Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: Khái quát chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa 1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa 1

1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị thực tập 2

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong sơ đồ 2

1.4. Các hoạt động chính của NHNo & PTNT quận Đống Đa. 5

1.5. Hiệu quả hoạt động của các phòng ban của NHNo & PTNT Đống Đa 6

Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua 7

2.1. Những thành tựu đạt được của đơn vị 7

2.1.1. Hoạt động huy động vốn 7

2.1.2. Hoạt động tín dụng 8

2.1.3. Hoạt động kinh tế đối ngoại 9

2.1.4. Hoạt động dịch vụ thẻ 11

2.1.5. Kết quả tài chính 12

2.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 13

Chương 3: Mục tiêu và giải pháp kinh doanh trong thời gian tới của chi nhánh 15

3.1. Mục tiêu kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới 15

3.2. Giải pháp chỉ đạo kinh doanh trong thời gian tới 16

KẾT LUẬN

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo và học tập của sinh viên. Sau khi kết thúc các khoá học tại trường đại học. quá trình thực tập đã giúp em hiểu thêm hơn thông qua việc được quan sát, thực hành tất cả những nội dung lý thuyết đã học đặc biệt là những sản phẩm, nghiệp vu mà ngân hàng cung cấp. Được sự giới thiệu của nhà trường, em đã đến thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại đây, em đã đến các phòng ban trong chi nhánh để quan sát và tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự và nội dung các hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của chi nhánh. Sau thời gian thực tập tại đơn vị, em đã phần nào nắm được các hoạt động kinh doanh cơ bản, các nghiệp vụ tại chi nhánh. Với những gì quan sát và được thực hiện, em viết báo cáo tổng hợp này để khái quát tình hình chung của chi nhánh Đống Đa nơi em đang thực tập. Bản báo cáo này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa. Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa trong thời gian qua Chương 3: Mục tiêu và giải pháp kinh doanh trong giai đoạn tới của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa Chương 1: Khái quát chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa Năm 1988 hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. NHNo & PTNT VIệt Nam là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh cấp 1 được thành lập theo QĐ/27/06/1988 của Tổng Giám Đốc NHNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực No &PTNT. Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa là chi nhánh cấp hai của NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của NH Thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng. Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình NH cấp một trực thuộc NHNo & PTNT VN, trụ sở chính đặt tại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội. 1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị thực tập Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng giao dịch Phòng kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ nội bộ Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Đống Đa bao gồm có 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc chiếm 9,1%, phòng kế hoạch kinh doanh: 10 đồng chí chiếm 30,3%, phòng kế toán ngân quỹ: 11 đồng chí chiếm 33,3%, phòng giao dịch: 9 đồng chí chiếm 27,3% . 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong sơ đồ Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh tương đối đơn giản ít các phòng ban nghiệp vụ. Việc sắp xếp cán bộ của chi nhánh tương đối hợp lý tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách hàng. Lãnh đạo: Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, ngân hàng thành phố – ngân hàng cấp uỷ quyền cơ sở. Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách thông tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với các cán bộ công nhân viên. Chăm lo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh Phòng kinh doanh: Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn. Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay vốn của các doanh nghiệp theo các quy định của NHTW, cũng như của NH cấp trên. Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ…để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao. Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Là đầu mối giao dịch với khách hàng về các dịch vụ thanh toán tiền, nhận chi trả tiết kiệm, thu chi tiền mặt… bảo đảm an toàn, chứng từ nhanh chóng, kịp thời quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ. Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chế độ chính sách và tuân thủ các nguyên tắc, chế độ thủ tục kế toán theo quy định của ngành cà của Nhà nước. Thực hiện nghiêm, đầy đủ chế độ kho quỹ và theo quy định của ngành, nâng cao nghiệp vụ để phát hiện và thu giữ bạc giả, báo cáo lãnh đạo bảo đảm an toàn kho quỹ. Thực hiện sửa chữa, mua sắm tài sản cố định và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo. Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ công nhân viên và tài sản của ngân hàng. Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp của địa phương. Lưu trữ văn bản pháp luật liên quan hoạt động tại chi nhanhs, định chế của ngân hàng. Phân tích đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại chi nhánh. Dự thảo đường lối làm việc tại đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan phòng giao dịch, chi nhánh Trực tiếp định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh.Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNH Đống Đa. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán, tổ chức bàn giao hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh loại3 Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành, tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng ban theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Tổ bảo vệ: có nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản, đặc biệt là an toàn kho quỹ của chi nhánh. Ba phòng giao dịch: nằm ở các địa điểm khác nhau trong quận có nhiệm vụ chính làm đầu mối giao dịch với khác hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền, mở tài khoản giao dịch. 1.4. Các hoạt động chính của NHNo & PTNT quận Đống Đa. Hoạt động của NHNNo &PTNT Đống Đa cũng như nhiều các ngân hàng khác rất đa dạng, sau đây là các hoạt động chính của ngân hàng: Huy động tiền gửi và cho vay ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế và dân cư có đủ điều kiện vay vón theo quy định bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. Cho vay tài trợ hoat động xuất nhâp khẩp, phục vụ đời sống cán bô công nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, mở thư tín dụng L/C cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam. Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ các loại Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới phát hành chứng khoán cho khách hàng. Cho vay, cầm cố thế chấp các giấy tờ có giá Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 1.5. Hiệu quả hoạt động của các phòng ban của NHNo & PTNT Đống Đa Tổng nguồn vốn huy động của năm 2008 là 927,3 tỷ đồng tăng hơn so với tháng 12 năm ngoái là 415 tỷ đồng tương dương là mà chủ yếu nguồn vốn huy động là nội tệ. Về dư nợ theo thời gian thì dư nợ ngắn hạn trong năm 2008 là 333.154 triệu đồng tăng hơn so với năm ngoái là 142.974 triệu đồng còn dư nợ cho vay trung và dài hạn là 106.58 triệu đồng tăng hơn so với năm ngoái là 46.806 triệu đồng Qua hơn 5 năm thành lập chi nhánh NHNo & PTNT quận Đống Đa, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn thách thức như dịch bệnh, những biến động giá cả ở thị trường trong nước và thế giới,tỷ lệ lạm phát tăng cao và khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới…hoạt động của ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng tuy nhiên qua một vài kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2008 vừa qua ở trên thì có thể thấy là các phòng ban đã có rất nhiều nỗ lực và làm tốt chức năng của mình. Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua 2.1. Những thành tựu đạt được của đơn vị Trong thời gian qua chi nhánh đã ngày một lớn mạnh và đạt được nhiều kết quả khả quan: 2.1.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Đống Đa (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền 06/05(± %) Số tiền 07/06(± %) Số tiền 08/07(± %) Tổng nguồn vốn huy động 358.573 +25.74 417.64 +16.47 927.320 +122.04 Bằng nội tệ 276.80 +30.1 333.6 +20.52 829.128 +148.54 Bằng ngoại tệ 81.773 +4.37 84.04 +2.77 98.192 +16.84 Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh tháng 12 năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa của phòng Kế hoạch kinh doanh. Mặc dù giá USD, lãi suất có nhiều biến động trong mấy năm gần đây nhứng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng qua các năm và đặc biệt tăng trưởng mạnh vào năm 2008 như trên bảng số liệu trong đó đã có sự tăng trưởng cao ở khoản mục tiềt gửi dân cư và TCKT trong nước do năm 2008 vừa qua thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản im ắng mà tỷ lệ lạm phát cao các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất để thu hút vốn và điều này đã đem lại kết quả rõ thấy. Đây là nguồn có chi phí rẻ và ít chịu tác động rút tiền trước hạn do thay đổi lãi suất. Để đạt được kết quả như trên NHNo & PTNT Đống Đa đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như : huy động tiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm khuyến mãi cho khách hang có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng …Nhìn chung, tình hình huy động vốn năm 2008 có nhiều biến động qua từng tháng tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đây là khó khăn chung của các tổ chức tín dụng trong nước nhưng những năm qua chi nhánh thường xuyên có lượng nguồn vốn dư thừa lớn ồn định để điều hoà chung trong toàn hệ thống 2.1.2. Hoạt động tín dụng Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của NHNNo & PTNT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 số tiền 06/05(± %) Số tiền 07/06(± %) Số tiền 08/07(± %) Tổng dư nợ 115 +6.78 190,181 +65.37 333,154 +75.18 Dư nợ ngắn hạn 65.1 +2.04 130,828 +33.44 226,996 +73.51 Trong đó nợ xấu 0.3 -0.1 0.004 -98.67 0,00662 +65.5 Dư nợ TDH 49.9 +13.67 59,353 +13,74 106.158 +83.06 Trong đó: nợ xấu 0.7 +36.36 0,168 - 76 0,170 +1.19 Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh tháng 12 năm 2006, 2007, 2008 của phòng Kế hoạch kinh doanh. Trong những năm gần đây , NHNNo & PTNT Đống Đa đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHNNo & PTNT VN về hoạt động đầu tư cho vay. Vốn chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả mà không phân biệt thành phần kinh tế tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời chi nhánh cũng đã và đang thực hiện nghiêm túc quyết định 493 của NHNN về việc trích và xử lý rủi ro đối với nợ xấu , nợ tiềm ẩn rủi ro do vậy dư nợ tín dụng đạt gần 191 tỷ đồng năm 2007 và 334 tỷ đồng vào năm 2008 tức tăng 74.87% so với năm ngoái, qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh biến động không đều qua các năm nợ xấu năm 2008 cao hơn so với các năm còn lại là do có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám đốc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thẩm định đã quan tâm sát sao công tác thẩm định, mặt khác năm vừa qua các doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp bị phá sản nên khoản nợ xấu của ngân hàng cao hơn so với vài năm trước tuy nhiên chi nhánh vẫn phải chú ý hơn đến công tác thẩm định khách hàng và dự án kinh doanh của họ một cách chặt chẽ hơn để có thể phát hiện kị thời các khoản nợ xấu. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn chiếm trên 50% và cũng khá ổn định, dư nợ trung và dài hạn tăng đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng trên 37% trên tổng dư nợ trong đó chủ yếu là cho vay bằng VNĐ. Đó là do ngân hàng đã mở rộng phương thức cho vay, thực hiện cho vay đồn tài trợ với các NHTMQD, NHTMCP trên địa bàn đối với các dự án lớn có hiệu quả. Không những thế ngân hàng còn mở rộng cho vay hộ sản xuất, vay sinh hoạt đối với công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân trong các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, lực lượng vũ trang… 2.1.3. Hoạt động kinh tế đối ngoại Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó liên quan đến phát triển kinh tế đất nước cũng như từng doanh nghệp tham gia xuất khẩu nên chi nhánh đã từng bước làm tốt kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, cụ thể như sau: Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Đống Đa (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Mở L/C 9 21.543 67 160.320 50 119.600 Thanh toán L/C 9 18.871 51 106.940 54 113.230 TTR 16 6.223 128 49.777 259 100.723 Nhờ thu 0 0 5 2.652 0 0 Phí dịch vụ TTQT 7 352 552 Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh tháng 12 năm 2006, 2007, 2008 của phòng Kế hoạch kinh doanh Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh tăng giảm không đồng đều qua các chỉ tiêu về hoạt động mở L/C năm 2008 từ 160320 triệu đồng xuống 119600 triệu đồng năm 2007 tức giảm 25,4% so với năm 2007 nguyên nhân là do 6 tháng cuối năm tình hình kinh tế suy thoái nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp khó khăn và giảm sút dẫn đến dẫn đến doanh hoạt đông thanh toán của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng còn về hoạt động thanh toán L/C, TTR năm 2008 đều tăng so với năm 2006 và 2007. Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, Chi nhánh trú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác và an toàn. Chú ý nâng cao phong cách giao dịch, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận lợi hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng. 2.1.4. Hoạt động dịch vụ thẻ Bắt đầu tham gia thị trường thẻ Việt Nam từ năm 2003, sau bốn năm triển khai, dịch vụ thẻ của Agribank đã được triển khai trên khắp 64 tỉnh, thành phố với hơn 1.200 điểm chấp nhận thanh toán (ATM/POS) rộng khắp toàn quốc. Năm 2005, Agribank ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa với tên gọi “thẻ Success” với ưu thế vượt trội như: Thủ tục đơn giản, hạn mức thấu chi cao, mức phí hấp dẫn, an toàn, hỗ trợ khách hàng 24/24, v.v… Sản phẩm thẻ Success đã thu hút được số lượng kh ách khàng sử dụng thẻ.Hiện nay khách hàng có tài khoản tiền gửi có kỳ hạn lãi trả sau có thể sử dụng thẻ Success để rút lãi hàng tháng vì tiền lãi sẽ được chuyển vào tài khoản thẻ và khách hàng có thể rút lãi qua máy ATM. Đến nay, số lượng thẻ phát hành đạt trên 1,2 triệu thẻ. Điều này đã khẳng định sự thành công của sản phẩm thẻ Success trên thị trường thẻ Việt Nam. Đến nay chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ thanh toán thẻ ACB, Master Card, VisaCard, ..Trong dó số lượng thẻ ATM mà chi nhánh Đống Đa đã phát hành năm 2007 là 963 thẻ tăng 859 thẻ tức tăng hơn 9 lần so với năm 2006 và thu phí phát hành thẻ ATM là 29 triệu đồng tăng 28,6 triều đồng do ngân hàng đã ký được nhiều hợp đồng chi hộ lương qua thẻ ATM. Ngoài các tiện ích cơ bản của thẻ ATM là rút tiền mặt, chuyển khoản khách hàng còn có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ đặc biệt còn áp dụng chức năng thấu chi đối với thẻ do chi nhánh IPCAS phát hành, cho phép khách hàng sử dụng vượt quá số dư trong tài khoản phát hành thẻ. Tiện ích này giúp cho ngân hàng phát huy được thế manh vượt trội về mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng qua hệ thống tài khoản iền gửi iện hành của khách hàng nhanh chóng chiếm lĩnh thi phần thẻ trên địa bàn. 2.1.5. Kết quả tài chính Bảng 2.4: Tình hình tài chính của NHNo & PTNT Đống Đa (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng thu nội bảng 86.715 99.764 119.959 Tổng chi nội bảng 71.264 92.312 87.853 Chênh lêch nội bảng (chưa lương) 16.453 7.452 32.106 Quỹ TN đạt được 8.607 20.604 12.903 Quỹ tiền lương năng suất 1.666 2.033 3.765 Hệ số tiền lương năng suất 1.62 6.08 1.5 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008 của phòng kinh doanh Dựa vào bảng trên ta thấy tổng thu nội bảng của chi nhánh tăng đều qua các năm, năm 2007 tăng 13049 triệu đồng tức tăng 5,05% so với năm 2006,năm 2008 tăng 20195 triệu tương đương tăng 20,24% so với năm 2007 . Bên cạnh đó tổng chi của năm 2008 lại thấp hơn tổng chi nội bảng của năm 2007 do đó chênh lệch thu chi nội bảng chưa kể lương của năm 2008 cao hơn 2007 cụ thể là hơn 24654 triệu đồng. Đây là con số khá cao, điều này cũng tương đối hợp lý do năm 2008 vừa qua có cuộc chạy đua lãi suất, lãi suất cao nhất ở chi nhánh lên tới 17% cùng với những nguyên nhân làm tăng nguồn vốn huy động đã nêu ở trên nên dẫn đến năm 2008 có chênh lệch thu chi tăng hơn so với năm 2007. 2.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song trong môi trường kinh doanh đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn rất đa dạng phức tạp như: địa bàn hoạt động trải rộng, khách hàng vay nhỏ lẻ, đối tượng cho vay đa dạng, chứa đựng nhiều rủi ro bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là những nguyên nhân bất khả kháng. Vì vây Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa khó tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh như là: Năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Năng lực trình độ , phẩm chất đạo đức cán bộ là nguyên nhân vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công tồn tại cảu ngân hàng. Mặc dù đã thường xuyên coi trọng công tác giáo dục đào tạo cán bộ song thực trạng đội ngũ cán bộ đang còn nhiều tồn tại, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường. MÆc dï ®· th­êng xuyªn coi träng c«ng t¸c gi¸o dôc vµ ®µo t¹o c¸n bé song thùc tr¹ng ®éi ngò c¸n bé ®ang cã nhiÒu tån t¹i, phÇn lín ch­a ®¸p øng ®­îc nhu cÇu kinh doanh trong c¬ chÕ thÞ tr­êng. Thực tế các hồ sơ khách hàng đã được điều chỉnh rất nhiều qua từng giai đoạn thanh tra, kiểm tra của ngân hàng tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bộ hồ sơ vay vốn chưa hoàn chỉnh như: không đầy đủ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp, biên bản kiểm tra cho vay. Kinh tế các khu vực do NHNNo&PTNT Đống Đa quản lý vẫn còn rất nhiều khó khăn mặc dù trong những năm gần đây kinh tế phát triển đời sống nhân dân đã tăng lên nhưng về cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế. Khách hàng vay vốn vẫn còn thiếu kiến thức và kinh nghiệp quản lý do đa phần các hộ sản xuất tại địa bàn nông thôn vì vậy trình độ dân trí thấp, sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, sản xuất kinh doanh manh mún nông nghiệp thuần tuý. Số lượng hộ sản xuất hàng hoá lớn chưa nhiều. Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn chưa phát triển, đến nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn vẫn còn triển khai chậm như các chương trình giao thông thuỷ lợi,…chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế đặc biệt là những nơi xa các vùng trung tâm. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp kinh doanh trong thời gian tới của chi nhánh 3.1. Mục tiêu kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới Chiến lược kinh doanh của NHNNo&PTNT Đống Đa trong thời gian tới: Mục tiêu tổng quát: Phát triển NHNNo&PTNT Đống Đa trên mọi phương diện như: tổng lợi nhuận, tổng tài sản có, tổng tiền gửi, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và từng bước trở thành một ngân hàng tiên tiến, góp phần đưa NHNNo & PTNT Việt Nam thành một ngân hàng thương mại lớn hàng đầu Việt Nam. Chỉ tiêu phấn đấu: + Tăng trưởng nguồn vốn bình quân: 18-20% + Tăng trưởng dư nợ bình quân: 20-25% + Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn 40-45%/Tổng dư nợ + Nợ quá hạn dưới 3% + Đảm bảo tiền lương tối đa theo quy định Chính sách khách hàng: Thực hiện phân vùng khách hàng: + Vùng nông thôn: Nơi ngân hàng nông nghiệp hoạt động chủ yếu có thể chia ra làm 2 tiểu vùng là khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa và khu vực giao thông thuận tiện, kinh tế phát triển + Vùng giáp ranh (ven đô, ngoại ô thành phố, thị xã) nơi có mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại khác, vùng này NHNo & PTNT Đống Đa tập trung chủ yếu đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình ven đô. + Vùng thành thị (thành phố, thị xã) đây là khu vực cạnh tranh gay gắt, ngân hàng tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp lớn, đầu tư cho các cá nhân là cán bộ công nhân viên kết hợp với coi trọng huy động vốn. Hệ thống tổ chức và phân công quản lý: + Xây dựng mô hình quản lý theo nhóm khách hàng. + Cần phải có đánh giá, tổng kết mô hình chi nhánh cấp 3 đặc biệt là chi nhánh ngân hàng lưu động nông thôn. + Tìm mọi biện pháp tạo thói quen cho khách hàng đến giao dịch tại hội sở của ngân hàng. Làm như vậy sẽ tiết kiệm chi phí hoạt động của ngân hàng, giảm thiểu khả năng rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan. Bố trí cán bộ Cán bộ là nhân tố quyết định cần phải có chính sách phù hợp bao gồm: + Tiêu chuẩn hoá cán bộ + Đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên + Hưởng thụ gắn liền với hiệu quả công việc 3.2. Giải pháp chỉ đạo kinh doanh trong thời gian tới Các ngân hàng cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng cấp trên theo từng thời kỳ để có định hướng kinh doanh đúng đắn, phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2009 do NHNo Việt Nam giao. Điều hành kế hoạch kinh doanh kịp thời, theo sát diễn biến thị trường để có các giải pháp hữu hiệu đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Thực hiện chỉ đạo nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt lãi suất huy động phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường Nâng cao chất lượng điều hành và chuyển biến mạnh nhận thức của các cấp lãnh đạo, các bộ về sự nghiệp kinh doanh phát triển bền vững có hiệu quả. Chấn chỉnh tư duy kinh doanh của từng cán bộ thực hiện phong cách giao tiếp của một ngân hàng hiện đại Tập trung chỉ đạo nâng cao chât lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, trình tự ưu tiên đối với các đối tượng khách hàng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ của các chi nhánh. Tập trung các giải pháp thu hồi nợ xấu đặc biệt là thu nợ đã xử lý rủi ro theo kế hoạch được giao. Cần chú trọng chỉ đạo các giải pháp tăng thu, nhất là thu dịch vụ, tiết kiệm chi hợp lí, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào theo hướng có lợi trong kinh doanh. Quan tâm chỉ đạo tốt công tác kiểm tra kiểm soát, tập trung sửa sai dứt điểm những sai sót theo kết luận của đoàn thanh tra. Tập trung phát triển nguồn nhân lực: quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh và truyền đạt kinh nghiệp quản lý đối với những cán bộ nòng cốt giúp xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ mạnh đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh và hội nhập kinh tế. KẾT LUẬN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa qua gần 10 năm hoạt động đã thu được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của NHNo & PTNT Việt Nam cũng như sự phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính nói riêng. Ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới trở thành người bạn tin cậy của các cá nhân, doanh nghiệp cũng các tổ chức kinh tế… Trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của thẻ thanh toán - một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh doanh ngân hàng cùng với nghiên cứu thị trường thẻ ở Việt Nam em thấy rằng việc dùng thẻ trong công việc cũng như trong sinh hoạt hằng ngày đang dần dần thay thế các phương tiện thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay như trả lương qua thẻ, dùng thẻ để mua hàng, chuyển khoản…Tuy nhiên thì thị trường thẻ vẫn còn khá mới mẻ và chưa được người sử dụng tận dụng được hết tính năng của nó. Qua quá trình thực tập tại phòng kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa, em được tìm hiểu thực tế và tiếp cận với nhiều số liệu về hoạt đông thẻ của chi nhánh càng thấy rõ được sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán đối với các ngân hàng thương mại nói chung và đối với chi nhánh nói riêng. Vì vây em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa”. Với thời gian tiếp cận chưa nhiều và khả năng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của cô để hoàn thành chuyên đề tốt nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22790.doc
Tài liệu liên quan