Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và Chi nhánh Lê Trọng Tấn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VÀ CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN 2

1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội 2

1.2. Quá trình hình thành phát triển Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn 3

1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Lê Trọng Tấn 4

1.4. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 5

PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – LÊ TRỌNG TẤN 7

2.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh 7

2.1.1. Hoạt động huy động vốn 7

2.1.2. Hoạt động tín dụng 8

2.1.3. Một số hoạt động khác 9

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 9

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Lê Trọng Tấn 10

2.2.1. Quy mô vốn huy động 10

2.2.2. Cơ cấu huy động vốn 11

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn 15

2.2.4. Chi phí huy động vốn 18

2.3. Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh 19

2.3.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 19

2.3.2. Hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động vốn 19

2.3.3. Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng 20

2.3.4. Thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viên ngân hàng 20

2.3.5. Chính sách Maketting 21

2.3.6. Hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông tin 21

PHẦN III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 23

3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh 23

3.2 Những kết quả đạt được và tồn tại 24

3.2.1 Những kết quả đạt được 24

3.2.2. Những tồn tại 24

3.3. Định hướng phát triển 25

LỜI KẾT 26

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và Chi nhánh Lê Trọng Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iỏi, ham học hỏi, chăm sóc khách hàng tốt và đặc biệt đó là những cán bộ nhân viên có tinh thần đoàn kết cao. Biểu đồ 2.2.1: Tình hình huy động vốn của MB Lê Trọng Tấn qua các năm Có thể thấy hoạt động huy động vốn của Military Bannk – Lê Trọng Tấn phát triển với tốc độ khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trung bình các năm là1,53 lần vào năm 2006; 1.42 lần vào năm 2007 và 1,25 lần vào năm 2008. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào kết quả của toàn hệ thống, phù hợp với sự phát triển hoạt động huy động vốn của Military Bank. Tổng vốn huy động của Military Bank trong 4 năm gần đây cũng đạt được con số khá ấn tượng tương ứng qua các năm 2005 đến 2008 là 7044,324 tỷ đồng; 11241 tỷ đồng; 23010 tỷ đồng; và 34215 tỷ đồng. Kết quả đạt được trên cho thấy uy tín của Military Bank Lê Trọng Tấn ngày càng tăng cao và khách hàng ngày càng tin tưởng. 2.1.2. Hoạt động tín dụng Đối với hoạt động tín dụng, Chi nhánh tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến ngày 31/12/2008 tổng dư nợ đạt 457,92 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2007. Trong đó dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp là 317,29 tỷ đồng tăng 1,19 lần so với năm 2007; dư nợ cho vay đối với cá nhân là 140,63 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 1,23 lần. Như vậy tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp năm 2008 đã giảm so với tổng dư nợ của Chi nhánh, tuy vậy vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với khách hàng là cá nhân đã được mở rộng hơn. Biểu đồ 2.1.2: Cơ cấu hoạt động cho vay của MB Lê Trọng Tấn Chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh Lê Trọng Tấn xác định là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mình. Theo chủ trương tập trung nâng cao chất lượng tín dụng của toàn Military Bank, Chi nhánh đã cơ cấu lại nợ vay, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng, thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 trích lập và phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2006 con số này là 15% thì đến cuối năm 2007 nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 của Chi nhánh là 18.85 tỷ đồng chiếm 4,96% tổng dư nợ, và con số này đã thực sự giảm xuống 4,12% sang năm 2008. Để có được kết quả này Chi nhánh đã tăng cường một cách có hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát, khách hàng vay tiền của ngân hàng được giám sát, theo dõi rủi ro có thể xảy ra bằng các hình thức khác nhau như kiểm tra định kỳ dựa trên cơ sở Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp. 2.1.3. Một số hoạt động khác Hoạt động khách hàng Trong năm 2007, Chi nhánh đã chuyển một số khách hàng cho Phòng giao dịch Định Công đồng thời mời được thêm gần 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại chi nhánh, trong đó có một số khách hàng lớn như Viện kỹ thuật phòng không không quân, Tổng Công ty Điện lực dầu khí, Quân chủng Phòng không không quân,…vv. Trong năm 2008, Chi nhánh đã mời thêm nhiều khách hàng lớn thuộc các ngành nghề Năng lượng, Than, Khoáng sản, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Dược phẩm, Y tế, Kinh doanh Ôtô,… Đặc biệt, Chi nhánh đã đẩy mạnh dịch vụ trả lương qua tài khoản, đồng thời tiếp tục tăng cường chế độ chăm sóc đặc biệt với các khách hàng truyền thống, khách hàng VIP. Hoạt động mở rộng mạng lưới Cùng với sự mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội, căn cứ vào đề án tái cơ cấu Điện Biên Phủ, chi nhánh Lê Trọng Tấn đã trở thành chi nhánh online trực thuộc Hội Sở, Chi nhánh mở thêm 2 điểm giao dịch và tiếp nhận 01 phòng giao dịch đã có sẵn theo sự phân công của lãnh đạo vào năm 2008. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Cùng với sự nỗ lực và phân đấu hết mình của toàn cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh từ những ngày đầu thành lập, uy tín của Military Bank Lê Trọng Tấn ngày càng được nâng lên một tầm cao mới, không những củng cố uy tín và chất lượng dịch vụ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Military Bank nói chung mà còn khẳng định vị trí và nỗ lực của Chi nhánh trong hệ thống nội bộ nói riêng. Những nỗ lực của Chi nhánh được thể hiện rõ ở kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Bảng 2.1.4: Lợi nhuận trước thuế của MB Lê Trọng Tấn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận trước thuế 11,9 12,8 19,5 23,4 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Lê Trọng Tấn 2.2.1. Quy mô vốn huy động Chi nhánh Ngân hàng TMCP Lê Trọng Tấn tuy mới chỉ đi vào hoạt động hơn 5 năm nhưng luôn được đánh giá là một trong những chi nhánh có hoạt động huy động vốn mạnh nhất. Tổng vốn huy động qua các năm liên tục tăng và tăng mạnh. Bảng 2.2.1a: Quy mô huy động vốn qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 497,63 719,74 1025,98 1282,48 Có thể thấy hoạt động huy động vốn của Military Bank Lê Trọng Tấn phát triển với tốc độ khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trung bình các năm đều trên 1,2 lần cho tới 1,53 lần (năm 2006). Mặc dù năm 2008 tình hình kinh tế chung gặp nhiều biến động, việc huy động vốn của các ngân hàng nói chung đều khó khăn song hệ thống Military Bank nói chung và Military Bank Lê Trọng Tấn nói riêng vẫn thực hiện được mục tiêu huy động vốn đặt ra từ đầu năm thậm chí còn vượt chỉ tiêu. Kết quả của Chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn hệ thống, phù hợp với sự phát triển hoạt động huy động vốn của Military Bank. Biểu đồ 2.2.1b: Tổng vốn huy động cuả MB Lê Trọng Trọng Tấn so với toàn Military Bank Qua biểu đồ trên ta có thể thấy sự đóng góp của MB Lê Trọng Tấn về vốn huy động là khá cao, chiếm trung bình 5% trong tổng nguồn huy động cuả toàn Ngân hàng TMCP Quân đội. Để có được kết quả này là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp phù hợp, đồng bộ và không thể không kể đến sự đóng góp hết mình của đội ngũ nhân viên trong Chi nhánh. 2.2.2. Cơ cấu huy động vốn 2.2.2.1. Cơ cấu huy động vốn theo phương thức huy động Cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng theo phương thức hoạt động được tổng hợp theo Bảng 2.2.2.1 dưới đây. Bảng 2.2.2.1: Cơ cấu vốn huy động theo phương thức huy động Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Mức tăng 07/06 Mức tăng 08/07 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) TG thanh toán 75.13 10.5% 192.77 18.8% 160.31 12.5% 117.64 156.6% -32.46 -16.8% TG có kỳ hạn 74.47 13.2% 96.89 9.4% 160.31 15.3% 22.42 30.1% 63.42 65.5% TG tiết kiệm 565.37 79.1% 736.32 71.8% 925.95 72.2% 170.95 30.2% 189.63 25.8% Tổng vốn huy động 714.97 100.0% 1025.98 100.0% 1282.48 100.0% 311.01 43.5% 256.5 25.0% Theo bảng số liệu ta có thể thấy : Lượng Tiền gửi thanh toán năm 2007 tăng 117,64 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng tương đối là 156,6%. Sang năm 2008 lượng tiền này đã giảm 32,46 tỷ đồng (tương ứng tốc độ giảm 32,4) đồng thời tỷ trọng loại vốn huy động này cũng giảm từ 18.8% năm 2007 xuống còn 12.5% năm 2008. Nói chung tỷ trọng Tiền gửi thanh toán qua các năm tại Chi nhánh vẫn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn. Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế gửi vào để chi trả cho việc mua bán hàng hóa dịch vụ, còn khách hàng cá nhân ít có nhu cầu chi trả hơn cho việc thanh toán, đối tượng này gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi suất. Tuy nhiên lượng tiền này biến động theo từng thời điểm, các doanh nghiệp, cá nhân gửi vào có thể rút ra hoặc chuyển khoản bất cứ lúc nào tùy thuộc vào nhu cầu cần vốn kinh doanh, nên nguồn tiền này ngân hàng thường sử dụng để cho vay ngắn hạn. Đây là mảng thị trường tiềm năng đi kèm với ưu điểm chi phí vốn thấp, là nguồn ngắn hạn nhưng không quá nhạy cảm với lãi suất mà chỉ phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Do tiền gửi thanh toán vẫn chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, vì vậy Chi nhánh cần tập trung khai thác mảng thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt là mảng thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nhanh trong nền kinh tế. Đối với tiền gửi có kỳ hạn, trong khoảng thời gian 2006-2008 lượng tiền gửi này có xu hướng tăng dần theo các năm, đặc biệt tỷ trọng nguồn huy động này năm 2008 đã tăng từ 9,4% lên 15,3% so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng 22,42 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 30,1% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn tiền huy động này chỉ chiếm 9,4% so với tổng mức vốn huy động. Sang năm 2008, do tình hình nên kinh tế gặp nhiều biến động, lượng tiền gửi kỳ hạn ngắn được được Military Bank huy động khai thác một cách tối đa do tâm lý chung của đối tượng gửi tiền năm 2008. Lượng tiền gửi có kỳ hạn năm 2008 đạt 160,31 tỷ đồng tăng 63,42 tỷ đồng so với năm 2007 (tương ứng 65.5%). Điều này cho thấy Military Bank Lê Trọng Tấn đang rất nỗ lực và năng động trong việc nắm bắt thị trường cũng như tìm hiểu tâm lý đối tượng gửi tiền để khai thác triệt để nguồn vốn huy động một cách có hiệu quả. Lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn là nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Nếu như năm 2006 lượng tiền gửi tiết kiệm mà Chi nhánh huy động là 565,37 tỷ đồng thì nguồn vốn này năm 2007 đã chiếm 736,32 tỷ đồng, tăng 30,2%. Năm 2008, con số này tiếp tục tăng lên đạt 925,95 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 25,8% so với năm 2007. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh luôn chiếm trên 70% qua các năm, điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động của Chi nhánh phần lớn là tiền gửi tiết kiệm. Loại vốn huy động này giữ tỷ trọng cao và tương đối ổn định là do có sự đa dạng hóa trong hình thức huy động. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Chi nhánh còn áp dụng các hình thức mới như tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm trả lãi tích lũy nhằm đảm bảo quyền lợi và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng, điều này đã chứng tỏ Military Bank Lê Trọng Tấn ngày càng được người gửi tín nhiệm không chỉ bởi loại hình dịch vụ, sản phẩm phong phú mà còn cả ở chất lượng phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên Chi nhánh. 2.2.2.2. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội là tiếp tục huy động vốn theo hướng thu hút các khoản vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở đó, Chi nhánh Lê Trọng Tấn xác định phương hướng cho hoạt động huy động vốn là tập trung cơ cấu lại vốn huy động cho hợp lý hơn, vẫn tập trung vào thu hút vốn trung và dài hạn, lấy nguồn huy động này làm nguồn chủ yếu song sẽ tăng tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn và giảm tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn để qua đó giảm chi phí. Chính vì vậy mà đến 31/12/2007, tổng vốn huy động có kỳ hạn đạt 833,21 tỷ đồng, tăng 30,2% so với năm 2006 song tỷ trọng của nguồn huy động này đã giảm xuống từ 89,5% năm còn 81,2% năm 2007. Tuy nhiên sang năm 2008, tổng nguồn huy động có kỳ hạn đã tăng lên 288,96 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt 1.122,12 tỷ đồng, chiếm 87,5% tổng vốn huy động. Điều này là do tình hình biến động và xu hướng chung của nền kinh tế năm 2008, lượng tiền gửi kỳ hạn ngắn đã tăng lên rõ rệt do tâm lý chung của khách hàng. Bảng 2.2.2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vốn không kỳ hạn 75.13 10.5% 192.77 18.8% 160.31 12.5% Vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 47.39 6.6% 65.12 6.3% 178.12 13.9% Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng 592.45 82.9% 768.09 74.9% 944.05 73.6% Tổng vốn huy động 714.97 100.0% 1025.98 100.0% 1282.48 100.0% Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2006 đạt 10,5% đã tăng lên 18,8% năm 2007. Tuy nhiên sang năm 2008, nguồn vốn này đã giảm đi 32,46 tỷ đồng so với 2007 và tỷ trọng giảm đáng kể xuống còn 12,5% tổng vốn huy động. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô của nguồn vốn không kỳ hạn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý khách hàng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào từng thời kỳ. Đây là nguồn không ổn định, nếu khách hàng rút một khoản lớn thì dễ gây ra rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy Chi nhánh cần chủ động trong việc tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn này để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Tại Chi nhánh Lê Trọng Tấn, tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. Điều này chứng tỏ lượng khách hàng là doanh nghiệp mở tài khoản và tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán đã ảnh hưởng đáng kể tới nguồn huy động không kỳ hạn của Chi nhánh. Trong năm 2007, Chi nhánh đã mời thêm được gần 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại Chi nhánh, trong đó có một số khách hàng lớn như Tổng công ty Điện lực dầu khí, Công ty An Đô,…điều này khiến cho lượng tiền gửi thanh toán của Chi nhánh đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, sang năm 2008 lượng tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp đã giảm do xu hướng lãi suất ngắn hạn tăng, thay vì gửi tiền thanh toán, các doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn siêu ngắn với lãi suất cao nhằm mục đích sử dụng tiền kinh tế hơn, mặt khác tại thời điểm cuối năm 2008, lượng tiền mà khách hàng rút ra để thanh toán công nợ nhiều hơn so với năm 2007. Do đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng; khuyến khích các hoạt động thanh toán qua giao dịch ngân hàng thay vì thanh toán bằng tiền mặt, khuyến khích trả lương qua tài khoản,…vv. Lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng về số lượng đặc biệt là tăng lên rất mạnh vào năm 2008. Nguồn huy động này đạt 47,39 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 65,12 tỷ đồng năm 2007 và con số của năm 2008 là 178,12 tỷ đồng. Tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng các năm 2006 và 2007 chiếm rất thấp, thậm chí tỷ trọng năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Nguồn vốn này chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Do xu hướng tâm lý chung nên năm 2008 lượng tiền gửi kỳ hạn ngắn đã tăng lên đáng kể do dân cư và các doanh nghiệp thay vì gửi tiền kỳ hạn dài và gửi tiền thanh toán đã chuyển sang đầu tư vào tiền gửi ngắn hạn nhằm tránh rủi ro mà vẫn mang tính kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn ngắn hạn là chi phí thấp đưa lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh nhưng lại là nguồn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao và khá nhạy cảm với lãi suất. Vì thế Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ và duy trì tỷ lệ hợp lý đối với nguồn này. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng trên 70% tổng nguồn, đây là nguồn vốn cơ bản để Chi nhánh tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Tuy tỷ trọng nguồn này đã giảm dần từ 82,9% năm 2006 xuống 74,9% năm 2007 và năm 2008 là 73,6% do thực hiện chiến lược chung của toàn bộ hệ thống song về số lượng thì nguồn huy động này đã tăng lên đáng kể. Năm 2007 đã tăng lên 175,64 tỷ đồng so với năm 2006 và năm 2008 đã tăng thêm 175,96 tỷ đồng so với 2007. Điều này rất thuận lợi vì nó giúp Chi nhánh chủ động hơn trong tín dụng trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn này thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn Huy động vốn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi lượng vốn đó được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở cân đối nguồn theo kỳ hạn. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, ta sẽ xem xét bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.2.3a: Hiệu quả sử dụng vốn STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 1 Huy động vốn ngắn hạn 257.89 338.43 2 Dư nợ ngắn hạn 229.62 257.06 3 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (3 = 2/1) 89.04% 75.96% 4 Chênh lệch (4 = 1-2) 28.27 81.37 Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn 5 Huy động vốn dài hạn 768.09 944.05 6 Dư nợ dài hạn 62.15 66.08 7 Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn (7 = 6/5) 8.09% 7.00% 8 Chênh lệch (8 = 5-6) 705.94 877.97 Lượng vốn sau khi huy động được trên thị trường, ngân hàng sẽ sử dụng để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình như: cho vay, đầu tư chứng khoán, đầu tư các chương trình dự án,…Hiện nay ở Chi nhánh, lượng vốn huy động được sử dụng cho hoạt động tín dụng là chủ yếu. Năm 2007, lượng vốn huy động ngắn hạn chiếm 30.24% tổng vốn huy động của Chi nhánh và lượng vốn này được sử dụng có hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, được sử dụng hầu hết cho tín dụng ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn năm 2007 lên tới 89,04% và năm 2008 là 75,96%. Kết quả này cho thấy Chi nhánh đã đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sử dụng vốn của mình cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn trên cơ sở đưa ra các sản phẩm tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng với những mức lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng. Biểu đồ 2.2.3b: Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Qua biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh năm 2008 tăng 11,95% so với năm 2007 tương ứng với số tuyệt đối là 27,44 tỷ đồng. Tuy hiệu quả sử dụng vốn năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng sự tăng lên của số dư nợ ngắn hạn đã chứng tỏ Chi nhánh rất quan tâm cho việc sử dụng vốn tập trung vào các sản phẩm dịch vụ phục vụ bán lẻ như cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng đặc biệt là cho vay đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song hoạt động tín dụng tăng trưởng là một tín hiệu tốt vì nó đem lại nguồn thu nhập lớn cho Chi nhánh, nhưng đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, cùng với việc phát triển số lượng tín dụng, Chi nhánh cũng nên quan tâm nhiều hơn tới chất lượng tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro ngân hàng. Bên cạnh việc tăng cường huy động vốn ngắn hạn thì nguồn vốn huy động dài hạn cũng được Chi nhánh chú trọng, lượng vốn huy động dài hạn năm 2008 đã tăng lên 22,91% so với năm 2007. Có được điều này là do Chi nhánh đã có những chính sách lãi suất linh hoạt, thu hút được lượng vốn trung và dài hạn lớn, đặc biệt năm 2008, trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn giữ được lượng vốn huy động dài hạn ở con số khá cao 944,05 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn trung và dài hạn lại không cao, chỉ sử dụng chưa đến 10% lượng vốn huy động được. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2007 chỉ đạt 8,09% và sang năm 2008 hiệu quả này đã giảm xuống thấp hơn chỉ đạt 7% số vốn huy động được, do năm 2008 tình hình tài chính cuả nhiều doanh nghiệp lâm vào bế tắc, khả năng thanh toán gặp rất nhiều khó khăn, nhiều phương án sản xuất kinh doanh không khả quan nên khả năng chấp nhận hợp đồng cho vay được Chi nhánh xét duyệt rất kỹ lưỡng. Do vậy, tuy nguồn vốn Chi nhánh huy động được khá lớn, song rủi ro kinh doanh không khả quan nên Chi nhánh thận trọng hơn trong việc cấp vốn cho vay. Do vậy nợ vay dài hạn năm 2008 của Military Bank Lê Trọng Tấn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với tổng vốn trung và dài hạn huy động được. Điều này gây lãng phí nguồn vốn sử dụng, chi phí sử dụng vốn cao mà hiệu quả đem lại không đáng kể. Đây là một hạn chế lớn đối với Chi nhánh vì nguồn trung và dài hạn là nguồn vốn có tính ổn định cao, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp, có thể sử dụng cho hoạt động kinh doanh qua đó đưa lại thu nhập cao cho Chi nhánh. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn trung và dài hạn hơn nữa nhằm tránh tình trạng để vốn không sử dụng gây lãng phí nguồn vốn. 2.2.4. Chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn trong đó cơ bản là lãi suất huy động được Ngân hàng xem như một chính sách thu hút vốn có hiệu quả nhất. Một trong những tiêu chí mà Ngân hàng TMCP Quân đội đưa ra là điều chỉnh lãi suất trên cơ sở phù hợp với thị trường và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Chi phí huy động vốn trong một số năm gần đây có xu hướng tăng, nguyên nhân là do Chi nhánh huy động được một lượng vốn lớn từ tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, và đặc biệt là tiền nhàn rỗi của dân cư. Bên cạnh đó, trong các năm gần đây, Ngân hàng TMCP Quân đội tiến hành tăng lãi suất huy động do cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng Việt Nam, để đảm bảo khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng cũng đã làm chi phí huy động vốn tăng lên. Bảng 2.2.4: Chi phí huy động vốn thực tế STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng chi phí trả lãi 59.66 78.28 2 Tổng chi phí liên quan tới huy động vốn 67.96 82.58 3 Tổng vốn huy động 1025.98 1282.48 4 Chi phí trả lãi thực tế bình quân 0.12 0.13 Qua bảng số liệu ta thấy ngoài chi phí trả lãi Chi nhánh còn phải bỏ ra thêm một phần chi phí ngoài trả lãi là những chi phí như: chi lương, chi quản lý chung, chi phí bảo hiểm tiền gửi, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán,… Khoản chi phí này lớn hơn so với chi phí trả lãi, điều này làm cho chi phí trả lãi thực tế bình quân của Chi nhánh tăng lên. Đặc biệt trong năm 2008, tổng vốn huy động của Chi nhánh tăng lên đáng kể, trong đó chiếm phần lớn là nguồn trung và dài hạn với chi phí lãi cao làm cho chi phí lãi phải trả tăng. Cùng với đó các chi phí liên quan đến huy động vốn cũng tăng, đã làm cho chi phí lãi thực tế bình quân tăng từ 0,12 lên 0,13. Con số này có nghĩa cứ 1 đồng vốn mà Chi nhánh huy động được thì chi phí thực tế mà Chi nhánh phải trả là 0,13 đồng. Điều này cũng cho thấy, Chi nhánh cần quản lý tốt việc sử dụng nguồn vốn huy động được sao cho hiệu quả để lợi nhuận có thể bù đắp và dôi ra khỏi chi phí, nhằm duy trì hoạt động của Chi nhánh và phát triển ngày một vững mạnh hơn nữa. 2.3. Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh 2.3.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt Để sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất cho việc huy động vốn Chi nhánh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Lãi suất phải được xác định phù hợp với thời hạn của nguồn huy động vốn, đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Lãi suất huy động phải được xây dựng trên cơ sở lãi suất đầu ra , bù đắp được chi phí và có lãi. Lãi suất phải được xây dựng theo nguyên tắc thị trường, phản ánh đúng cung cầu trên thị trường vốn. Phải sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo linh hoạt phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh. Khi có sự biến động của thị trường lãi suất phải đảm bảo mang tính cạnh tranh đồng thời đảm bảo được lợi tức yêu cầu cho chi nhánh. 2.3.2. Hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động vốn Để huy động vốn một cách tối đa Ngân hàng phải tạo ra được nhiều loại sản phẩm huy động vốn đa dạng để cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm khác nhau sẽ đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của khách hàng. Các sản phẩm huy động vốn hiện nay của chi nhánh là tiết kiệm thông thường, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm tích lũy. Các sản phẩm này được chia thành nhièu kỳ hạn khác nhau 1, 3, 6, 9, 12, 24, 36 tháng phù hợp với yêu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, so sánh với các NHTM khác thì sản phẩm của ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và chi nhánh Lê Trọng Tấn nói riêng chưa thực sự đa dạng, chưa thỏa mãn được nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trong thời gian tới ngân hàng TMCP Quân đội cần phải hoàn thiện các sản phẩm mới gắn với nhu cầu của khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng cũ, và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Để từ đó triển khai các sản phẩm mới cho các chi nhánh của Ngân hàng để tăng hiệu quả huy động vốn trong toàn ngân hàng. 2.3.3. Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng Hiện tại, ở chi nhánh Lê Trọng Tấn các dịch vụ tiện ích nhằm gia tăng tiện ích cho người gửi tiền còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh thẻ đã có sự phát triển nhanh tuy nhiên tiện ích thẻ đưa lại cho khách hàng không nhiều khi sử dụng, chưa có sự khác biệt đáng kể nào so với hệ thống thẻ ATM của các ngân hàng khác. Chi nhánh nên đầu tư phát triển máy rút tiền tự động ATM hiện đại, an toàn cho phép khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích như vấn tin qua tài khoản, nạp tiền vào tài khoản điện thoại từ tài khoản tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra tại chi nhánh hiện chưa triển khai áp dụng các loại thẻ khác như VISA , Master,…vv. Song song với việc phát triển mạng lưới thẻ, chi nhánh nên phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng để mở rộng nguồn tiền gửi trong dân cư, nghiên cứu triển khai các hình thức nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính trong giai đoạn sắp tới. 2.3.4. Thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viên ngân hàng Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Để huy động vốn có hiệu quả đòi hỏi đội ngũ nhân viên giao dịch phải tạo được ấn tượng tốt về ngân hàng trong con mắt khách hàng. Do vậy phải tạo cho đội ngũ này một phong cách đĩnh đạc, tác phong phục vụ khách hàng lịch sự, văn minh và có trách nhiệm. Mọi thành viên cần phải hiểu rằng khách hàng là bạn đồng hành của ngân hàng, cần hiểu nhu cầu và mong muốn của họ để từ đó thực hiện thành công chiến lược khách hàng. Đội ngũ nhân viên giao dịch phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và nắm rõ đặc tính ưu nhược điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp nhằm giải đáp thắc mắc của khách hàng, tư v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21236.doc
Tài liệu liên quan