Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Kinh Đô

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VPBANK VÀ CHI NHÁNH VPBANK KINH ĐÔ 2

I. Giới thiệu chung về VPBank 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 2

1.2. Sơ đồ tổ chức VPBank 5

1.3 Cơ cấu quản trị 8

1.3.1 Hội đồng quản trị 8

1.3.2 Ban kiểm soát 9

1.3.3 Hội đồng tín dụng: 9

1.3.4 Hội đồng Quản lý Tài sản nợ- có: gồm các thành viên: 10

1.3.5 Ban điều hành 10

1.4 Lĩnh vực hoạt động 10

1.5 Mục tiêu phát triển của VPBank 11

1.5.1 Sứ mệnh phát triển của VPBank 11

1.5.2 Tầm nhìn phát triển 11

1.5.3 Gía trị cốt lõi 11

II. Giới thiệu về chi nhánh VPBank Kinh Đô 12

2.1 Lịch sử hình thành 12

2.2 Sơ đồ tổ chức 13

2.3 Cơ cấu quản trị 13

2.4 Lĩnh vực hoạt động 15

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK KINH ĐÔ HÀ NỘI 16

I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của VPBank 16

1.1 Các hoạt động nghiệp vụ chính 16

1.1.1 Hoạt động huy động vốn 16

1.1.2 Hoạt động tín dụng 17

1.2 Các hoạt động khác 17

II. Thực trạng thẩm định các dự án trong ngân hàng VPBank 18

2.1 Quy trình thẩm định 18

2.2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng 18

2.2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn: 19

2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 19

2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư: 20

2.2.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 20

III. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 21

3.1. Những mặt đạt được: 21

3.2 Những mặt còn hạn chế 23

3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định

của ngân hàng 24

3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 25

3.3.2 Nguyên nhân khách quan 27

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG

VPBANK 29

3.1 Định hướng cho công tác thẩm định của ngân hàng trong

thời gian tới 29

3.2 Các giải pháp 29

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8673 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý chi nhánh: có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban của ngân hàng để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, công tác văn thư, hành chính, lễ tân, đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. Các tổ chức đoàn thể: Các chi nhánh lớn tập lập các chi bộ riêng, các chi bộ hoạt động độc lập theo đảng bộ địa phương. Không có đảng bộ của toàn VPBank. Tại Hà Nội chi bộ do tổng giám đốc làm Bí thư chi bộ. Hàng năm khuyến khích kết nạp thêm Đảng viên mới. Tại Hội sở và mỗi chi nhánh đều có tổ chức Công đoàn. Công đoàn Hội sở đã ký kết thoả ước lao động tập thể với đại diện người sử dụng lao động. Công đoàn hoạt động bằng kinh phí được giữ lại, kinh phí hỗ trợ thêm từ ngân hàng và nguồn khác (cổ tức, hoa hồng bảo hiểm…). Các chi nhánh đều có đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, thực hiện các hoạt động khác do VPBank và tổ chức đoàn phát động. 1.3 Cơ cấu quản trị 1.3.1 Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2005, ngày 30/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006-2009), gồm 6 thành viên: Ô.Phạm Hà Trung (Cử nhân kinh tế) Chủ tich HĐQT Ô.Lâm Hoàng Lộc (Cử nhân kinh tế, Cử nhân tâm lý) Phó Chủ tịch HĐQT Ô.Nguyễn Quang A(Tiến sĩ khoa học) Uỷ viên Ô.Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế) Uỷ viên Ô.Bùi Hảỉ Quân (Cử nhân kinh tế) Uỷ viên Ô.Linus Goh (Cử nhân Nhân văn) Uỷ viên 1.3.2 Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội Cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên: Ô.Vũ Hải Bằng (Cử nhân luật) Trưởng ban B.Phan Thị Thu Hà (Cử nhân kinh tế) Thành viên chuyên trách tại Hội sở Ô.Trần Đức Hạ(Cử nhân kinh tế) Thành viên chuyên trách tại TP HCM 1.3.3 Hội đồng tín dụng: Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT thành lập ra tại khu vực phía Bắc gồm các thành viên: Ô.Lê Đắc Sơn(Uỷ viên HĐQT-TGĐ) Chủ tịch Ô.Nguyễn Thanh Bình(Phó TGĐ) Phó Chủ tịch Ô.Nguyễn Quang A(Uỷ viên HĐQT) Thành viên Ô.Trần Văn Hải(Phó TGĐ) Thành viên Ô.Đinh Như Tuynh(Phụ trách phòng thu hồi nợ) Thành viên Ngoài ra, HĐQT còn lập ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau. 1.3.4 Hội đồng Quản lý Tài sản nợ- có: gồm các thành viên: Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế) Chủ tịch Ô.Nguyễn Thanh Bình(Cử nhân kinh tế) Phó Chủ tịch Ô.Trần Văn Hải(cử nhân kinh tế) Thành viên Ô.Vũ Minh Quỳnh(Cử nhân kinh tế) Thành viên B.Hoàng Mai Thảo(Cử nhân kinh tế) Thành viên 1.3.5 Ban điều hành Ô.Lê Đắc Sơn(Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư kinh tế) Tồng Giám đốc Ô.Trần Văn Hải(cử nhân kinh tế) Phó Tồng Giám đốc Ô.Nguyễn Thanh Bình(Cử nhân kinh tế) Phó Tồng Giám đốc Ô.Nguyễn Đình Long(Cử nhân kinh tế) Phó Tồng Giám đốc Ô.Vũ Minh Quỳnh(Cử nhân kinh tế) Kế toán trưởng 1.4 Lĩnh vực hoạt động VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; góp vốn và liên doanh theo luật định. Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép. Hoạt động bao thanh toán. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union. 1.5 Mục tiêu phát triển của VPBank 1.5.1 Sứ mệnh phát triển của VPBank VPBank quyết tâm trở thành ngân hàng đô thị, hoạt động theo phương châm: lợi ích khách hàng là trên hết, lợi ích người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Đối với khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cở sở cung cấp những sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng đồng bộ, nhiều tiện ích, cạnh tranh cho khách hàng. Đối với nhân viên: VPBank luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ nhân viên, đảm bảo cho họ mức thu nhập ổn định đồng thời thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển đầy đủ các quyền lợi về chính trị và văn hoá. Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và cố gắng nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức hàng năm. Đối với cổ đông: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với Ngân sách Nhà nước; Quan tâm chăm lo công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn cộng đồng. 1.5.2 Tầm nhìn phát triển VPBank phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng dẫn đầu khu vực miền Bắc, đồng thời là ngân hàng đứng trong top 5 ngân hàng cả nước, một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy. 1.5.3 Gía trị cốt lõi Định hướng khách hàng là nền tảng trung tâm cho mọi hoạt động Sự kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi và hoàn thiện, luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ… Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sang tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng. II. Giới thiệu về chi nhánh VPBank Kinh Đô 2.1 Lịch sử hình thành Theo công văn chấp thuận số 365/NHNN – HAN7, ngày 30/5/2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh Hà Nội cho phép VPBank mở chi nhánh cấp II tại Hà Nội là chi nhánh Thanh Xuân. Qua 3 năm hoạt động và phát triển, do nhu cầu mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội, VPBank đã nâng cấp thành chi nhánh cấp I mang tên VPBank Kinh Đô. Nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 15 năm thành lập (12/8/1993 – 12/8/2008), ngày 18/7/2008, VPBank chính thức khai trương chi nhánh Kinh Đô tại địa chỉ 292 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là chi nhánh cấp I thứ 5 cũng là trung tâm lợi nhuận thứ 5 của VPBank trên địa bàn Hà Nội (4 chi nhánh cấp I khác hiện đang hoạt động là Hà Nội, Thăng Long, Ngô Quyền và Đông Đô). VPBank là điểm giao dịch thứ 48 của VPBank trên địa bàn Hà Nội và là điểm giao dịch thứ 135 trên toàn hệ thống. Với mạng lưới hoạt động trả khắp các thành phố lớn trong cả nước, VPBank hiện là 1 trong 5 NHTMCP có mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam. 2.2 Sơ đồ tổ chức Giám đốc Trưởng phòng Tín dụng Trưởng phòng Giao dịch-kho quỹ Phó phòng Tín dụng Nhân viên Nhân viên 2.3 Cơ cấu quản trị Chi nhánh có 32 nhân sự gồm: ban giám đốc: 02 người; Hành chính: 03 người; phòng tín dụng doanh nghiệp: 07 người; phòng tín dụng cá nhân: 05 người; phòng giao dịch có 14 người và bảo vệ: 01 người. Ngoài ra, vì VPBank Kinh Đô là chi nhánh cấp I nên còn quản lý những chi nhánh cấp 2 gồm: Chi nhánh VPBank Thanh Xuân: 11 người Chi nhánh VPBank Giảng Võ: 15 người Chi nhánh VPBank Trung Hòa- Nhân Chính: 15 người Chi nhánh VPBank Kim Liên: 13 người Chi nhánh Lê Trọng Tấn: 11 người Chi nhánh Trung Yên: 11 người Chi nhánh Lý Nam Đế: 11 người Chi nhánh phân thành 2 phòng: phòng Phục vụ khách hàng, phòng Giao dịch- Kho quỹ. Phòng Phục vụ khách hàng có 1 trưởng phòng tín dụng doanh nghiệp, 1 trưởng phòng tín dụng cá nhân và 8 nhân viên tín dụng, 1 nhân viên thanh toán quốc tế. Phòng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động: - Tiếp xúc hướng dẫn khách hàng, tư vấn góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng, kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới. - Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tốt và không tốt để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh… của khách hàng; Thẩm định cho ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết, thẩm định hồ sơ của khách hàng. - Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. - Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cấp tín dụng. - Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay bảo lãnh để đề ra giải pháp khi khó thu hồi nợ.. - Phân tích, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động cho vay bảo lãnh tại chi nhánh. - Lưu trữ chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến khách hàng.. Phòng Giao dịch- Kho quỹ có 1 trưởng phòng, 1 kiểm soát viên, 1 thủ quỹ và 11 nhân viên giao dịch. Phòng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động: - Chào đón khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Thực hịên các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoàn tiết kiệm. - Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ…trên tài khoản tiền vay. - Hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền). - Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương về tổ chức tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán liên hàng. - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của NHNN và của VPBank. - Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin liên quan đến khách hàng. Bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định. 2.4 Lĩnh vực hoạt động Chi nhánh Kinh Đô là một đơn vị trực thuộc NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank có chức năng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm: Cho vay doanh nghiệp, cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt VPBank có các sản phẩm cho vay tiêu dùng với các thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh: - Cho vay trả góp mua nhà, sữa chữa nhà thời hạn tới 10 năm (với nhu cầu mua nhà) và tối đa 5 năm (với nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà). - Cho vay trả góp mua ô tô: tỷ lệ cho vay tối đa 65% giá trị xe (với thời hạn là 24 tháng) hoặc tối đa 65% giá trị xe (thời hạn 36 tháng). - Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá. - Cho vay tài trợ và nhu cầu tiêu dùng hợp lệ khác. Thực hiện mở tài khoản, thanh toán giữa các đơn vị, thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh và các dịch vụ ngân hàng khác. Huy động tiết kiệm và tiền gửi phục vụ nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế và dân cư với lãi suất hấp dẫn. Khách hàng rút tiền trước thời hạn được hưởng mức lãi suât của thời hạn thực tế đã gửi. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK KINH ĐÔ HÀ NỘI I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của VPBank 1.1 Các hoạt động nghiệp vụ chính 1.1.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đả vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh Tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để. Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 năm 2008 Huy động vốn 161,903.49 159,691.86 116,900 tiền gửi tiết kiệm 29,240.87 33,088.25 90,200 Tiền gửi TCKT và CN 132,490.27 126,448.92 26,600 Tiền gửi và vay trên TT II 0 0 0 tiền gửi của các TCTD và tiền gửi khác 172.35 154.69 100 (nguồn: từ báo cáo thường niên các năm) Năm 2008 là một năm khó khăn của Chi nhánh VPBank Kinh Đô, tổng số vốn huy động được của Chi nhánh là 1,169 tỷ trong đó huy động tích kiệm với các loại hình tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi bằng VNĐ, gửi bằng ngoại tệ… đạt 902 tỷ VNĐ, huy động thanh toán đạt 266 tỷ đồng. Kết quả này là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tình tình tài chính bất ổn định như: đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán… Cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn cho đến tháng 1 năm 2009, đã gây suy thoái kinh tế và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tuy nhiên Chi nhánh VPBank Kinh Đô vẫn cố gắng thực hiện tốt các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn góp phần hoàn thành kế hoạch hoạt động chung của toàn hệ thống. 1.1.2 Hoạt động tín dụng Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Doanh số cho vay 39,921.71 42,940.66 9,180 Doanh số thu hồi nợ trong kỳ 39,478.56 42,773.24 8,774 Du nợ cuối kỳ 57,476.59 57,644.01 12,716 Nợ quá hạn cuối kỳ 423.59 360.58 206 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.75 0.63 1.62 (nguồn: từ báo cáo thường niên các năm) Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Do đó, doanh số cho vay năm 2008 chỉ đạt 9,180 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên 1.62%. 1.2 Các hoạt động khác * Quảng bá thương hiệu Chi nhánh VPBank Kinh Đô đã nhanh chóng tiếp cận với khu vực dân cư quanh đây. Hàng tuần, ngân hàng có buổi phát thanh trên hệ thống loa phường nhằm khuyếch trương và quảng bá thương hiệu. Không chỉ vậy ngân hàng tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể, văn hoá, từ thiện. Chính những hoạt động góp phần giúp nguời dân cũng như những tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn ngân hàng hoạt động có những hiểu biết về Chi nhánh, đưa hình ành của VPBank gần gũi và quen thuộc hơn. * Hoạt động đoàn thể Chi nhánh VPBank Kinh Đô rất chú trọng các hoạt động đoàn thể. Công đoàn của chi nhánh tổ chức đều đặn 2 đợt nghỉ Xuân, Hè cho nhân viên. Các dịp lễ tết như 8-3, 20-10, dịp cuối năm…Chi nhánh luôn có quà cho các chị em, và tổ chức các buổi liên hoan giúp nhân viên có cơ hội than thiện và hoà đồng hơn góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể của Chi nhánh mình. * Hoạt động từ thiện Hưởng ứng rất tích cực hoạt động từ thiện của toàn hệ thống, Chi nhánh đã có những đóng góp khá lớn: như trích phần lương ủng hộ đồng bào gặp cơn bão số 5 vừa qua, ủng hộ quỹ người nghèo vào dịp cuối năm, tiếp tục đóng góp phụ cấp cho các bà mẹ anh hùng, tham gia phong trào ‘Hiến máu nhân đạo”- một nghĩa cử hết sức cao đẹp…. II. Thực trạng thẩm định các dự án trong ngân hàng VPBank 2.1 Quy trình thẩm định VP Bank đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trong toàn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định. Cụ thể các bước của quy trình thẩm định một dự án như sau: Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay: Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ Bước 3: Thẩm định dự án: Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền: 2.2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng Thẩm định hồ sơ vay vốn Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay 2.2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ, theo quy định của ngân hàng các loại hồ sơ cần thiết phải bao gồm - Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay: - Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay: - Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính - Hồ sơ đảm bảo tín dụng - Các hồ sơ tài liệu khác nếu cán bộ ngân hàng thấy cần thiết và có liên quan đến việc giải quyết cho vay. Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa là các tài liệu gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đề nghị vay vốn, biên bản họp hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên thông qua phương án vay vốn… bắt buộc phải là bản chính và là được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay. Các tài liệu khác nếu không thể cung cấp (như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chứng minh thư nhân dân…) thì sử dụng bản photo nhưng phải có chứng nhận của công chứng hoặc có ký đóng dấu "Sao y bản chính" của bên vay (nếu bên vay là pháp nhân) hoặc có chữ ký của chính người vay (nếu bên vay là thể nhân). 2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp - Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp - Thẩm định về tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp: - Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cần dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC, từ các nguồn thông tin khác. Phân tích các hệ số tài chính: tỷ suất tài trợ, tỷ suất thanh toán ngắn hạn, tỷ suất thanh toán của vốn lưu động, tỷ suất thanh toán tức thời, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số các khoản nợ trên tổng tài sản v.v… Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần có nhận xét về khả năng tài chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn 2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư: Là việc thẩm định dự án trên các khía cạnh sau: -Thẩm định về phương diện thị trường -Thẩm định về hình thức đầu tư -Thẩm định về phương diện kỹ thuật -Thẩm định về phương diện tài chính -Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình -Thẩm định về phương diện vệ sinh môi trường Các nội dung trên tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của dự án, mức vốn xin vay, cơ quan tài trợ vốn, tính chất của tài sản đảm bảo phòng tín dụng tiến hành thẩm định một cách toàn diện chi tiết hay chỉ thẩm định khái quát những vấn đề đủ để kết luận dự án có khả thi không và ngân hàng có nên tài trợ cho dự án hay không. 2.2.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như đã cam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc là tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng. Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự án không đảm bảo để trả nợ. Tài sản đảm bảo cần được đánh giá 1 cách chính xác làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần thiết. Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo bao gồm - Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo - Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản - Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo: công việc này do các nhân viên phòng thẩm định tài sản đảm bảo trực tiếp đảm nhiệm Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay Lưu ý: đối với tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, thiết bị máy móc…để thế chấp cho ngân hàng. Trong trường hợp các công trình đầu tư xây dựng mới, các nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúc khác… chưa hình thành trên thực tế hoặc đang xây dựng dở dang thì việc xác định giá trị tài sản này phải dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. III. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 3.1. Những mặt đạt được: Công tác thẩm định không chỉ chủ yếu xem xét khía cạnh tài chính, mà nội dung thẩm định đã tính đến các khía cạnh khác nhau của một dự án: đó không chỉ là việc đơn thuần tính toán các chỉ tiêu tài chính mà còn thẩm định về phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế, phương diện tổ chức, vận hành công trình và phương diện vệ sinh môi trường. Như vậy nội dung thẩm định đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với những tiêu chuẩn chung và với đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường. Phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng ngày càng khoa học và hiện đại. Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được. Ngân hàng cũng áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả như : NPV, IRR…, để đánh giá tính hiệu quả của dự án, ở một số dự án còn sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thẩm định cũng được áp dụng khá linh hoạt. Điều này thể hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thẩm định đã quy định rõ ràng các bước, các công đoạn trong quá trình thẩm định, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với VPBank… Tuy nhiên dù có linh hoạt đến đâu thì các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và tổng thể toàn diện nhất Đa số cán bộ thẩm định cũng như đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đều có trình độ từ đại học trở lên, họ đều là những người trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công tác, say mê với công việc và giàu tinh thần ham học hỏi. Đây chính là đội ngũ chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư về sau này. Bên cạnh đội ngũ cán bộ trẻ, ngân hàng còn có nhiều cán bộ làm việc lâu năm, có chuyên môn sâu về lĩnh vực dự án, dày dặn kinh nghiệm công tác, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định các dự án, đặc biệt là những dự án lớn phức tạp Mặt khác công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nghiệp vụ thẩm định cũng được VPBank thường xuyên chú trọng, hiện nay ngân hàng đã có trung tâm đào tạo riêng. Ngân hàng luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của mình trau dồi, nâng cao nghiệp vụ thẩm định. Hơn nữa ngân hàng còn rất chú trọng vào công tác đào tạo lại cán bộ, tập huấn, giao lưu, tổ chức hội nghị hội thảo mời các chuyên gia giỏi giảng dạy về thẩm định dự án. Do đó hiện nay ngân hàng đã có trong tay một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối cao, đạo đức vững vàng, không chỉ được trang bị các kiến thức liên quan đến đầu tư mà còn cả những kiến thức liên ngành đa dạng khác như kiến thức phân tích tài chính doanh nghiệp, kiến thức kế toán… Điều này cũng một phần do chất lượng đội ngũ cán bộ được tuyển chọn đầu vào có trình độ sàn tương đối cao Thời gian thẩm định được ngân hàng quy định như sau TT Loại công việc Thời gian thực hiện 1 Thẩm định hồ sơ tín dụng Max=15 ngày 2 Tái thẩm định Max=5 ngày 3 Lãnh đạo phòng tín dùng kiểm soát hồ sơ Max=3 ngày 4 Quyết định của ban tín dụng Max=5 ngày 5 Quyết định của hội đồng tín dụng Max=10 ngày 6 Phê duyệt của HĐQT Max=15 ngày 7 Thời giải quyết hồ sơ cho vay Max=45 ngày 8 Kiểm tra và xử lý nợ vay ít nhất 3 tháng 1 lần Thời gian thẩm định đã được rút ngắn so với trước đây từ đó giúp chủ đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần lưu ý đảm bảo sao cho tính nhanh chóng phải đi đôi với chất lượng thẩm định. 3.2 Những mặt còn hạn chế Các phương pháp phân tích rủi ro chưa được chú trọng một cách đúng mức. Một dự án đầu tư khi đi vào hoạt động có thể gặp rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về cung cấp các đầu vào, đầu ra; rủi ro do chậm tiến độ thi công; rủi ro về cung cấp dịch vụ công nghệ- kỹ thuật… Tuy nhiên cán bộ thẩm định ít khi dành nhiều thời gian và công sức đi sâu đánh giá từng loại để từ đó có hướng tư vấn, cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù công tác thẩm định dự án tại VPBank đã thực hiện đúng quy trình do VPBank ban hành, tuy nhiên việc tuân thủ theo quy trình đó chỉ mang tính hình thức bên ngoài. Trên thực tế, các nội dung trong quy trình chỉ được thẩm định một cách sơ sài và chưa đầy đủ. Xuất phát từ đặc trưng của một ngân hàng thương mại giống như nhiều ngân hàng khác, điều mà VPBank quan tâm nhất khi xem xét một khoản vay đó là khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ. Do đó quá trình thẩm định dự án hầu như chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách chung chung, sơ sài, không được quan tâm một cách đúng mức. Đa số cán bộ thẩm định cũng như đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đều có trình độ từ đại học trở lên, tuy nhiên đa số họ là đội ngũ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế về dự án, về thương trường. Số cán bộ có kỹ thuật còn hạn chế trong khi số cán bộ có chuyên môn về cả nghiệp vụ lẫn kỹ thuật lại càng ít. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác thẩm định Đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được phân công chuyên môn hoá trong công tác thẩm định, ở nhiều chi nhánh chưa có cán bộ chuyên trách về thẩm định dự án. Nhiều cán bộ không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định dự án mà chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu thẩm định nên trình độ còn nhiều hạn chế Mặt khác ngân hàng cũng chưa có chương trình đào tạo tổng thể về thẩm định dự án, việc đào tạo mới chỉ dựa vào những chương trình tập huấn và bồi dưỡng trong ngắn hạn hoặc tự đào tạo 3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22837.doc
Tài liệu liên quan