MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu đồ
Lời mở đầu
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT
HẢI CHÂU_THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT_TP Đà Nẵng
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT_TP Đà Nẵng
1.2.1 Chức năng
1.2.2 Nhiệm vụ
1.2.3 Hàng hóa dịch vụ chủ yếu
1.3 Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT_TP Đà Nẵng
1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.4 Các hoạt động chính của NHNo&PTNT_TP Đà Nẵng
1.4.1 Hoạt động huy động vốn
1.4.2 Hoạt động cho vay
1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.4.4 Hoạt động kinh doanh cung ứng nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ
1.4.5 Hoạt động kinh doanh với các ngân hàng khác
PHẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT
HẢI CHÂU_TP ĐÀ NẴNG
2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai
đoạn 2007-2009
2.1.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẵng
qua các năm 2007-2009:
2.1.1.1 Khái niệm về huy động vốn:
2.1.1.2 Tình hình tín dụng chung của chi nhánh qua các năm 2007-2009
2.1.1.3 Nguồn vốn huy động và các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian vưa qua
2.1.2 Kết cấu nguồn vốn
2.1.2.1 Phân theo thành phần kinh tế
2.1.2.2 Phân theo loại tiền gửi
2.2.2 Tín dụng tiêu dùng:
2.2.2.1 Sơ lượt về tín dụng tiêu dùng
2.2.2.2 Tình hình tín dụng tiêu dùng của chi nhánh qua các năm 2007-2009
2.2.3 Tình hình tín dụng đầu tư sản xuất của chi nhánh qua các năm 2007-2009
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HẢI CHÂU_TP ĐÀ NẴNG
KẾT LUẬN
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý tranh chấp, khiếu nại phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý công tác cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế theo qui định của nhà nước.
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các nhánh Ngân hàng No&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc Ngân hàng No&PTNT. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh cấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng No&PTNT VN. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng No&PTNT trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng No&PTNT VN. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước, Đảng, NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT VN. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
Phòng kinh doanh ngoại hối: thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế như mở L/C, nhận L/C, mua bán ngoại tệ với khách hàng, chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị, huy động vốn bằng ngoại tệ.
Phòng dịch vụ và Marketing: tìm kiếm, mở rộng thị trường các dịch vụ, thực hiện các dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ, mobile banking…
Các phòng giao dịch: có chức năng huy động cho vay và các dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của giám đốc dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng điều lệ, chế độ, ngành theo luật định
1.4 Các hoạt động chính của NHNo&PTNT_TP Đà Nẵng:
1.4.1. Hoạt động huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính Phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
- Được phép vay vốn của các TCTC, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và TCTD nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản.
- Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
- Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
1.4.2. Hoạt động cho vay
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cho vay trung-dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1.4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
- Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, NHNN và NHNN&PTNT Việt Nam.
1.4.4. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu-chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
1.4.5. Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác
Kinh doanh các dịch vụ bao gồm: thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻ, cho thuê két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay các TCTC, cá nhân trong và ngoài nước, đại lý cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
PHẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HẢI CHÂU_TP ĐÀ NẴNG
2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2007-2009
2.1.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẵng qua các năm 2007-2009:
2.1.1.1 Khái niệm về huy động vốn:
Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người thừa vốn và thiếu vốn, ngân hàng thương mại đã biết điều hoà mâu thuẫn này bằng việc sử dụng các công cụ, và các nghiệp vụ của mình huy động các nguồn vốn trong xã hội. Thực chất, nghiệp vụ huy động vốn là các hoạt động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, tạo nên một nguồn tài chính được ngân hàng sử dụng để kinh doanh sinh lời và trả lại một phần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi suất. Muốn thực hiện tốt công tác này thì ngân hàng cần có những bước phân tích hai chủ thể chính trong mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất hình thành nên nghiệp vụ này là ngân hàng và khách hàng. Trong hoạt động huy động vốn quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể có liên quan được quy định như sau:
Về phía ngân hàng
Quyền mà ngân hàng có được khi khách hàng mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng mình là được phép chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với số dư tiền gửi mà khách hàng đã chuyển vào tài khoản.
Nghĩa vụ của khách hàng phát sinh cùng với việc thực hiện nghiệp vụ này là phải đảm bảo an ninh cho số tiền đó. Khi đến hạn ngân hàng phải trả gốc và lãi cho chủ tài khoản đó. Ngân hàng sẵn sàng trả lãi cho số dư tiền gửi của khách hàng mà không hề lấy chi phí đảm bảo vì mục đích của ngân hàng không phải là thu tiền dịch vụ gửi giữ mà là thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.
Về phía khách hàng
Việc mở tài khoản tiền gửi sẽ làm phát sinh tư cách chủ tài khoản, số dư trên tài khoản thực chất là khoản có phải đòi của khách hàng đối với khách hàng, đồng thời là khoản nợ phải trả của ngân hàng đối với khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, điều đó có nghĩa là với tư cách chủ nợ của ngân hàng, khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn trả toàn bộ số tiền đã gửi kèm theo lãi đã thỏa thuận.
Như vậy, trong nghiệp vụ huy động vốn khách hàng và ngân hàng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Quyền lợi của đối tượng này chính là nghĩa vụ phải thực hiện của đối tượng kia.
2.1.1.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẵng qua các năm :
Ngân hàng hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, do vậy hoạt động huy động vốn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Huy động vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng tạo nên nguồn vốn cho Ngân hàng, trong thời gian qua để phát triển nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẳng, Ngân hàng đã tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi KBNN…,mở rộng mạng lưới huy động vốn ở những địa bàn kinh tế trọng điểm, xây dựng và điều hành chính sách lãi suất huy động một cách hợp lý và linh hoạt, luôn đảm bảo các lợi ích cho người gửi…nên tổng số nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh Hải Châu_TP Đà Nẳng với vị trí địa lý thuận lợi, trong khu dân cư, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động, nền kinh tế đang phát triển mạnh cùng với việc ngân hàng chủ động nâng cao các chính sách huy động và dịch vụ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình. Ngân hàng đã có những thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn của mình.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân Hàng qua các năm 2007-2009
(Đơn vị tính: triệu đồng)
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Tăng/giảm
Năm 2009
Tăng/giảm
Tổng nguồn vốn
794.599
946.69
+152.091
1.544.719
+598,029
Vốn huy động
657.310
828.375
+171.065
1.284.620
+456,245
Tỷ lệ %
82.72%
87.5%
83.16%
(Nguồn NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẵng)
Qua bảng trên ta thấy so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh thì lượng vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2008 là 87,50%, tăng 26,03% so với năm 2007. Sang năm 2009 tăng 456.245 triệu đồng tương đương 55,08% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 83,16%. Nếu so sánh với năm 2007 thì vốn huy động năm 2009 tăng 627.310 triệu đồng, tương đương 95,44%
Nhìn vào mặt bằng chung thì lượng vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm, tuy nhiên qua số liệu trên bảng 1.1 ta thấy vốn huy động trong năm 2008 tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Qua năm 2009, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp như: chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong các tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay thay đổi liên tục…, những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của chi nhánh, tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn so với năm 2008 giảm 4,34.
Tuy nhiên mức huy động của chi nhánh không giảm mà ngược lại vẫn giữ vững và tiếp tục tăng. Điều đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất thành công công tác và chính sách huy động vốn, thu hút được nhiều nguồn khác nhau, giúp chi nhánh có vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và khẳng định huy động vốn là nguồn quan trọng bậc nhất cho hoạt động của chi nhánh.
2.1.1.3 Nguồn vốn huy động và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian vừa qua:
Nguồn vốn huy động: gồm các khoản như tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, vốn huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
-Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
-Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính Phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
-Được phép vay vốn của các TCTC, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và TCTD nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản.
-Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
-Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.
Nhân tố ảnh hưởng:
Nhân tố khách quan:là những nhân tố bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Đối vối nhóm nhân tố này Ngân hàng cần thích ứng một cách tốt nhất. Nó bao gồm có chính trị văn hóa, pháp luật, môi trường kinh tế và công nghệ.
Nhân tố chủ quan: bao gồm các nhân tố bên trong, nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng, chiến lược với nhóm nhân tố này là xác định và phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Nhóm nhân tố này bao gồm giá cho dịch vụ của Ngân hàng, con người, chi nhánh, dịch vụ và quy trình.
2.1.2 Kết cấu nguồn vốn huy động:
2.1.2.1 Phân theo thành phần kinh tế:
Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị tính :triệu đồng)
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Tăng/Giảm
Năm 2009
Tăng/Giảm
Tiền gửi dân cư
206.210
226.575
+20.365
262.543
+35.968
Tiền gửi của TCKT
104.887
183.364
+78.477
148.988
-34.376
Tiền gửi của TCTD
20.678
11.308
-9.37
3.104
-8.204
Huy động vốn TW
325.535
407.128
+81.953
869.985
+462.857
Tổng
657.310
828.375
+171.065
1284.620
+456.245
(Nguồn NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẳng)
Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền do huy động của trung ương và tiền gửi từ dân cư chiếm tỉ lệ cao trong nguồn vốn huy đông của ngân hàng chiếm từ 80-90%.Phần còn lại là tiền huy động từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng.
Nguồn tiền huy động từ trung ương và tiền gửi của dân cư luôn duy trì ổn định qua các năm.Đăt biệt là nguồn tiền huy động từ trung ương,năm 2008 tăng 81.593 triệu đồng so với năm 2007 tương đương 25,06% ,năm 2009 tăng 113,69% so với năm 2008 và chiếm 67,72% trong tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó tiền gửi từ dân cư vào chi nhánh cũng tăng đáng kể.Năm 2007 là 31,37%,năm 2008 là 27,35% và năm 2009 là 20,44% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Có thể nói đây là hai nguồn tiền duy trì sự hoạt động của ngân hàng. Từ bảng số liệu trên ta thấy số vốn mà ngân hàng huy động từ trung ương trong tổng số vốn huy động là rất cao do trong những năm trở lại đây địa bàn Đà Nẳng hoạt động,xây dựng và phát triễn rất mạnh nên số vốn cần có để nhà nước cũng như tư nhân cần để phất triễn cũng rất nhiều.
Bên cạnh hai nguồn tiền trên thì chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCKT và các TCTD dù đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên ta thấy hai nguồn tiền này cũng chiếm tỉ lệ tương đối trong nguồn tiền gửi của ngân hàng. Tỉ lệ của hai nguồn vốn này trong nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm lần lượt là 19,10% (năm 2007),23,50%(năm 2008),11,84%(năm 2009)
Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Hải Châu_TP Đà Nẳng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng, tăng trưởng không ngừng. Điều này cho thấy được chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc huy động vốn của mình. Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặt biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả cao.
2.1.2.2 Phân theo loại tiền gửi:
Ngoài việc phân biệt nguồn huy động theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn thì việc xác định nguồn tiền theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 1.3: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền gửi
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tăng/giảm
Năm 2009
Tăng/giảm
Nội tệ
353.101
661.441
+308.340
971.595
+310.154
Ngoại tệ (quy về VNĐ)
304.209
166.934
-137.275
313.025
+146.091
Tổng vốn huy động
657.310
828.375
+171.065
1284.620
+456.245
(Nguồn NHNo&PTNT Hải Châu TP Đà Nẳng)
Qua bảng trên ta thấy nguồn nội tệ mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2008 tăng 308.340 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 310.154 triệu đồng so với năm 2008. Đồng thời với số liệu 3 năm gần nhất thì có thể nói nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của chi nhánh, lượng tiền huy động được tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động.
Năm 2007 nguồn nội tệ chiếm 53,72%, năm 2008 là 79,85% và năm 2009 chiếm 75,63% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn nội tệ rất hiệu quả, có nhiều dịch vụ đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền.
Bên cạnh đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, chi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ…Và kết quả đạt được là: năm 2007 lượng ngoại tệ huy động được là 304.209 triệu đồng, chiếm 46,28% trong tổng vốn huy động. Năm 2008 đạt 166.934 triệu đồng,giảm 137.275 triệu đồng so với năm 2007 do ảnh hưởng của tình hình chung của cả nước nên lượng ngoại tệ chi nhánh huy động được giảm gần 50% so với năm 2007,qua năm 2009 đạt 313.025 tăng 146.091 so với năm 2008,qua đố ta thấy lượng ngoại tệ huy động được tăng lên và có xu hướng ổn định trở lại.
Điều này cho thấy chi nhánh cần đầu tư thêm cho lĩnh vực huy động ngoại tệ, có những chiến lược cụ thể đáp ứng các dịch vụ của khách hàng và tăng lượng ngoại tệ cũng như nội tệ cho chi nhánh.
2.2 Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẵng qua các năm 2007-2009
2.2.1 Tình hình tín dụng chung của chi nhánh qua các năm 2007-2009:
2.2.1.1 Sơ lượt về hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay ngắn hạn và cho vay trung-dài hạn
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cho vay trung - dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Các quy trình cho vay:
- Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn.
Khách hàng liên hệ Phòng Tín dụng Agribank để được hướng dẫn chi tiết về thể lệ cho vay và nhận hồ sơ vay vốn.
- Bước 2: Thẩm định Tín dụng .
Trong vòng 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), sau khi thẩm định nhân viên Tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết kết quả xét duyệt cho vay.
- Bước 3: Ký kết hợp đồng Tín dụng.
Sau khi thẩm định và đồng ý cho vay. Ngân hàng và khách hàng sẽ ký Hồ sơ bảo đảm tiền vay (hồ sơ thế chấp tài sản) và ký Hợp đồng Tín.
Nội dung Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ số tiền vốn vay, lãi suất và thời hạn vay.
- Bước 4: Trả nợ vay (vốn vay + lãi).
Việc trả nợ vay được ghi rõ trong Hợp đồng Tín dụng và phụ lục trả nợ. Vốn và lãi vay được trả góp hàng tháng tại Quầy kế toán thu nợ của Agribank.
- Bước 5: Thanh lý hợp đồng.
Ngay sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay và lãi vay, Agribank sẽ lập thủ tục thanh lý hợp đồng Tín dụng, lập giấy giải chấp và trả lại toàn bộ chứng từ sở hữu tài sản cầm cố/thế chấp cho khách hàng.
Trên đây chỉ là những qui định chung có tính chất cơ bản, ngoài ra tuỳ thuộc vào từng loại hình của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách Tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước hoặc có sự thay đổi trong chính sách Tín dụng của Agribank mà những qui định này sẽ khác nhau.
2.2.1.2 Tình hình tín dụng chung của chi nhánh qua các năm 2007-2009:
Bảng 2.1: Tình hình cho vay của chi nhánh qua các năm 2007-2009
(Đơn vị tính: triệu đồng)
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Tăng/Giảm
Năm 2009
Tăng/Giảm
Cho vay
854.283
1.013.204
+158.921
1.728.650
+715.446
Thu nợ
764.371
982.183
+217.812
1.723.746
+741.563
Dư nợ
637.289
818.314
+181.025
1.260.099
+441.785
Nợ xấu và nợ quá hạn
1.013
17.225
+7.095
8.425
-8.800
(Nguồn NHNo&PTNT Hải Châu_TP Đà Nẳng)
Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay của chi nhánh qua các năm 2007
Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tình hình tín dụng của ngân hàng nhìn chung là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Mức tín dụng tăng cao qua các năm, năm 2008 so với năm 2007 tăng 158.921 triệu đồng tương đương với 18,6%, đến năm 2009 tăng so với 2008 là 715.446 triệu đồng tương đương 70,61%, điều này chứng tỏ được ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Nâng cao tầm quan trọng cũng như chất lượng phục vụ của ngân hàng đã thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác...chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại chi nhánh.
Đi đôi với việc cho vay thì đồng thời tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Năm 2008 so với 2007 tăng 1.488.498 triệu đồng tương đương với 75,27%, năm 2009 tăng 2.820.807 triệu đồng tương đương với 81,38% so với 2008. Chứng tỏ khách hàng giao dịch với ngân hàng là những khách hàng uy tín. Đồng thời khẳng định quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của chi nhánh là hết sức chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho chi nhánh đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân khinh doanh. Qua đây cũng cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT Hải Châu ngày càng lớn mạnh.
Về tình hình dư nợ qua 2 năm 2008-2009 đều tăng,năm 2008 đạt 818.314 triệu đồng tăng 181.025 triệu đồng tương ứng 28,41% so với năm 2007, năm 2009 đạt 1.260.099 triệu đồng, tăng 441.785 triệu đồng tương ứng với tăng 53,99% so với năm 2008. Từ đó cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng về quy mô và doanh số.
Tình hình quá hạn của Chi nhánh năm 2008 tăng 7.095 triệu đồng tương ứng với tăng 70,04% , đây không phải do sự yếu kém của cho nhánh cũng như bộ phận nhân viên tín dụng, đây là kết quả của sự khủng hoảng kinh tế nói chung. Nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo một loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hơn khi cho vay.Năm 2009 nền kinh tế nước ta có sự ổn định trở lại nên tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng có sụ cải thiện đáng kể,cụ thể là năm 2009 nợ quá hạn và nợ xấu giảm 5.800 triệu đồng tương ứng với giảm 33,67%
Nhìn chung thì tình hình tín dụng là tốt. Tuy nợ quá hạn tăng nhưng so với mức doanh số cho vay thì không tăng đáng kể. Trong tình hình khủng hoảng hiện nay thì đạt được thành quả trên là cố gắng không ngừng của nhân viên toàn chi nhánh nói chung cũng như nhân viên phòng tín dụng nói riêng.
2.2.2 Tín dụng tiêu dùng:
2.2.2.1 Sơ lượt về tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài. Bởi vì ở nước ngoài việc thanh toán hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng.
Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hóa) của mình, các Ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa. Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào mà chỉ cần chứng minh được thu nhập. Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàng tháng.
Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó, thời hạn của tín dụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm.
Lãi suất tín dụng được tính theo: dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc (tùy theo từng Ngân hàng). Tính lãi theo dư nợ gốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập TH tại NHNo&PTNT quận Hải Châu TP Đà Nẵng.doc