Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 3

1.Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh BIDV Thăng Long 3

1.1.Hoàn cảnh ra đời 3

1.2.Quá trình phát triển 4

2.Chức năng , nhiệm vụ của Chi nhánh BIDV Thăng Long 5

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5

3.1.Mô hình tổ chức: 5

3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Chi nhánh 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 19

1. Thực trạng tình hình hoạt động của chi nhánh BIDV Thăng Long 19

1.1. Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư của Chi nhánh 19

1.2.Thực trạng các hoạt động khác của Chi nhánh 28

2. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh 31

2.1. Những kết quả đạt được 31

2.2.Những tồn tại và nguyên nhân 35

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 37

3.1.Phương hướng hoạt động 37

3.1.1.Định hướng chiến lược 37

3.1.2.Mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn tới 38

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV Thăng Long 42

3.2.1. Giải pháp 42

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5713 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội đồng khoa học... - Thư ký Hội đồng quản lý Tài sản Nợ – Tài sản Có của Chi nhánh. 3.2.7. Phòng Tài chính - Kế toán Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh (không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm: - Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. - Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh. - Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...) của Chi nhánh. - Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán. - Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động...). - Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. - Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn Chi nhánh. - Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh. * Tổ chức; Phòng tài chính kế toán chia làm 2 tổ: Tổ kế tóan tổng hợp – tài vụ. Tổ kế toán thanh toán giao dịch. Nhiệm vụ của từng tổ và cá nhân trong tổ do trưởng phòng tài chính kế toán quy định. 3.2.8. Phòng tổ chức cán bộ + Nhiệm vụ tổ chức cán bộ - Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh. - Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh. - Tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của Chi nhánh. - Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên. - Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên. - Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh; Bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định. * Nhiệm vụ hành chính - Quản trị: - Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ,...). - Thực hiện công tác hậu cần cho Chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản... phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh * Tổ chức - Phòng TCCB do trưởng phòng chỉ đạo điều hành và phân công cán bộ thực hiện theo chức trách nhiệm vụ của phòng được Giám đốc giao. Việc thành lập , tách, nhập, giải thể phòng TCCB do Giám đốc trình và được TGĐ quyết định. 3.2.9. Tổ Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh: - Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh. -Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động Kiểm tra - kiểm toán nội bộ (bao gồm ở cả các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm). - Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao. - Hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh. - Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ theo qui định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3.2.10. Các đơn vị trực thuộc Gồm các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm do Giám đốc xác định cụ thể chức năng , nhiệm vụ thu. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THĂNG LONG 1. Thực trạng tình hình hoạt động của chi nhánh BIDV Thăng Long       1.1. Thực trạng các hoạt động liên quan đến đầu tư của Chi nhánh 1.1.1.Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động của NH. NH có huy động được nhiều vốn thì mới có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả, mới có thể đáp ứng yêu cầu cho vay vốn, đem lại thu nhập cho NH. Cơ cấu vốn huy động tại NHĐT & PT Chi nhánh Thăng Long trong năm 2007 vừa qua được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2004- 2007     Đơn vị : triệu đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 2.877.475 3.438.689 4.044.023 4.688.033 6.931.151 % tăng lên so với năm trước 19,5% 17,6% 15,9% 47,8% I.Tiền gửi 1.Tiền gửi của các TCKT 1.783.340 2.363.779 2.411.958 2.896.839 4.906.107 VNĐ 1.623.125 2.201.861 2.149.108 2.628.446 4.207.608 Ngoại tệ quy VNĐ 160.215 161.918 262.850 268.372 698.499 2.Tiền gửi tiết kiệm 373.398 670.340 947.996 1.284.045 1.475.187 VNĐ 119.071 412.616 558.700 752.316 910.194 Ngoại tệ quy VNĐ 254.327 257.724 389.296 531.729 564.993 3.Kỳ phiếu, trái phiếu 633.702 276.578 559.444 379.103 420.210 VNĐ 632.454 275.078 250.657 232.894 102.496 Ngoại tệ quy VNĐ 1.247 1.500 308.787 146.209 317.714 II.Vay tổ chức khác VNĐ 87.035 127.992 124.625 128.046 129.647 Ngoại tệ quy VNĐ 0 0 0 Nguồn: Phòng nguồn vốn BIDV Thăng Long Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy : nguồn vốn huy động của NH trong những năm qua tăng nhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2003 tổng vốn huy động được là 2.877.475 triệu VNĐ, đến năm 2007 là 6.931.157 triệu VNĐ. Lượng vốn huy động tăng lên cả về số tương đối: Năm 2004 tăng 19,5% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 17,6% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 15,9% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 47,8% so với năm 2006. Sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn của NH được thể hiện trong biểu đồ sau: Nguyên nhân : Do những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng mạnh người dân giàu lên nhiều và tích lũy cũng nhiều hơn, các doanh nghiệp làm ăn phát đạt hơn và tài sản của doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên.Trong khi đó kỳ phiếu, trái phiếu lại giảm. Đặc biệt năm 2007 lượng vốn huy động được tăng lên đáng kể là do đây là 1 năm đánh dấu bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp đã đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh từ 2.869.839 triệu VNĐ năm 2006 lên 4.906.107 triệu VNĐ năm 2007 ( tăng 70,9% ) trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi của tổ chức kinh tế là lớn nhất, lớn hơn rất nhiều so với số tiền gửi của dân cư. 1.1.2.Hoạt động tín dụng Đây là hoạt động đem lại thu nhập cho NHĐT & PT. NH luôn tìm biện pháp để tăng cường hoạt động này.Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng tăng lên làm cho hoạt động tín dụng cũng sôi động hơn. NH luôn phải tìm cách từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tình hình hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng được thể hiện trong bảng sau : Bảng 2: cơ cấu sử dụng vốn tại chi nhánh trong thời gian qua. Đơn vị : triệu đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1.Cho vay ngắn hạn 1.098.095 1.321.888 2.045.871 2.527.792 2.856.539 VNĐ 976.620 1.064.452 1.695.194 2.030.534 2.143.870 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 121.457 257.436 350.677 497.258 712.669 2.Cho vay trung, dài hạn 446.759 671.420 736.688 796.135 726.767 VNĐ 346.735 498.968 541.436 504.284 442.706 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 100.024 172.462 195.552 291.851 284.071 3.Cho vay theo kế hoạch NN 112.246 98.100 91.412 64.291 13.819 VNĐ 97.134 84.236 79.035 61.312 13.819 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 15.112 13.864 12.377 2.979 0 4.Khoanh, chờ xử lý 48.332 42.887 39.771 10.257 0 VNĐ 32.212 30.887 21.333 10.257 0 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 16.120 12.000 18.438 0 0 5.Sử dụng vốn khác 98.776 128.976 131.233 63.113 50.409 VNĐ 9.236 0 0 2.214 936 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 89.540 128.976 131.233 60.899 49.473 Nguồn : Phòng nguồn vốn NHĐT & PT Chi nhánh Thăng Long Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng nhanh trong 5 năm vừa qua. Trong hoạt động cho vay thì vay ngắn hạn là chủ yếu, luôn chiếm trên 50% doanh số cho vay của Ngân hàng. Hiện nay, khi nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự thân vận động nên cho vay theo kế hoạch của Nhà nước giảm nhiều, đến năm 2007 thì cho vay theo kế hoạch của Nhà nước chỉ còn 13.819 triệu VNĐ. Nợ khoanh, chờ xử lý cũng giảm dần theo các năm chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao. Năm 2007, lượng khoanh chờ xử lý là 0. Nguyên nhân: Do trong những năm vừa qua Ngân hàng phải thực hiện những biện pháp để tăng cường công tác tín dụng, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn hơn để hoạt động sản xuất kinh doanh.       1.1.3.Hoạt động dịch vụ thanh toán  Trong 5 năm vừa qua doanh thu từ dịch vụ của chi nhánh luôn tăng.Nổi bật nhất là năm 2007 với doanh thu từ dịch vụ đạt 21,5 tỷ, tăng trưởng so với năm 2006 là 75%, hoàn thành 107% kế hoạch. Để đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã áp dụng biểu phí một cách linh hoạt, tận thu mọi khoản phí trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh , thanh toán quốc tế và các dịch vụ phi tín dụng khác đồng thời luôn quan tâm tới việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các dịch vụ thẻ. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Thu dịch vụ ròng 8,5 9,1 10,4 12,3 21,5 Trong đó:- Dịch vụ TTQT 2,5 2,66 3,1 3,42 3,9 - Dịch vụ TT trong nước 0,3 0,39 0,44 0,467 1,4 - Kinh doanh ngoại tệ 0,75 0,95 1,3 1,5 4,3 - Dịch vụ bảo lãnh 4,7 4,9 5,2 6,65 10,9 - Các dịch vụ khác 0,25 0,2 0,1 0,3 1,0 Phát hành thẻ - ATM 1100 1320 1530 1770 4000 -POS 0 0 0 0 10 - Số đv trả lương qua TK 21      - Phí bảo lãnh đang là ưu thế của Chi nhánh với doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2007 là 10,9 tỷ đồng, tăng trưởng so vơi năm 2006 là 64%, chiếm tỷ trọng 51 % trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh. Năm 2007, nguồn thu phí bảo lãnh của Chi nhánh chủ yếu từ phí bảo lãnh dự thầu các công trình xây dựng, phí bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành công trình, máy móc thiết bị…Chi nhánh đã cố gắng tận thu mọi khoản phí trong năm để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.      - Phí kinh doanh ngoại tệ thu được 4,3 tỷ đồng, nguồn thu này trong năm vượt chỉ tiêu kế hoạch giao 64%, tăng trưởng so với năm 2006 là 187%, chiếm tỷ trọng 20%/tổng thu dịch vụ ròng. Thu phí DVKD ngoại tệ trong năm tăng đột biến là do tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động, đặc biệt là đồng Yên Nhật, các doanh nghiệp có hoạt động thanh toán bằng đồng Yên như công ty Hiệp Hòa, công ty Hồng Hải,công ty Hòa Bình, Hà thành cam kết thanh toán L/C trong năm với khối lượng lớn nên phải mua lượng ngoại tệ Yên để đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng ngoại vì vậy phsi thu từ kinh doanh đồng Yên tăng cao.      - Phí thanh toán Quốc tế trong năm thu được trên 3,9 tỷ đồng tăng trưởng so với năm 2006 là 14%, chiếm tỷ trọng 18% trên tổng doanh thu dịch vụ toàn Chi nhánh.Doanh số hoạt động TTQT đạt 233 triệu Đô la Mỹ, vượt kế hoạch Ngân hàng ĐT & PT VN giao là 122% , tăng trưởng so với năm 2006 là 80%. Tuy doanh số hoạt động tăng cao song phí dịch vụ thu được trong năm còn thấp do biểu phí bị khống chế bởi mức tối đa.      - Phí thanh toán trong nước : dịch vụ thanh toán trong nước thu được 1,4 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm 2006 là 144% chiếm tỷ trọng 7 %/tổng thu dịch vụ ròng.Với sự đa dạng cảr các kênh thanh toán : thanh toán nội bộ, thanh toán bù trừ, thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước, thanh toán song phương với các TCTD, Chi nhánh đã tận thu được phí thanh toán với mức tăng trưởng tương đối cao, chiếm tỷ trọng 6% trên tổng thu.      - Các dịch vụ khác phí thu được 1 tỷ đồng, tăng trưởng 233 % so vơí năm 2006, chiếm tỷ trọng 4,6% / tổng thu dịch vụ ròng. + BSMS triển khai đăng ký sử dụng dịch vụ được trên 2000 số. + Thanh toán lương tự động : tổng số trả lương qua tài khoản trong năm 2007 được 21 đơn vị , trong đó có 06 đơn vị HCSN         + Thẻ ATM trong năm phát hành được 4000 thẻ.         + An nghiệp bảo tín : thực hiện được 02 hợp đồng.         + Dịch vụ POS : phát triển được 10 đơn vị chấp nhận thẻ tại các siêu thị và cửa hàng kinh doanh dịch vụ.         + Phát triển đơn vị chấp thuận thanh toán thẻ Visa; thực hiện 02 bản hợp đồng.         + Chuyển tiền kiều hối Wester Union được 200 món , tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Phí đạt 31 triệu đồng.         + Doanh thu khai thác phsi bảo hiểm trong năm đạt 1,2 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch được giao do chi nhánh đã có nhiều cố gắng tận thu và khai thác triệt để đạt kết quả tốt.      - Công tác Maketing và quảng cáo tại Chi nhánh thường xuyên được triển khai như treo băng giôn, tờ rơi, các hộp đèn nhận biết các điểm thanh toán, các chương trình quảng cáo khuyến mãi tặng quà, tặng thẻ mua hàng trong tháng khuyến mãi cho các DDVCNT, khuyến mãi phí phát hành thẻ ATM, phí dịch vụ trả lương theo chỉ thị 20 và các hình thức khuyến mãi khác nhằm khuyếch trương thương hiệu BIDV trên thị trường.       1.1.4. Hoạt động thẩm định dự án * Đặc điểm của các dự án mà chi nhánh thẩm định Hoạt động thẩm định tại Chi nhánh được thực hiện bởi Phòng Thẩm định và Phòng Tín dụng, công tác thẩm định được thực hiện theo đúng quy trình của BIDV đề ra.Trong những năm qua các dự án vay vốn tại ngân hàng tăng lên, đặc biệt là các dự án xây dựng. Hoạt động xây dựng có đặc thù riêng và các doanh nghiệp xây lắp cũng có đặc trưng riêng đòi hỏi công tác thẩm định phải nghiêm ngặt, chặt chẽ đảm bảo an toàn về vốn vay. Tình hình thẩm định cho vay vốn đối với các doanh nghiệp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp Đơn vị: Triệu đồng Số tiền % Số tiền % Số tiền % DS cho vay 2.782.559 100 2.296.160 100 3.583.306 100 DN xây lắp 1.321.715 47,5 1.098.160 47,81 1.726.437 48,18 DN điện 333.350 11,98 259.553 11,3 422.113 11,78 DN dầu khí 187.823 6,75 148.760 6,52 237.931 6,64 DN xi măng 139.127 5,00 120.129 5,23 176.656 4,93 DN TM&DV 254.604 9,15 209.939 9,74 322.139 8,99 DN than 181.979 6,54 154.812 6,74 230.048 6,42 DN khác 363.680 13,07 304.572 13,26 467.979 13,06 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Chi nhánh Thăng Long   Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp xây lắp được thẩm định cho vay luôn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp xây lắp là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Vì vậy, việc thẩm định cho vay với các doanh nghiệp xây lắp là rất quan trọng. * Nội dung thẩm định. 1) Kiểm tra hồ sơ vay vốn. 2) Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn. 3) Thẩm định dự án đầu tư. 4) Phân tích rủi do, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi do. 5) Lập báo cáo thẩm định. 6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu. * Quy trình thẩm định của chi nhánh 1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. 2) Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải thích rõ thêm. 3) Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định, trình Trưởng Phòng xem xét. 4) Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung. 5) Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình Trưởng Phòng thẩm định ký, lưu hồ sơ và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng. * Các dự án mà chi nhánh đã thẩm định giai đoạn 2004-2007 Bảng 4: Số lượng các dự án thẩm định giai đoạn 2004-2007 Năm  2004 2005  2006 2007  Số lượng các dự án thẩm định 18  23  25 34  Tốc độ tăng (%)  27 8,7   36 * Một số dự án thẩm định tiêu biểu của Chi nhánh Bảng 5: Một số dự án thẩm định tiêu biểu của Chi nhánh Đơn vị : triệu đồng TT Tên dự án Vốn đầu tư  1 Xây dụng khu công nghiệp phía Nam Thăng Long 578.946   2 Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng Tam Thanh-Vĩnh Yên 320.500 3  Xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu- Cty Cp may xuất khẩu Hà Phong  250.000 Qua bảng 4 và 5 ta thấy :chủ yếu các dự án mà Chi nhánh thẩm định nằm tại những địa bàn gần với trụ sở của Chi nhánh. Số lượng các dự án mà Chi nhánh thẩm định đều tăng qua các năm. Năm 2005 tăng 27% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 8,7 % so với năm 2005 Năm 2007 tăng 36% so với năm 2006 Số lượng các dự án qua các năm không ngừng tăng do mấy năm gần đây tình hình kinh tế của người dân được nâng cao dần, bên cạnh đó việc nước ta gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thêm nhiều cơ hội đầu tư mới. * Một số tồn tại trong hoạt động thẩm định.   Các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Thăng Long thường là khách quen nên việc thẩm định có khi còn qua loa sơ sài. Hơn nữa, hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu dựa vào bảo lãnh của đơn vị vay vốn nên cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định.       1.2.Thực trạng các hoạt động khác của Chi nhánh             1.2.1.Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin    Đi đôi với việc phát triển sản phẩm dịch vụ,công nghệ thông tin giữ vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của ngành Ngân hàng trong cơ chế cạnh tranh thị trường vì vậy Chi nhánh đã ý thức được vấn đề này và luôn có chỉ đạo sát sao.Trong năm bộ phận công nghệ thông tin của Chi nhánh đã thực hiện hỗ trợ các chương trình ứng dụng công nghệ cho các phòng ban như BDS, TF, T5, Swift editor, ATM, quản trị an toàn mạng máy tính nội bộ, triển khai lắp đặt thường xuyên tại các địa điểm giao dịch mới, phối hợp với Ngân hàng Trung ương lắp đặt đường mạng cho các máy ATM, thực hiện mua sắm và cài đặt các thiết bị POS, triển khai các chương trình mới như : thanh toán lương tự động, BSMS, Viettel và chương trình quản lý nhân sự…             1.2.2.Hoạt động đào tạo và phát triển mạng lưới    -Công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ thường xuyên được lãnh đạo Chi nhánh quan tâm phân công và sử dụng cán bộ đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực của từng người, đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ công nghệ cao của Ngân hàng hiện đại trong giai đoạn 2006-2010.    -Chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất cho kế hoạch mở rộng mạng lưới và mở chi nhánh Tây Đô vào quý I năm 2008, nâng cao chất lượng cán bộ,sắp xếp lại hoạt động và sắp xếp cán bộ tại các điểm giao dịch đảm bảo hoạt động có hiệu quả.    - Thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới 2007-2010 của toàn ngành và chỉ tiêu kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2007 Ngân hàng trung ương giao cho Chi nhánh, ngay từ những tháng đầu năm Chi nhánh đã bố trí cán bộ đi khảo sát địa bàn , tìm kiếm địa điểm để tiến hành thuê trụ sở, song do thị trường bất động sản đang nóng lên và các khu vực cho thuê trụ sở đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng trên địa bàn rất hiếm và giá thuê cao, mặt khác do cầu lớn hơn cung nên việc thuê trụ sở là rất khó khăn. Trong năm Chi nhánh mới tiến hành ký hợp đồng thuê được 01 địa điểm để mở Điểm giao dịch số 09 và đã thương thảo được 02 địa điểm thuê cho Chi nhánh hỗn hợp Tây Đô và PGD mới vào đầu năm 2008             1.2.3.Hoạt động tổ chức cán bộ    Năm 2007 Chi nhánh đã hoàn thành căn bản công tác tuyển dụng cán bộ theo đúng quy trình và đã nhận thêm 20 cán bộ mới do Ngân hàng Trung ương tuyển dụng, thực hiện quy hoạch bổ nhiệm 01 đc phó giám đốc bổ sung cho ban lãnh đạo Chi nhánh, quy hoạch và bổ nhiệm lại 20 cán bộ lãnh đạo các phòng ban và các điểm giao dịch    Hoàn thiện chương trình quản lý nhân sự theo chỉ đạo của BIDV Việt Nam.Chuẩn bị nhân lực và điều kiện cần thiết cho lộ trình cổ phần hoá vào đầu năm 2008.             1.2.4.Hoạt động quản trị điều hành    Công tác quản trị điều hành được ban lãnh đạo và các phòng ban quán triệt chặt chẽ, tuân thủ sự chỉ đạo của BIDV Việt Nam.Chỉ đạo tập trung vào các mặt công tác trọng điểm sau :    - Triển khai kế hoạch kinh doanh sát sao đến từng phòng ban và các phòng ban thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng cán bộ, hàng tháng có đánh giá mức độ hoàn thành được thể hiện trên báo cáo thực hiện kế hoạch tháng gửi ban lãnh đạo phục vụ công tác điều hành chung của toàn Chi nhánh.    - Duy trì họp giao ban định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, chỉ đạo kịp thời đề ra các giải pháp trọng tâm cho từng phòng ban, bám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và sự chỉ đạo của BIDV Việt Nam.    - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, định giá tài sản, nâng cao độ an toàn trong công tác tín dụng, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo giới hạn tín dụng và quản trị tín dụng rủi ro.             1.2.5.Hoạt động Đảng, đoàn thể   Công tác Đảng đã được quan tâm bồi dưỡng phát triển Đảng viên , quần chúng tích cực.Trong năm làm thủ tục cảm tình cho 13 đc, kết nạp Đảng cho 05 đc.Thường xuyên duy trì sinh hoạt và các hoạt động tại các Chi bộ và Đảng bộ cơ sở để nâng cao trình độ nhận thức của Đảng viên xứng đáng là những người đi đầu trong mọi lĩnh vực công tác.   Hoạt động của các đoàn thể sôi nổi, đoần viên công đoàn và đoàn thanh niên trong Chi nhánh được sinh hoạt đều đặn, tích cực tham gia công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, tham gia các phong trào văn nghệ do Ngân hàng trung ương và địa phương tổ chức. 2. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh    Năm 2007 là năm chi nhánh Thăng Long gặt hái được những thành quả cao trong hoạt động kinh doanh, đây là thời điểm quan trọng trước khi bước vào lộ trình cổ phần hóa.Với những thành quả đã đạt được trên các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là công tác tín dụng, trong năm Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hồi nợ ngoại bảng kết quả thu được trên 75 tỉ đồng, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch, mở rộng hoạt động dịch vụ, tận thu mọi khoản phí, tăng trưởng dịch vụ với mức cao ( 75% ) , chấp hành tốt cơ chế quản lý vốn tập trung và lãi suất FTP, hạn chế huy động vốn có lãi suất cao, phát triển khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản để huy động vốn với lãi suất thấp đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, phát huy tối đa hiệu quả tài sản có sinh lời để đem lại lợi nhuận tối đa.       2.1. Những kết quả đạt được       2.2.1.Tổng tài sản huy động    Tổng tài sản năm 2007 đạt 2960 tỷ tăng 15 %; số tuyệt đối tăng 390 tỷ so với năm 2006, trong đó tăng do nguồn vốn huy động là 339 tỷ.Tỷ lệ tài sản có sinh lời chiếm 93%/ tổng tài sản của Chi nhánh.So với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thì tốc độ tăng tổng tài sản của Chi nhánh ở mức không cao do Chi nhánh Thăng Long những năm gần đây luôn thừa vốn khả dụng , nguồn vốn huy động chưa phát huy hết hiệu quả, năm 2007 thực hiện cơ chế lãi suất FTP, giá mua vốn thấp hơn giá bán vốn nên việc huy động vốn không sử dụng hết sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh vì vậy trong năm Chi nhánh đã cơ cấu lại nguồn vốn đảm bảo sử dụng một cách hợp lý và do huy động vốn tăng trưởng không cao đã làm ảnh hưởng tới mức tăng trưởng tổng tài sản.             2.2.2. Kết quả thu nhập và chi phí.    - Chênh lệch thu chi trước DPRR ( bao gồm cả thu nợ HTNB và thu khác ) 161 tỷ đồng, tăng trưởng 144% so với năm 2006, đạt 121% so với kế hoạch.    - Thu nợ hạch toán ngoại bảng 75 tỷ, vượt kế hoạch 14%.    - LN trước thuế ( sau DPRR ) 51 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2006    - LN sau thuế bình quân đầu người đạt 0,26 tỷ đồng.    - Trích DPRR 35 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch trung ương giao.    - Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra B/q trong năm đạt trên 3%    Kết quả kinh doanh các chỉ tiêu chính của Chi nhánh trong năm đều tăng trưởng cao so và hoàn thành vượt mức kế hoạch Ngân hàng Trung ương giao.với tổng số chênh lệch thu chi sau khi trích DPRR trả Ngân hàng và DPRR theo kế hoạch, lợi nhuận còn lại cũng tương đối cao, chắc chắn đời sống của cán bộ CNVC năm 2007 sẽ được nâng lên hơn so với năm 2006             2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng các hoạt động    - Chỉ tiêu cơ cấu TT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2006 TH 2007 1 Dư nợ cho vay NQD/tổng dư nợ % 56 70 2 Tỷ trọng dư nợ có TSCĐ/TDN % 67 60 3 Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/TDN % 21 23 4 Tỷ trọng cho vay KHNN/TDN % 0,8 0,5 5 Tỷ trọng cho vay VND/TDN % 66 82,6 6 Tỷ trọng dư nợ /tổng tài sản % 63,8 59,6 7 Tỷ lệ nợ QH/TDN % 2,5 1,4 8 Tỷ lệ nợ xấu/TDN % 10 4,7    Các chỉ tiêu như trên cho thấy năm 2007 các giới hạn đều đã được điều chỉnh tăng,giảm hợp lý theo kế hoạch Trung ương đề ra.Riêng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo chưa đạt kế hoạch Ngân hàng trung ương giao là 75%.    Tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản còn thấp, hệ số sử dụng vốn chưa cao do Chi nhánh còn tồn tại nhiều dư nợ xấy lắp cũ để lại quá hạn hoặc đã chuyển hạch toán ngoại bảng nên từ năm 2005 Chi nhánh tập trung sức lực cho công tác xử lý nợ, cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ ngoại bảng và lãi treo nên tăng trưởng tín dụng thấp. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng    Chấp hành tỷ lệ nợ xấu,tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo tỷ lệ nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24652.doc
Tài liệu liên quan