Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

Trải qua hơn 45 năm không ngừng phát triển và trưởng thành, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT thành phố Hà Nội luôn bám sát 4 định hướng lớn của ngành và tư tưởng chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt nam: “Phải tăng trưởng mạnh mẽ; Bảo đảm an toàn hệ thống, hạn chế rủi ro; Xây dựng cơ cấu hợp lý. Về vốn: Sử dụng vốn. Về nhân lực và công nghệ: xoá độc canh cổ điển. Tiếp tục chăm lo tập thể vững mạnh. Đặc biệt chăm lo đội ngũ cán bộ và tri thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức. Chăm lo xây dựng lề lối, phương thức quản trị điều hành. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.” Với việc bám sát những định hướng đó, trong 3 năm 1999 –20041, Ngân hàng đã xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hợp lý theo hướng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ, có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, cơ động theo phương châm “ở đâu có khách hàng, ở đó có ngân hàng”. Trong 6 năm 1995-2001 Chi nhánh đã thực hiện thẩm định và duyệt cho vay 686 dự án với tổng số tiền trên 2.000 tỷ đồng, góp phần làm tăng giá trị hàng hóa- dịch vụ bình quân hàng năm là 365 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hoá đất nước. Tập thể CBCNV Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã vững chí bền lòng, kiên trì thực hiện chức năng của một ngân hàng, đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá qua mỗi thời kỳ lịch sử thủ đô, góp phần tô thắm thêm nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến. II. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT thành phố Hà nội: Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Hà nội có 341 cán bộ ngân hàng, trong đó nữ chiếm 220 người được tổ chức thành một hệ thống các phòng ban phù hợp với trình độ học vấn và khả năng của từng người như sau: Ban giám đốc (4B LêThánhTông ) Phòng nguồn vốn kinh doanh Phòng Tổ chức cán bộ Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư Phòng kế toán tài chính Phòng kiểm tra nội bộ Phòng Thông tin điện toán Phòng Ngân quỹ Văn phòng Phòng tín dụng 1 Chi nhánh Đông Anh ( thị trấn Đông Anh ) Phòng tín dụng 3 Chi nhánh thanh trì ( Km 8 Đường Giải Phóng) Phòng tín dụng 4 Chi nhánh Từ liêm ( 263 Cầu Giấy) Phòng KTĐN & Thanh toán quốc tế Phòng giao dịch số 1 ( số 4 yết kiêu ) Phòng Huy động vốn dân cư Phòng giao dịch số 2 ( Số 2 sônglừ Phương Mai ) Quý số 6 Quỹ số 10 Phòng tín dụng 2 Phòng GD số 7, 16 2. Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban: 2.1. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng tín dụng: Hiện nay tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có 4 phòng tín dụng. Bao gồm các phòng tín dụng 1, 2, 3, 4. Tất cả các phòng tín dụng này đều có những nhiệm vụ đặc trưng riêng để có thể phân biệt với các phòng ban khác trong Ngân hàng. Đó là: 1- Phòng tín dụng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư (trung hạn và dài hạn) đối với các dự án đầu tư, bảo lãnh, tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân theo quy địng hiện hành và quy trình nghiẹp bụ. 2- Thực hiện và dịch vụ nhân hàng đối với các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân theo cơ chế hiện hành. 3- Phòng tín dụng có nhiêm vụ tổ chức thực hiện việc huy động vốn, từ mọi nguồn của các tổ chức kinh tế như: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ,... cả nội tệ và ngoại tệ. Tất cả các phòng tín dụng đều có những chức năng, nhiệm vụ giống nhau; song các phòng này cũng có những nhiệm vụ riêng biệt của từng phòng. 4 - Phòng tín dụng 1, 2 và 4 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế Trung ương (phòng Tín dụng 1) và kinh tế địa phương(phòng tín dụng 2) bằng cả nội tệ và ngoại tệ (công tác tham mưu do Phòng thẩm định làm). - Phòng tín dụng 3 vừa làm tham mưu vừa tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ Tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các đơn vị và cá nhân thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, coi trọng cổ phần hóa trong hoạt động kinh tế. Trong quá trình hoạt động của mình, phòng Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với tất cả các phòng ban khác trong Ngân hàng như phòng Nguồn vốn và quản lý kinh doanh, phòng thẩm định KTKT và tư vấn đầu tư... Các cán bộ tín dụng trong phòng làm việc theo đúng những quy định của Giám đốc và theo các văn bản của pháp luật và của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ, chức năng của phòng Nguồn vốn và QLKD: Phòng Nguồn vốn và QLKD là đơn vị thuộc tổ chức vộ máy Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội; tham mưu cho Giám đốc trong công tác Nguồn vốn, công tác tiếp thị và chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; trực tiếp công tác tiếp thị và huy động vốn của các TCTD, TCTC,TCXH...Phòng Nguồn vốn và QLKD có các nhiệm vụ sau: 2.2.1. Công tác nguồn vốn: - Không ngừng tăng trưởng vững chắc nguồn vốn với chi phí thấp nhất để phục vụ tăng trưởng trong hoạt động phục vụ đầu tư phát triển và kinh doanh của Chi nhánh. Phòng sẽ phải tiến hành xác định, tìm hiểu nhu cầu vốn cụ thể cả về số lượng, thời hạn, đồng tiền phù hợp với điều kiện nghiệp vụ tăng trưởng kinh doanh của Chi nhánh. Đồng thời tiến hành xác định cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu huy động vốn phù hợp (thời hạn, đồng tiền) Xây dựng và vận hành các chính sách lãi suất, khách hàng dịch vụ... để huy động được nguồn vốn từ các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, nhân viên trong phòng cùng nhau đề xuất các giải pháp Marketing khơi tăng nguồn vốn, tổ chức các hình thức, các biện pháp để xây dựng nguồn vốn vững chắc. Đề xuất những biện pháp cụ thể để có và giữ được khách hàng gửi tiền lớn ổn định. Đề xuất các biện pháp giảm chi phí (lãi suất) đầu vào. Thực hiện việc tham mưu tổ chức mạng lưới để huy động vốn ở những nơi cần thiết và có điều kiện. - Phòng nguồn vốn và QLKD tổ chức sử dụng có hiệu quả và an toàn nguồn vốn của Chi nhánh: Trên cơ sở những thông tin có được từ tất cả các phòng ban khác và theo quy định của NHNN, phòng có nhiệm vụ xác định cơ cấu sử dụng vốn trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của chi nhánh một cách hợp lý. Ngoài ra, phòng còn phải xác định và quản lý các giới hạn để sử dụng vốn một cách hợp lý theo từng loại hình, từng đối tượng kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, chính sách tín dụng phù hợp đối với từng loại hình tín dụng, ngành kinh tế, khách hàng lớn để thực hiện tốt KHKD của Chi nhánh. - Đảm bảo cân đối nguồn vốn sử dụng vốn vững chắc tổ chức chu chuyển vốn hợp lý. Trực tiếp cân đối và điều chỉnh nguồn vốn kinh doanh các loại của chi nhánh: Điều hành cân đối tích cực chu chuyển kịp thời theo thời hạn, theo đồng tiền. Đảm bảo khả năng chi trả, khả năng thanh toán nhanh. Tính toán và thực hiện các biện pháp đề phòng tránh các rủi ro tài sản nợ như: Rủi ro do biến động lãi suất đầu vào-đầu ra, rủi ro do mất cân đối thanh toán, rủi ro do tồn quĩ và dự trữ không hợp lý... Ngoài ra, phòng còn thực hiện quản lý trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. - Trong quá trình hoạt động của mình, phòng trực tiếp thực hiện điều hành nguồn vốn tại Chi nhánh: Quản lý các khoản vốn vay trả của Chi nhánh tại NHĐT&PT Việt Nam (cả nội tệ và ngoại tệ). Thực hiện dự trữ bắt buộc theo QĐ của NHĐT&PT Việt Nam. Cân đối và điều chỉnh nguồn vốn trên tài khoản tiền gử của chi nhánh tại cơ sở đảm bảo có lợi nhất. Nắm cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày để tham mưu đề xuất với Giám đốc nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh. 2.2.2. Phòng nguồn vốn thực hiện việc tham mưu cho Giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh: Đề xuất chiến lược kinh doanh, chính sách kinh doanh và các loại hình kinh doanh từng thời kỳ. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hành năm, hành quý, kế hoạch cân đối của toàn chi nhánh trên cơ sở định hướng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hàng năm. - Tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện kế hoạch kinh doanh: Hướng dẫn và đôn đốc các chi nhánh trực thuộc, các phòng lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch thông báo của NHĐT&PT Việt Nam. Ngoài ra thực hiện việc theo dõi kế hoạch thu nợ TD đầu tư. Tham mưu cho Giám đốc giao kế hoạch kinh doanh và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý cho các chi nhánh trực thuộc và các phòng. Tổng hợp số liệu phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu theo định kỳ hàng tháng, quí, năm của toàn chi nhánh và của từng phòng, từng chi nhánh trực thuộc. Từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp thích hợp. Các cán bộ trong phòng sẽ căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ, trình NHĐT&PT Việt Nam xin điều chỉnh kế hoạch kinh doanh (nếucó). Trong quá trình hoạt động của mình, phòng có các mối quan hệ đối ngoại, cụ thể là trực tiếp quan hệ với phòng Nguồn vốn kinh doanh tiếp thị, phòng tín dụng 1 và các phòng có liên quan khác của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam... Ngoài ra, phòng còn có các mối quan hệ đối nội với các chi nhánh trực thuộc, các phòng tíndụng, phòng Nghiệp vụ đối ngoại. 2.3. Nhiệm vụ, chức năng của phòng KTĐN&TTQT: Phòng KTĐN&TTQT là đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý ngoại hối, các hoạt động nghiệp vụ ngân hành đối ngoại. Ngoài ra phòng còn trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại. Phòng có các nghiệp vụ cụ thể sau: - Tiếp nhận các văn bản chế đội quản lý ngoại tệ của các cấp quản lý nhà nước. Ra văn bản hướng dẫn thực hiện chế đội quản lý ngoại tệ của nhà nước thống nhất trong toàn Chi nhánh. Kiểm tra hoạt động ngoại tệ tại 4 CN trực thuộc, quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch. - Thông báo tỷ giá các loại ngoại tệ hàng ngày cho các đơn vị liên quan trong Chi nhánh thành phố. - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đại lý thanh toán, quản lý các dự án nguồn vốn nước ngoài như ODA, WB, IFC; bảo lãnh vay vốn, tài trợ XNK... - Thực hiện báo cáo thống kê tín dụng tài trợ XNK,ODA; Báo cáo thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ; Báo cáo hoạt động TKTG ngoại tệ định kỳ tháng, quý hoặc đột xuất. - Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do phòng sử dụng. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc giao. Phòng KTĐN&TTQT được chia làm 4 nhóm, bao gồm: Nhóm dự án, nhóm TTQT, nhóm kinh doanh ngoại tệ, nhóm Séc du lịch, thẻ thanh toán, chứng khoán. Mỗi nhóm có 1 trưởng nhóm, nhóm chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc được giao. 2.4. Nhiệm vụ, chức năng của phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán là đơn vị thuộc tổ chức chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thanh toán và quản lý thu chi tài chính toàn chi nhánh và trực tiếp thực hiện việc hạch toán kế toán, thanh toán và quản lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ và pháp luật hiện hành. Phòng có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành và kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ kế toán tài vụ và công tác thanh toán tại hội sở và các chi nhánh trực thuộc, các phòng giao dịch, bàn tiết kiệm. - Thực hiện mở TKTG, cho vay, bảo lãnh và đáp ứng các dịch vụ thanh toán đối với các khách hàng giao dịch. - Trực tiếp hạch toán kế toán các nghiệp vụ và thanh toán theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và hướng dẫn của ngành ngân hàng. Ngoài ra còn thực hiện công tác thanh toán qua tham gia thị trường thanh toán và thị trường tiền gửi. - Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh và bảo vệ kế hoạch tài chính hàng năm với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. - Mua ngoại tệ từ tài khoản của khách hàng theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, phòng tài chính kế toán chia làm hai tổ, bao gồm: Tổ kế toán tổng hợp – tài vụ và tổ kế toán thanh toán giao dịch. 2.5. Nhiệm vụ, chức năng của phòng thẩm định KTKT&TVĐT: Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư là đơn vị thuộc CN Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội; làm tham mưu cho Giám đốc để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư và trực tiếp thực hiện một số công việc thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư theo đúng các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Phổ biến, tập huấn hướng dẫn về chính sách, chế độ thể lệ, quy trình nghiệp vụ và chỉ đạo của Tổng Giám đốc, của Giám đốc trong công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư. - Là đầu mối tập hợp những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác tín dụng tại Chi nhánh, tổng hợp, đề xuất các giải pháp trình Giám đốc xử lý. - Thẩm tra hồ sơ tín dụng đầu tư trung dài hạn, thẩm tra các hồ sơ tín dụng vay món, bảo lãnh theo sự phân cấp Giám đốc giao, tham mưu cho Giám đốc quyết định. - Theo chỉ đạo của Giám đốc để kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo lãnh đang phát tiền vay hoặc đã hoàn thành đi vào hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của Dự án sau đầu tư. - Thẩm tra quyết toán dự án đầu tư, các công trình, hạng mục công trình vay vốn tại Chi nhánh nhằm đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư nâng cao hiệu quả của Dự án. Thẩm tra dự toán, quyết toán XDCB theo yêu cầu. - Thẩm định các dự án đầu tư theo yêu cầu của Giám đốc; Thẩm định đánh giá để tham mưu cho Giám đốc qiuết định việc liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn của Chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho Doanh nghiệp. - Thực hiện các dịch vụ, tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo chỉ đạo của Giám đốc trong phạm vi chức năng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. - Nghiên cứu các chế độ quản lý XDCB, quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh, tham gia tổ tư vấn của các cấp Thẩm định các dự án đầu tư thuộc khối kinh tế Trung ương và kinh tế Địa phương trên địa bàn. - Chủ động sưu tầm, tích luỹ các thông tin, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho công tác tín dụng, công tác thẩm định và tư vấn đầu tư tại Chi nhánh và của Toàn ngành. - Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do Phòng quản lý và sử dụng. 2.6. Nhiệm vụ, chức năng của phòng tổ chức cán bộ: Phòng tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc bộ máy Chi nhánh Ngân hàn ĐT&PT Hà nội, làm tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chế độ, pháp luật của Nhà nước và của ngành về cac mặt: tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương đáp ứng yêu vầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển bộ máy tổ chức theo hướng đổi mới Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PH Hà nội phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong từng giai đoạn. - Xuất phát từ tình hình thực tế, tham mưu cho Giám đốc trình Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt nam thành lập, giải thể, sát nhập các tổ chức thuộc thẩm quyền. - Giúp giám đốc thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội theo quy chế phân công và uỷ quyền quản lý cán bộ của Tổng giám đốc ngân hàng ĐT&PT Việt nam. Thực hiện chế độ quản lý viên chức có chức danh thuộc diện Tổng Giám đốc quản lý tại Chi nhánh. - Giúp giám đốc lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo làm thủ tục đề bạt các chức vụ do Giám đốc bổ nhiệm hoặc trình Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam bổ nhiệm. - Giúp giám đốc xây dựng kế hoạch và có biện pháp tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học....cho cán bộ công nhân viên chức, đáp ứng yêu cầu phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch Lao động – Tiền lương hàng năm. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ quản lý lao động tiền lương và các chế độ chính sách khác của nhà nước đối với công nhân viên chức theo chế độ hiện hành. VI. Thực tế hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây. Trải qua hơn 45 năm không ngừng phát triển và trưởng thành, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT thành phố Hà Nội luôn bám sát 4 định hướng lớn của ngành và tư tưởng chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt nam: “Phải tăng trưởng mạnh mẽ; Bảo đảm an toàn hệ thống, hạn chế rủi ro; Xây dựng cơ cấu hợp lý. Về vốn: Sử dụng vốn. Về nhân lực và công nghệ: xoá độc canh cổ điển. Tiếp tục chăm lo tập thể vững mạnh. Đặc biệt chăm lo đội ngũ cán bộ và tri thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức. Chăm lo xây dựng lề lối, phương thức quản trị điều hành. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.” Với việc bám sát những định hướng đó, trong 3 năm 1999 –20041, Ngân hàng đã xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hợp lý theo hướng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ, có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, cơ động theo phương châm “ở đâu có khách hàng, ở đó có ngân hàng”. Trong 6 năm 1995-2001 Chi nhánh đã thực hiện thẩm định và duyệt cho vay 686 dự án với tổng số tiền trên 2.000 tỷ đồng, góp phần làm tăng giá trị hàng hóa- dịch vụ bình quân hàng năm là 365 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. 1. Công tác quản lý điều hành vốn: Bảng kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng nguồn huy động 2.503.502 3.526.264 4.730.461 a) Đồng Việt Nam 1.687.813 2.475.021 3.577.340 - TG tổ chức kinh tế 997.966 1.605.086 2.099.939 - TG dân cư 689.847 869.935 1.477.401 b) Ngoại tệ: 815.689 1.051.243 1.153.121 - TG tổ chức kinh tế 102.138 96.939 160.215 - TG dân cư 713.551 954.304 992.906 Như vậy, qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn, ta có thể thấy được là tổng nguồn vốn huy động trong năm 2002 vừa qua đạt 4.730.461 triệu đồng, tăng 1204197 triệu đồng so với năm 2001, khoảng 34%. Trong đó riêng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế bằng đồng Việt Nam tăng khoảng 30,8%, còn tiền gửi của dân cư tăng khoảng 69,8% so với năm 2001. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chú trọng coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển, khẳng định và giữ vị thế của Ngân hàng trên địa bàn thủ đô. Về nguồn huy động từ đồng ngoại tệ, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng ngoại tệ tăng 63.276 triệu đồng, tương ứng khoảng 65,3%. Còn tiền gửi của dân cư tăng 38.602 triệu đồng, tăng khoảng 4% so với năm 2001. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài đã rất tin tưởng Ngân hàng khi chọn Ngân hàng. Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm ta có thể thấy rằng năm sau hoạt động hiệu quả hơn năm trước đó. Như vậy, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội đã được các tổ chức kinh tế và người dân ngày một tin tưởng hơn, có được vậy là do bản thân Ngân hàng đã nỗ lực rất nhiều trong tất cả các hoạt động từ việc thực hiện kế hoạch Marketing để thu hút vốn cho đến thái độ phục vụ khách hàng... 2. Hoạt động tín dụng: Hiện nay, tại ngân hàng có 2 loại hình hoạt động tín dụng đó là tín dụng ngoài quốc doanh và tín dụng trong quốc doanh, nhưng đều tập trung vào 2 loại tín dụng: tín dụng Ngắn hạn và tín dụng Trung, Dài hạn. Hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng, việc quyết định cho vay theo hình thức nào phụ thuộc rất lớn vào loại khách hàng, tức là khách hàng xin vay là khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu năm hay không?. Hoạt động cho vay trung và dài hạn thường cho vay các chủ đầu tư, như là cho vay để mua máy móc trang thiết bị, phương tiện. Khách hàng thường là khách hàng truyền thống và các nguồn thu phải được chuyển về ngân hàng, điều này nhằm đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng đối với ngân hàng. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng lượng vốn cho vay: 1.791.408 2.557.695 3.395.603 a) Đồng Việt Nam: -Tổng dư nợ cho vay: 1.310.397 2.079.427 2.721.623 +Dư nợ vốn lưu động +Dư nợ vốn trung&dhạn 977.489 303.321 1.577.048 457.791 1.914.404 774.293 b) Ngoại tệ: -Tổng dư nợ cho vay 481.011 478.268 673.980 +Dư nợ vốn lưu động +Dư nợ vốn trung&d hạn +Góp vốn đồng tài trợ 213.732 254.561 12.718 186.538 225.475 66.255 342.530 244.586 68.819 Qua bảng số liệu có thể thấy được là hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã mở rộng hơn so với những năm trước đó. Cụ thể là tổng nguồn vốn cho vay năm 2001 là 2.557.695 triệu đồng, đến năm 2002 tăng lên là 3.395.603 triệu đồng dư nợ cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tăng 316.502 triệu đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2001. Hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn năm 2002 tăng 195.712 triệu đồng, tăng khoảng 42.7% so với năm 2001. Tổng dự nợ cho vay bằng đồng Ngoại tệ không nhiều so với đồng Việt Nam song cũng tăng mặc dù năm 2001 giảm so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 thì tăng lên rất nhiều đó là do hoạt động cho vay vốn ngắn hạn tăng 155.992 triệu đồng, khoảng 69,2%. Hoạt động đồng tài trợ của Ngân hàng cũng được chú trọng nên năm 2002 tăng lên khoảng 441% so với năm 2000(trên cơ sở của việc phân chia rủi ro của các Ngân hàng, đặc biệt là tài trợ cho các dự án đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dài, rủi ro lớn...). Tóm lại hoạt động tín dụng tại ngân hàng là một trong những hoạt động nổi bật nhất, và là thế mạnh của ngân hàng khi so sánh công tác tín dụng với các ngân hàng khác trên địa bàn Thủ đô, đây thực sự là hoạt động truyền thống của Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội từ nhiều năm qua. 3. Hoạt động bảo lãnh: Khác với các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh là một nghiệp vụ mới của Chi nhánh, được triển khai thực hiện từ năm 1995 và mở rộng trong các năm tiếp theo với các loại hình bảo lãnh đa dạng như: + Bảo lãnh dự thầu. + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. + Bảo lãnh tiền ứng trước. + Bảo lãnh chất lượng hàng hoá. Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu thì tỉ lệ trúng thầu của các đơn vị được Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội tham gia bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiều công trình có vốn đầu tư lớn. Tính đến nay trong hàng ngàn thư bảo lãnh các loại của Ngân hàng chưa để xảy ra một tranh chấp nào. Điều này càng khẳng định uy tín của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội. Tính đến tháng 5/2002, doanh số bảo lãnh của Ngân hàng đạt 2.340 tỷ đồng, riêng năm 2001 đạt 300 tỷ, gấp 9,5 lần so với năm 1990. 4. Hoạt động thanh toán quốc tế: Trước đây, hoạt thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội hầu như không phát triển. Nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế, nên hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đã được quan tâm thích đáng. Việc thực hiện các hoạt động này không những giúp ngân hàng thu về các khoản phí mà nó còn giúp ngân hàng lôi kéo khách hàng về phía ngân hàng mình. Hiện nay ngân hàng đang tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế thông qua một số phương thức sau: + Thanh toán theo phương thức chuyển tiền + Thanh toán nhờ thu. + Thanh toán thư tín dụng(Mở L/C) Qua công tác tổng kết cuối năm 2002 cho thấy tổng giá trị L/C đã mở là 236 triệu USD, riêng năm 2001 giá trị LC đã mở đạt 97 triệu USD. 5. Kinh doanh dịch vụ: Trước khi chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, hoạt động dịch vụ của chi nhánh chưa thực sự phát triển. Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng được mở rộng với các loại hình như: - Dịch vụ thanh toán trong nước. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh. - Thanh toán quốc tế. - Dịch vụ bảo lãnh các loại. - Dịch vụ mua bán ngoại tệ. - Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế. - Các dịch vụ ngân quỹ như: thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt tại nhà... - Đại lý về thuê mua tài chính . - Đại lý về bảo hiểm phí nhân thọ. - Các dịch vụ tư vấn về đầu tư. Hiện nay tốc độ tăng trưởng dịch vụ trung bình là 30%/năm, đứng đầu trong các chi nhánh. Ngân hàng đang phấn đấu tăng tỉ trọng dịch vụ/tín dụng là 50/50. 6. Công tác kinh doanh ngoại tệ: Nếu như trước đây Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội chỉ đơn thuần với các nghiệp vụ trong nước thì từ năm 1993, ngân hàng đã triển khai thêm hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế thị trường và góp phần nâng cao uy tín của khách hàng. Hiện nay ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng các nghiệp vụ: giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ. Trong đó chủ yếu là chuyển tiền cho người thân đi học tập. Việc mua ngoại tệ chủ yếu là nhằm thực hiện quy định về quản lý ngoại hối của nhà nước. Năm 2001 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt mức184 triệu USD, tăng 16% so với năm 2000, đến năm 2002, doanh số đạt khoảng 300 triệu USD. Trạng thái ngoại hối luôn duy trì ở mức 2 triệu USD. 7. Nghiệp vụ ngân quỹ: Phù hợp với cơ chế kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động tiền tệ kho quỹ được đổi mới, doanh số thu chi ngày càng tăng. Từ một đơn vị chuyên chi đã dần khơi tăng nguồn thu từ hoạt động huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu của chi nhánh và khách hàng. Song song với nó cơ sở vật chất (như kho tiền, thiết bị chuyên dùng cho công tác kho quỹ...) cũng được sửa chữa và trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Mạng lưới kho quỹ cũng được phát triển và đảm bảo an toàn theo quy định. Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin bào giao dịch, đội ngũ các bộ kho quỹ cũng luôn luôn được chú trọng tăng cường, củng cố đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có đức tính thật thà trung thực. Đến nay đã phát hiện hàng trăm tờ tiên giả và trả lại hàng trăm triệu đồng tiền thừa cho khách hàng. Thu chi tiền mặt hàng năm tăng 30%. 8. Công tác thanh toán: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng trong xu thế hội nhập, công tác thanh toán trong nước đã có nhiều thay đổi đáng kể, từng bước được cải tiến theo công nghệ hiện đại, rút ngắn thời gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23.doc
Tài liệu liên quan