MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàng Mai 2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.1.2.Hình thức sở hữu và cơ quan chủ quản 2
1.1.3 Pháp định, điều lệ và số lượng lao động 3
1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Hoàng Mai 3
1.2.1Mô hình tổ chức 3
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Chi nhánh Công thương Hoàng Mai và mối liên hệ giữa các phòng ban 5
1.2.2.1. Ban lãnh đạo 5
1.2.2.2 Phòng kế toán nội bộ. 5
1.2.2.3Phòng giao dịch khác hàng. 6
1.2.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp 6
1.2.2.5. Phòng khách hàng cá nhân: 7
1.2.2.6. Phòng hành chính nhân sự : 8
1.2.2.7. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ : 8
1.2.2.8. Phòng quản lý rủi ro: 8
1.2.2.9. Các đơn vị giao dịch trực thuộc: 8
1.3 Tổng Quan về hoạt đông kinh doanh cua ngân hàng công thương Hoàng Mai trong 2 năm 2007_2008 : 9
1. 3.1Hoạt động huy động vốn 9
1.3.2 Hoạt động tín dụng: 10
1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác 11
1.3.4 Các chỉ tiêu tài chính 11
1.3.4 .1Tăng trưởng nguồn vốn 11
1.3.4.2 Tăng trưởng tín dụng 12
Chương II. Thực trạng công tác thẩm định tại ngân hàng công thương Hoàng Mai. 14
2.1 khái quát về tình hình thẩm định các dự án của ngân hàng công thương hoàng mai: 14
2.2 Mục tiêu của công tác thẩm định các dự án trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai. 15
2.3 Quy trình cho vay vốn các dự án vay vốn trung và dài hạn: 17
2.4.Phương pháp thẩm định các dự án vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT HOÀNG MAI 20
2.4.1. Thẩm định theo trình tự 20
2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 21
2.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy 21
2.4.4.Phương pháp phân tích rủi ro 22
2.5 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân; 23
2.5.1 Hạn chế 23
2.5.2. Nguyên nhân 24
Chương III :Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tại NHCT HOÀNG MAI và một số kiến nghị 26
3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai 26
3.2.Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định; 26
3.2.1. Nhóm giải pháp về phương pháp thẩm định 26
3.2.2.Nhóm giải pháp thông tin tín dụng 28
3.2.3. Nhóm giải pháp nguồn nhân lực 29
3.2.4.Nhóm giải pháp về quản trị, tổ chức điều hành 30
3.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ thẩm định 31
3.2.6. Nhóm giải pháp về chiến lược khách hàng 32
3.3 Một số kiến nghị 33
3.3.1. Kiến nghị với NHNN 33
3.3.2. Đối với NH công thương Hoàng Mai 34
KẾT LUẬN 35
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Công thương Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chặt chẽ tạo niềm tin và sự thuận lợi cho khách hàng. Nhờ đó mà doanh số từ hoạt động thanh toán tăng đáng kể từ năm 2007 đến năm 2008. Trong đó, thu chi hộ giữa các tổ chức tín dụng là 35,413 triệu năm 2007 lên 55,315 triệu năm 2008. Thanh toán giữa các tổ chức tín dụng là 22,917 triệu năm 2007 lên 43,514 triệu năm 2008.
Các hoạt động dịch vụ khác
Tuy không phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng các hoạt động này mang lại doanh thu không nhỏ cho ngân hàng bên cạch đó các hoạt động này tạo sự thuận tiện trong kinh doanh cho khách hàng như:thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng từ 294 triệu năm 2007 lên 402 triệu năm 2008. Thu từ dịch vụ ngân quỹ tăng từ 134 triệu năm 2007 lên 258 triệu. Thu từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ 1,402 triệu lên 1,548 triệu năm 2008…
1.3.4 Các chỉ tiêu tài chính
Trong quá trình thực tập em đã thu thập được những chỉ tiêu tài chính:
1.3.4 .1Tăng trưởng nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Tổng nguồn huy động (VNĐ)
1,054,600
1,212,790
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh n ăm 2007 v à 2008)
Từ nguồn số liệu trên cho thấy năm 2008 nguồn huy động tăng đáng kể so với 2007 từ 1,054,60 triệu lên 1,212,790 triệu tăng 158,190 triệu tương đương với tốc độ tăng trưởng là 15%. Tuy mới thành lập nhưng ta thấy sự tăng trưởng nguồn vốn huy động khá đều cho thấy sự hoạt động tích cực của ngân hàng trong nghiệp vụ huy động vốn. Bên cạnh đó, sự đầu tư từ ngân hàng cấp trên để mở rộng chi nhánh cũng làm cho nguồn huy động tăng mạnh như vậy.
1.3.4.2 Tăng trưởng tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Tổng dư nợ cuối kỳ
372,886
450,357
Tổng dư nợ cuối kỳ năm 2008 tăng 77,471 triệu so với năm 2007 tương đương với tốc độ tăng trưởng là 21%. Ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, có được kết quả đó là nhờ vào thủ tục cho vay một cửa tạo điều kiện thuận lơi cho khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng áp dụng nhiều mức lãi suất phù hợp cho khách hàng đi vay tạo cho cả hai bên đi vay và cho vay đều có lợi nhất.
a; Tỷ lệ nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Nợ quá hạn
6,053
6,758
Tổng dư nợ
372,886
450,357
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
1.62%
1.5%
Từ bảng trên cho thấy việc quản lý nợ của NHCT Hoàng Mai có nhiều chuyển biến tích cực. Nợ quá hạn của năm 2007 là 6,053 triệu còn của năm 2008 là 6,758 triệu. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2008 là 1.5% giảm 0.12% so với năm 2007 là 1.62%. Điều này cho thấy việc quản lý các khoản nợ quá hạn năm 2008 có hiệu quả hơn so với năm 2007. Ngân hàng tập trung mọi nguồn lực để thu nợ, luôn luôn có kế hoạch đôn đốc người vay trả nợ, phân loại các khoản nợ của từng khách hàng theo quy định của NHNN để có các biện pháp xử lý.
b; ROA, ROE
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
Lợi nhuận thuần
1,916
3,007
Vốn chủ sở hữu
17,744
20,560
Tổng tài sản
276,854
322,650
ROE
10.8%
14.63%
ROA
0.69%
0.93%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán các năm 2007 và 2008)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) tăng 3.38% từ 10.8% năm 2007 lên 14.63% năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets – ROA) tăng 0.24% từ 0.69% năm 2007 lên 0.93% năm 2008. Đây cũng là một con số khởi đầu tốt cho một chi nhánh mới hoạt động hơn hai năm, tổng tài sản tăng nhanh do đầu tư mở rộng và do hoạt động kinh doanh hiệu quả nên lợi nhuận thuần cũng tăng đáng kể. Điều này cho thấy NHCT Hoàng Mai sử dụng tốt nguồn vốn và tài sản của mình.
Chương II Thực trạng công tác thẩm định tại ngân hàng công thương Hoàng mai.
2.1 khái quát về tình hình thẩm định các dự án của ngân hàng công thương hoàng mai:
Hoạt động của các ngân hàng thương mại là cho khách hàng vay trên cơ sở tín dụng.Theo thời gian có thể chia ra làm 3 loại:
Tín dụng ngán hạn:thời gian thường là 1 năm để các doanh nghiệp bổ sung vố lưu động bởi vậy rủi ro thấp
Tín dụng trung hạn:từ 1 toi 5 năm
Tín dụng dài hạn:từ 5 năm trở lên
Đặc điểm của các dự án đầu tư trung và dài han:
Quy mô vốn đầu tư kéo dài.
Các dự an đầu tư trung và dài hạn thường phuc vụ mục đích đầu tư sản xuất ,đầu tư phát triển khoa hoc kỹ thuật,xây dựng cơ sở hạ tầng…Các dự án này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà bán thân vốn của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng đủ.vì vậy doing nghiệ phải tìm đến các ngân hàng để vay vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư của mình.Do tình hinh đầu tư của việt nam hiên nau thì nhu cầu đầu tư là rất lớn.
Vì quy mô cúa dự án là lớn nên công tác thẩm định là rất kỹ càng và rất chính xác để tránh gây ra những thiệt hại về tài chính cho cá khách hàng vay vốn và ngân hàng.
Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều dự án có thời kỳ đầu tư hàng chục năm có khi còn hơn vì thế thời gian vay tín dụng là rất dài.
Cán bộ thẩm định cần xem xet , tính toán thời gian cho vay cũng như tiến độ giải ngân,kế hoạch trả nợ ... sao cho phù hợp.
Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài.
Đây là dặc điểm ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp sau này và nó là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho dự án này vay vốn hay không .
Quá trình thự hiện đầu tư cũng như thời kỳ vấn hành kết quả đầu tư chíu ảnh hưởng lớn của các yếu tố về tự nhiên, kinh tế ,xã hội
Các nhân tố này biến động không ngừng .Vì vậy thời gian càng kéo dài thì tiềm ẩn càng nhiều rủi ro.
Khi tiến hành thẩm định thì cần chú ý phân tích độ nhạy của dự án , lường trước được rủi ro có thế xảy ra để tính toán được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong từng trường hợp.
Do mức độ quan trong của nguôn vốn trung và dài hạn nên em chỉ đi xem xét về tình hình thẩm định các dự án đầu tư trung và dài han.
2.2 Mục tiêu của công tác thẩm định các dự án trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai.
Doanh nghiếp có nhu cầu tín dịng trung và dài hạn để mua sắm trnag thiết bị,cải tiến kỹ thuất , …..với sự phát triển nhanh chóng của khoa hoc công nghệ như hiện nay thì để có thể tồn tại và phát triển thì nhu cầu tín dịng trung và dài hạn ngày ngàng cao.
Như đã nói , các dự án đầu tư trung và dài hạn có quy mô vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư kéo dài , mức độ rủi ro cao nên có ảnh hửong rất lớn đến hoạt động kinh doanh của donh nhiệp vay vốn cũng như của ngân hàng cho vay . Vì vậy , việc thẩm định xem xét lại kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh của dự án một cách khách quan là vô cùng cần thiết để ngân hàng:
+Đưa ra kết luận về tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án, từ đó đưa ra quyết định có nên cho khách hàng vay vốn hay không.
+Trực tiếp góp ý cho chủ đầu tư về những thiếu sót trong dự án nhằm nâng cao hiểu quả của dự án
+Làm cơ sở từ đó xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, tiến đọ giải ngân, hình thức bảo lãnh …
Nhiệm vụ thẩm định các dự án vay tín dụng nói chung và các dự án vay vốn chung và dài hạn nói riêng tại chi nhánh ngân hàng công thương HOÀNG MAI được giao cho phòng khách hàng doanh nghiệp có 2 cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện .
Có thể nói, từ khi đi vào hoạt động đến nay, chi nhánh NHCT HOÀNG MAI đã tiến hành thẩm định khá nhiều dự án đầu tư vay vốn chung và dài hạn có quy mô vốn đầu tư lớn. Các dự án nàt chủ yếu thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Năm 2006 do chi nhánh mới đi vào hoạt động uy tín và lượng khánh hàng còn hạn chế nên số lượng dự án vay tín dụng chung và dài hạn còn ít. Tuy nhiên, sang năm 2007 – 2008 uy tín của chi nhánh đã được nâng cao , đồng thời do áp dụng các hình thức makerting phù hợp nên số các dự án cho vay vốn chung và dài hạn đã tăng lên 1 cách đáng kể. Điều này đã góp phần thể hiện hiểu quả hoạt động của phòng khách hàng doanh nghiệp cũng như các phòng ban khác của chi nhánh ngày càng được nâng cao.
2.3 Quy trình cho vay vốn các dự án vay vốn trung và dài hạn:
Sơ đồ quy trình thẩm định các dự án vay vốn trung và dài hanj của chi nhánh ngân hàng công thương HOÀNG MAI
Bước
TRÁCH NHIỆM
Khách hàng
Cán bộ tín dụng
Lãnh đạo PKH
Giám đốcNHCV
1
Nhu cầu vay vốn vốn
- Hồ sơ khách hàng
- Hồ sơ vay vốn
- Hồ sơ BĐTV
- Hồ sơ giải quyết CV
X.xét quyết định
X.xét quyết định
-Điều khiện giải ngân
-Nội dung giải ngân
-Phát sinh khi GN
X.xét quyết định
X.xét quyết định
-Quá trình sử dụng VV
-Phát sinh khi CV
-Thanh lý H ĐTD, HĐBĐTV và giải chấp
X.xét quyết định
X.xét quyết định
Lưu hồ sơ
Kiểm tra trước khi
giải ngân
Từ chối giải ngân
Yêu cầu bổ sung,
B.cáo
thực hiện
2
Kiểm tra trong khi
giải ngân
Từ chối giải ngân
Báo cáo
Yêu cầu
Vượt
bổ sung, thực hiện
TQ
3
Kiểm tra sau khi
giải ngân
Báo
Yêu cầu
cáo Vượt
bổ sung, thực hiện
TQ
4
Quy trình thẩm định gồm 4 bước :
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, kiểm tra hồ sơ:
Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi đến NHCT HOÀNG MAI các giấy tờ sau:
Hồ sơ pháp lý:
+ Quyết đinh thành lập doanh nghiệp nếu pháp luật quy định phải có.
+Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)
+Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, quyết định công nhận ban quản trị
+Đăng ký kinh doanh
+Quy chế tài chính
+GIấy phép (chứng chỉ), hành nghề đối với các ngành nghề quy định phải có
+Giấy chứng nhận đầu tư
+Quyết đinh giao vốn, biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập
+Hợp đồng liên doanh (đối với doing nghiệp liên doanh).
+Văn bản cho phép vay vốn, thế chấp tài sản của cấp có thẩm quyền theo điều lệ của doanh nghiệp
+Các hồ sơ khác
Hố sơ kinh tế
+Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất
+Báo có quyết toán của 2 năm liền kề , báo cáo tài chính,…
+Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính nếu có
+Bản kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trogn và ngoài nước đến thời điểm đề nghị vay vốn
Hồ sơ vay vốn:
+Giấy đề nghị vay vốn( bản chính)
+Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+Các loại hợp đồng về mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ(nếu có)
+Các chứng từ có liên quan sử dụng vốn vay (xuất trình khi vay vốn)
+Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định (bản chính)
+Hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy ủy quyền nhận tiền bồi thường nếu có
+Các hồ sơ khác
Cán bộ thẩm đinh được phân công dự án kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ thì yêu cầu khách hàng bổ sung
Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định
Cán bộ tín dụng phụ trách thẩm định dự án sẽ tiến hàng thẩm định các nội dung sau:
Thẩm định khách hàng vay vốn: xen xét tư cách pháp nhân và năng lực của khách hàng trên các khía cạnh: quyết đinh thành lập hoặc giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, người đại diện, địa chỉ liên hệ, năng lực kinh doanh,…
Thẩm định dự án vay vốn : xem xét các khía cạnh sau
+Các căn cứ xây dựng dự án đầu tư
+Tổng chi phí cần thiết để đầu tư
+Phương án khai thác sau đầu tư
+Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án
+Khả năng trả nợ của dự án
+Phân tích độ rủi ro của dự án vag khả năng kiểm soát của dự án
Thẩm định biệ pháp bảo đảm tiền vay
Bước 3: Cán bộ tín dụng lập báo cáo kết quả thẩm định trong đó nêu rõ ý kiến của mình đồng ý hay không đồng ý cho vay và lý do, sao đó trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét đánh giá, cho ý kiến. Cuối cùng trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc phe duyệt ra quyết định.
Bước 4: Nếu dự án được giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân và lưu sổ theo dõi hoạt động của khách hàng
2.4.Phương pháp thẩm định các dự án vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT HOÀNG MAI
Có nhiều phương pháp để thẩm định dự án đầu tư như: phương pháp thẩm định như trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo. Các cán bộ ngân hàng công thương HOÀNG MAI sử dụng một số phương pháp sau:
2.4.1. Thẩm định theo trình tự
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quan đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
-Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cần phải đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô tầm quan trọng của dự án, vì xem xét tổng quát các nội dung cuar dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện các vấn đề cần phải bác bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi.Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.
- Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Viêcj thẩm định này được tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh té – xã hội cả dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi them hoặc có thể chấp nhận được. Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhay tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
Trong việc thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp theo.
Tại chi nhánh NHCT HOÀNG MAI thì các cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp thẩm định khác như: phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp phân tích rủi ro…để tiến hành thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn.
2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Các cán bộ tín dụng sử dụng những kinh nghiệm của mình được rút ra qua quá trình thẩm định các dự án tương tự dể đối chiếu, so sánh , kiểm tra tính hợp lý và thực tế của dự án xin vay vốn. Phương pháo so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu:
-Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấo công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
-Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
-Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.
-Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
-Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu nhân công, tiền lương, chi phí quản lý …cảu nghành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
-Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến )
-Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thong lệ phù hợp với các hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Tại Chi nhánh, phương pháp này được áp dụng đối với các dụe án xin vay vốn thuộc các lĩnh vực quen thuộc, phổ biến trong nền kinh tế như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng , sản xuất hàng tiêu dung…
2.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy
Được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiểu quả tài chính của dự án xin vay vốn. Các cán bộ thẩm định sẽ xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Muốn vậy, trước hết phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án . Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xẩy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi…Qua đó đánh giá tác động của cá yếu tố đó đến hiêuj quả tài chính của dự án đang xem xét.
Mức độ sau chênh lệch so với dự kiến cua các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huốn xấu thường chọn từ 10% đến 20% và dự án trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ , hiện tại và dự báo trong tương lai. Nếu dự án tỏ ra vẫn hiệu quả trong kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng bất trắc để đề xuất các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hoặc hạn chế chúng.
Các cán bộ thẩm định của Chi nhánh thường sử dụng phương pháp này để thẩm định các dự án xin vay vốn trong điều kiện nền kinh té trong và ngoài nước có nhiều biến động, bất ổn, có sự thay đổi liên tục của các chính sách kinh tế vĩ mô….
2.4.4.Phương pháp phân tích rủi ro
Các dự án đần tư vay vốn trung và dài hạn có thời gian hoàn vốn rất dà nên sẽ có rát nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quas trình thực hiện dự án. Vì vậy, khi thẩm định các dự án này, cán bộ thẩm định sẽ phải tìm hiểu, dự đoán các khả năng xảy ra rủi ro và các tác động của nó đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Cần xem xét rủi ro có thể xảy ra và các biệ pháp khắc phục của chủ đầu tư đã hợp lý chưa.
*Giai đoạn thực hiện dự án :
-Đầu tiên, cần xem xét rủi ro về tổng mức đầu tư : khi lập dự án người ta thường sử dụng các mức giá ở thời điểm tính toán. Nhưng giá cả thị trường luôn biến động không ngưng, vì thế đến khi dự án đi vào thực hiện thì có thể xảy ra trường hợp giá nguyên vật liệu, giá nhân công…tăng vọt làm cho tổng mức đầu tư tăng lên ngoài mức dự kiến.
-Rủi ro chậm tiến độ thi công: do gặp khó khăn cản trở khi giải phóng mặt bằng, chậm trễ của nhà thầu thi công…
-Các rủi ro bất khả kháng
*Giai đoạn vận hành dự án :
-Rủi ro trong việc mua sắm các yếu tố đầu vào: về số lượng, giá cả, chất lượng…
-Rủi ro về tài chính: thiếu vốn kinh doanh, khách hàng trả nợ lâu, khó đòi,…
-Rủi ro về vấn đề tổ chức điều hành sản xuất: năng lực đội ngũ quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm,…
-Các rủi ro bất khả kháng: cháy nổ, thiên tai…
Phương pháp này đặc biệt cần thiết để các cán bộ thẩm định của Chi nhánh sử dụng đối với các dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro như: các dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư mới, các dự án mà hiệu quả của nó phu thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, cá yếu tố thường xuyên biến động.
2.5 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân;
2.5.1 Hạn chế
-Sự yếu kém trong thẩm định thể hiện ở quá trình thẩm định. Công tác thẩm định của NHCT chưa có sự chuyên môn hóa sâu, cán bộ thẩm định vẫn thực hiện công việc từ khâu tiếp xúc với khách hàng cho đến khâu thẩm định và cho ra tờ trình tín dụng. Điều này làm cho công tác thẩm định bị chậm hơn, các CBTĐ theo cách này không thể nắm rõ và quen với một khâu nào, nếu chuyên môn hóa một người có thể làm tốt công việc của mình hơn, các bước sẽ được phụ trách bởi một nhóm chuyên, điều này làm cho công việc tiến hành nhanh hơn và lượng kinh nghiệm tích lũy sẽ nhiều hơn, chuyên sâu hơn. Ta có thể so sánh với HSBC, đây là một trong những NH lớn nhất thế giới và hoạt động rất hiệu quả, họ chia công việc tín dụng ra làm nhiều phòng ban như phòng tạo lập hồ sơ, phòng tìm kiếm khách hàng, phòng thẩm định, ban quyết định tín dụng…
-Báo cáo thẩm định tuy đã thể hiện được rất chi tiết và đầy đủ tuy nhiên báo cáo thẩm định chưa tính toán đến lợi ích kinh tế xã hội cũng như phương án bảo vệ môi trường. Cụ thể là việc xây dựng có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh như thế nào. Cần phải nghiên cứu xem quang cảnh sau khi xây dựng có phù hợp không, trong quá trình xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không, dự án có gây ra ô nhiễm tiếng ồn không…
- Ngoài ra ta thấy rằng chi nhánh sử dụng một hệ thống chỉ tiêu toàn ngành được tổng hợp khá chính xác bởi phòng thông tin tín dụng tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính tương đối nhiều, khó có thể đem ra áp dụng vào từng DN cụ thể, chỉ tiêu vẫn chưa mang tính vùng miền, đặc điểm kinh tế riêng nên thực tế vẫn mang tính tương đối cao, chưa thực sự phản ánh được vị trí của doanh nghiệp so với ngành.
- Một số tính toán chi phí trong việc xây dựng còn dựa trên định mức của nhà nước, trong đó có những định mức không còn phù hợp với những định mức thực tế nên việc đánh giá chưa thực sự sát với thực tế
- Hạn chế về thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án đầu tư và việc đánh giá sai tài sản thế chấp của dự án. Các CBTĐ tuy có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhưng không thể có kiến thức tổng quát trong nhiều ngành nghề. Điều này khiến cho NH chỉ thẩm định được dự án ở một mức độ nào đó bởi lẽ mỗi ngành nghề đều có những tiêu chuẩn riêng, những kiến thức riêng rất sâu rộng, để thẩm định tốt một dự án cần phải có một lượng kiến thức chuyên ngành nhất định về ngành nghề mình cần thẩm định
- Nguồn thông tin dùng để thẩm định còn chưa thực sự chính xác. Nguồn thông tin mà CBTĐ có thể thu thập ở nhiều nguồn, trong đó các nguồn thông tin thu thập được ở chính doanh nghiệp cung cấp có thể chưa chính xác, thiên lệch có lợi cho họ.
- Ngoài ra cũng không thể phủ nhận hạn chế ở chỗ cơ cấu ngành cho vay của chi nhánh khá lớn vào cho vay ngành xây dựng và công nghiệp tuy mang lại rất nhiều lợi ích cho NH nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những hạn chế nhất định như hạn chế bởi phương diện kỹ thuật của loại hình cho vay này rất phức tạp hay NH có thể bị động khi đối mặt với các dự án thuộc ngành khác.
2.5.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra những hạn chế trên được coi là xuất phát từ 2 nguồn chủ quan và khách quan
Những nguyên nhân chủ quan:
Trước tiên nguyên nhân chủ quan phần lớn là do đội ngũ cán bộ tuy chất lượng cao nhưng chưa đạt được yêu cầu quốc tế, am hiểu nhiều lĩnh vực. Trong các dự án xin vay đầu tư tại phòng tài trợ dự án đa phần là những dự án đầu tư dài hạn, cho nhiều ngành nghề. Việc đánh giá chính xác phương diện kỳ thuật là rất quan trọng do dự án có giá trị lớn và tiến hành trong thời gian dài. Như vậy CBTĐ phải nắm rõ về các mặt kỹ thuật của dự án, đánh giá xem dự án có các thiết bị phù hợp chưa, các thiết bị đó có phù hợp với mặt bằng chung dự án chưa, công suất thiết bị có đạt yêu cầu… Ngoài ra còn phải xem xét sự phù hợp giữa thiết bị đó với môi trường Việt Nam không. Những yếu tố này rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự án, tuy nhiên trên thực tế thì CBTĐ với chuyên ngành tài chính ngân hàng chỉ có thể thẩm định được tốt phương diện tài chính của dự án mà khó nắm bắt được các kiến thức chuyên môn của các ngành kinh doanh khác. Đây là nguyên nhân khiến việc thẩm định kỹ thuật của dự án bị hạn chế rất lớn.
Chưa có sự chuyên môn hóa trong công tác thẩm định.
Thẩm đinh một DAĐT đòi hỏi một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng ngành nghề, do vậy việc chưa có sự chuyên môn hóa trong từng khâu, từng ngành nghề cũng làm giảm chất lượng thẩm định dự án đầu tư của SGD. Nếu mỗi CBTĐ làm nhiều khâu hoặc nhiều ngành nghề thì CBTĐ đó sẽ không có kỹ năng thẩm định từng khâu tôt hơn và kinh nghiệm trong ngành mình thẩm định sẽ không được tích lũy nhanh, có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề khác.
Cơ sở vật chất còn hạn chế, máy móc trang thiết bị tuy được trang bị mới nhưng vẫn chưa có những thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc thẩm định và quản lý thông tin đạt chất lượng tốt. Vẫn còn chưa có hệ thống mạng mở chia sẻ thông tin giữa các Nh với nhau.
Về phía nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân chính là vấn đề nguồn thông tin thiếu tính chính xác. Nguồn thông tin chính là cơ sở tiền đề cho việc TDDA đạt hiệu quả. Nếu nguồn thông tin bị sai lệch thì thẩm định có tốt đến mấy cũng đem lại kết quả sai lệch. Nhưng thông tin khi tiến hành thẩm định DAĐT các CBTĐ dựa vào chủ yếu là tài liệu của DN gửi đến cho SGD NHCT trong hồ sơ vay vốn, những tài liệu này có tính chính xác không được cao và hạn chế về tín trung thực hợp lý. DN có thể gửi đến cho SGD các báo cáo phản ánh sai lệch thực trạng của DN nhằm “ đánh bong” tình hình tài chính của doanh nghiệp, DN cũng có thể lập những dự án đầu tư không phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế mà nó đạt được làm tăng rủi ro tiềm ẩn cho NH… Do vậy nguồn thông tin là nguyên nhân khá lớn dẫn đến việc làm sai lệch kết quả thẩm định.
Ngoài ra các dự án đa phần dài hạn nên quay trình hoạt động của dự án dài do vậy khó đánh giá rủi ro hơn. Với dự án dài hạn khó khăn cho CBTĐ phải đánh giá các chỉ tiêu, môi trường với khoảng thời gian xa hơn, điều này khó có thể mang lại kết quả chính xác ngoài ra, các cán bộ khó có thể kiểm tra dự án một cách liên tục trong thời gian dài càng làm tăng rủi ro cho NH.
Về phía Nhà nước: Vấn đề pháp lý cho hoạt động tín dụng nói riêng NH nói chung vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn. Về lãi suất cho vay: trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị hạn chế, với mức lãi suất còn cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đầu tư của chủ đầu tư, tuy đã có sự hỗ trợ lãi suất 4% nhưng lãi suất này vẫn thực sự khó khăn cho việc mở rộng cho vay.
Thị trường hỗ trợ thẩm định ở nước ta còn chưa phát triển. Trước tiên là các công ty xếp hạng và thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển trong khi các NH rất cần loại hình công ty này vì trong bối cảnh kinh tế suy thoái và rủi ro thì tăng cao, trung tâm tín dụng CIC thì hoạt động chưa hiệu quả. Ngoài ra việc hỗ trợ thẩm định còn có các doanh nghiệp chuyên tư vấn dự án. Hoạt động NH thì liên quan đến nhiều ngành nghề trong khi CBTĐ thì không thể có hết các kiến thức về nhiều ngành nghề. Do vậy họ cần đến sự tư vấn với những dự án có phương diễn kỹ thuật phức tạp, vai trò của tư vấn là rất quan trọng.
ChươngIII :Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tại NHCT HOÀNG MAI và một số kiến nghị:
3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tại ngân hàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) Hoàng Mai.DOC