng; là đầu cầu Hàng Không nối liền Trung Ương với các địa phương trong cả nướ và là một trong những Sân bay quốc tế quan trọng bảo đảm lưu thông giữa nước ta với các nước trên thế giới. Chính vì vật, ngày 26 tháng 4 năm 1978, Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 341/TTg do Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị ký, phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế xây dựng Cảng Hàng Không Quốc Tế Thủ đô kèm theo bản vẽ tổng thể mặt bằng sử dụng đất 514 hec- ta. Quyết định này đồng thời cho phép Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam được cải tạo, mở rộng Sân bay dân dụng Nội Bài về phía Nam đường hạ cất cánh, đường lăn… Mục tiêu đề ra là sau khi xây dựng xong tiếp nhận được tất cả các loại máy bay mà thế giới đang sử dụng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả đêm lẫn ngày, đạt công suất từ 10 đến 15 triệu hành khách/ năm và đáp ứng được nhiệm vụ quốc phòng khi có chiến tranh.
Bước vào thập niên 80, đất nước ta lâm vào khủng hoảng sâu sắc và kéo dài. Đời sống nhân dân, nhất là cán bộ, công nhân,viên chức giảm sút nhiều. Vì vậy thực hiện Quyết định 25/CP và 26/CP của Chính phủ, nhằm phát huy tinh thần chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống, Đảng uỷ tổng cục Hàng Không dân dụng chủ trương xây dựng phát triển ngành Hàng Không dân dụng theo hướng một đơn vị sản xuất kinh doanh
Năm 1985, Sân bay Nội Bài đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật được giao, dẫn đầu trong khối thi đua giữa các khu vực sân bay và được nhận cờ thưởng luân lưu của bộ quốc phòng
3. Những thay đổi trong ngành Hàng Không dân dụng và sân bay Quốc Tế Nội Bài(1986-1990)
Đảng uỷ tổng cục Hàng Không đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của ngành trong giai đoạn này:
* Bảo đảm nhu cầu bay chuyên cơ, bay chuyên nghiệp, nhất là bay các dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
* Tổ chức sản xuất hoặc liên kết sản xuất một số mặt hàng với nước ngoài.
* Tổ chức sản xuất lương thực, thực phẩm từ nhỏ đến quy mô tập trung hợp lý, nhằm góp phần làm ra sản phẩm nông nghiệp.
Một số biện pháp quan trọng cũng được đề ra trong giai đoạn này:
* Cho phép tổng cục Hàng Không tự cân đối mọt số nguồn thu- chi ngoại tệ nhằm thực hiệ cơ chế tự chủ kinh doanh và đầu tư.
* Tách tổng cục Hàng Không ra khỏi Bộ quốc phòng, Trực thuộc hội đồng bộ trưởng.
Những thay đổi về cơ cấu tổ chức, hoạt động theo chức năng của đơn vị sự nghiệp kinh tế(1991-1995)
* Tổng giám đốc công ty Hàng Không ra quyết định thành lập các xí nghiệp: Dịch vụ thương nghiệp Hàng Không, dịch vụ xây dựng Hàng Không, xăng dầu Hàng Không. Các đơn vị này đều trực thuộc sân bay quốc tế Nội Bài và là các đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động theo phân cấp quản lý của tổng công ty Hàng Không
Đẩy nhanh hiện đại hoá cảng Hàng Không quốc tế Nội Bài(1996-2000)
* Trong thời kì này, ngoài nhiệm vụ quan trọng thường xuyên là đảm bảo phục vụ Hàng Không trong nước và quốc tế hoạt động an toàn và hiệu quả sân bay quốc tế Nội Bài còn có hai nhiệm quan trọng là hiện đại hoá sân bay quốc tế Nội Bài và xây dựng cơ chế quản lý cho phù hợp với luật Hàng Không dân dụng Việt Nam, phù hợp với thực tế phát triển của cảng Hàng Không Quốc tế Thủ Đô.
4. Sân bay quốc tế Nội Bài trên đường hiện đại hoá và sự ra đời của Cụm Hàng Không miền Bắc
* Những thay đổi về cơ chế tổ chức, hoạt động theo chức năng của đơn vị sự nghiệp kinh tế (1991-1995).
- Thực hiện quyết định số 225/CT của Hội đông Bộ trưởng năm 1991 Ngành Hàng Không dân dụng chuyển các đơn vị sang hạch toán kinh doanh trong tổng công ty Hang Không. Ngày 5 tháng 6 năm 1991 Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng Không ra Quyết định số 817/HKVN thành lập xí nghiệp vận tải ô tô Hàng không trực thuộc Sân bay quốc tế Nội Bài.
- Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Giám đốc Sân bay quốc tế Nội Bài ra Quyết định số 809/QĐNội Bài về tổ chức Xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không trên cơ sở Phòng Kỹ thuật xe máy của Sân bay Quốc Tế Nội Bài và quyết định số 805/ QĐNội Bài bổ nhiệm đông chí Phạm Xuân Thu, Trưởng phòng kỹ thuật xe máy Sân bay Quốc lTếl Nội Bài giữ chức Giám đốc Xí nghiệp vận tải ô tô Hàng Không. Ngày 30 tháng 6 năm 1992, Hội Đồng Bộ Trưởng ra Nghị định số 242/HĐBT giải thể Vụ Hàng Không vì Vụ Hàng không là cơ quan tham mưu cho Bộ, không đủ thẩm quyền trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng, dẫn đến công việc ùn tắc, mất thời cơ, không có hiệu quả. Đồng thời, Hội đồng Bộ trưởng thành lập Cục Hàng không dân dụng trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải- Bưu diện.
- Ngày 02 tháng 4 năm 1993, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng ra Quyết định số 204/ CAAV thành lập Cụm cảng Hàng không Sân bay miền Bắc trực thuộc Cục Hàng không dân dụng. Ngày 26 tháng 4 năm 1993, Cục trưởng Cục Hàng Không dân dụng ra Quyết định số 193/ CAAV ban hành điều lệ tổ chức hoạt động của Cụm cảng Hàng không Sân bay miền Bắc gồm 5 chương, 14 điều quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động, mối quan hệ giữa Cụm cảng Hàng Không Sân bay với các cơ quan Nhà nước và Cục Hàng không dân dụng. Cụm cảng hàng không Sân bay miền Bắc là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu với ba chức năng: Quản lý Nhà nước tại các Cảng Hàng Không, Sân bay trực thuộc; Cung ứng dịch vụ Hàng Không tại các Cảng Hàng Không và sẵn sàng làm nhiệm vụ quân sự. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cụm Cảng đã phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước tại các Cảng Hàng Không trực thuộc, chủ trì phối hợp với các xí nghiệp, đơn vị, các cơ quan chức năng tại nhà nước hoạt động tại các Cảng Hàng Không; Đảm bảo cho máy bay của Việt Nam và quốc tế hoạt động thuận lợi, đúng với luật pháp của Việt Nam và quốc tế, đúng với các hiệp định Hàng Không đã được kí kết giữa Việt Nam và các nước. Hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật được đầu tư đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm đã phát huy tác dụng, góp phần đắc lực phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế và phục vụ kịp thời nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Ngày 06 tháng 7 năm 1998, Chính phủ đã ra quyết định số 113/1998/ QĐ-TTg do Thủ tướng Phan Văn Khải ký, chuyển các Cum Hàng Không sân bay miền Bắc, Cụm cảng hàng không sân bay miền trung, Cụm cảng Hàng Không sân bay miền Nam từ đơn vị sự nghiệp có thu thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, thuộc Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam. Các Cụm Cảng Hàng Không khu vực có các nhiệm vụ chính:
1. Quản lý và khai thác các Cảng Hàng Không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các hãng Hàng Không được an toàn và hiệu quả.
2. Được Cục trưởng Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ nhà nước gắn trực tiếp với việc điều hành tại các Cụm Cảng Hàng Không.
3. Bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, phù hợp với luật pháp và chính sách của nhà nước.
4. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên thuộc các Cum Cảng Hàng Không khu vực…
Giám đốc Cụm Cảng Hàng Không miền Bắc trực tiếp phụ trách văn phòng Cảng vụ đặt tại cơ quan quản lý các Cụm Cảng; được Cục trưởng Cục Hàng Không dân dụng uỷ quyền chủ trì giải quyết những vướng mắc giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại các Cảng Hàng Không và tạm thời đóng cửa Cảng Hàng Không không quá 24 giờ khi có tình huống bất trắc, đồng thời phải báo cáo ngay cho Cục trưởng Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam.
- Năm 2001, Cụm Cảng Hàng Không miền Bắc đã được Đảng, Chính Phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai.
III. Đặc Điểm Kinh Tế Kỹ Thuật Của Cụm Cảng
1.Cụm Cảng Và Các Sân bay trong Cụm Cảng:
Bộ
GT-VT
Cục
HKVN
Cụm Cảng
HK MB
Cụm Cảng
HK MN
Cụm Cảng
HK MT
Cảng
HK
Vinh
Cảng
HK
Nà Sản
Cảng
HKQT
Nội Bài
Cảng
HK
Cát Bi
Cảng
HK
Điện Biên
* Mối quan hệ của Cụm Cảng với Nhà Nước:
1. Chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định của Nhà nước có liên quan đến Cụm cảng và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
2. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Cụm cảng trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành Hàng Không dân dụng;
3. Chấp hành các quy định của Nhà nước về: Thành lập, tách, nhập, tổ chức lại; Các chính sách về tổ chức, cán bộ; Chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; Các chế độ về kế toán, thống kê;
4. Chịu sự kiểm tra, thành tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước tại Cụm cảng;
5. Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ công ích khác được nhà nước giao thêm ngoài nhiệm vụ chính theo kế hoạch và đơn đặt hàng của Nhà nước;
6. Được đề xuất, kiến nghị về các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với Cụm cảng;
7. Được quản lý sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ công cộng và kinh doanh và phải bảo toàn, phát triển các nguồn lực đó;
8. được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.
* Mối quan hệ của Cụm cảng với Cục Hàng Không dân dụng:
1. Với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng Không dân dụng, Cục Hàng Không dân dụng chi phố, chỉ đạo:
a. Định hướng, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Cụm cảng theo qui đinh của pháp luật;
b. Phê duyệt các kế hoạch, qui hoạch, phương án hoạt động, phát triển các nguồn lực và qui mô hoạt động của Cụm cảng và các đơn vị thành viên; Kiểm tra, giám sát Cụm cảng về việc thực hiện các kế hoạch qui hoạch, phương án đã phê duyệt;
c. Ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ: Tiêu chuẩn công nghệ, kể cả thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu; Các định mức cấp ngành và trực tiếp kiểm tra, giá sát Cụm cảng về việc thực hiền các tiêu chuẩn và định mức đó.
d. Uỷ quyền cho Cụm cảng thực hiện một số nhiệm vụ quản lý chuyên ngành tại cảng Hàng Không.
e. Cụm cảng chịu trách nhiệm thực hiện các quy định trên đây của cục Hàng Không dân dụng; đựoc kiến nghị với Cục Hàng Không dân dụng về các nội dung có liên quan.
2. Với nhiệm vụ được Nhà nước giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, Cục Hàng Không dân dụng có thẩm quyền:
a. Thành lập mới, tách, nhập, tổ chức lại các đơn vị thành viên của Cụm cảng;
b. Phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động, các nội dụng sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cụm Cảng;
c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, cử đi công tác học tập trong nước và ngoài nước theo thẩm quyền quản lý cán bộ của Cục Hàng Không dân dụng và quy chế phân cấp quản lý cán bộ, quy hoạch cán bộ của Đảng uỷ Cục Hàng Không dân dụng;
d. Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho Cụm cảng, kiểm tra hoạt động của Cụm cảng; Cụm cảng có trách nhiệm báo cáo theo quy định của Nhà nước và các báo cáo theo yêu cầu của Cục Hàng Không dân dụng.
* Mối quan hệ của Cụm Cảng với các cơ quan, bộ, ngành với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát Cụm Cảng:
- Thực hiện ác định mức kinh tế- kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Quốc gia liên quan;
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh Quốc gia; thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại, xuất nhập khẩu và các quy định về bảo vệ môi trường;
-Tuân thủ các chế độ tài chính kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán, Duyệt kế toán hàng năm; kiểm tra thanh tra tài chính và kiểm toán nội bộ Cụm cảng;
-Bảo đảm thực hiện các quyền lợi nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
- Cụm cảng phải chịu sự kiểm tra giám sát, giám sát về các lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan này và được quyền kiến nghị với các cơ quan đó về nội dung nói trên.
- Đối với chình quyền địa phương nơi Cụm cảng có các đơn vị thành viên hoạt động, Cụm cảng chịu sự quản lý Nhà nước và chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dântheo quy định của pháp luật.
Sơ lược về các sân bay trong Cụm Cảng:
* Sân bay Cát Bi: Sân bay Cát Bi ở thành phố cảng Hải Phòng và là một sân bay lớn có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc nước ta. Sân bay nằm trên toạ độ 20004'08'' vĩ Bắc, 106004'03'' kinh Đông; đường hạ cất cánh dài 2400 mét, rộng 60 mét. Trong chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, Sân bay Cát Bi bị đánh phá hư hại nặng nề phải ngừng hoạt động. Những năm đầu thập niên 80, do nhu cầu giâo lưu kinh tế giữa vùng đông Bắc với các địa phương miền Nam, Sân bay Cát Bi đã đi vào cải tạo. Sau khi được cải tạo và phục hồi, Sân bay Cát Mi đã có những đóng góp quan trọng vào giao lưu phát triển kinh tế ở thành phố Cảng và vùng Đông Bắc với các địa phương trong nước ta động thời góp phần mở rộng mạng sân bay trong Cụm Cảng hàng không miền Bắc, làm tăng khả năng phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.
* Sân bay Vinh: Nằm trên Xô Viết nghệ Tĩnh, quê hương Bác Hồ kính yêu, trên mảnh đất có truyền thống cách mạng. Sân bay có toạ độ 18004'03'' vĩ Bắc, 105003'09'' kinh Đông, đường hạ cất cánh dài 2000 mét, rộng 28,8 mét. Sân bay Vinh có vai trò quan trọng trong chở hành khách, hàng hoá phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, xây dựng miền Bắc vững mạnh, làm chỗ dựa cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Những năm đầu miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, Sân bay Vinh là đầu cầu hàng không phục vụ các đơn vị chiến đấu bảo vệ miền Bắc và các đơn vị vào các chiến trường B, C.
* Sân bay Nà Sản và Điện Biên Phủ: Sân bay Nà Sản có toạ độ 21024'50'' vĩ Bắc, 104001'03'' kinh đông; Sân bay Điện Biên Phủ (thường gọi là sân bay Điện Biên) nằm ở toạ độ 21024'50'' vĩ Bắc, 103000'43'' kinh Đông
* Sân bay Nội Bài trong mối quan hệ với các sân bay trong Cụm Cảng Hàng Không miền Bắc.
2. Tổng Giám Đốc và bộ máy giúp việc:
Hiện nay Bộ máy làm việc của Cụm Cảng bao gồm:
Tổng Giám Đốc
(Cụm Cảng HKMB)
Các Phó
Tổng Giám Đốc
VP
Cụm Cảng
Phòng
KT- KH
Phòng
TC- KT
Phòng
TC CB- LĐTL
VP
Đảng- Đoàn
VP
Cảng Vụ
* Tổng Giám Đốc do Thủ Tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởn, kỷ luật theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng Không dân dụng; Tổng Giám Đốc Cụm Cảng Hàng Không miền Bắc kiêm Giám Đốc Cảng Hàng không Quốc Tế Nội Bài.
Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Cụm Cảng, là người có quyền quản lý, điều hành cao nhất trong Cụm Cảng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng Không dân dụng và trước pháp luật về kết quả điều hành hoạt động của Cụm Cảng.
Tổng Giám Đốc được Cục Trưởng Cục Hàng Không dân dụng uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
* Phó Tổng Giám Đốc là người giúp Tổng Giám Đốc, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Cụm Cảng theo phân công của Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
* Kế toán trưởng Cụm Cảng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của cụm cảng, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
* Các văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp đỡ Tổng Giám đốc quản lý, điều hành công việc.
3. Thị Trường, Khách Hàng
Là một ngành hoạt động trong lĩnh vực Hàng Không, Cụm Cảng Hàng Không miên bắc có vai trò quan trọng trong việc lưu thông giữa khu vực miền Bắc với các vùng khác trong cả nước và phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa nước ta với các trên thế giới. Do nhu cầu hội nhập, mở cửa ngày càng cao lên việc phát triển ngành Hàng Không là hết sức quan trọng. Thị trường của ngành Hàng Không là hết sức lớn không chỉ khai thác thị trường trong nước mà còn phát triển ra cả thị trường nứơc ngoài, từng bước hội nhập với ngành Hàng Không trên thế giới. Cụm cảng Hàng Không miền Bắc xác định khách hàng không chỉ đối với các hành khách trong nước mà còn cả đối với các khách nước ngoài; Không chỉ đối với những người có nhu cầu đi trực tiếp đi lại, vận chuyển bằng máy bay mà con phục vụ cả những cá nhân tổ chức tham gia đưa tiễn và sử dụng gián tiếp các dịch vụ của Cụm cảng. Các dịch vụ mà Cụm cảng không chỉ là các dịch vụ công ích mà cả các dịch vụ kinh doanh với hơn 49 dịch vụ. Điều này đã tạo điều kiện cho Cụm cảng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từng bước cạnh tranh được với các hãng Hàng Không trên thế giới. Hiện nay, Cụm cảng đang ngày càng chú ý tới các dịch vụ cung ứng cho các hành khách đi máy bay, tạo cảm giác tin tưởng và thoải mái cho các hành khách. Bên cạnh đó, Cụm cảng ngày càng chú ý tới các dịch vụ mặt đất, quảng cáo, dịch vụ du lịch, hướng dẫn khách tham quan, các dịch vụ thư giãn hay một số dịch vụ khác…
4. Lao Động
Tổng số lao động khi chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là 1.451 người, trong đó có trình độ trên đại học là 6 người; đại học, cao đẳng là 439 người; trung cấp là 238 người, công nhân kỹ thuật, sơ cấp, lao động ph ổ thông là 768 người.
Cùng với việc xây dựng mở rộng hạ tầng cơ sở, tăng cường đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, sân bay đã hết sức coi trọng bồi dưỡng đào tạo lực lượng. Với quan điểm con điểm con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, Đảng uỷ và Ban Giám Đốc đã thưỡng xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, coi trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để họ vững vàng trong mọi thử thách và có đủ năng lực làm chủ các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Hơn thế nưa, Cụm cảng cũng hết sức chú ý tới việc đào tạo lực lượng lao động tại các sân bay. Ví dụ Sân bay quốc tế Nội Bài theo số liêu thống kê trong 5 năm 1996-2000, tổng số cán bộ và nhân viên được bồi dưỡng dào tạo cả về chính trị và kỹ thuật là 4.928 lượt người, bằng 72,15% tổng số lao động của sân bay. Trong đó, có 3705 lượt người đi đào tạo trong nước, có 233 lượt người đào tạo ngoài nước. Do vậy trình độ ngày càng nâng cao. Nừu như năm 1996 tổng số lao động của sân bay có 1.130 người, trong đó có 02 người có trình độ trên đại học, 195 người có trình độ đại học và cao đẳng, 302 người có trình độ trung cấp, thì năm 2005 tổng số lao động là 1506 người, trong đó 11 người có trình độ trên đại học, 490 người có trình độ đại học và cao đẳng, 244 người có trình độ trung cấp.
IV. Tình hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Cụm Cảng
1.Tổng Hợp Sản Lượng Năm 2001-2003:
TT
Danh Mục
Đơn vị
Thực hiện
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
A
Các Cảng Hàng Không Địa Phương
1
Tổng số khách đi và đến
Khách
101.611
135.475
178.699
Trong đó: Khách đi
Khách
51.445
68.406
90.019
2
Hàng hoá, hành lý, bu kiện
Kg
1.745.852
2.350.153
2.803.316
Trong đó: Hàng hoá, bu kiện
Kg
817.98
1.207.074
1.778.718
3
Điều hành CHC
Chuyến
731
1.017
1.326
B
Cảng HKQT Nội Bài
I
Hãng HK VN bay trong nớc
1
Tổng khách đi và đến
Khách
1.478.371
1.685.804
1.771.904
Trong đó: khách đi
Khách
749.751
836.370
875.014
2
Hàng hoá, hành lý, bu kiện
Kg
46.508.154
56.284.913
60.637.223
Trong đó: Hàng hoá, bu kiện
Kg
31.301.994
37.631.431
43.142.639
3
Điều hành CHC
Chuyến
5.819
6.583
6.77
II
Hãng HK VN bay quốc tế
1
Tổng khách đi và đến
Khách
440.947
562.809
1.158.717
Trong đó: khách đi
Khách
217.739
281.498
556.381
2
Hàng hoá, hành lý, bu kiên
Kg
12.613.337
17.252.870
43.639.629
Trong đó: Hành hoá, bu kiện
Kg
4.887.365
7.629.613
23.276.879
3
Điều hành CHC
Chuyến
2.204
2.82
5.151
III
Các hãng HK quốc tế
1
Tổng khách đi và đến
Khách
337.722
480.175
520.34
Trong đó: Khách đi
Khách
165.663
233.171
263.572
2
Hàng hoá, hành lý, bu kiên
Kg
14.165.285
20.489.125
22.501.729
Trong đó: Hàng hoá, bu kiện
Kg
7.548.088
11.662.186
14.340.200
3
Điều hành CHC
Chuyến
1.358
1.828
2050
C
Tổng Cộng
1
Tổng khách đi và đến
Khách
2.358.651
2.864.299
3161354
Trong đó: Khách đi
Khách
1.184.598
1.419.446
1784986
2
Hàng hoá, hành lý, bu kiên
Kg
75.032.628
96.377.061
129581800
Trong đó: Hàng hoá, bu kiện
Kg
44.555.427
58.130.304
82538137
3
Điều hành CHC
Chuyến
10.112
12.247
15297
Nhận Xét:
* Các hãng Hàng Không địa phương: Nhìn chung trong thời gian nay, các Cảng Hàng Không địa phương đang ngày càng tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, đồng thời tăng cường đào tạo đội ngữ cán bộ công nhân viên. Do đó, từ thời gian này khối lượng hành khách, khối lượng hàng hoá, bưu kiên được vận chuyển tăng lên không ngừng. Các chuyến bay tăng từ 739 chuyến năm 2001 lên 1326 chuyến năm 2003. Điều này làm tăng cường tốc độ lưu thông giữa các vùng, thúc đầy kinh tế trong nước phát triển.
Biểu đồ 1: Các Cảng Hàng Không Địa Phương
* Cảng Hàng Không Quốc Tế Nội Bài: Là Cảng Hàng Không của Thủ Đô giữ vai trò đặc biệt cả về kinh tế và chính trị, Số chuyên bay của Cảng Hàng Không quốc tế tăng lên không ngừng. Năm 2001 từ 5819 đến năm 2003 tăng lên 6779. Điều này cũng phản ánh một phần xu thế của công cuộc mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước ta. Số lượng hàng hoá, bưu kiện tăng lên không ngừng.
Biểu đồ2: Cảng Hàng Không Quốc Tế Nội Bài
* Hãng Hàng Không Việt Nam bay quốc tế: Với sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất cùng với sự mở cửa của nên kinh tế lên nhu cầu giao lưu giữa Việt Nam và thế giới ngày càng cao. Tổng khách đi và đến năm 2001 là 440947 khách, đến năm 2003 tăng lên 1158717. Số chuyên bay tăng lên không ngừng đặc biệt là số khách đi trong nước ra nước ngoài. Ngoài ra, khối lượng vận chuyển hàng hóa, bưu kiện tăng lên nhanh chóng với 12.613.337 kg tăng lên 43.639.629 năm 2003.
Biểu đồ 3: Hãng Hàng Không Việt Nam bay quốc tế
* Các hãng Hàng Không Quốc Tế: Do sự mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới, số chuyến bay của quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2001 là337722 lên 1158717 khách năm 2003. Bên cạnh đó khối số chuyến bay cũng tăng lên với tốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SAQ42393.docx