MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THỊNH NGUYÊN 3
1.1. Vài nét khái quát về Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên 3
1.2 Quá trình phát triển 4
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay 4
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG
SẢN XUẤT KINH DOANH 5
2.1. Cơ cấu tổ chức 5
2.1.1. Cơ cấu bộ máy quản trị 5
2.1.2. Cơ cấu sản xuất 8
2.2. Đội ngũ lao của doanh nghiệp 10
2.3 Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của doanh nghiệp 12
2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty 14
2.5. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của doanh nghiệp 15
2.5.1. Thị trường nội địa 15
2.5.2 Thị trường xuất khẩu 16
3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 16
3.1. Kết quả về sản phẩm 16
3.2. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận, đóng góp ngân sách nhà nước 17
3.3. Lương của người lao động 20
4. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
KINH DOANH 21
4.1. Quản trị nhân lực 21
4.2. Quản trị chất lượng 23
4.3. Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh 23
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 23
5.1. Định hướng phát triển chung 23
5.2. Một số mục tiêu chủ yếu 24
PHẦN 3: KẾT LUẬN 25
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5940 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình kỹ thuật dân dụng (giao thông, thủy lợi, công nghiệp, và trạm biến áp tới 3,5 kV)
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (bằng ô tô)
Vận tải hành khách đường bộ khác (bằng ô tô)
Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan (khí công nghiệp, đất đèn, ôxi )
Sản xuất hàng may sẵn (may gia công xuất khẩu )
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
- Mã số thuế: 2700271954
- Thành lập: Năm 2001
-Trụ sở chính: Số 44, đường Nguyễn Huệ, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- Tên chi nhánh: Số 8, đường Lý Thường Kiệt, phố Hàn Thuyên, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- Điện thoại: 0303.811.205
- Fax: 030.883.796
- Email: Thinhnguyen@yahoo.com.vn
1.2 Quá trình phát triển
- Từ năm 1990 tới 2001: Doanh nghiệp kinh doanh mang tính chất hộ gia đình, chủ yếu sử dụng lao động ở địa phương và hoạt động kinh doanh do các thành viên trong gia đình quản lý. Trong giai đoạn này quy mô của doanh nghiệp còn rất nhỏ, hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán buôn khí đốt và các sản phẩm có liên quan (khí công nghiệp, ô xy, đất đèn).
- Năm 2001: Sau 11 năm tham gia hoạt động kinh doanh, có đủ số vốn và tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật thì Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên được thành lập với quyết định thành lập ngày 08/10/2001 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình. Giấy phép kinh doanh số: 0901000136 ngày 08/10/2001 và đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 12/04/2007.
- Năm 2003 đến nay: 3 năm kể từ khi có giấy phép kinh doanh chính thức doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả lượng vốn chủ sở hữu tăng và xuất phát từ nhu cầu thị trường tiêu dùng doanh nghiệp đã quyết định đầu tư mở rộng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác. Trong đó, đầu tư cho mở xưởng kinh doanh hàng gia công may mặc xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Và từ năm 2003 đến nay, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc xuất khẩu.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay
* Chức năng:
- Sử dụng có hiệu quả, an toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của doanh nghiệp. Nguyên tắc thực hiện hạch toán kinh tế tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, lành mạnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (tạo thêm công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong tỉnh)
- Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ về tài chính cũng như các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp
Công ty tư nhân Thịnh Nguyên có nhiệm vụ chính là gia công hàng may mặc xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc…và thực hiện một số hợp đồng gia công trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bán buôn khí công nghiệp, tham gia vào lĩnh vực vận tải và xây dựng.
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1. Cơ cấu tổ chức
2.1.1. Cơ cấu bộ máy quản trị
Là đơn vị hạch toán độc lập có quy mô nhỏ bộ máy quản trị của doanh nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban khác trong doanh nghiệp.
Sơ đồ bộ máy quản trị của doanh nghiệp
P.
Kế hoạch
P. Sản xuất
P. kế toán tài chính
P. Kỹ thuật
P. Tổ chức
Các tổ sản xuất
Tổ kỹ thuật
Tổ KCS
Giám đốc
: quan hệ trực tuyến
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm bằng mọi tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Giám đốc có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Chức năng: tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp
+ Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ký kết các hợp đồng kinh tế; tổ chức bộ máy quản lý của doanh; tham gia lập kế hoạch dài hạn cho công ty
+ Quyền hạn: yêu cầu các phòng ban trực thuộc báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp; ra quyết định cuối cùng về định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Phòng kế hoạch: tổ chức thực hiện và lập kế hoạch sản xuất, đưa ra các điều chỉnh phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Phòng sản xuất:
+ Chức năng: đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, hoàn thành được kế hoạch sản xuất đề ra.
+ Nhiệm vụ: tổ chức quản lý gia công thành phẩm và bán thành phẩm; xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất và kiểm soát sản xuất
+ Quyền hạn: yêu cầu các bộ phận ngang và dưới cấp khác phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao; huy động sử dụng nguồn lực theo quy định để thực hiện nhiêm vụ.
- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu mẫu, may mẫu, giác sơ đồ, xây dựng và duyệt định mức quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao động; giải quyết các vấn đề có liên quan tới kỹ thuật. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để thực hiện kế hoạch hoạt động kế toán tài chính.
+ Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch vay vốn và phân bổ nguồn vốn; quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn vốn của doanh nghiệp có hiệu quả; hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Quyền hạn: có quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp các số liệu phục vụ cho việc hoàn thành các báo cáo tài chính.
- Phòng tổ chức:
+ Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới công tác sử dụng lao động
+ Nhiệm vụ: tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động trong doanh nghiệp; chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
+Quyền hạn: sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động của phòng.
Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu chức năng (cấp dưới chỉ nhận nhiệm vụ từ một cấp trên) giúp cho cấp dưới có thể tránh được tình trạng nhận nhiều lệnh từ các cấp trên khác nhau, với quy mô hiện tại của doanh nghiệp khoảng 300 nhân viên thì cơ cấu quản trị của doanh nghiệp là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, để giảm bớt công việc cho giám đốc thì nên có thêm phó giám đốc, phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc giải quyết công việc của doanh nghiệp khi giám đốc đi vắng. Nếu trong thời gian tới quy mô doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp nên có thêm một số phòng an khác và tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
2.1.2. Cơ cấu sản xuất
Doanh nghiệp chia làm hai khu vực riêng biệt khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh:
* Xưởng khí công nghiêp:
Xưởng khí được đặt tách riêng khỏi xưởng may, chia thành từng khu giữ khí và chế biến theo tính chất của từng loại khí.
* Xưởng may:
Sơ đồ các bộ phận sản xuất trong xưởng may
Xưởng may
Tổ chuyên dùng
Tổ Hoàn thiện
Tổ Là
Tổ May
Tổ Cắt
Tổ Kỹ thuật và KCS
Xưởng may có diện tích rộng hơn xưởng chứa khí công nghiệp và được chia thành 6 tổ sản xuất khác nhau:
Tổ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng
+ Tổ kỹ thuật:
Nếu bên thuê gia công đưa hình vẽ của sản phẩm cần gia công thì tổ kỹ thuật có nhiệm vụ may mẫu, tiến hành giác sơ đồ sản phẩm và cuối cung là duyệt định mức
+ Kiểm tra chất lượng của sản phẩm khi đã hoàn thành chuẩn bị giao cho khách hàng.
Tổ cắt: cắt bán thành phẩm dựa vào định mức đã được duyệt
Tổ may: được chia thành 6 tổ khác nhau
Tổ chuyên dùng: đóng cúc, thùa khuy, đính mỏ, vệ sinh công nghiệp
Tổ là: chuyên là quần áo đã may xong
Tổ hoàn thiện: đóng gói, xếp sản phẩm vào thùng
Ta thấy các tổ được sắp xếp theo đúng quy trình gia công sản phẩm giúp cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp giảm được chi phí đi lại, chi phí vận chuyển nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, để năng suất lao động của doanh nghiệp tiếp tục tăng thì nên chia tổ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng thành 2 tổ khác nhau nhằm phát huy năng lực tối đa của từng bộ phận.
2.2. Đội ngũ lao của doanh nghiệp
Trong hoạt động quản trị kinh doanh nhân luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng, trong nhiều trường hợp còn là chủ thể quản trị. Một doanh nghiệp trình có máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại tới đâu thì nhân tố con người với trình độ tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỹ thuật, sự hợp tác, khả năng cập nhập thông tin vẫn tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình sứ dụng lao động của doanh nghiệp trong thời gian qua được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình lao động qua các năm (từ 2006-2008)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng số lao động
Người
130
230
300
2
Trình độ lao động
Đại học
Người
2
4
5
Tỷ trọng
%
1,5
1,7
1,7
Cao đẳng
Người
2
3
5
Tỷ trọng
%
1,5
1,3
1,7
Trung cấp
Người
3
3
2
Tỷ trọng
%
2,3
1,3
0,7
Dưới trung cấp
Người
123
220
288
Tỷ trọng
%
94,7
95,7
95,9
(Nguồn: phòng tổ chức)
Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp từ 2006- 2008
Theo số liệu của bảng 1 ta thấy quy mô lao động của doanh nghiệp tăng từ 130 người năm 2006 lên 230 người năm 2007, tăng 100 người tương ứng tỷ lệ tăng xấp xỉ 77%. Năm 2008 tăng 70 người so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 30,4%. Như vậy, tốc độ và số lượng tăng của năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng nhìn chung tốc độ tăng của năm 2007 và 2008 đều cao do việc tuyển mới để bổ sung nhu cầu của doanh nghiệp và một phần do công nhân nghỉ đi làm việc khác, điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp được mở rộng rất nhanh. Về cơ cấu lao động, lao động có trình độ từ trung cấp tới đại học chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng số lao động, tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2006
năm 2008.
Năm 2007, số lao động có trình độ trung cấp trở lên tăng 3 người so với năm 2006 nhưng tỷ trọng lao động có trình độ dưới trung cấp trên tổng số lao động năm 2007 vẫn thấp hơn 2006 là 1%. Giải thích lý do trên, là do tốc độ tăng của lao động phổ thông nhanh hơn, chứng tỏ một người quản lý có khả năng quản lý nhiều nhân viên hơn. Năm 2008 tăng 70 lao động so với năm 2007 tương ứng tăng khoảng 30,4%. Số lao động có trình độ trung cấp trở lên chiếm khoảng 4,1% trên tổng số lao động của doanh nghiệp. Như vậy, số tổng lao động trong doanh nghiệp có tăng nhưng nhìn chung cơ cấu ít có sự biên động điều này chứng tỏ công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho công nhân viên ít được chú trọng, do vậy trong kế hoạch dài hạn doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty từ đó có thể nâng cao năng suất lao động.
2.3 Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghệ luôn là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Trình độ hiện đại, cơ cấu, tính đồng bộ tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ chất lượng của sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp cần phải có chính sách phù hợp nhằm mang lại chất lượng sản phẩm cao với chi phí phù hợp. Doanh nghiệp chia làm 2 xưởng: một xưởng may, một xưởng là nơi kinh doanh khí công nghiệp. Các xưởng có diện tích lớn, được trang bị đầy đủ các vật dụng phục vụ công nhân tham gia sản xuất. Ánh sáng đầy đủ, máy hút bụi đảm bảo vệ sinh cho nhân viên trong xưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn trang bị cả máy làm mát tạo điều kiện sản xuất tốt vào mùa hè.
* Quy trình gia công hàng may mặc thể hiện qua sơ đồ sau:
Giác sơ đồ
May mẫu
Vẽ hình
Đưa mẫu
Hoàn thiện
May
Cắt
Duyệt định mức
Đóng thùng
Là
* Công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị tại xưởng may:
Các máy móc thiết bị đo, cắt may sử dụng trong doanh nghiệp thường có xuất sứ từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Hongkong. Hiện nay, doanh nghiệp có:
Bảng 2 : Bảng kê chi tiết máy móc thiết bị sản xuất
STT
Tên thiết bị
Số lượng (chiếc)
1
Máy may 1kim
280
2
Máy may 2kim
25
3
Máy dập cúc
10
4
Máy thùa khuy đầu tròn
1
5
Máy thùa khuy đầu bằng
4
6
Máy đính bọ
8
7
Bàn là hơi công nghiệp
8
8
Máy cắt công nghiệp
5
9
Máy cắt đầu bàn công nghiệp
3
10
Máy dập Oze
8
11
Máy kansai cạp nhiều kim
3
12
Máy kansai cạp 1 kim
2
13
Máy kansai đỉa
3
14
Máy nhám gai
1
15
Máy giác sơ đồ
1
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
* Xưởng khí
Bao gồm thùng chứa và máy tách khí công nghiệp, ô xi, các thiết bị tích trữ đất đèn.
Từ số liệu trên ta thấy công ty đã chú trọng đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, so với quy mô hiện tại của công ty thì việc đầu tư vào các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất là tương đối hiện đại và nó cũng giúp doanh nghiệp nâng cao nâng cao năng suất lao động đảm bảo được chất lượng của sản phẩm . Doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt được các hợp đồng gia công nâng cao uy tín của mình. Nhưng do máy móc chủ yếu được nhập khẩu mà trình độ của người lao động không đáp ứng được tối đa yêu cầu của máy móc thiết bị vì vậy không tận dụng được tối đa công suất của máy để giảm chi phí, để có thể phát triển về chiều sâu và chiều rộng trong thời gian tới doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo nhân viên kỹ thuật.
2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty
Bảng 3: Tình hình tài chính của công ty trong bốn năm 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền (triệu)
TT
(%)
Số tiền (triệu)
TT
(%)
Số tiền (triệu)
TT
(%)
Số tiền (triệu)
TT
(%)
I.Tổng NV
6.540
100
7.484
100
8.688
100
9.213
100
1.Nợ phải trả
1.998
30,6
2.312
30,9
3.326
38.3
3.408
37,0
2.Vốn CSH
4.542
69,4
5.172
69,1
5.362
61,7
5.805
63,0
II.Tổng TS
6.540
100
7.484
100
8.688
100
9.213
100
1.TSLĐ- Đầu tư ngắn hạn
584
8,9
733
9,8
1.383
15,9
1.276
13,8
2.TSCĐ- Đầu tư dài hạn
5.956
91,1
6.751
90,2
7.305
84,4
7.937
86,2
(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
* Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp:
Từ bảng cơ cấu nguồn vốn cho thấy doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tiến hành hoạt động kinh doanh, lượng vốn mà doanh nghiệp đi vay chiếm tỷ trong rất thấp. Vốn vay qua các năm từ 2005 tới 2008 tăng không đáng kể, cụ thể: tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn lần lượt là 69,4%(2005); 69,1%(2006); 61,7%(2007); 63,0%(2008). Năm 2006 số tiền vay tăng 314 triệu so với 2005( tương đương 15,7%); năm 2007 tăng 43,8% so với 2007( tương đương với 1014 triệu); năm 2008 số tiền vay chỉ tăng 82 triệu so với năm 2007(tương đương với tăng 2,5%).Điều đó cho thấy doanh nghiệp ít tận dụng được đòn bẩy tài chính, lượng vốn vay giữa các năm so với nhau có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới doanh nghiệp nên tăng lượng vốn vay trong cơ cấu vốn của mình.
* Cơ cấu tài sản
Từ bảng ta thấy, giá trị của tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản,điều này cũng dễ hiểu bởi doanh nghiệp gia công hàng may mặc nên giá trị tài sản cố định lớn. Trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn lần lượt là 91,1% và 90,2% có thể nói giá trị tài sản cố định chiếm gần như toàn bộ tài sản; năm 2007 và 2008 khi hoạt động kinh doanh tương đối ổn định đầu tư cho tài sản cố định vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của đầu tư tài sản lưu động và tỷ trọng giá trị của tài sản cố định giảm so 2 năm trước, nhưng trong năm 2008 đầu tư tài sản cố định lại có xu hướng tăng do năm 2009 doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Từ tình hình trên cho thấy, quy mô tài sản của doanh nghiệp giữa các năm tăng đáng kể, đặc biệt là tài sản cố định tăng theo thời gian chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp được tăng cường, quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng.
2.5. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của doanh nghiệp
2.5.1. Thị trường nội địa
Chiếm khoảng 25% doanh thu của toàn doanh nghiệp, chủ yếu là doanh thu từ việc bán khí công nghiệp và các khí có liên quan cho các công ty khác trong tỉnh và một số khu vực lân cận như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình. Đây là thị trường tiềm năng mà công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vượt trội trong thời gian tới.
2.5.2 Thị trường xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu chiếm khoảng 75% doanh thu của doanh nghiệp, chủ yếu là gia công hàng may mặc thông qua các hợp đồng. Cùng với sự duy trì và phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng truyền thống tại các thị trương Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc như tập đoàn Nortbay Mỹ, tập đoàn Cheong San…Doanh nghiệp cũng định hướng phát triển đối với các khách hàng – thị trường tiềm năng lớn Asean, Nga và các thị trường khác.
3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Kết quả về sản phẩm
* Chủng loại sản phẩm:
` Hoạt động chính của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc nên chủng loại căn cứ vào hợp đồng gia công quyết định (thường thay đổi theo mùa) và thực trạng máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. Hiện nay, doanh nghiệp đang cố gắng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm có thể gia công. Những mặt hàng chủ yếu mà Doanh nghiệp gia công bao gồm:
- Quần sooc nam, quần sooc nữ
- Áo ấm các loại
- Áo gile
- Áo sơ mi
- Quần dài
- Bộ đồ thể thao
Ngoài ra, doanh nghiệp còn bán buôn khí công nghiệp cho các công ty khác trên địa bàn.
* Số lượng:
Hàng năm số lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tăng liên tục, năm 2007 tăng khoảng 70% so với năm 2006, năm 2008 tăng khoảng 50% so với năm 2007. Còn lại, sản lượng khí công nghiệp ít có sự thay đổi giữa các năm chứng tỏ doanh nghiệp không chú trọng vào hoạt động kinh doanh khí công nghiệp.
* Chất lượng:
Cùng với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm thì chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được cải thiện. Để có thể xâm nhập vào thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc thì doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng của sản phẩm. Tùy từng thị trường khác nhau mà có những tiêu chuẩn cụ thể,ví dụ ở thị trường EU kể từ 1/2008 sản phẩm muốn nhập khẩu vào thị trường này phải tuân theo các tiêu chuẩn ECOTEX- tức là tiêu chuẩn về sinh thái.Có nghĩa sản phẩm may mặc đó phải đảm bảo không gây nguy hại cho người sử dụng. Trong một vài năm tới để có thể mở rộng thị trường doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược về chất lượng sản phẩm cụ thể cho từng thị trường.
3.2. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận, đóng góp ngân sách nhà nước
Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong giai đoạn 2006-2008
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
1. Doanh thu thuần
3.159
6.292
96,9
8.686
38
2. Lợi nhuận trước thuế
181
264
45,9
443
67,8
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
50,68
73,92
45,9
124,04
67,8
4. Lợi nhuận sau thuế
130,32
190,08
45,9
318,96
67,8
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua số liệu trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên tục tăng trong giai đoạn 2006-2008 trên tất cả các mặt: doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách hàng năm cụ thể:
* Doanh thu:
Trong 3 năm liên tục doanh thu của doanh nghiệp đều tăng, tốc độ tăng của 2007 so với 2006 là 96,9% lớn hơn tốc độ tăng của 2008 so với 2007( tăng 38 %). Năm 2007 doanh nghiệp có thêm nhiều lao động mới so với năm 2008 nên năng suất lao động tăng làm cho doanh thu tăng nhanh hơn. Nhìn chung tốc độ tăng nhanh nhưng giá trị chênh lệch giữa các năm không lớn, điều này được giải thích bởi doanh nghiệp có quy mô nhỏ có tốc độ tăng thường cao hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.Doanh thu năm 2007 tăng 3.133 triệu đồng so với 2006, và 2008 tăng 2.394 triệu đồng. Doanh thu tăng là một dấu hiệu cho ta thấy quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Nhưng chưa đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, để phân tích chỉ tiêu này ta phải thông qua mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được qua các năm.
* Lợi nhuận:
Biểu đồ 3: Lợi nhuận của Doanh nghiệp 2006-2008
Từ biểu đồ và bảng số liệu ta thấy cùng với sự tăng doanh thu trong 3 năm thì lợi nhuận cũng tăng. Năm 2007 tăng 59,76 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 45,9% và năm 2008 tăng 128,88 triệu đồng tương ứng tăng 68,7%. Tốc độ tăng và giá trị tăng của năm 2007 đều thấp hơn so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng doanh thu của năm 2008 lại thấp hơn so với năm 2008 do năm 2008 doanh nghiệp đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất và máy móc thiết bị. Lợi nhuận thu được từ các năm hoạt động thường được doanh nghiệp giữ nguyên và bổ sung toàn bộ vào nguồn vốn chủ sở hữu mà không phân chia vào các quỹ khác.
* Thuế nộp ngân sách nhà nước:
Trong những năm qua doanh nghiệp luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về các khoản phải nộp ngân sách cấp trên. Tình hình nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình đóng góp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Nộp ngân sách
278.645
309.970
314.393
Chênh lệch
-
31.325
4.423
Tốc độ tăng (%)
-
10,1
1,4
( Nguồn: Phòng kế toán)
Trong 3 năm từ 2006 tới 2008 tổng nộp ngân sách và cấp trên đều tăng: năm 2007 tăng 10,1% so với năm 2006 tương ứng tăng 31.325 nghìn đồng, năm 2008 tăng 1,4% so với năm 2007 tương ứng tăng 4.423 nghìn đồng. Tuy tốc độ tăng năm 2008 chậm hơn năm 2007 nhưng nhìn chung những năm qua doanh nghiệp đã đóng góp một khoản đáng kể cho nhà nước.
3.3. Lương của người lao động
Bảng 6: Lương bình quân của người lao động
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1.Tổng lao động (người)
130
230
300
2. Tổng quỹ lương (nghìn đồng)
1.496
2.916
4.550
3. Lương bình quân
( nghìn đồng/tháng)
959
1.057
1.264
(Nguồn: Phòng Tổ chức)
Biểu đồ 4: Lương bình quân của lao động 2006-2008
Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của số lao động thì quỹ lương cũng tăng rất nhanh. Năm 2007 tăng 94,9% so với năm 2006 tương ứng tăng 1.420 nghìn đồng, năm 2008 tổng quỹ lương tăng 56% so với năm 2007 tương ứng tăng 1.634 nghìn đồng, tốc độ tăng của năm 2008 thấp hơn so 2007 nhưng giá trị tăng lại lớn hơn.
Về thu nhập bình quân của người lao động, thu nhập bình quân của người lao động tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, thu nhập bình quân người lao động/ tháng tăng 10% so với 2006 và năm 2008 tăng 19,6% so với năm 2007. Tuy nhiên thu nhập chỉ đạt ở mức trung bình của ngành.
4. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH
4.1. Quản trị nhân lực
Song song với việc đầu tư mở rộng sản xuất, vấn đề quản trị nguồn nhân lực là một vấn đề mà người làm quản lý cần chú ý, bao gồm công tác tuyển dụng, bố trí, đào tạo lao động. Đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp mở rộng sản xuất, năm 2009 doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng một lượng lớn lao động tham gia gia công hàng may mặc và nhân viên phòng kế hoạch nên doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng rất cụ thể, hiện tại doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng.
* Hoạt động tuyển dụng:
Hoạt động tuyển dụng của công ty chủ yếu là hình thức xét tuyển hồ sơ. Do những nhu cầu nguồn nhân lực trở nên bức thiết khi công ty mở rộng quy mô, mặt khác do yêu cầu về lao động của ngành tương đối thấp và ít khắt khe nên hoạt động hoạt động tuyển dụng diễn ra ồ ạt mang tính chất đại trà dẫn tới tình trạng công nhân vừa học việc vừa làm nên năng suất lao động không cao. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng đang ngày một hoàn thiện hơn được tổ chức một cách bài bản và kỹ lượng hơn.
* Hoạt động đào tạo:
Một vài năm gần đây do hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên Giám đốc doanh nghiệp cũng quan tâm tới công tác đào tạo lao động hơn. Doanh nghiệp đã chủ động đầu tư cho đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý thông qua các khóa đào tạo và các buổi chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ của các công ty. Còn đối với công nhân xưởng may được đào tạo nhằm nâng cao tay nghề…
* Sử dụng lao động:
Thông qua bảng số liệu về cơ cấu lao động ta có thể thấy tỷ trọng lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng rất thấp, nhóm lao động này chủ yếu được sắp xếp vào vị trí quản lý trong công ty. Việc quản lý một lượng lớn lao động trong công ty đã ra tình trạng quá tải trong công ty và giảm hiệu quả hoạt động, lao động quản lý thường xuyên phải làm một khối lượng công việc lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tuyển thêm nhân lực để giảm bớt gánh nặng cho họ.
* Phúc lợi cho người lao động
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động hàng năm doanh nghiệp cũng tổ chức các chuyến nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên, tặng quà tết và một số dịp đặc biệt trong năm….Trang bị cơ sở vật chất tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động.
4.2. Quản trị chất lượng
Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì việc xây dựng những tiêu chuẩn phù hợp cho doanh nghiệp mình đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU, Mỹ.. thì nó còn có ý nghĩa sống còn. Nắm bắt và ý thức được tầm quan trọng này, cả cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp dã không ngừng nỗ lực phấn đấu để có thể đạt được tiêu chuẩn ISO.
4.3. Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Công tác hoạch đinh chiến lược kinh doanh chủ yếu do giám đốc quyết định mà ít có sự tham gia của các phòng ban trong doanh nghiệp mà chủ yếu dựa vào sự biến động của thị trường tiêu thụ . Tuy nhiên giám đốc cũng đã đưa ra chiến lược tổng hợp cho toàn doanh nghiệp và từng lĩnh vực kinh doanh trong 5 năm tới. Căn cứ vào chiến lược tổng thể và tình hình thực tế, phòng kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất theo ngày, tháng, quý, năm.
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
5.1. Định hư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22732.doc