MỤC LỤC
1. Khái quát về khách sạn Asean Hạ Long. 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Asean Hạ Long 2
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Asean Hạ Long 5
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Asean Hạ Long: 6
1.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn 8
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Asean Hạ Long 13
2.1 Điều kiện kinh doanh 13
2.1.1 Điều kiện về nhân lực 13
2.1.2 Điều kiện về cơ sở vật chất 15
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh. 17
3. Mục tiêu phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. 19
3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn 19
3.2 Một số biện pháp phát triển đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long. 21
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Khách sạn Asean Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng LICOGI là chủ đầu tư và trực tiếp xây dựng.
Giới thiệu sơ qua về công ty LICOGI - 18 đầu tư và xây dựng:
Mục đích của công ty: Xây dựng cơ sở vật chất và phát triển hạ tầng của đất nước; tìm kiểm lợi nhuận, ổn định và phát triển công ty; tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân lao động.
Lịch sử phát triển của công ty:
+ Ngày thành lập: 19/05/1961
+ Tên gọi của công ty qua các thời kỳ:
Năm 1961: Công ty kiến trúc Uông Bí
Năm 1972: Công ty xây dựng Uông Bí
Năm 1980: Công ty xây dựng số 18
Năm 2006: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.
Các ngành kinh doanh cảu công ty LICOGI - 18:
+ Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng, đường dây và các trạm biến thế điện; Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp; Các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; Nền móng công trình với mọi quy mô và giá trị và trên toàn lãnh thổ Việt Nam ( từ năm 1961).
+ Đầu tư và kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ. ( từ năm 1990).
+ Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng và các loại vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm; gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng; cốp pha định hình, giàn dáo, nhà công nghiệp. ( từ năm 1961).
+ Dịch vụ cho thuê thiết bị, cung cấp vật tư kỹ thuật; tư vấn đầu tư; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình; dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị các sản phẩm cơ khí và kết cấu định hình. ( từ năm 1990).
+ Kinh doanh nhà nghỉ khách sạn, du lịch.(từ năm 2002).
+ Xuất nhập khẩu máy móc và vật tư; thí nghiệm vật liệu xây dựng; Đưa người Việt Nam đi lao động và làm việc tại nước ngoài. (từ năm 1986).
+ Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật ( từ năm 1961).
Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thực hiện hàng năm đều tăng, cụ thể:
Năm
Tổng giá trị sản lượng
Tổng doanh thu
2002
215.072.000.000
146.244.469.276
2003
250.722.000.000
282.488.219.896
2004
306.273.000.000
346.118.085.464
2005
361.270.000.000
280.075.928.961
2006
429.000.000.000
337.906.740.200
2007
480.000.000.000
398.950.000.000
Nguồn: Công ty CP Xây dựng số 18
Giới thiệu về khách sạn Asean Hạ Long:
Tên tiếng Việt: Khách sạn Asean Hạ Long
Tên giao dịch quốc tế: Asean Ha Long Hotel
Địa chỉ: Đường Hậu Cần, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Tel: (84.33) 3.640027~0034
Fax: (84.33) 3.848139
Website:
Email: asean_halong@vnn.vn
Khách sạn Asean Hạ Long là một công trình điển hình nhất thể hiện sự toàn diện về mặt kiến trúc, chất lượng thi công, tiến độ và trình độ giám sát quản lý. Quy mô đất xây dựng là 3.000m2 với tổng mức đầu tư của dự án là 62 tỷ đồng.
Khách sạn Asean Hạ Long được xây dựng từ giữa năm 2003 và đến 10/4/2005 đi vào hoạt động. Gia đoạn này khách sạn chủ yếu kinh doanh phòng nghỉ và một số dịch vụ bàn bar. Khách sạn đã khuyếch trương được thương hiệu và thu hút, đón được nhiều đoàn khách quốc tế từ các quốc gia khác nhau. Khách sạn Asean Hạ Long đã được Tổng cục Du lịch công nhận khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao. Đến tháng 11/2005 khách sạn chính thức khai trương và được phép kinh doanh.
Khách sạn bao gồm 101 phòng ngủ ( trong đó có 01 phòng VIP và 04 phòng SUIT) cùng các dich vụ tiện ích khác như internet ADSL, bể bơi, massage, tập thể dục - thể hình - thẩm mỹ, .... Khách sạn thiết kế có tầng trệt làm gara ôtô và bộ phận quản lý, tầng 1 là khu vực tiền sảnh : quầy lễ tân, quầy bán đồ lưu niệm; Dịch vụ internet ADSL. Tầng lửng là quầy ăn: fast food, lunch, dinner. Tầng 3 là bộ phận điều hành và phòng họp nhỏ. Tầng 4 ( tầng kỹ thuật ) có phòng tập thể hình - thể dục thẩm mỹ và phòng massage. Tầng 12 là phòng họp lớn. Từ tầng 05 đến tầng 11 là phòng ngủ, ....
Hàng năm khách sạn Asean Hạ Long thu hút và đón tiếp rất nhiều đoàn khách quốc tế, từ những đoàn du lịch Châu á đến những du khách Châu Âu và những đoàn khách du lịch của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt năm 2006 khách sạn đã tổ chức thành công hội nghị PATA do tổng cục Du lịch tổ chức. Với cách bài trí theo phong cách châu Âu hiện đại, sang trọng và ấm áp khách sạn mang đến cho khách hàng sự thoải mái, yên tĩnh cũng như cảnh biển của vịnh Hạ Long.
Khách sạn Asean Hạ Long nằm trên sườn đồi nhìn ra bãi biển của vịnh Hạ Long. Khách sạn nằm gần trung tâm thành phố, cầu Bãi Cháy, bến xe khách, cảng tàu du lịch. Tuy là một khách sạn trẻ mới thành lập nhưng Asean Hạ Long đã nhanh chóng xây dựng thương hiệu, vị thế và uy tín của mình. Trong quá trình hoạt động khách sạn không ngừng đổi mới đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt chú trọng đào tạo trình độ nghiệp vụ phục vụ ngày càng cao của đội ngũ công nhân viên để đáp ứng và thoả mãn tối đa nhui cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và ngoài nước.
Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Asean Hạ Long.
Khách sạn Asean hạ Long được đưa vào hoạt động kinh doanh với mục đích không ngừng nâng cao lợi ích các cổ đông, tăng tích lũy phát triển sản xuất kinh doanh góp phần thiết thực vào việc nâng cao các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đạt được mục tiêu đó khách sạn đã chọn cho mình một hướng đi cụ thể với chức năng hoạt động kinh doanh được thể hiện qua các lĩnh vực sau:
Kinh doanh phòng nghỉ
Kinh doanh ăn uống
Kinh doanh dịch vụ massage, karaoke
Kinh doanh dịch vụ thu đổi ngoại tệ
Kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng hội nghị, hội thảo
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển
Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Asean Hạ Long: (Biểu đồ: 1 trang 7)
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Asean Hạ Long:
Lễ Tõn
Tổng Đài
Tổ
Bell
Bàn
Bar
Bếp
BP Nhà Hàng
BP Buồng Phũng
BP Kỹ Thuật
BPLễ Tõn
HĐQT
Giỏm đốc
Khỏch sạn
P.Giỏm đốc
Khỏch sạn
Vệ
Sinh
Cụng
Cộng
Buồng
Giặt
là
Nguồn: Khách sạn Asean Hạ Long
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quyền lực cao nhất của khách sạn, thực hiện các công việc chủ yếu như: Thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng đã ký với các đối tác; Thi hành và sửa đổi điều lệ của khách sạn; Thẩm tra phương châm xây dựng và kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch kinh doanh, dự toán quyết toán, phương án phân chia lợi nhuận hoặc bù lỗ hàng năm của khách sạn; quyết định thành lập các bộ phận quản lý của khách sạn và tiền lương, phúc lợi và đãi ngộ khác cho người lao động trong khách sạn; Bổ nhiệm Ban giám đốc; Xác định phương pháp trích rút quỹ và sử dụng quỹ dự trữ, quỹ tiền thưởng và phúc lợi, quỹ phát triển khách sạn; Thảo luận và phê chuẩn phương án khi cần cải tổ khách sạn; Phê chuẩn hội đồng thanh lý và phụ trách công tác thanh lý khách sạn khi cần thiết.
Ban Giám đốc
+ Giám đốc khách sạn
Giám đốc là cấp cao nhất chịu trách nhiệm trước HĐQT về các hoạt động kinh doanh của khách sạn. Ngoài ra Giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo công tác hành chính, công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, kế hoạch hóa, tài chính du lịch, thương mại, tin học, phụ tách các phòng, các trung tâm của công ty.
+ Phó Giám đốc khách sạn
Là người giúp việc cho Giám đốc khách sạn quản lý và điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc khách sạn về nhiệm vụ được giao.
Trợ lý
Là người giúp việc cho Ban giám đốc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ hàng ngày báo cáo cho Ban giám đốc.
Bộ phận Lễ tân
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc khách sạn về mọi công việc của bộ phận.
Cập nhập các thông tin về khách, giám sát và chuẩn bị các yêu cầu của khách.
Chuẩn bị các công việc trả phòng, nhận phòng của khách.
Xử lý và giúp đỡ tất cả các yêu cầu của khách ( nếu có).
Báo cáo tất cả các trường hợp xảy ra không bình thường trong bộ phận với Ban giám đốc khách sạn.
Nắm bắt được tất cả các hệ thống an toàn và trường hợp khẩn cấp, cách xử lý ứng phó, biết các quy định phòng tránh tai nạn xảy ra.
Kiểm tra thông tin về tình trạng phòng từ bộ phận Buồng để cập nhật báo lại cho phòng kinh doanh nắm bắt cụ thể.
Làm việc kết hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh, bộ phận nhà hàng và nhà buồng.
Làm báo cáo doanh thu, tổng số phòng, số lượng và quốc tịch của khách hàng ngày.
Đảm bảo trực tổng đài 24/24h, nhận và chuyển các cuộc điện thoại đầy đủ đến và đi cho khách sạn và phục vụ khách nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời.
Kiểm soát và nối đầu dây đi nước ngoài thông qua dịch vụ bưu điện cung cấp cho khách và cán bộ trong khách sạn.
Nhắn tin trong nội bộ cho cán bộ điều hành, ghi nhận lời nhắn cho khách và các cấp quản lý.
Báo thức cho khách, hỗ trợ khách về các yêu cầu, than phiền và có các thông tin chuẩn xác cho khách.
Phát hóa đơn đường dài được thực hiện trực tiếp hay thông qua tổng đài.
Báo cáo các sự cố trang thiết bị và tổng đài nếu có khách than phiền thì thông báo lại cho nhà buồng hoặc bộ phận Kỹ thuật xử lý kịp thời.
Báo cáo các tình trạng mất điện, hỏa hoạn cho bảo vệ, kỹ thuật.
Chào đón khách đến với khách sạn, mở cửa xe cho khách
Chịu trách nhiệm toàn bộ cho hoạt động xách hành lý, bảo quản hành lý gửi tạm hoặc dài hạn của khách, đặt xe, tàu du lịch và các phương tiện đi lại của khách có nhu cầu
Kiểm soát việc ra vào cửa của các phương tiện tại khu vực trước sảnh
Có trách nhiệm chuyển hành lý khi nhập hoặc trả phòng của khách
Chuyển lên phòng cho khách thư từ, lời nhắn và bưu kiện, ….
Nhận các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc khách sạn giao.
Bộ phận Nhà hàng
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc khách sạn về mọi hoạt động kinh doanh, phục vụ khách của bộ phận.
Lên kế hoạch marketing cho Nhà hàng, đảm bảo doanh thu cho nhà hàng.
Tổ chức các nguồn lực phục vụ để đạt được chất lượng các món ăn, đồ uống và chất lượng dịch vụ cao.
Chịu trách nhiệm về lợi nhuận của Nhà hàng và giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về chi phí phục vu khách.
Trao đổi trưc tiếp với khách, lấy ý kiến góp ý của khách về chật lượng dịch vụ của bộ phận, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
Đào tạo cho tất cả các nhân viên Bàn, Bar, Bếp về kỹ năng phục vụ.
Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ của nhân viên.
Kiểm tra tình trạng hoạt động của các đồ dùng, trang thiết bị trong phòng ăn trước giờ mở cửa phục vụ khách.
Kiểm tra thực đơn, việc bày bàn xem còn thiếu thứ gì để bổ sung kịp thời.
Phát hiện những khách hàng và những nhân viên không trung thực để kịp thời báo cáo cấp trên xử lý.
Xử lý kịp thời các trường hợp khẩn cấp và các tai nạn, giải quyết các trường hợp khách hàng khó tính.
Cung ứng các dịch vụ đặc biệt cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu.
Xây dựng định lượng từng bữa ăn theo đúng tiêu chuẩn, thực đơn của khách yêu cầu, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo dõi và quản lý hàng hóa, thực phẩm và các trang thiết bị bàn, bar, bếp.
Đặt hàng kịp thời phục vụ khách báo trước cũng như đột xuất nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh quầy bàn, bar, bếp, dụng cụ và vệ sinh an toàn thực phẩm của những đồ ăn uống.
Quản lý và bảo quản những trang hiết bị hàng hóa đầy đủ tại kho lưu trữ.
Đón chào, trực điện thoại nhận đặt ăn tại phòng của khách ( qua điện thoại).
Thanh toán trực tiếp cho khách khi khách có yêu cầu, chuyển toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho thu ngân nếu khách thanh toán tổng thể tại quầy lễ tân.
Phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách tại bàn, dọn bàn khi khách ăn xong.
Phục vụ tất cả các bữa ăn cho cán bộ công nhân viên, lên định mức, định lương đúng quy định, lên thực đơn thay đổi theo từng ngày phù hợp.
Nhận và xuất hàng theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng của thực phẩm theo dõi đầy đủ số lượng hàng khi sử dụng, thường xuyên giữ vệ sinh nơi bảo quản thực phẩm.
Làm các công việc khác khi Ban giám đốc yêu cầu.
Bộ phận Kỹ thuật
Bao quát nắm bắt, kiểm tra toàn bộ công việc trong bộ phận để kịp thời xử lý.
Nhận các thông tin sửa chữa từ bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ.
Quản lý, điều hành và sửa chữa các hệ thống trong khách sạn như: Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, mạng máy tính, ….
Bảo dưỡng, lắp đặt và làm mới các trang thiết bị kỹ thật theo yêu cầu thực tế.
Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở mọi người tiết kiệm khi sử dụng các trang thiết bị điện, nước, điều hòa, ….
Thực hiện các công việc khác khi Ban giám đốc yêu cầu.
Bộ phận Buồng
Bao quát, nắm bắt kiểm tra toàn bộ công việc trong bộ phận, tổ chức lao động hợp lý nhằm hoàn thành tốt khối lượng công việc hàng ngày đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh buồng phòng sạch sẽ, gọn gàng trước khi khách vào nghỉ.
Phản ánh, báo cáo kịp thời tình trạng buồng phòng cho các bộ phận liên quan.
Theo dõi lên kế hoạch kiểm kê hàng hóa, dự trù đủ số lượng đồ dùng cần thiết trong phòng.
Chịu trách nhiệm xuất và nhập các đồ ding cần thiết có liên quan đến công việc của bộ phận.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Asean Hạ Long
Điều kiện kinh doanh
Điều kiện về nhân lực
Trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào một trong những yếu tố mà ta cần đề cập đến đầu tiên đó chính là vấn đề nhân lực. Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì vấn đề này lại vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi nguồn lao động sống tương đối lớn với yêu cầu về trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ( CBCNV )khách sạn được thể hiện ở Bảng 2:
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn:
Đơn vị tính: Người
STT
Trình độ chuyên môn
2006
2007
2007/
2006
2008
2008/
2007
1
Đại học
13
22
169%
30
136%
2
Cao đẳng
10
15
150%
21
140%
3
Trung cấp
11
13
118%
17
131%
4
Nghiệp vụ du lịch
30
33
110%
35
106%
Tổng cộng
64
83
130%
103
124%
Nguồn: Khách sạn Asean Hạ Long
Giai đoạn đầu thành lập cuối năm 2005 đầu năm 2006, số lượng CBCNV của khách sạn là 64, sang năm 2007 là 83 CBCNV, tăng 30% so với năm 2006 và đến năm 2008 số lượng CBCNV đã đạt lên 103 người tăng 24% so với năm 2007. Cùng với việc tăng lên về số lượng là sự tăng lên về trình độ CBCNV. Năm 2006 chỉ có 13 CBCNV có trình độ đại học đến 2008 là 30 người tăng 231%.
Khách sạn đã có đội ngũ lao động tốt, có tinh thần trách nhiệm, có độ tuổi trung bình từ 21 - 30. Đây là độ tuổi có sức khỏe và năng lực, ham học hỏi, có phẩm chất và tư cách đạo đức tốt, …. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên này còn có nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ (nhất là tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn Quốc).
Mặc dù, khách sạn rất chú trọng đến các khâu tuyển dụng nhân viên, sau khi trung tuyển khách sạn cho đi học và thực tập thêm tại các khách sạn 4, 5 sao khác nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên. ở bộ phận phục vụ gián tiếp khách hàng, mặc dù có trình độ tương đối tốt nhưng vẫn còn một số nhân viên làm việc trái ngành được học nên hoạt động kinh doanh chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.
Để phần nào khắc phục những hạn chế về yếu tố con người ở khách sạn, hàng quý, hàng năm, khách sạn đều có kế hoạch rà soát, sắp sếp, bố trí lại nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình sản xuát kinh doanh và yêu cầu của thực tiễn. Khách sạn còn cử người đi học tại các trường hoặc mời giảng viên về hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý, ngoại ngữ, giao tiếp, … và sắp xếp, bố trí lại nhân viên làm việc cho phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của từng người.
Nhìn chung lưu lượng CNCBV trong khách sạn đã phần nào đáp ứng được nhưng nhu cầu cơ bản của khách và làm cho khách hài lòng.
Cùng với sự gia tăng về số lượng và trình độ CBCNV, đời sống của CBCNV tại khách sạn cũng không ngừng được cải thiện. Mức tiền lương bình quân trên đầu người tăng liên tục trong các năm:
Năm 2006: 1.400.000 Vnđ/người/tháng.
Năm 2007: 1.600.000 Vnđ/người/tháng.
Năm 2008: 1.750.000 Vnđ/người/tháng.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Khách sạn Asean Hạ Long nằm bên bờ Vịnh Hạ Long kỳ vĩ và đầy thơ mộng. Khách sạn gồm có:
Cơ sơ lưu trú: Khách sạn Asean Hạ Long có 101 phòng nghỉ sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, được trang bị các tiện nghi hiện đại. Trong phòng bố trí bàn làm việc có sẵn giấy, bút, bút, bàn trang điểm, mini bar, điện thoại goi trực tiếp quốc tế,…. Ngoài ra còn có trang thiết bị cá nhân kèm theo. Trong phòng tắm còn trang bị các dụng cụ như: sữa tắm, bàn trải đánh răng, dao cạo râu, …. Các phòng trong khách sạn được phân làm các loại phòng như trong bảng 3 trang 16.
Bảng 3: Các loại phòng và giá phòng tại khách sạn Asean Hạ Long
STT
Loại phòng
Đơn giá/ Phòng đơn
Đơn giá/ Phòng đôi
1
Superior
120 USD
130 USD
2
Deluxe
150 USD
160 USD
3
Suite
280 USD
300 USD
4
VIP
320 USD
340 USD
Nguồn: khách sạn Asean Hạ Long
Cơ sở ăn uống: Cùng với dịch vụ lưu trú thì dịch vụ ăn uống cũng là một hoạt động kinh doanh cơ bản của khách sạn. Tại khách sạn Asean Hạ Long có hai nhà hàng chính: Nhà hàng á, Nhà hàng âu.
Nhà hàng á(Oriental): có sức chứa 250 chỗ ngồi, trang thiết bị theo kiểu kiên trúc Phương Đông. Nhà hàng phục vụ các món ăn á chủ yếu cho khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, …
Nhà hàng Âu(Elegant): có sức chứa 550 chỗ ngồi được thiết kế theo phong cách Phương Tây, phục vụ chủ yếu cho khách Anh, Pháp, Mỹ, …. Đặc biệt có hình thức ăn tự chọn cho khách nghỉ tại khách sạn hay các tiệc đặt vừa vào nhỏ. Nhà hàng đặt tại tầng trệt phục vụ 24/24h.
Cơ sở dịch vụ bổ xung:
Bể bơi ngoài trời 250 m2.
Khu vật lý trị liệu đặt ở tầng 3 rất hiện đại.
Khu vực KVT gồm 2 phòng Karaoke có thể hát bằng 5 ngôn ngữ: Việt Nam, Anh, Nhật, Trung, Hàn được đặt ở tầng 3 khách sạn với trang thiết bị hiện đại, có quầy Bar riêng phục vụ khách, ngoài ra khách sạn còn có 1 phòng tập thể hỉnh, 1 phòng làm đẹp.
Phòng hội nghị, hội thảo phục vụ khách nội địa là các cơ quan, cá nhân và khách ngoại quốc. Bao gồm 1 phòng họp quốc tế hiện đại với sức chứa tên 200 đại biểu đặt tại tầng 12. Hai phòng họp nhỏ 2 bên có sức chứa từ 20- 30 người.
Quầy bán hàng lưu niệm.
Trung tâm thương mại được trang bị đầy đủ các dịch vụ viễn thồng để phục vụ khách giao dich thuận thiện nhanh chóng.
Và một số dịch vụ bổ sung khác như: giặt là, sân chơi thể thao, mát xa, cắt tóc, thông tin liên lạc, đổi tiền, ….
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Khách sạn Asean Hạ Long là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động độc lập, kinh doanh lĩnh vực dịch vụ khách sạn. Khách sạn đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như tăng cường xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ CBCNV nhằm phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về dịch vụ tại khách sạn, nhất là lĩnh vực kinh doanh lưu trú.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Asean Hạ Long được phản ánh rõ ràng thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn (bảng 4 trang 18)
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Đơn vị: 1000 đồng
Stt
Doanh thu từ các dịch vụ
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Tổng số
%
Tổng số
%
Tuyệt đối
Tương đối
1
DT từ dịch vụ lưu trú
4,512,329
55.64%
5,352,689
55.42%
840,360
119%
2
DT từ dịch vụ ăn uống
2,247,700
27.72%
2,786,623
28.85%
538,923
124%
3
DT từ dịch vụ bổ xung
579,621
7.15%
652,424
6.76%
72,803
113%
4
DT từ hoạt động lữ hành
517,142
6.38%
587,233
6.08%
70,091
114%
5
DT từ các dịch vụ khác
253,168
3.12%
278,923
2.89%
25,755
110%
Tổng
8,109,960
100%
9,657,892
100%
1,547,932
119%
Nguồn: Khách sạn Asean Hạ Long
Thông qua bảng 3 ta thấy doanh thu của khách sạn năm 2007: 9,657,892 x 1000 đồng tăng 19% tương đương 1,547,932 x 1000 đồng so với năm 2006: 8,109,960 x 1000 đồng .
Doanh thu từ dịch vụ lưu trú vẫn là một thế mạnh của khách sạn với tỷ trọng trên 50%. Năm 2007 đặt 5,352,689 x 1000 đồng so với năm 2006: 4,512,329 x 1000 đồng tăng 840,360 x 1000 đồng tương đương 19%.
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống vẫn là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn, với doanh thư năm 2007 đạt: 2,786,623x 1000 đồng so với năm 2006: 2,247,700x1000 đồng tăng 538,923x1000 đồng tương đương 24%.
Doanh thu từ hoạt động lữ hành và các dịch vụ khác đều tăng và chiếm một tỷ trọng từ 2% đến 7% so với tổng doanh thu của khách sạn.
Việc tổng doanh thu tăng 19% chủ yếu do tăng doanh thu từ dịch vụ lưu trú là chính. Có được kết quả này là do khách sạn đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, các hoạt động về thu hút khách hàng, điều chỉnh mức giá tương ứng với thị trường, hợp lý với tình hình thực tế được triển khai kịp thời và rộng khắp.
Để hiểu biết sâu hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long chúng ta đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. (Bảng 5)
Bảng 5: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long
Đơn vị: 1000 đồng.
Nội dung
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Tương đối
Tuyệt đối
Tổng doanh thu
8,109,960.00
9,657,892.00
1,547,932.00
19%
Tổng chi phí
5,315,416.00
6,759,472.00
1,444,056.00
27%
Tổng lợi nhuận
2,794,544.00
2,898,420.00
103,876.00
4%
Nguồn: Khách sạn Asean Hạ Long.
Qua bảng 4 ta thấy rằng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là 19% nhưng chí phí trong năm 2007 tăng đến 27% điều này phản ánh thực tế như chúng ta đã đề cập ở phần trên khách sạn đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ điều này làm phát sinh chi phí. Vì vậy, tổng lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng 4% so với năm 2006.
Mục tiêu phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn
Mục tiêu phát triển của khách sạn
Khách sạn Asean Hạ Long là một trong những khách sạn trẻ nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Để khách sạn luôn đi đúng hướng, không những phát triển và luôn phù hợp với xu thế của thời đại, khách sạn Asean Hạ Long đã đề ra cho mình những mục tiêu sau:
Mục tiêu dài hạn: Ngày càng thu hút được sự chú ý, quan tâm của khách du lịch, không ngừng tăng lượng khách đến và quay trở lại tiêu dùng dịch vụ của khách sạn và thỏa mãn hơn nữa sự nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường khách du lịch.
Mục tiêu ngắn hạn: Năm 2009 khách sạn Asean Hạ Long sẽ tiếp tục cố gắng tiết kiệm chi phí kinh doanh(chi phí quản lý, chi phí điện nước, chi phí sửa chữa, …), phát triển doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận và hoàn thiện nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách. Phấn đấu đạt tổng doanh thu 12 tỷ đồng và đạt lợi nhuận 30%.
Phương hướng phát triển kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long:
Để thực hiện được mục tiêu trên khách sạn cần xác định cho minh phương hướng phát triển đúng đắn và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đem lại hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Phương hướng của khách sạn sẽ là chú trọng tới việc cải thiện và nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên cũng như tạo sự tin tưởng, ấn tượng và cảm nhận tốt đẹp về khách sạn.
Phương hướng tiếp theo của khách sạn Asean Hạ Long là huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh vì nguồn vốn chủ yếu của khách sạn là vốn chủ sở hữu.
Phải luôn bám sát các chương trình hành động quốc gia về du lịch, tham gia các trương trình quảng bá về du lịch tích cực thực hiện các hoạt động giới thiệu sản phẩm của khách sạn trong nước và ra nước ngoài thông qua các hội trợ quốc tế lớn, các chuyến đi bán hàng và giới thiệu sản phẩm, marketing…
Đồng thời chú trọng đào tạo một đội ngũ nhân viên giỏi nghề, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm. Nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của khách sạn ,để hiệu quả hoạt động ngàycao, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành.
Một số biện pháp phát triển đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Asean Hạ Long.
Để kinh doanh có hiệu quả khách sạn đã không ngừng đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm giúp cho khách sạn phát triển. Để đạt được điều đó khách sạn đã đầu tư trang thiết bị thêm một số hệ thống trang thiết bị mới với tính chất, đồng bộ, hiện đại, tiện nghi, mỹ thuật và độ an toàn cao.
Ban lãnh đạo của khách sạn sẽ đề cao hơn nưa vai trò của người lao động trong việc thực hiện mục tiêu của khách sạn, bằng cách quan tâm đến vật chất và tinh thần của người lao động. Nhà quản trị thực hiện các công tác giám sát, quản lý lao động chặt chẽ kết hợp với chế độ khen thưởng, phạt hợp lý nhằm đảm bảo người lao động làm việc tự khắc phục được các điểm yếu trong công tác tổ chức, quản lý của khách sạn, phát huy bầu không khí làm việc thân thiện đoàn kết giữa các bộ phận trong khách sạn, phân công nhiệm vụ rõ ràng, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực, trình độ của người lao động.
Ngoài ra khách sạn còn quan tâm trú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng việc đào tạo tại chỗ, mở những lớp học nghiệp vụ về buồng, bar, do các giảng viên dạy hướng họ vào thực tế của khách sạn. Bên cạnh đó khách sạn còn khuyến khích họ học thêm các ngoại ngữ khác bằng việc hộ trợ một phần kinh phí, đội ngũ quản lý được đi học những lớp nghiệp vụ quản lý khách sạn cũng như cách điều hành trong khách sạn. Chính điều này đang dần góp phần tạo cho khách sạn có một chỗ đứng vững chắc trong phục vụ du khách. Kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22141.doc