Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I 2

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 2

1. Hoàn cảnh ra đời của Ngân hàng Công thương Việt Nam 2

2. Khái quát về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. 3

2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 3

2.2. Đặc điểm về môi trường hoạt động và khách hàng của NHCT HK 4

2.3. Các hoạt động nghiệp vụ của NHCT HK 5

• Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ , ngoại hối: 6

2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCT HK 7

PHẦN II 12

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT HK TRONG THỜI GIAN QUA 12

1. Tình hình chung trong nước và trên thế giới năm 2008 12

2. Đánh giá hoạt động của NHCT HK trong thời gian qua 14

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008. 16

2.1.1 Công tác huy động vốn. 16

2.1.2 Hoạt động tín dụng 18

2.1.3 Hoạt động dịch vụ 20

2.1.4 Các hoạt động khác 23

2.2. Nguyên nhân những kết quả đạt được 25

2.3. Một số khó khăn và tồn tại 25

PHẦN III 27

MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NĂM 2009 27

I. Mục tiêu 27

II. Chương trình hành động 27

KẾT LUẬN 29

 

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ bằng các phương thức: - Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C... - Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)... - Chuyển tiền điện tử - Chuyển tiền kiều hối - Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ , ngoại hối: - Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot). - Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn (Forward). - Dịch vụ hoán đổi SWAP Dịch vụ thanh toán điện tử được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ. Dịch vụ tư vấn và quản lý tài chính tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín dụng khác. Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của Nhà nước và NHNN. 2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCT HK Tính đến 01/01/2009, NHCT HK có hơn 200 cán bộ trên tổng số 1,2 vạn cán bộ của toàn bộ hệ thống NHCT, trong đó có 78% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. a. Ban Giám đốc. Ban Giám đốc của NHCT HK gồm có một Giám đốc và bốn phó Giám đốc. + Giám đốc chịu trách nhiệm và quyền lãnh đạo chung trong toàn Ngân hàng, ngoài ra còn chịu trách nhiệm điều hành và quản lý công việc tổ chức cán bộ, phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, kiêm Bí thư Đảng uỷ. + Phó Giám đốc thứ nhất: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý khối kinh doanh kiêm Chủ tịch công đoàn. + Phó Giám đốc thứ hai: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý phòng kế toán, phòng giao dịch Đồng Xuân và Hồ Gươm.. + Phó Giám đốc thứ ba: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý phòng tiền tệ kho quỹ, bộ phận hành chính. + Phó Giám đốc thứ tư: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ có vấn đề và phòng thông tin điện toán. b. Các phòng ban, bộ phận trực thuộc. NHCT HK có 11 phòng ban, hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N. Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng các nhân. Phòng quản lý rủi ro: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Phòng quản lý nợ có vấn đề: Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu ( nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý, là đầu mối khai thác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh ( kế toán tài chính ). Đồng thời là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy diịnh của Nhà nước và NHCT VN ( kế toán giao dịch ). Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Thực hiện 2 chức năng chính là thanh toán quốc tế (thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức mở tài khoản, nhờ thu và L/C) và kinh doanh ngoại tệ (thanh toán, chuyển tiền cho các khách hàng, chủ yếu là mua bán ngoại tệ để phục vụ cho các doanh nghiệp XNK), hạch toán kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ, làm đầu mối thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng quốc tế, thu chi tiền mặt ngoại tệ cho các đơn vị, thực hiên việc giải ngân cho một số dự án do NHCT VN chỉ định. Phòng tổng hợp: Làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối và tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn; huy động mọi nguồn vốn tiết kiệm từ các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; thực hiện chế độ thông tin, lập kế hoạch tài chính, tổng hợp, phân tích, báo cáo về mọi tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT HK theo yêu cầu của Giám đốc NHCT VN. Phòng tổ chức - hành chính: Thực hiện các công việc về hành chính quản trị như các doanh nghiệp khác, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban; quản lý, sắp xếp và điều chuyển nhân sự, bảo đảm tiền lương cho cán bộ nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về xét tuyển và đề bạt cán bộ. Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng giao dịch Đồng Xuân và phòng giao dịch Hồ Gươm: Do trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có khu chợ Đồng Xuân và hồ Hoàn Kiếm nên NHCT HK đã tổ chức mỗi nơi một phòng riêng để phục vụ cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hai phòng này hoạt động như một chi nhánh ngân hàng, tự hạch toán thu chi độc lập và có lãi. Biểu 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của NHCT HK Ban Giám Đốc Giám Đốc Phó Giám Đốc Các khối nghiệp vụ Phòng GD Đồng Xuân Khối hỗ trợ Khối tác nghiệp Khối QL rủi ro Phòng GD Hồ Gươm Khối kinh doanh Phòng Tổng hợp Phòng kế toán Phòng QL rủi ro P. KHDN Lớn Phòng Tổ chức HC Phòng Tiền tệ Kho quỹ Phòng QL Nợ có vấn đề P. KHDN vừa & nhỏ Phòng Thông tin Điện toán Phòng Thanh toán XNK P. KH cá nhân Quỹ TK - Điểm GD ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – NHCT HK ) Các phòng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường. PHẦN II ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT HK TRONG THỜI GIAN QUA 1. Tình hình chung trong nước và trên thế giới năm 2008 Năm 2008, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp và khó lường. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, nhất là đợt rét đậm lịch sử đầu năm, mưa lớn gây ngập úng chưa từng có ở Hà Nội, làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư. Trên thế giới, những tháng đầu năm, phần lớn các nước phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát chi phí đẩy trên phạm vi toàn thế giới. Từ tháng 9 trở đi, khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu, đi cùng với tình trạng giảm mạnh giá dầu, giá lương thực và các loại nguyên liệu thô khác. Tình hình kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh tế nước ta. Giá tiêu dùng quý IV/2007 tăng 5%, tháng 1/2008 tăng 2,38%, tháng 2 tăng 2,36%, tháng 3 tăng 2,99%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ tháng 3 trở đi suy giảm rõ rệt. Đồng thời năm 2008, thị trường Ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động về lãi suất, tỷ giá : - Thay đổi về công cụ điều hành: + Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008, chuyển sang nới lỏng một cách thận trọng vào những tháng cuối năm. + Tính chung cả năm NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. + Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu : cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng + Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : 1 lần tăng trong tháng 2 và 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm - Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất : NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ( không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật dân sự ). - Lãi suất cho vay và huy động biến động chưa từng có : + Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và đặc biệt điểm nóng sốt trong tháng 6, lãi suất trên thị truờng liên ngân hàng lên tới 43%/ năm ( biểu hiện sự thiếu hụt thanh khoản của một số NHTM cổ phần ), lãi suất cho vay 21%/ năm. + Ngược lại từ cuối tháng 7, cùng cơ chế cho vay mới và nguồn vốn khả dụng tăng mạnh, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và các NHTM dồn dập điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay. - Tỷ giá USD/ VND tăng đột biến: + Năm 2008, năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá, so với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào - bán ra của các NHTM đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc xung quanh 1% như những năm trước. + NHNN đã 3 lần nới rộng biên độ tỷ giá từ +/- 0,75&% lên +/- 3%và 2 lần tăng mạnh trực tiếp tỷ giá bình quân liên ngân hàng Với sự lãnh đạo và chỉ đạo kiên quyết của Đảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước, sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, từ quý III trở đi, cả nước đã tạo nên một sự chuyển biến tích cực và đến cuối năm đạt được những thành tựu đáng ghi nhớ: lạm phát đã được kiểm soát, thu chi Ngân sách Nhà nước được cân đối. Mục tiêu kiểm soát cán cân thương mại đã được thực hiện theo đúng chỉ tiêu đề ra ( dưới 20 tỷ USD ). Điều đáng nói nhất là tăng trưởng GDP tăng được 6,23%... Bên cạnh những thành tích đã đạt được, còn nhiều cái chưa được. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại và mức đạt được trong năm 2008 là thấp hơn mục tiêu kế hoạch đã được điều chỉnh. Chỉ số giá tiêu dùng tăng gấp nhều lần so với các năm trước và hiện còn mức khá cao ( giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng gần 23% ). Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vấn đề ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn của đông đảo nhân dân. 2. Đánh giá hoạt động của NHCT HK trong thời gian qua Nhận thức rõ cơ hội và thách thức, bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Công thương Việt Nam, cấp uỷ chính quyền địa phương, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của bạn hàng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh doanh, vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành tích trong năm vừa qua. Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT HK trong một số năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I Nguồn vốn huy động 2.761.000 4.546.800 5.143.000 5.034.000 1 Phân theo TPKT a Tiền gửi doanh nghiệp 1.826.000 3.259.000 4.172.000 4.077.540 b Tiền gửi dân cư 935.000 1.287.800 971.000 956.460 2 Phân theo loại tiền a VNĐ 2.338.000 3.710.000 4.719.000 4.736.000 b Ngoại tệ 423.000 836.700 424.000 298.000 II Sử dụng vốn 1 Tổng dư nợ 1.100.000 1.070.000 1.100.000 870.000 a Phân theo thời gian a1 Ngắn hạn 200.000 220.000 407.000 278.400 a2 Trung và dài hạn 900.000 850.000 693.000 591.600 b Phân theo TPKT b1 Quốc doanh 880.000 778.000 781.000 739.500 b2 Ngoài quốc doanh 220.000 292.000 319.000 130.500 c Phân theo loại tiền c1 VNĐ 890.000 779.000 877.000 850.000 c2 Ngoại tệ 210.000 291.000 223.000 250.000 2 Nợ quá hạn 63 0 0 0 3 Thu hồi nợ xử lý rủi ro 400 273 356 678 III Thu dịch vụ 3.200 3.800 3.254 4.444 IV Lợi nhuận 68.000 61.000 65.000 88.108 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2008 – NHCT HK ) 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008. 2.1.1 Công tác huy động vốn. Nguồn vốn là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, nguồn vốn lớn cho ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay, tăng số tiền cho vay trong mỗi hợp đồng tín dụng. Do vậy huy động vốn là chức năng vốn có của các Ngân hàng và Ngân hàng chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao khi tổ chức tốt công tác này. Trong năm 2008, do lạm phát tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm và đạt kỷ lục vào giữa năm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống dân cư. Tình hình huy động vốn của các NHTM hết sức khó khăn. Cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay. Trước tình hình đó, nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng giảm mạnh. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh vẫn giữ ổn định ở mức trên 4.400 tỷ đồng, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh. Kết quả cụ thể ở bảng sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHCT HK Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I Nguồn vốn huy động 2.761.000 4.546.800 5.143.000 5.034.000 1 Phân theo TPKT a Tiền gửi doanh nghiệp 1.826.000 3.259.000 4.172.000 4.077.540 b Tiền gửi dân cư 935.000 1.287.800 971.000 956.460 2 Phân theo loại tiền a VNĐ 2.338.000 3.710.000 4.719.000 4.736.000 b Ngoại tệ 423.000 836.700 424.000 298.000 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2008 – NHCT HK ) Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến 31/12/2008 là 5.034 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch được giao, giảm 2,11% so với năm 2007 và tăng 10,7% so với năm 2006. Trong đó, nguồn vốn bằng VNĐ là 4.736 tỷ đồng ( chiếm 94% ) và nguồn vốn bằng ngoại tệ là 298 tỷ đồng ( chiếm 6% ). Cơ cấu nguồn vốn giữ ổn định, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm 81%, tiền gửi dân cư chiếm 19%. Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ vào nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống NHCT VN Có thể nói, trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn thì đây là kết quả rất đáng khích lệ. Có được kết quả này là vì Chi nhánh đã chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư bằng việc tăng cường phát triển mạng lưới. Trong năm Chi nhánh đã mở thêm điểm giao dịch tại số 43 phố Hàng Cót, cuối năm đã khai trương phòng giao dịch Trúc Bạch tại số 5 phố Nguyễn Biểu nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Có thể nói, sự tăng trưởng không ngừng về nguồn vốn không chỉ là kết quả của phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo, mà còn khẳng định về uy tín và vị thế của Chi nhánh trên thương trường. Trong thời gian tới, thị trường sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt hơn nữa, đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực cao hơn thu hút mạnh mẽ nguồn tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp, nhằm xây dựng cơ cấu nguồn vốn ổn định, đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh. 2.1.2 Hoạt động tín dụng Nét nổi bật nhất trong hoạt động tín dụng năm 2008 tại Chi nhánh đó là chất lượng tín dụng luôn được giữ vững. Tiếp tục thực hiện phương châm “ Minh bạch hoá chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng ” , Chi nhánh đã thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với ngân hàng. Bên cạnh đó nâng cao điều kiện tín dụng, yêu cầu DNNN dùng tài sản cố định làm bảo đảm tiền vay, rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp, các khoản vay có độ an toàn thấp, chuyển hướng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro…Nhờ đó dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng trong khả năng có thể kiểm soát, cơ cấu dư nợ đã từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay thêm những dự án mới có tính khả thi cao. Trong năm không phát sinh nợ quá hạn, vốn tín dụng được đầu tư an toàn, hiệu quả cho các ngành kinh tế trọng điểm như: Than, Điện, Lương thực, Dầu khí, Lắp máy, Xây dựng, Chế biến nông sản xuất khẩu…Trong năm , Chi nhánh đã tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ và chiến lược với một số khách hàng truyền thống như: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty hoá chất Mỏ, Công ty cổ phần đầu tư tập đoàn Dầu khí Việt Nam…và tiếp thị, phát triển mới một số khách hàng tiềm năng như Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội..Danh sách các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan hệ với Ngân hàng ngày càng nhiều và sự ủng hộ của bạn hàng đối với chi nhánh ngày càng lớn hơn. Trong năm qua, chi nhánh NHCTHK đã đạt được những kết quả quan trọng sau: Bảng 3: Hoạt động tín dụng của NHCT HK Đơn vị: Triệu đồng II Sử dụng vốn 1 Tổng dư nợ 1.100.000 1.070.000 1.100.000 870.000 a Phân theo thời gian a1 Ngắn hạn 200.000 220.000 407.000 278.400 a2 Trung và dài hạn 900.000 850.000 693.000 591.600 b Phân theo TPKT b1 Quốc doanh 880.000 778.000 781.000 739.500 b2 Ngoài quốc doanh 220.000 292.000 319.000 130.500 c Phân theo loại tiền c1 VNĐ 890.000 779.000 877.000 850.000 c2 Ngoại tệ 210.000 291.000 223.000 250.000 2 Nợ quá hạn 63 0 0 0 3 Thu hồi nợ xử lý rủi ro 400 273 356 678 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2008 – NHCT HK ) Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 đạt 870 tỷ đồng, giảm 230 tỷ đồng so với đầu năm và đạt 77% kế hoạch được giao. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 32%, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 68%, dư nợ cho vay DNNN chiếm 85%, dư nợ cho vay không có bảo đảm chiếm 68 %. Tuy nhiên, ở đây cũng cần đặt ra một câu hỏi: Trong khi dư nợ cho vay của các Chi nhánh khác tăng lên rất nhanh, có nơi đạt tới 2.000 tỷ thì mức dư nợ của chúng ta là cao hay là thấp? Rõ ràng bài toán về tăng trưởng dư nợ chứa đựng rất nhiều biến số và kinh doanh an toàn hiệu quả là mục tiêu trên hết mà Ngân hàng phải vươn tới. Căn cứ vào những con số trên đây cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đã phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương của NHCT VN. Về xử lý và thu hồi nợ đọng : Những khoản nợ đọng tại Chi nhánh là những khoản nợ xấu phát sinh đã từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồn tại, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đã được xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các khoản nợ đều liên quan đến các vụ án do đó việc thu nợ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng các biện pháp tích cực, quyết liệt trong năm qua, Chi nhánh đã thu được 678 triệu đồng nợ đã xử lý rủi ro, đạt 92% kế hoạch đượcgiao, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh. 2.1.3 Hoạt động dịch vụ Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng được chú trọng mở rộng và chiếm tỉ trọng cao trong thu nhập của ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy phát triển dịch vụ vừa mang lại thu nhập an toàn, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bá cho ngân hàng, thu hút khách hàng. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, Chi nhánh dã luôn chú trọng mở rộng nhằm nâng cao các dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy, thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng, năm 2008, đạt 4.444 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2007 và đạt 99% kế hoạch NHCT VN giao. Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ Năm 2008 tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng và ngoại tệ biến động thất thường. Bên cạnh đó do đặc thù tại Chi nhánh, khách hàng tập trung chủ yếu là doanh nghiệp lớn như các Tập đoàn, Tổng công ty, cơ cấu cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao, khách hàng chủ yếu là đơn vị sản xuất, rất ít đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời do tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, với sự chủ động nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường và tích cực trong tiếp thị, chăm sóc khách hàng nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại trong năm vẫn đạt kết quả vượt bậc so với năm trước. Về kinh doanh ngoại tệ : Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 119 triệu USD. Lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 1.827 triệu đồng, tăng 3,5 lần so với năm trước. Về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại : - Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại đạt 28 triệu USD. - Thu phí thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại đạt1,5 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2007. - Doanh số phát hành bảo lãnh đạt 111 tỷ đồng. Số dư bảo lãnh đạt 195 tỷ đồng, tăng 93% so với năm trước và không phát sinh nợ trả thay trong bảo lãnh cho khách hàng. b. Dịch vụ chuyển tiền thu chi nội bộ Năm 2008, dịch vụ chuyển tiền VNĐ đạt 102.800 tỷ đồng, tăng 36%. Chuyển tiền ngoại tệ đạt 81 triệu USD, tăng 8% so với năm 2007. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Công tác thanh toán luôn đảm bảo nhanh chóng, an toàn với chất lượng ngày càng cao. Cán bộ giao dịch được đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ bằng phong cách chuyên nghiệp và bài bản hơn. Công tác hạch toán thu chi nội bộ luôn đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đúng quy chế tài chính. Qua các đợt kiểm tra của NHCT VN và Cục thuế thành phố Hà Nội đều được đánh giá cao. c. Hoạt động phát hành thẻ Tiếp tục được Ban lãnh đạo Chi nhánh chú trọng, quan tâm. Ngay từ đầu năm Chi nhánh đã giao chỉ tiêu phát hành thẻ, mở rộng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, đơn vị trả lương qua thẻ đến từng phòng, từng cán bộ. Công tác tiếp thị thẻ được đẩy mạnh và tập trung vào các trường đại học, các doanh nghiệp đang có quan hệ với Chi nhánh để phát triển thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trả lương qua thẻ…Kết quả năm 2008 đã phát hành được 42 thẻ tín dụng quốc tế và 17.140 thẻ ATM, đạt 114% kế hoạch NHCT VN giao. Đồng thời Chi nhánh còn mở thêm 02 đơn vị chấp nhận thẻ và 12 đơn vị trả lương qua thẻ, nâng tổng số doanh nghiệp trả lương qua thẻ lên 22 đơn vị. d. Hoạt động ngân quỹ Công tác ngân quỹ luôn được cải tiến, đảm bảo thực hiện thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Cán bộ kiểm ngân đã luôn nêu cao tinh thần tự giác, trung thực, liêm khiết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong năm bộ phận kiểm ngân đã trả tiền thừa cho khách hàng 417 món, với tổng số tiền là 613 triệu đồng và 2.055 USD, tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh. 2.1.4 Các hoạt động khác a. Công tác kế toán tài chính Với doanh số thanh toán lớn, đạt 23.132 tỷ đồng, phòng Kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: công tác hạch toán thu chi nội bộ được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy chế tài chính. Qua đợt kiểm tra của NHCT VN, NHNN, Chi nhánh Cục thuế Hà Nội, Chi nhánh luôn luôn được đánh giá là đơn vị chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước, xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng, tạo được niềm tin cho khách hàng. Kết quả tài chính: Lợi nhuận hạch toán đạt 88.108 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2007 và đạt kế hoạch NHCT VN giao 110%. Đây là kết quả hết sức khả quan, với chất lượng cao và sự minh bạch trên tất cả các mặt hoạt động, có thể nói lợi nhuận NHCT HK đạt được là lợi nhuận “ minh bạch, bền vững ”. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể chủ quan vì lợi nhuận chỉ là thước đo kết quả đạt được trong thời gian ngắn. Để phát triển ổn định, Chi nhánh phải tiếp tục tăng thêm những lợi thế so sánh của mình với các Ngân hàng bạn. Lợi thế đó nằm ngay trong khả năng đáp ứng và gợi mở nhu cầu cho khách hàng cũng như khả năng tiếp cận công nghệ thông tin mới của mỗi cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Công tác quản lý điều hành Tiếp tục được đổi mới, phù hợp với điều kiện kinh doanh, yêu cầu quản lý của Chi nhánh và đạt hiệu quả cao. Ngay từ đầu năm, Đảng uỷ, Ban Giám đốc đã đề ra mục tiêu phấn đấu, xây dựng các chương trình, biện phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22515.doc
Tài liệu liên quan