MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy xi măng Lưu Xá. 3
1.1.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá 3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy xi măng Lưu xá. 3
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy xi măng Lưu xá. 4
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy 4
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 5
1.2.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy 8
1.3 Tổ chức mộ máy quản lí hoạt động sản xuất-kinh doanh của Nhà máy 9
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 9
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. 10
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy Xi măng Lưu Xá 12
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây 12
1.4.2.Tình hình tài chính của nhà máy 15
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THÒNG KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY 19
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy 19
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy. 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán. 19
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy: 21
2.2.1 Các chính sách kế toán chung 21
2.2.5 Về hệ thống báo cáo tài chính: 28
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu 28
2.3.1 Tổ chức hạch toán phần hành kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 28
2.3.2 Tổ chức hạch toán TSCĐ 30
2.3.4. Tổ chức hạch toán thành phẩm, hàng hóa, xác định kết quả 34
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 36
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán 37
3.1.1 Những ưu điểm 36
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 37
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán 37
3.2.1 Những ưu diểm 37
3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân 37
3.3. Những kiến nghị 37
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Nhà máy xi măng Lưu Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số công việc, nhiệm vụ nhất định đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất. Trong mỗi phân xưởng được chia ra làm nhiều tổ thực hiện các công việc cụ thể nhất định đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc:
- Phân xưởng nguyên liệu bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ sản xuất.
+ Tổ 2: Sấy phụ gia, nghiền xi măng.
+ Tổ 3: Tổ chức nghiền bột phối liệu.
- Phân xưởng lò nung bao gồm:
+ Tổ 1: Tiếp nhận bột liệu.
+ Tổ 2: Tổ chức vê viên.
+ Tổ 3: Nung luyện Clanhke.
+ Tổ 4: Đập Clanhke đưa vào các silo chứa.
- Phân xưởng thành phẩm bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ nghiền xi măng.
+ Tổ 2: Tổ chức đóng bao.
+ Tổ 3: Đưa sản phẩm vào kho.
1.2.2.2 Kết cấu sản xuất tại Nhà máy.
Kết cấu sản xuất của Nhà máy bao gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận sản xuất chính:
+ Phân xưởng Nguyên liệu
+ Phân xưởng Lò nung
+ Phân xưởng Thành phẩm.
- Bộ phận sản xuất phụ:
+ Phòng công nghệ
+ Phân xưởng Bao bì
+ Phân xưởng Đồng tiến.
Sơ đồ 01: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Nhà máy xi măng Lưu Xá.
PX Nguyên liệu
PX lò nung
Kho thành phẩm
Kho NVL
PX bao bì
Phòng công nghệ
PX Đồng Tiến
PX Thành phẩm
(Nguồn: Phòng KH – KT)
1.2.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy
Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị chuyên sản xuất xi măng phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản và dân dụng. Quy trình chế tạo sản phẩm xi măng là quy trình khép kín, công nghệ sản xuất xi măng lò đứng cơ giới.Người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về quy trình công nghệ này là phòng kỹ thuật công nghệ. Trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác, Nhà máy luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, trang thiết bị cho phòng thí nhiệm.
Nhà máy sản xuất xi măng dựa trên Công nghệ lò đứng cơ giới. Quy trình sản xuất xi măng được chia làm hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét, than và các phụ gia (quặng sắt, quặng Barit, thạch cao,..) được đưa vào các máy đập, máy kẹp hàn làm vụn với một kích thước nhất định. Sau đó, đưa vào các silo nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia định lượng qua cân băng điện tử theo đơn phối đưa sang máy vê viên tạo thành các viên bột liệu sống. Bột liệu sống được đem nung luyện tạo ra nửa thành phẩm Clanhke.
Giai đoạn II: Nửa thành phẩm Clanke được đua sang các máy nghiền cùng với các phụ gia để nghiền thành bột xi măng. Sau đó, bột xi măng được đưa vào các silo chứa xi măng đảo trộn và chuyển sang máy đóng bao. Thao tác xong nhập kho thành phẩm xi măng.
Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá
Đá vôi, đất sét, than
Đập, sấy, nghiền
Bột liệu sống
Lò nung Clanhke
Clanhke
Nghiền xi măng
Xi măng thành phẩm
Phụ gia
(quặng, sắt, bari)
Phụ gia (Thạch cao, xỉ)
Giai đoạn I
Giai đoạn II
(Nguồn: Phòng kế toán)
1.3 Tổ chức mộ máy quản lí hoạt động sản xuất-kinh doanh của Nhà máy
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để phù hợp với hình thức kinh doanh hiện đại, dễ quản lý, bộ máy quản lý của Nhà máy được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Nhà máy là giám đốc, trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc, sau đó là năm phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống năm phân xưởng.
Sơ đồ 03: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Phân xưởng Đồng Tiến
Phân xưởng bao bì
Phân xưởng nguyên liệu
Phân xưởng thành phẩm
Phân xưởng lò nung
Phòng KH-KT
Phòng KT-CN
Phòng TC-KT
Phòng TC-HC
Phòng Thị trường
PG§ s¶n xuÊt
PGD kinh doanh
Giám đốc
Sơ đồ Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà máy
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
- Ban lãnh đạo:
* Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Là người điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật lao động, đời sống xã hội, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, xây dựng thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
*Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động tiêu thụ, cung ứng xi măng Nhà máy ra thị trường và lên kế hoạch, phương án hoạt động tiêu thu sản phẩm, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy ra thị trường, thường xuyên đưa ra các giải pháp, chính sách mở rộng thị trường.
* Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm, tình hình hoạt động máy móc sản xuất trong Nhà máy và lên kế hoạch hoạt động sản xuất, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất xi măng.
- Các phòng ban:
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy. Lập kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ, lên phương án theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Xây dựng cân đối vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ trong quá trình sản xuất.Theo dõi lập báo cáo tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, kiểm soát việc vận hành các thiết bị trong Nhà máy.
* Phòng thị trường: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ và mở rộng thị trường cho từng kỳ trong năm. Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi xi măng trong các kho đại lý bán hàng. Theo dõi tập hợp các phản ánh và khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng hoá. Thống kê các số liệu về sản lượng tiêu thụ và thị phần của Nhà máy.
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, đề xuất với giám đốc về công tác quản lý nhân sự của Nhà máy. Lập kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, tuyển dụng lao động. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, công tác hành chính.
* Phòng kế toán tài chính: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo từng ngày, tháng, quý, năm và lập báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, giúp giám đốc điều hành quản lý.
* Phòng kỹ thuật - công nghệ: Kiểm tra các chất lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất của Nhà máy. Giao dịch liên hệ với cơ quan quản lý cấp trên để đăng ký chất lượng sản phẩm.
- Các phân xưởng:
* Phân xưởng nguyên liệu (nghiền liệu): Tổ chức gia công, chế biến nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Gia công đồng nhất phối liệu và nhiên liệu, đảm bảo độ ẩm, độ mịn để cung cấp cho lò nung. Sấy phụ gia, nghiền xi măng, tổ chức nghiền bột phối liệu.
* Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu, tổ chức vê viên, nung luyện Clanhke, đập Clanhke đưa vào các silo chứa.
*Phân xưởng thành phẩm: Tổ chức gia công, chế biến nguyên liệu phục vụ nghiền xi măng, thạch cao, xỉ,… Tổ chức nghiền, đảo đồng nhất, đóng bao, bốc xi măng lên phương tiện vận tải.
* Phân xưởng bao bì: Tổ chức sản xuất cung cấp vỏ bao cho Nhà máy theo kế hoạch.
*Phân xưởng Đồng tiến: Tổ chức nung Clanhke, nghiền xi măng.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy Xi măng Lưu Xá
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy xi măng Lưu Xá
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1.
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
60.461.528.221
67.012.948.689
74.781.031.502
2.
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
3.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
60.461.528.221
67.012.948.689
74.781.031.502
4.
Giá vốn hàng bán
52.566.368.370
53.238.882.820
61.407.404.457
5.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
7.895.159.851
13.774.065.869
13.373.627.045
6.
Doanh thu hoạt động tài chính
160.377.079
202.435.080
297.513.365
7
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
1.249.809.395
1.249.809.395
2.139.123.204
1.588.362.859
950.762.974
944.622.974
8.
Chi phí b¸n hµng
1.342.847.577
1.459.481.799
1.470.736.457
9.
Chi phí quản lý doanh ghiệp
3.631.536.363
4.874.511.410
4.536.714.179
10.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.831.343.595
5.503.384.536
6.712.926.800
11.
Thu nhập khác
164.193.951
845.630.574
376.724.488
12.
Chi phí khác (điều chỉnh giảm lợi nhuận
190.080.188
129.377.481
271.277.269
13.
Lợi nhuận khác
-25.886.237
716.253.093
105.447.219
14.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.805.457.358
6.219.637.629
6.818.374.019
15.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
-
-
-
16.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại
-
-
-
17.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
1.805.457.358
6.219.637.629
6.818.374.019
(Nguồn: Phòng kế toán)
1.4.2. Tình hình tài chính của nhà máy
Bảng 2: Phân tích tình hình tài chính của Nhà máy
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
2008/2007
2009/2008
số tiền
%
Số tiền
%
Tổng doanh thu bán hàn, doanh thu tài chính cà doanh thu khác
60,786,099,251
68,061,014,343
75,455,269,355
7,274,915,092
11.97
7,394,255,012
10.86
Tổng chi phí
58,980,641,893
61,841,376,714
68,636,895,336
2,860,734,821
4.85
6,795,518,622
10.99
Tổng lợi nhuận
1,805,457,358
6,219,637,629
6,818,374,019
4,414,180,271
244.49
598,736,390
9.63
Nhận xét:
Năm 2008 doanh thu tăng 11.97%, lợi nhuận tăng mạnh 244.49% .Còn trong năm 2009, doanh thu tăng 10.86% kéo theo lợi nhuận tăng 9.63% so với năm 2008. Ta nhận thấy các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh qua các năm. Điều này có được là nhờ quá trình hoạt động tích cực của Ban giám đốc cũng như của nhân viên trong toàn nhà máy.Theo đà phát triển này, chứng tỏ Nhà máy xi măng Lưu Xá có tiềm lực phát triển lớn, tình hình tài chính ổn định, vững mạnh.
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của Nhà máy qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền
12.830.306.143
4.088.916.791
18.570.503.816
3.388.026.824
16.118.671.455
2.237.384.804
Tài sản dài hạn
9.605.594.014
12.937.462.567
10.298.955.923
Tổng cộng
22.435.900.157
31.507.966.383
26.417.627.378
II Nguồn vốn
Nợ phải trả
Trong đó nợ ngắn hạn
15.421.361.514
14.049.734.674
17.284.790.111
15.727.358.300
11.610.714.716
10.405.003.917
Vốn chủ sở hữu
7.014.538.643
14.223.176.272
14.806.912.662
Tổng cộng
22.435.900.157
31.507.966.383
26.417.627.378
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 4: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
%
43
41
39
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sạn
%
57
59
61
2
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
69
55
44
Vốn chủ sở hứu/Tổng nguồn vốn
%
31
45
56
4
Khả năng thanh toán tổng quát
Lần
1.45
1.82
2.28
4
Tỉ suất lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
%
8
20
26
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
%
3
9
9
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
%
26
44
46
Nhận xét:
-Trong cơ cấu tài sản của Nhà máy, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn và có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây, tuy tốc độ tăng chậm. Tương ứng là tỉ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm trong các năm gần đây.
- Tuy nhiên, Nhà máy đang dần tiến tới ổn định tình hình tài chính và chủ động hơn về tình hình vốn hoạt động. Cụ thể, tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Nhà máy tăng lên từ 31% năm 2007, đến cuối năm 2009 đã là 56%
- Khả năng thanh toán nợ của nhà máy cũng được cải thiện đáng kể. Khả năng thanh toán tổng quát tăng lên 2.28 lần trong năm 2009, chứng tỏ Nhà máy vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
- Các tỉ suất lợi nhuận của nhà máy khá cao và liên tục tăng trong các năm gần đây. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nhà máy cần được duy trì và phát huy.
1.4.3 Tình hình nhân sự
Bảng 5: Tình hình nhân sự của nhà máy qua các năm
Diễn giải
2007
2008
2009
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng lao động
361
100
317
100
276
100
Đại học
67.00
18.56
59.00
18.61
52.00
18.84
Cao đẳng
6.00
1.66
6.00
1.89
6.00
2.17
Trung cấp
34.00
9.42
32.00
10.09
26.00
9.42
Sơ cấp-công nhân
254.00
70.36
220.00
69.40
192.00
69.57
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét:
Tỉ lệ công nhân viêc có trình độ Đại học và Cao đẳng tăng dần qua các giai đoạn.
Cụ thể lao động trình độ Đại học tăng từ 18.56% năm 2007 lên đến 18.84% năm 2009. Lao động trình độ Cao đẳng cũng tăng từ 1.66% lên 2.17% năm 2009. Tuy tốc độ tăng chưa thực sự rõ rệt qua các năm, nhưng cũng đã phản ánh sự quan tâm chú trọng của Nhà máy trong việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ của công nhân viên.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THÒNG KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy.
Bộ máy kế toán của Nhà máy được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy xi măng Lưu Xá.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư
Kế toán tiêu thụ
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Thủ quỹ kế toán TSCĐ
Kế toán tiền lương
Các nhân viên kinh tế phân xưởng
( Nguồn: Phòng kế toán )
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán.
* Kế toán trưởng (Chu Thị Phụng ): Là người đứng đầu bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, có trách nhiệm giúp giám đốc Nhà máy trong công tác quản lý tài chính, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại Nhà máy.
* Kế toán tổng hợp ( Nguyễn Thị Hồng Hải ): Chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các bộ phận kế toán, là người trực tiếp làm công tác tổng hợp và tính giá thành, được kế toán trưởng giao cho phụ trách công tác kế toán của Nhà máy.
* Kế toán tiền lương: Hàng tháng, kế toán tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên. Định kì cập nhật bảng phân bổ tiền lương và BHXH từ phòng Tổ chức-hành chính để cung cấp cho kế toán tổng hợp.
* Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: Theo dõi, ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng và sự thay đổi của TSCĐ trong doanh nghiệp. Tính và phân bổ KHTSCĐ cho các bộ phận sử dụng hợp lý. Tham gia lập kế hoạch và theo dõi tình hình sửa chữa TSCĐ, có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt đúng chế độ, đúng nguyên tắc. Đảm bảo an toàn, không gây thất thoát, lập báo cáo quỹ theo quy định.
* Kế toán ngân hàng: Phản ánh tình hình biến động về tiền gửi nhân hàng, tiền vay ngân hàng, số dư tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng từng ngày, từng tháng. Phản ánh chính xác số công nợ của một số đơn vị lớn khu vực Thái Nguyên, đối chiếu và có biện pháp thu hồi công nợ.
* Kế toán thanh toán: Ghi chép, phản ánh sự biến động tăng giảm của quỹ tiền mặt từng ngày để kế toán trưởng và giám đốc có kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý, theo dõi quá trình thanh toán quỹ tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng ngày.
* Kế toán tiêu thụ: Theo dõi quá trình tiêu thụ của sản phẩm, chi tiết công nợ của từng khách hàng và kiểm tra tính chính xác của công nợ đó. Tính số thuế phải nộp của từng tháng, lập báo cáo quyết toán thuế với Nhà nước, đôn đốc việc thực hiện thu nộp ngân sách.
* Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình nhập xuất kho để tính cho đối tượng sử dụng. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình công nợ với người bán hàng tháng. Chấp hành tốt định mức dự trữ vật tư trong kho mà Nhà nước quy định.
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy:
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán áp dụng:
Nhà máy áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
Đối với hàng tồn kho cuối kỳ: Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
-Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Việc ghi nhận TSCD hữu hình và khấu hao tài sản được thực hiện theo chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình và theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCD
Phương pháp khấu hao sử dụng: Khấu hao đường thẳng.
-Phương pháp tính giá thành tại Nhà máy: Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
-Nhà máy thực hiện việc kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
-Niên độ áp dụng tại Nhà máy: Theo niên độ là 1 năm kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
-Đơn vị tiền sử dụng: Việt Nam đồng
2.2.2. Tổ chức vận dụng Hệ thống chứng từ kế toán
- Chế độ chứng từ sử dụng:
Nhà máy áp dụng theo nguyên mẫu của Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.
-Chứng từ sử dụng:
- Hệ thống chứng từ về tiền tệ bao gồm:
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
-Hệ thống chứng từ về lao động- tiền lương bao gồm:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương, thưởng
Bảng thanh toán BHXH
Giấy đi đường
Phiếu làm thêm giờ
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
-Hệ thống chứng từ về hàng tồn kho bao gồm:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Biên bản kiểm kê vật tư
Bảng phân bổ nguyên vật liêu, công cu, dụng cụ
-Hệ thống chứng từ về TSCĐ bao gồm;
Biên bản giao nhận TSCĐ
Thẻ tài sản cố định
Biên bản thanh lí TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao
-Hệ thống chứng từ về bán hàng, thanh toán bao gồm:
Hoá đơn
Biên bản thanh lí hợp đồng
Thẻ tính giá thành
-Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán
Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc nhà máy kí duyệt
Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của xí nghiệp đều được lập chứng từ kế toán theo mẫu in sẵn hoặc phát sinh đặc biệt do xí nghiệp lập. Chứng từ kế toán có đủ số liên, nội dung chính xác và đầy đủ chữ ký và con dấu. Sau khi được kiểm tra, chứng từ được ghi sổ kế toán và lưu trữ.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản của nhà máy được thiết kế theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC. Các tài khoản cấp 2 được thiết kế phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Cụ thể
Tài khoản Loại 1 gồm: TK 111, 112, 131, 141, 152, 153…trong đó TK 152 được thiết kế thành các TK cấp 2 như
-TK 152.1 : Nguyên vật liệu chính .
- TK 152.2 : Nguyên vật liệu phụ .
- TK 152.3 : Nhiên liệu .
- TK 152.4 : Phụ tùng thay thế ….
Tài khoản loại 2 gồm: 211, 214, 242…
Tài khoản loại 3 gồm: 311. 331, 334…
Loại 4 gồm 411, 421, 431…
Loại 5 gồm: 511, 515…
Loại 6 gồm: 621, 622, 627, 632, 635…
Trong đó
627 gồm các TK cấp 2 chi tiết theo khoản mục chi phí dùng ở phân xưởng gồm :
- 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng
- 627.2: Chi phí vật liệu
- 627.3: Chi phí cộng cụ dụng cụ sản xuất
- 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
- 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- 627.8: Chi phí bằng tiền khác
Loại 7 gồm: 711
Loại 8 gồm 811
Loại 9 gồm 911
Các TK ngoại bảng
TK 004: Nợ khó đòi đã xử lí.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Để phản ánh tình hình biến động của từng tài sản, từng nguồn hình thành tài sản và các quá trình kinh tế phát sinh tại Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy áp dụng: “Hình thức kế toán trên máy vi tính”.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Cụ thể Nhà máy xi măng Lưu Xá áp dụng phần mềm kế toán FOXPRO. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ (NK- CT).
Các loại sổ được Nhà máy sử dụng chủ yếu trong phần mềm kế toán này là:
Sổ chi tiết gồm: Bảng kê chứng từ, sổ chi tiết đối tượng, sổ chi tiết đối tượng và vụ việc, sổ theo dõi chi phí sản phẩm - vụ việc, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng.
Sổ tổng hợp gồm: Sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng, nhật ký chứng từ số…, sổ cái chi tiết tài khoản, sổ cái tổng hợp.
Báo cáo vật tư gồm: Sổ chi tiết nhập vật tư, sổ chi tiết xuất vật tư, doanh thu và giá vốn, bảng phân bổ NVL, CCDC, sổ chi tiết vật tư, bảng cân đối vật tư.
Sơ đồ số 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
SỔ KẾ TOÁN
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
-Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG Lo¹i
( Nguồn: Phòng kế toán )
*Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối quí, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy.
(1) _ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2)_ Cuối tháng, (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 6: Hình thức nhật ký chứng từ.
Chứng từ gốc, bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Đối chiếu:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kì
Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán toán tổng hợp và kế toán đối chiếu tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính, tuy nhiên hình thức này còn có nhược điểm mẫu sổ phức tạp nên đòi hỏi cán bộ CNV có trình độ chuyên môn vững vàng không thuận tiện cho cơ giới hoá, kế toán.
Sau khi để kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập các Báo cáo tài chính...
2.2.5 Về hệ thống báo cáo tài chính:
Các báo cáo tài chính sử dụng trong nhà máy được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 3 năm 2006.Bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính của Nhà máy được lập và gửi vào cuối mỗi quý.
Người lập báo cáo là Kế toán tổng hợp Nguyễn Thị Hải và phải được kế toán trưởng Chu Thị Phụng kiểm tra, ký duyệt và được ban giám đốc phê duyệt. Đối với báo cáo cuối năm sẽ được kiểm toán nhằm minh bạch về tình hình tài chính cho những người quan tâm như nhà đầu tư, cơ quan thuế, đối tác của doanh nghiệp.
2.3.Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1 Tổ chức hạch toán phần hành kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
- Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
-TK sử dụng: TK 152, 153
-Hạch toán chi tiết: Phương pháp thẻ song song
Sổ sách sử dụng: Thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu công cụ, dụng cụ, sổ tổng hợp N-X-T
Sơ đồ 7: Hạch toán chi tiết NVL-CCDC
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Thẻ kho
Sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Sổ tổng hợp NXT
Sổ kế toán tổng hợp
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kì
Đối chiếu
Hạch toán tổng hợp
Sổ tổng hợp: Bảng phân bổ số 2, Bảng kê 4, 5, 6, Nhật kí chứng từ số 7,
Sổ cáI TK 152, 153
Sơ đồ 8: Hạch toán tổng hợp NVL-CCDC
Phiếu nhập kho, xuất kho
Chứng từ chi phí, bảng phân bổ chi phí
Bảng phẩn bổ KH TSCĐ
B¶ng ph©n bæ sè 2
NKCT 7
Sổ cái TK 152, 153
NKCT 1,2,4,5
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê 4, 5, 6
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
2.3.2 Tổ chức hạch toán TSCĐ
Chứng từ sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại tài sản, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Tài khoản sử dụng: TK 211, 214...
-Hạch toán chi tiết:
Sổ sách sử dụng: Thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ, Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCD tháng này
Bảng phân bổ khấu hao tháng trước
Sổ tổng hợp TSCĐ
Chứng từ tăng giảm TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Sơ đồ 9: Hạch toán chi tiết TSCĐ
- Hạch toán tổng hợp:
Sổ tổng hợp: Bảng kê 3,4, 5, 6. Nhật kí chứng từ số 7, số 9
Sổ cái TK 211, 214
Sơ đồ 10: Hạch toán tổng hợp TSCĐ
Chứng từ gốc tăng tăng giảm TSCĐ
NKCT 9
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Lập thẻ, hủy thẻ TSCD
NKCT 7
Sổ tổng hợp TSCĐ
Sổ cái TK 211,213,214,241
NKCT 1,2,4,5
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê 4,5,6
Sổ chi tiết TSCĐ
2.3.3. Tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25630.doc