Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank

MỤC LỤC

PHẦN I - 3 -

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HABUBANK - 3 -

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - 3 -

1.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC - 5 -

1.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG - 11 -

PHẦN II - 18 -

CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ - 18 -

2.1 Vốn và nguồn vốn - 18 -

2.2 Phương pháp lập dự án - 20 -

2.3 Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư - 21 -

2.4 Công tác thẩm định dự án - 21 -

2.4.1 Mục tiêu của công tác thẩm định: - 22 -

2.4.2 Nội dung thẩm định: - 22 -

2.4.3 Phương pháp thẩm định: - 25 -

2.4.4 Quy trình thẩm định: - 26 -

2.5 Hoạt động chuyển giao công nghệ - 27 -

2.6 Hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài: - 28 -

2.7 Công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực: - 28 -

2.9 Hoạt động đầu tư chứng khoán - 30 -

2.10 Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư: - 31 -

PHẦN III - 33 -

GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HABUBANK - 33 -

3.1 Định hướng của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội - 33 -

3.3.1 Mục tiêu chiến lược - 33 -

3.3.2 Nhiệm vụ trong giai đoạn 2006 – 2010: - 33 -

3.3.3 Khó khăn và thuânl lợi: - 35 -

3.2 Giải pháp, kiến nghị - 36 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 38 -

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Habubank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng tiện đi lại tại Hội sở chính và các cơ sở trực thuộc ngân hàng, trực tiếp quản lý nhân sự và điều hành việc sử dụng ô tô phục vụ lãnh đạo và công việc của Hội sở chính. Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ngân hàng giao. 1.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG Có thể nói, là một ngân hàng TMCP, Habubank đã hoàn thành một cách xuất xắc các chỉ tiêu quan trọng của một doanh nghiệp cổ phần như: Lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ cổ tức…Đây là thành quả của cả quá trình hoạt động, phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên cũng như của HĐQT, Ban điều hành. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong những năm vừa qua. Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2005 2004 2003 2002 Tổng thu từ HĐKD 986.246 488.911 311.440 194.020 112.931 Tổng chi phí HĐKD 701.174 371.031 238.562 161.672 90.689 Thu nhập HĐ thuần 279.072 117.880 72.878 32.348 22.242 Dự phòng nợ khó đòi 31.025 14.783 12.412 3.217 1.108 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.95% 1.10% 1.41% 0.82% 0.84% LN trước thuế 248.047 103.097 60.466 29.131 22.454 Lợi nhuận sau thuế 185.193 75.190 45.657 19.816 15.269 Cổ tức 32% 25% 15% 14% 11% Tổng tài sản 11.685.318 5.524.791 3.728.305 2.686.147 1.685.389 Tổng dư nợ 5.983.267 3.330.218 2.362.641 1.596.105 999.225 Tổng tài sản nợ 9.928.937 5.133.327 3.474.578 2.535.179 1.586.663 Vốn điều lệ 1.000.000 300.000 200.000 120.000 80.000 Tổng vốn cổ đông 1.756.381 391.464 235.547 150.986 98.726 (Báo cáo thường niên 2006, Habubank) a. Về tổng tài sản: Bảng 2: Tổng tài sản qua các giai đoạn Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2005 2004 2003 2002 Tổng TS 11.685.318 5.524.791 3.728.305 2.686.147 1.685.389 Năm 1997 1996 1995 1994 1993 Tổng TS 148.000 115.000 93.000 48.000 21.000 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, Habubank) Bảng trên cho thấy giai đoạn 2002- 2007, tổng tài sản của Habubank tăng với tốc độ cao và đạt giá trị lớn hơn nhiều lần so với giai đoạn trước 1992- 1997. Đến giữa 2007, tổng tài sản của Habubank đã đạt 18.399 tỷ đồng, tăng 57,4% so với cuối năm 2006. Việc huy động và nâng cao tổng tài sản là cơ sở để Habubank đầu tư vốn cho hoạt động xây dựng và mở rộng các nhánh, đầu tư nâng cao trang thiết bị và tăng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Về hoạt động cho vay, Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn thu chính của ngân hàng từ trước tới nay cũng như trong thời gian tới. Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều Habubank luôn hướng tới. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, Habubank còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro; ban hành định hướng cho vay, hoàn thiện các quy trình, quy chế, các quy định nội bộ để thống nhất phương thức quản lý tín dụng trong toàn hệ thống; hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có chính sách cho vay phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý kịp thời. Về công tác điều hành thực tế, HĐQT cũng như ban điều hành đều rất coi trọng công tác tín dụng. Từ chỗ khách hàng ban đầu chủ yếu là tư nhân thì nay, đối tượng khách hàng đã trở nên rất đa dạng, bao gồm tất cả các thành phần trong nền kinh tế quốc dân cũng như các khách hàng và đối tác nước ngoài. Lĩnh vực cho vay và phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng, phong phú và đem lại nhiều lựa chọn cho các khách hàng. Habubank không ngừng đưa ra các sản phẩm mới và thiết thực, thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Vừa tăng cường công tác quản lý, áp dụng chính sách cho vay phù hợp, tuân thủ đúng quy định của Nhà nước Việt Nam cũng như của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để quản lý rủi ro, vừa đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng chuyên nghiệp, nhạy bén ở mọi thời điểm là những yếu tố giúp Habubank luôn chủ động trong mọi tình huống và các biến động của thị trường tài chính. Kết quả hoạt động cho vay có thể xem xét thông qua các số liệu, bảng biểu sau: Biểu 1: Tổng dư nợ qua các năm (đơn vị tỷ đồng) 999 1.596 2.363 3.330 5.983 15.000 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Qua biểu đồ 1 có thể thấy đó, tổng dư nợ của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng khá nhanh cả về giá trị lẫn tỷ lệ.Năm 2006, tổng dư nợ vượt so với năm 2005 là 82,7% . 6 tháng đầu năm 2007 tăng so với cùng thời điểm năm 2006 là hơn 65%. Không chỉ tăng trưởng về mặt lượng, tình hình dư nợ của Habubank cũng có những sự điều chỉnh ngày càng tốt hơn. Trong tổng dư nợ thì dư nợ của các công ty cổ phần, công ty TNHH luôn chiếm từ 60 đến 70% .Vì đây là đối tượng khách hàng truyền thống lâu nay của ngân hàng nên cần duy trì. Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Habubank ngày càng chú trọng đến các khách hàng vừa và nhỏ với hình thức cho vay tiêu dùng và các loại hình cho vay khác ngày càng phong phú. Đây là đối tượng cần được ưu tiên và là mục tiêu lâu dài của Habubank. Dư nợ cho vay tiêu dùng của Habubank đạt trên dưới 25% và có xu hướng ngày càng tăng trong tỷ trọng dư nợ của ngân hàng. Bảng sau có thể cho ta thấy rõ hơn xu hướng cho vay theo đối tượng khách hành đã phân tích ở trên của Habubank. Bảng 3: Cơ cấu tín dung theo đối tượng khách hàng. Đơn vị: % Đối tượng Năm 2003 2004 2005 2006 DNNN, CT CP, CT TNHH 74 75 68 69.15 Hộ gia đình 15 23 29 26.45 DN có vốn ĐT nước ngoài 11 2 3 1.41 (Nguồn: báo cáo thường niên, Habubank) Về cơ cấu cho vay theo thời hạn, Habubank chú trọng các dự án đầu tư trung dài hạn có tính khả thi cao, các dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch của chính phủ…nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng. Trong giai đoạn 2003- 2006 có thể thấy tín dụng ngắn hạn vẫn là chủ yếu và tỷ lệ giữ ở mức khá ổn định. Tỷ lệ này được đánh giá là khá phù hợp, vừa đảm bảo cho ngân hàng có được nguồn thu nhập vừa giữ được chỉ số an toàn cao. Bảng 4: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay vốn (Đơn vị: %) Năm 2003 2004 2005 2006 Trung bình Ngắn hạn 70,3 66,3 69 70,39 68,9975 Trung, dài hạn 29,7 33,7 31 29,61 31,0025 (Nguồn: Báo cáo thường niên, Habubank) Biểu 5: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề (Đơn vị: %) Năm 2003 2004 2005 2006 Trung bình Thương mại 72 73 65,94 63,51 68,6125 Nông, lâmnghiệp 4 0,23 0,98 0,21 1,355 Sản xuất và chế biến 4 9,08 3,8 3,18 5,015 Xây dựng 6 9,92 8,68 6,17 7,6925 Khác 14 7,77 20,6 26,93 17,325 (Nguồn: Báo cáo thường niên, Habubank) c. Về hoạt động bảo lãnh, doanh số bảo lãnh của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, mức tăng qua các năm luôn lớn hơn 70% doanh số của năm trước( năm 2004: 76%, năm 2005: 154%, năm 2006: 72,28%). Đến cuối năm 2006, doan số từ hoạt động bảo lãnh đã gần đạt tới con số 1000 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động này đạt 11,8 tỷ đồng. d. Về hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng TMCP nhà Hà Nội xác định đây là một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh cũng như hợp tác quốc tế. Vì vậy thời gian qua, nhờ sự chú trọng đúng mức, hoạt động thanh toán quốc tế của Habubank đẫ có sự triển vượt bậc cả về chất lẫn lượng. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, Công ty Chứng khoán Habubank được thành lập và trở thành một trong những công ty dẫn đầu thị trường về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Mười tháng đầu năm 2007, Habubank tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng từ 30 đến trên 50% ở tất cả các chỉ tiêu hoạt động. Cụ thể: tổng tài sản đạt 19.357 tỉ đồng, tổng huy động đạt 15.832 tỉ đồng, tổng dư nợ 8.784 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế là 391 tỉ đồng. Đầu năm 2008, Deutsche Bank Aktiengesellschaft trở thành đối tác chiến lược nước ngoài với việc nắm giữ 10% cổ phần của Habubank . Deutsche Bank cam kết sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Habubank trong các hoạt động quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn và cùng nhau tìm kiếm cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh Deutsche Bank, Habubank còn có một số cổ đông là các tập đoàn kinh tế trong nước như Công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashine, Tổng công ty Lắp máy Lilama, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn...Trong năm 2008, Habubank sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ khách hàng (Call Center) để hỗ trợ trực tiếp khách hàng và bán hàng qua điện thoại, niêm yết trên thị trường chứng khoán và tập trung đầu tư công nghệ. Đến năm 2010 sẽ nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỉ đồng. Việc lựa chọn Deutsche Bank là đối tác chiến lược cũng sẽ giúp Habubank rất nhiều trong việc phát triển ra thị trường thế giới. Mục tiêu gần nhất trong năm 2008 của Habubank là tiếp tục củng cố năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ và nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Ngoài củng cố và phát triển các hoạt động ngân hàng, Habubank cũng sẽ phát triển sang nhiều lĩnh vực tài chính khác đồng thời có kế hoạch mở rộng các hoạt động như quản lý quỹ, bảo hiểm... Qua các mặt hoạt động của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội đã thể hiện sức phát triển mạnh mẽ và bền vững của một ngân hàng với bề dày chưa đầy 2 thập kỷ. Thành quả mà Habubank đạt được không chỉ là những con số về lợi nhuận, cổ tức, về những giải thưởng hay bằng khen trong và ngoài nước. Một điều quan trọng nữa chính là sự tin tưởng của khách hàng. Đó là điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể tiếp tục vững mạnh và phát triển trong bối cảnh ngành tài chính ngân hàng đang trong quá trình hội nhập với đầy những cơ hội và thách thức tiềm ẩn. PHẦN II CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ 2.1 Vốn và nguồn vốn Trước hết là về công tác huy động vốn. Trong bối cảnh hiện nay, khi các ngân hàng TMCP đựoc phép thành lập ngày càng nhiều, các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động bình đẳng trong lãnh thổ Việt Nam, thị trường huy động vốn có cự cạnh tranh hết sức gay gắt. Song, Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội xác định rõ rằng huy động vốn là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác. Do đó, ngân hàng đã có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm như: thường xuyên theo dõi tình hình và điều chỉnh lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, áp dụng các phương pháp Marketing khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với ngân hàng, mở thêm các kênh huy động vốn mới thông qua việc phát hành kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác… Kết quả là nguồn vốn huy động được của ngân hàng giữ được mức tăng ổn định qua các năm: Biểu 2: Vốn huy động qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng) 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2004 2005 2006 Tiiền gửi tiết kiệm Huy động liên ngân hàng Tiền gửi khách hàng Sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khách hàng với tốc độ cao (tăng hơn 200% sau 3 năm) càng chứng tỏ niềm tin của khách hàng với Habubank, coi Habubank là địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện giao dịch. Điều này đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng vốn rất cao của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội. Trong cơ cấu vốn của ngân hàng, vốn chủ sở hữu luôn giữ ở mức khá ổn định là 20%. Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Vốn chủ sở hữu 150.968 253.547 319.464 1.756.381 Tiền gửi của KH 1.448.867 2.169.531 3.096.275 4.616.096 NH, tổ chức tài chính 1.037.697 1.227.855 1.852.728 5.119.006 Các khoản phải trả 48.615 77.372 184.324 193.835 Tổng 2.686.147 3.728.305 5.452.791 11.685.318 ( Nguồn: báo cáo thường niên, Habubank) Về quá trình tăng vốn điều lệ, Habubank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng vào ngày 25/12/2007. Đây cũng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006. Có thể nói 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100% cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn diện của Habubank. Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh tranh của Habubank trong thời gian tới. Biểu đồ 3: Quá trình tăng vốn điều lệ qua các năm Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên, Habubank) Tuy nhiên, quá trình tăng vốn chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ trong 2 năm gần đây và tốc độ tăng rất nhanh. Trong giai đoạn đầu, với số vốn khi mới thành lập là 5 tỷ, dến năm 1996, vốn điều lệ của Habubank là 50 tỷ (sau 7 năm) và hiện nay đã lên tới 2000 tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn gần đây là phù hợp và phản ánh phần nào kết quả hoạt động kinh doanh đang ngày càng khởi sắc của Habubank. Dựa vào bảng 1 cũng có thể thấy tốc độ tăng vốn điều lệ tuy cao song vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng của vốn cổ đông. Điều này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với phương thức cũng như kết quả hoạt động của Habubank trong suốt quá trình hình thành và phát triển. 2.2 Phương pháp lập dự án Habubank là ngân hàng thương mại, hoạt động chính của ngân hàng là dịch vụ kinh doanh tiền tệ, cho vay vốn đầu tư, tiêu dùng…Công tác lập dự án không phải là hoạt động trọng tâm. Ngân hàng rất ít khi trực tiếp đầu tư vào các dự án. Do vậy khi quyết định đầu tư vào dự án nào đó (xây dựng thêm chi nhánh, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt hệ thống ngân hàng tự động...) ngân hàng thường thuê các đơn vị khác thực hiện các dự án. 2.3 Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư Công tác kế hoạch hóa đầu tư và quản lý đầu tư chủ yếu được giao cho Phòng quan hệ quốc tế và đầu tư. Phòng này trực thuộc phòng tín dụng với các chức năng chủ yếu liên quan đến đầu tư là: Tổ chức việc xây dựng, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư, liên doanh, cấp tín dụng trung dài hạn của ngân hàng cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ cho các dự án qua ngân hàng. Cân đối nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nhận kế hoạch đầu tư do lãnh đạo ngân hàng giao xuống, tập hợp số liệu, lấy ý kiến và tổ chức thực hiện hoặc thuê đơn vị khác thực hiện. Công tác thẩm định dự án Như phân tích tại phần hoạt động cho vay, có thể nói khách hàng tiềm năng và chiến lược của Habubank là cá nhân và hộ gia đình với hình thức cho vay tiêu dùng và các dịch vụ tiện ích khác. Đối tượng khách hàng này tuy mức vay có thể nhỏ song lợi nhuận mang lại cho ngân hàng sẽ rất lớn. Tuy nhiên đối tượng khách hàng vay vốn chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ( chiếm 70%). Với đối tượng này, hình thức cho vay chủ yếu là trung và dài hạn, cho vay theo dự án. Chính vì thế, việc thẩm định để cho vay theo dự án là một công việc hết sức cần thiết. Habubank đã xác định rõ nhiệm vụ này về hết sức chú trọng tới việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầ tư: từ quy trình thẩm định, quy chế giám sát đến đào tạo và bồi dưỡng cán bộ… Nội dung của quy trình thẩm định có thể khái quát như sau: Mục tiêu của công tác thẩm định: Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hay không cho vay. Làm cơ sở tham gia góp ý kiến, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thư nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng vay vốn hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng. Nội dung thẩm định: Nội dung của công tác thẩm định dự án bao gồm: Hoạt động hiện tại của công ty: Các yếu tố về cơ sở sản xuất: vị trí, khả năng cung cáp nguyên nhiên liệu, công suất thiết kế và thực tế… Hoạt động bán hàng: khối lượng hàng bán và doanh số trong 3 năm gần nhất, thị trường xuất khẩu, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tính cho nhóm mặt hàng chính trong 3 năm gần nhất; các đối thủ cạnh tranh chính ở thị trường trong và ngoài nước; ước tính doanh thu hàng năm, thị phần thị trường nội địa và chất lượng sản phẩm của họ; hệ thống phân phối trong thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Nguyên liệu, hàng tồn kho: khối lượng, đơn giá và tổng chi phí từng loại nguyên liệu chính đã mua trong 3 năm gần nhất: Nguồn cung cấp chính của nguyên vật liệu Lượng dự trữ và tất cả các số liệu chứng minh các nguyên liệu do công ty sản xuất từ tài sản của mình. Các phương pháp mua hàng và các hoạt động mua hàng dài hạn quan trọng đang có hiệu lực Những biến động có tính thời vụ rõ rệt về giá trị mua hàng của công ty. Thời hạn thanh toán đối với hàng đã mua. Tỷ trọng hàng tồn kho hiện tại không thể tiêu thụ do cầu thấp, lỗi thời, hư hỏng. Các biện pháp do Nhà nước tiến hành hoặc dự kiến tiến hành nhằm phân bổ nguyên liệu, kiểm soát nhập khẩu… ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên liệu. Quản lý và lao động: danh sách các cán bộ điều hành chính( tên tuổi, thâm niên công tác trong công ty và kinh nghiệm liên quan); bộ máy tổ chức nội bộ của công ty (nêu rõ các bộ phận, phòng ban và chức năng từng bộ phận phòng ban kèm theo sơ đồ bộ máy tổ chức thể hiện tập quyền hay tuyến quản lý); tình hình lao động trong những năm gần đây (như: tình hình đình công, mức độ hoặc tình hình tuân thủ các quy định về hoạt động công đoàn và các quy định của Nhà nước Hỗ trợ nghiên cứu và kỹ thuật: số tiền chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong 3 năm gần đây, công bố chung về các sản phẩm, bằng sáng chế, phát minh… Tài chính: Bảng cân đối kế toán của ba năm gần nhất. Báo cáo thu nhập của 3 năm gần nhất. Báo cáo di chuyển vốn của 3 năm gần nhất. Các khoản tín dụng dài hạn cấp cho công ty đến nay (tên ngân hàng, số tiền, thời hạn…) Các khoản tín dụng ngắn hạn Hoạt động bảo hiểm cho các TSCĐ Công ty con: tên các công ty mà công ty sở hữu trên 50% cổ phần, bảng cân đối kế toán và báo cáo kiểm toán của các công ty nói trrên trong 2 năm gần nhất, hoạt động kinh doanh và quan hệ với các công ty con. Đề cương và thông tin về dự án: Công suất dự kiến, thị phần dự kiến. Sự phù hợp của dự án với các cơ sở kinh tế hiên tại. Mô tả chi tiết dự án: Phạm vi và thiết kế của dự án Vị trí của dự án Ước tính kinh phí của dự án: Đất đai: tiền thuê, tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Chi phí mua sắm máy móc thiết bị với mức giá đến thời điểm hiện tại và có tính đến chi phí lãi vay. Vốn lưu động Các chi phí khác: tiền lãi trong thời gian thi công, chi phí trước khi vận hành. Những vấn đề có liên quan về mặt môi trường. Khả năng cung ứng nguyên nhiên liệu, dịch vụ. Quản lý Người giám sát dự án, danh sách cán bộ điều hành chính, bộ máy tổ chức nội bộ công ty, mức độ tự chủ của các cấp quản lý, đội ngũ cán bộ giám sát. Kế hoạch tài chính Lượng vốn cần cho dự án, lượng ngoại tệ cần thiết, lãi suất, thời hạn, quá trình giải ngân. Thị trường: Thị phần hiện tại và tương lai, địa bàn của dự án,, thông tin về các đối thủ hiện tại và tương lai, chính sách thuế quan; so sánh mức giá thị trường và mức giá dự kiến của sản phẩm của dự án. Kết quả tài chính dự kiến: Thu nhập và doanh số dự kiến. Chi phí sản xuất: nhiên liệu và hàng tồn kho, lao động, nguyên nhiên liệu và điện năng, vận tải, hao mon và khấu hao, chi phí vận hành, thuế… Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà dự án đem lại. Chính sách của Nhà nước: Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước: quan điểm của Nhà nước đối với dự án, danh mục các đặc quyền của dự án, luật và các nghị định điều chỉnh hoạt động của dự án. Các biện pháp đang và sẽ áp dụng có ảnh hưởng tới hoạt động của dự án. 2.4.3 Phương pháp thẩm định: Có thể nói việc áp dụng phương pháp thẩm định vào các dự án là hết sức phong phú và tùy vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng dự án đầu tư, từng nội dung cần thẩm định. Có thể liệt kê một số phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng: Thẩm định theo trình tự: thẩm định tổng quát, thẩm định chi tiết. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp dự báo. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 2.4.4 Quy trình thẩm định: Xử lý TT Đánh giá KH & khoản vay Duyệt vay Thông báo tới KH Đăng ký GD BĐ và lập HSTD Giải ngân Thu thập TT ban đầu Quản lý sau khi giải ngân Thu lãi, phí, nợ gốc Quản lý khoản vay có vấn để Thanh lý HĐTD Tái TĐ Thông báo tới KH K C K C Sơ đồ 2: quy trình thẩm định dự án đầu tư. Bắt đầu, kết thúc Thủ tục tác nghiệp Điều kiện xét duyệt Hoạt động chuyển giao công nghệ Habubank hiện chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng tự động như phát hành thẻ thanh toán, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tự động qua SMS banking, email banking, phone banking, các sản phẩm bancassurance (dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng). Trong năm 2008, Habubank sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ khách hàng (Call Center) để hỗ trợ trực tiếp khách hàng và bán hàng qua điện thoại, niêm yết trên thị trường chứng khoán và tập trung đầu tư công nghệ. Habubank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới. Ngay từ năm 2002, Habubank đã đầu tư phần mềm, thực hiện quản lý tập trung và nối mạng trực tuyến toàn hệ thống. Năm 2006, Habubank đã triển khai dự án đầu tư công nghệ thay thế phần mềm mới để nâng cao năng lực quản lý theo các chuẩn mực quốc tế và hỗ trợ phát triển sản phẩm mới. Đây đều là những công nghệ mới và Habubank là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mạnh dạn thực hiện chuyển giao và áp dụng vào Việt Nam. Việc lựa chọn Deutsche Bank là đối tác chiến lược không chỉ giúp Habubank rất nhiều trong việc phát triển ra thị trường thế giới làm còn hỗ trợ nhiều cho ngân hàng trong việc chuyển giao đổi mới công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng của Habubank trong chiến lược công nghệ thông tin là nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển của ngân hàng; hỗ trợ một cách tốt nhất cho các mảng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, tăng hiệu quả làm việc của toàn bộ hệ thống ngân hàng và hỗ trợ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm dịch vụ tạo thu nhập cho ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin của Habubank trở thành hệ thống hiện đại, 99% các giao dịch của ngân hàng đều được xử lý tự động và chính xác, có khả năng hoạt động online 24/24h, phục vụ hoạt động cho khoảng 50 chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi cả nước, có khả năng xử lý một khối lượng giao dịch hàng ngày theo dự tính khoảng 100000 giao dịch. Hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài: Habubank tích cực nâng cao mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài như Citibank, SCB, SMBC,Credit Suisse, ING, RZB, Scotia Bank, BHF, ANZ,BNP, UOB…Đến nay, Habubank đã thiết lập mã kháo giao dịch trực tiếp với hàng chục ngân hàng lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông. Đồng thời, Habubank mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán quốc tế của Habubank cũng không ngừng tăng tiến qua các năm với mức tăng trên 50%. Habubank cũng nhận được giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng dành cho ngân hàng có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Habubank đã hoàn tất việc chuyển giao 10% cổ phần cho ngân hàng Deutsche Bank. Như đã nói, đây là cơ sở quan trọng giúp Habubank phát triển ra thị trường thế giới về các hoạt động liên quan đến tài chính ngân hàng nói chung và đầu tư nói riêng. Công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Habubank là một ngân hàng thương mại đang phát triển rất năng động với môi trường làm việc không ngừng học hỏi và liên tục cải tiến. Với chính sách con người là tài sản quý giá nhất của ngân hàng, Hội đồng Quản trị và Ban Ðiều hành Habubank không ngừng chú trọng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ. Các quy chế nội bộ và chính sách đãi ngộ của Habubank luôn đề cao những giá trị văn hoá mà Habubank trân trọng. Ðó là đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, tính chính trực, liêm minh, minh bạch, công khai và sự cởi mở, hợp tác trong công việc. Ðồng thời, mọi nhân viên Habubank đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm khắc. Gia nhập Habubank là một cơ hội đầy thử thách nhưng cũng rất xứng đáng khi nhân viên được làm việc trong môi trường ngân hàng chuyên nghiệp, được học nhiều điều thực tế từ những góc độ khác nhau để khám phá khả năng của bản thân cũng như được tích cực tham gia xây dựng một tổ chức không sợ phải thay đổi và không ngừng thay đổi để phát triển. Chính sách tiền lương, thù lao, phụ cấp của Habubank được xây dựng với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó của các thành viên. Mức lương và phụ cấp của Habubank rất cạnh tranh trong ngành ngân hàng và nằm trong nhóm bốn ngân hàng Việt Nam dẫn đầu. Lương và phụ cấp được trả trên căn cứ vị trí công việc (mỗi vị trí đòi hỏi mức độ kiến thức, kỹ năng, độ thách thức cũng như trách nhiệm khác nhau), hiệu quả làm việc của nhân viên và thâm niên làm việc. Tất cả vị trí công việc đều được phân tích, đánh giá, chấm điểm chi tiết và xếp vào một hệ thống nhất trong toàn Habubank. Hàng năm, mức cạnh tranh của mặt bằng lương cũng như thu nhập cho từng vị trí công việc đều được Phòng Tổ chức Nhân sự đánh giá, xem xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng hợp tại ngân hàng NHTMCP Nhà HN (HabuBank).DOC
Tài liệu liên quan