MỤC LỤC
A.Lịch sử hình thành phòng giao dịch (PGD) Lê Trọng Tấn ngân hàng thương mại cổ phần AnBình Hà Nội(ABBANK) 2
1.Sơ lược về lịch sử hình thành ABBANK: 2
2.Lịch sử hình thành phòng giao dịch Lê Trọng Tấn: 2
3.Vị trí địa lí: 3
4. Sơ đồ tổ chức: 4
5.Phân tích theo mô hình SWOT: 5
B. Hoạt động chính của PGD Lê Trọng Tấn năm 2007 6
1. Huy động vốn: 6
2. Tín dụng: 7
2.1. Khách hàng cá nhân: 7
2.1.1. Cho vay tiêu dùng: 7
2.1.2. Cho vay sản xuất kinh doanh: 7
2.1.3. Cho vay mua và sửa chữa nhà cửa: 7
2.1.4. Cho vay mua ô tô: 8
2.1.5. Cho vay du học: 8
2.1.6. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: 8
2.1.7. Cho vay cổ phần hoá: 8
2.2. Khách hàng doanh nghiệp: 9
3. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007: 10
C. Kế hoạch kinh doanh năm 2008 của PGD Lê Trọng Tấn 11
1.Kinh doanh: 11
1.1. Công tác tiếp thị PR 11
1.2. Khách hàng: 11
1.3. Sản phẩm dịch vụ: 12
1.3.1. Sản phẩm đối với doanh nghiệp: 12
1.3.2. Sản phẩm đối với cá nhân: 13
2. Yêu cầu chung với các bộ phận: 13
2.1. Chăm sóc khách hàng: 13
2.2. Công tác kế toán: 13
2.3. Công tác dịch vụ ngân quỹ: 13
2.4. Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế: 13
2.5. Hành chính văn thư: 13
2.6. Cơ sở vật chất: 13
3. Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến trong năm 2008 13
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Phòng giao dịch Lê Trọng Tấn ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3: ABBANK được thành lập vào tháng 5 năm 1993 với số vốn điều lệ 1 tỉ và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương thị trấn An Lạc huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
Năm 2002: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như với mong muốn ABBANK ngày càng phát triển, tháng 3/2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tiến hành tập trung vào kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Đầu tư.
Năm 2006: 06/12/2006: Kí hợp đồng triển khai core banking solutions với Temenos và khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội.
Ngày 14 và 16 tháng 11 năm 2006: Khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng và Trần Khát Chân.
Ngày 7/11/2006 : ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỉ trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch và quỹ đầu tư VinaCapital.
Ngày 27/10/2006 : Khai trương ABBANK Đà Nẵng
Năm 2007: 1/2007 Tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á.
2.Lịch sử hình thành phòng giao dịch Lê Trọng Tấn:
Năm 2007 là năm đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đó là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hội nhập vào thị trường thế giới mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cả thuận lợi cũng như khó khăn, ngành ngân hàng cũng nằm trong xu thế chung. Khi chúng ta chính thức hội nhập vào sân chơi châu lục đồng nghĩa với việc phải mở room cho nhà đầu tư nước ngoài. Rõ ràng các ngân hàng nước ngoài có những lợi thế nhất định về quy mô, nhân lực, và trang thiết bị, do đó cạnh tranh với họ đòi hỏi bản thân các ngân hàng của chúng ta phải có những sự chuẩn bị nhất định để phát huy được lợi thế của người đến trước, của chủ nhà. Giải pháp đối với đa số ngân hàng là mở rộng chi nhánh để chiếm lĩnh thị trường.
Bên cạnh đó nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi ngân hàng - người dẫn vốn cho nền kinh tế - cũng phải phát triển theo, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của dân cư cũng tăng cao, đặc biệt với mục tiêu phấn đấu hạn chế tiền mặt trong nền kinh tế của Chính phủ chính là cơ hội để ngân hàng gia tăng các dịch vụ của mình.
ABBANK nắm bắt được xu hướng đó, quyết định mở rộng mạng lưới của mình, phòng giao dịch Lê Trọng Tấn được quyết định thành lập.
Phòng giao dịch Lê Trọng Tấn được thành lập tháng 08 năm 2007 - trực thuộc ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội. Mục tiêu chính của phòng giao dịch:
- Thị trường mảng khách hàng là điện lực Quận Đống Đa, Thanh Xuân.
- Thị trường các đơn vị đóng trên địa bàn như khu quân đội, các cơ quan chính phủ trên địa bàn quận.
- Các hộ kinh doanh cá thể, các công ty TNHH, cổ phần và 100% nước ngoài trên địa bàn quận.
3.Vị trí địa lí:
Phòng giao dịch Lê Trọng Tấn có địa điểm tại số 30 Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn Quận Thanh Xuân (Thuộc Quận Đống Đa cũ) – Hà Nội.
Hiện tại đoạn đường Lê Trọng Tấn có 6 Ngân hàng thương mại đang hoạt động (đã bao gồm ABBANK) đó là: Ngân hàng Incombank, VPBank, Kỹ thương, TMCP Quân Đội, Đầu tư và phát triển. Phòng GD Lê Trọng Tấn nằm giáp ranh giữa 2 quận là Quận Thanh Xuân và Quận Đống Đa.
Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, gần với nơi ở của các cán bộ thuộc quân chủng phòng không và khu quân nhạc của bộ Quốc phòng, khu dân cư sống tại chung cư cao cấp Định Công. Quận Đông Đa tập trung nhiều trường đai học lơn như: Đại học Thuỷ Lợi, Học viện Ngân hàng, Đại học Y Hà Nội, ĐH Công Đoàn, và các trường cấp III là PTTH Kim Liên và PTTH Đống Đa, cùng với hơn 10 trường cấp II, tiểu học và mẫu giáo.
Đây cũng là nơi có nhiều điểm nút giao thông quan trọng: Đường Trường Chinh, Đường Láng kinh doanh các mặt hàng ngành VLXD; Đường Cát Linh kinh doanh các mặt hàng nội thất; Đường Thái Thịnh các mặt hàng thuốc tân dược; Đường La Thành các mặt hàng sắt thép công nghiệp; Đường Khâm Thiên kinh doanh quần áo điện thoại; Đường Nguyễn Lương Bằng, Chùa Bộc, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch là trung tâm thương mại của quận Đống Đa.
4. Sơ đồ tổ chức:
Hiện tại, phòng giao dịch có 11 cán bộ bao gồm:
Trưởng phòng giao dịch: 1 người
Khách hàng cá nhân: 2 người
Khách hàng doanh nghiệp: 3 người
Kế toán: 3 người
Văn thư: 1 người
Bảo vệ : 1người
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của phòng giao dịch, phòng sẽ phát triển số lượng cán bộ cho phù hợp với từng giai đoạn, kế hoạch cuối năm 2008 phòng có 16 cán bộ và đến năm 2010 phòng sẽ có 40 cán bộ. Các cán bộ hiện tại đều được đào tạo cơ bản về hoạt động ngân hàng, có tinh thần trách nhiệm, say mê, nhiệt tình với công việc, gắn bó lâu dài với ABBANK.
Kế hoạch nhân sự và lương trong năm 2008. (Đv Trđ)
Nguồn PGD Lê Trọng Tấn
Chỉ tiêu
Quí I
Quí II
Quí III
Quí IV
Trưởng phòng
1
1
1
1
Phó phòng
1
1
1
Kế toán kho quỹ
4
4
4
4
Chuyên viên QHKH
5
5
5
5
Chuyên viên QLTD
2
2
2
2
Tổng nhân viên
12
13
13
13
Lương bình quân
4.5
4.5
4.5
4.5
Quĩ lương
54
58.5
58.5
58.5
5.Phân tích theo mô hình SWOT:
Strength: Điểm mạnh
Cơ sở hạ tầng phòng giao dịch ABBANK Lê Trọng Tấn có vị trí hoạt động kinh doanh đẹp thuận lợi cho việc khách hàng đến giao dịch, trang thiết bị phục vụ công việc hiện đại. Đặc biệt là phòng giao dịch có vị trí thông thoáng, dễ nhìn từ nhiều hướng điều này giúp cho ABBANK có thể quảng cáo và giới thiệu hình ảnh đến khách hàng một cách rất hiệu quả.
Trong những năm gần đây uy tín và thương hiệu của ABBANK đã được đông đảo người dân biết đến.
Sự hợp tác và hỗ trợ nhiệt tình của các cổ đông của ABBANK, ấn tượng nhất là việc tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã trở thành đối tác chiến lược của ABBANK giúp cho ABBANK có hơn 100.000 khách hàng của ngành điện lực.
Sự đa dạng các sản phẩm và dịch vụ của ABBANK luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng như: các sản phẩm cá nhân, sản phẩm dành cho doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngoại hối….
Hệ thống quản lý phần mềm lõi Temenos T24 giúp cho ABBANK quản trị mọi hoạt động của ngân hàng. Qua hệ thống này, ABBANK có thể triển khai các sản phẩm bán lẻ và bán chéo các sản phẩm
Đội ngũ cán bộ năng động và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng
Weakness: Điểm yếu- khó khăn
Phòng giao dịch mới thành lập do vậy việc tiếp cận khách hàng trên đia bàn phải có thời gian để nắm bắt thị hiếu, thói quen và nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
Cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng bạn. Hiện nay trên địa bàn Quận Đống Đa đã có mặt bởi hơn 49 phòng giao dịch của 17 ngân hàng đã có uy tín trên thị trường cụ thể:
Tên ngân hàng
Số điểm giao dịch
Tên ngân hàng
Số điểm giao dịch
Techcombank
05
ACB
02
VIB
03
Incombank
01
BIDV
04
Southernbank
01
Mbbank
03
Việt Á bank
01
Maribank
01
Eximbank
01
Vpbank
06
Sacombank
01
SCB
01
SHBank
01
Navibank
01
Agribank
10
VCB
05
Ngoài ra còn có sự tham gia của một số các ngân hàng chính sách và các ngân hàng mới phát triển cũng tham gia và hoạt động trên địa bàn quận
Opportunity- Cơ hội.
Do địa bàn thuận lợi nằm tại trung tâm các tuyến phố lớn do vậy hoạt động tài chính phát triển ngày càng lớn do vậy phòng giao dịch có nhiều cơ hội khai thác và phát triển các dịch vụ và sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Phát triển các mảng thị trường mới tuỳ thuộc vào khu vực dân trí, lối sống, ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là các khách hàng thuộc ngành điện trên địa bàn dưới sự hỗ trợ của điện lực quận Đống Đa, điện lực Thanh Xuân.
Nâng cao các sản phẩm và dịch vụ tuỳ thuộc vào từng đối tượng vay, từng món vay.
Threaten: Thách thức
ABBANK Lê Trọng Tấn sẽ găp khó khăn bởi sự cạnh tranh của các ngân hàng hoạt động lâu năm và có thương hiệu trên thị trường nói chung và Quận Đống Đa, quận Thanh Xuân nói riêng.
Việc ABBANK triển khai các dịch vụ và sản phẩm cao cấp đến đòi hỏi phải có chiến lược và đầu tư lâu dài
Sự phát triển của các ngân hàng cổ phần cùng loại sẽ là thách thức lớn, đặc biệt là cuối năm 2007 sẽ có sự xuất hiện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
B. Hoạt động chính của PGD Lê Trọng Tấn năm 2007
Phòng giao dịch Lê Trọng Tấn, mới được thành lập vào tháng 8/2007 thời gian hoạt động còn chưa nhiều, ở giai đoạn đầu mới chỉ tìm cách chiếm lĩnh thị trường tạo thương hiệu ABBANK. Hoạt động cơ bản của phòng trong năm 2007 bao gồm : Huy động vốn, Tín dụng chủ yếu là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp chưa phổ biến, các dịch vụ ngân hàng đang trong quá trình hình thành phát triển. Đến năm 2008 phòng mở rộng hoạt động của mình như tăng hoạt động dịch vụ: phát hành thẻ thanh toán, thẻ séc….
1. Huy động vốn:
Từ năm 2005 hoạt động huy động vốn của ABBANK có sự tăng trưởng với tốc độ cao, năm 2006 – 2007 tình hình thị trường thế giới có nhiều biến động như: sự biến động của giá dầu, giá vàng lên đến kịch trần, thay đổi lãi suất của Fed… điều này gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn, khi mà lãi suất VND liên tục phải chạy theo biến động của thị trường.
Phòng giao dịch có kế hoạch bám sát thị trường và nắm vững địa bàn hoạt động trên khu vực mình quản lí, qua thời gian khảo sát đã biết được thói quen giao dịch tài chính của người dân.
Phòng đã triển khai các chương trình quảng bá hình ảnh, giới thiệu các dịch vụ ưu đãi để thu hút khách hàng.
Phòng luôn mở rộng duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lí và vùng lân cận.
Phòng chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng đến giao dịch tại ABBANK, đây được coi như nhân tố quyết định để nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Chỉ tiêu tài chính năm 2008 và kết quả thực hiện năm 2007:
(đv: Trđ, tỉ giá: 16.1)
(Nguồn:PGDLêTrọng Tấn)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Quí I
Quí II
Quí III
Quí IV
Tiềngửi thanh toán
4,002
16,002
28,002
40,002
52,002
VND
4,000
9,000
15,000
17,200
19,200
USD
0.1
1.7
2.5
4
5
Tiền gửi tiết kiệm
13,415
24,830
36,245
47,660
59,075
VND
11.000
23,000
29,000
38,000
47,000
USD
150
350
450
600
750
Tổng
17,417
40,832
62,247
87,662
111,077
2. Tín dụng:
Tập trung tín dụng bán lẻ khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừ và nhỏ…Chủ yếu cho vay ngắn hạn, kết hợp cho vay trung và dài hạn hợp lí nhằm duy trì dư nợ ổn định kiểm soát tốt rủi ro…Phát triển tín dụng tiêu dùng và hệ thống bán lẻ, thực hiện công tác đánh giá phân loại khách hàng, an toàn trong hoạt động tín dụng.
2.1. Khách hàng cá nhân:
2.1.1. Cho vay tiêu dùng:
Tập trung khai thác thị trường vào một số ngành kinh tế mũi nhọn như bảo hiểm, dầu khí, bưu điện, hàng hải, hàng không… vì các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Thu nhập của lao động trong những ngành này nhìn chung la rất an toàn, ít biến động, cho vay tiêu dùng chủ yếu nguồn trả nợ là từ lương nên hạn chế được rủi ro với hoạt động cho vay này.
Phòng giao dịch cử các đại diện thăm dò nhu cầu vay vốn của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Qua đó tìm kiếm được khách hàng có nhu cầu vay vốn và có khả năng hoàn trả vốn và lãi.
2.1.2. Cho vay sản xuất kinh doanh:
Khai thác thị trường doanh nghiệp tư nhân, chủ các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vay vốn đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khó tiếp cận với thị trường vốn của ngân hàng vì thói quen hoạc do yếu tố tâm lí. Phòng giao dịch dùng các hình thức quảng bá để thu hút đối tượng khách hàng này.
Thông tin khai thác từ nguồn bộ, ngành có liên quan như Bộ Thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội ngành dệt may, xây dựng, thuỷ sản…
2.1.3. Cho vay mua và sửa chữa nhà cửa:
Trong những năm gần đây nhu cầu của người dân về mua sắm xây dựng nhà cửa liên tục gia tăng, tuy nhiên với tình hình giá cả như hiện nay những cá nhân có thu nhập ổn định 5tr/tháng cũng chưa chắc có khả năng để mua được nhà nếu không sử dụng nguồn tài chính từ bên ngoài. Đây chính là cơ hội để xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa ngân hàng và cá nhân. Ngân hàng có được thu nhập, cá nhân có được nhà sinh hoạt, thoã mãn được nhu cầu.
Phòng giao dịch tiến hành hợp tác với các công ty xây dựng, các chủ đầu tư khu toà nhà để phát triển dịch vụ cho vay tới các cá nhân, hộ gia đình có nhu cấu mua nhà hoặc sữa chữa nhà cần vốn.
2.1.4. Cho vay mua ô tô:
Nhu cầu đi xe máy, xe đạp hiện đại hiện nay không còn là chủ đề nóng bỏng thay vào đó là nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ hơn là ô tô. Mỗi gia đình công chức có thu nhập ổn định ở mức trung bình đều muốn sở hữu một chiếc ô tô. Năm 2006 khi Việt Nam chính thức là thành viên của AFTA thì nhu cầu trên càng trở nên thuận lợi hơn. Giá xe ô tô không còn đắt đỏ như trước. Đây là thị trường màu mỡ cho việc phát triển dịch vụ cho vay mua ô tô của ngân hàng.
Phòng giao dịch tiến hành hợp tác với các Đại lí cuả hãng sản xuất và các công ty nhập khẩu ô tô để hoàn thiện dịch vụ của cả hai bên.
2.1.5. Cho vay du học:
Du học nước ngoài để mở rộng kiến thức, hoàn thiện kiến thức chuyên môn và khả năng ngông ngữ đang trở thành một phong trào ngày càng phát triển của đa số học sinh, sinh viên các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Nhu cầu ổn định về tài chính trong suốt thời gian du học đôi khi gây trở ngại cho các cá nhân có đủ phẩm chất về kiến thức nhưng lại eo hẹp về tài chính. Việc có được sự hỗ trợ về mặt tài chính của ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho họ được thực hiên giấc mơ của mình tiếp xúc với một chân trời kiến thức mới. Cho vay du học dường như không mang lại rủi ro cho ngân hàng nhưng lại có mức sinh lời cao, đây là lĩnh vực mới mẻ nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Phòng giao dịch tiến hành hợp tác với các văn phòng tư vấn du học có tên tuổi và uy tín trên thị trường để quảng cáo sản phẩm tín dụng đến đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, đối tượng khác cần có sự hỗ trợ, bão lãnh về tài chính để đi du học.
2.1.6. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá:
Khi có nhu cầu về tiền mặt nhưng trong tay chỉ có các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc chưa đáo hạn. Ngân hàng đứng ra là trung gian tạm ứng tiền ra cho người đi vay nhận giấy tờ có giá là vật cầm cố. Thị trường chứng khoán đang biến động sôi nổi như hiện nay, các giấy tờ có giá có tỉnh lỏng cao hơn, mặt khác xu hướng dùng để tiền chôn dưới đất sẽ hầu như không còn ở các thành phố lớn như Hà Nội. Phát triển dịch vụ cho vay này là hợp lí đối với ngân hàng.
Phòng giao dịch đã tiến hành thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng.
2.1.7. Cho vay cổ phần hoá:
Chủ trương của chính phủ là chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn... sang doanh nghiệp cổ phần hoá. Doanh nghiệp cổ phần hoá có được những lợi thế nhất định so với các loại hình doanh nghiệp khác, một trong lợi thế đó là tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và cơ chế giám sát kiểm tra. Nhận biết được những lợi thế này, các doanh nghiệp đều đang tiến hành cổ phần hóa một cách mạnh mẽ.
Đối với ABBANK khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là các đơn vị thành viên của EVN và các đối tác của EVN. Đây là thị trường với số lượng lớn các doanh nghiệp và đầy tiềm năng cho việc cho vay cổ phần hoá.
Phòng giao dịch tạo mối quan hệ hợp tác với các công ty chứng khoán để cùng phát triển và đa dạng hoá dịch vụ của hai bên. Hiện nay, trên thị trường có một số công ty chứng khoá có tên tuổi nhưng không phải là “con” của các ngân hàng như công ty chứng khoán Bảo Việt, công ty chứng khoán Sài Gòn, công ty chứng khoán Hải Phòng, công ty chứng khoán Mê Kông. Các công ty này cần dịch vụ hỗ trợ như cho cán bộ nhân viên vay vốn mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp cổ phần hoá để hoàn thiện dịch vụ tư vấn cổ phần hoá của các công ty này. Do đó, nó được xem như là một thị trường lớn và có tiềm năng cho dịch vụ vay cổ phần hó của ngân hàng.
2.2. Khách hàng doanh nghiệp:
Tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp:
+ Các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cửa hiệu, hợp tác xã
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu thuộc khối sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần
+ Công ty liên doanh
+ Công ty 100% vốn nước ngoài
Đối với các doanh nghiệp tư nhân và các công ty có quy mô nhỏ, trên cơ sở danh sách tên và thông tin hoạt động của các đơn vị phòng giao dịch sẽ gửi thư và làm việc trực tiếp để các đơn vị mở tài khoản giao dịch các sản phẩm tín dụng cá nhân và các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đóng trên địa bàn, phòng giao dịch sẽ liên hệ và phối hợp với chi nhánh ABBANK Hà Nội cùng thực hiện.
Một số chỉ tiêu tài chính về tình hình huy động vốn đối với cá nhân và doanh nghiệp trong năm 2007 và chỉ tiêu năm 2008: (đv Trđ)
Nguồn: PGD Lê Trọng Tấn
Chỉ tiêu
Năm 2007
Quí
I/2008
Quí II/2008
Quí III/2008
Quí IV/2008
Dư nợ tín dụng
40,000
48,483
73,375
93,044
111,713
Doanh nghiệp
36,000
38,786
58,700
74,435
89,370
Cho vay ngắn hạn
25,200
30,635
41,090
52,105
62,559
Cho vay trung và dài hạn
10,800
13,129
17,610
22,331
26,811
Tỉ lệ nợ quá hạn
0
0
0
0
Cá nhân
4,000
10,941
14,675
18,609
22,343
Cho vay ngắn hạn
2,800
7,659
10,273
13,026
15,640
Cho vay trung và dài hạn
1,200
3,282
4,403
5,583
6,703
Tỉ lệ nợ quá hạn
0
0
0
0
Cho vay doanh nghiệp chiếm 80% tổng dư nợ, vay ngắn hạn doanh nghiệp chiếm 70% tổng dư nợ, cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đối với cá nhân tương tự như của doanh nghiệp.
Lãi suất huy động vốn là lãi suất sử dụng vốn:
Nguồn PGD Lê Trọng Tấn
Lãi suất cho vay
%/ tháng
Lãi suất VND của khách hàng DN
1.02
Lãi suất USD của khách hàng DN
0.65
Lãi suất VND của khách hàng cá nhân
1.07
Lãi suất huy động
Tiền gửi thanh toán
VND
0.25
USD
0.41
Tiền gửi tiết kiệm
VND
0.71
USD
0.44
3. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007:
Mặc dù phòng giao dịch Lê Trọng Tấn thành lập tháng 08 năm 2007 đến thời điểm này mới đi vào hoạt động được 05 tháng nhưng đã có lợi nhuận và kết thúc năm 2007 Phòng đã đạt được những mục tiêu cơ bản quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch năm 2008. Cụ thể như sau:
+ Quảng bá thương hiệu, hình ảnh của ABBANK tới một số khu vực thương mại, dân cư sầm uất nhất của quận Đống Đa – Thanh Xuân
+ Tổng dư nợ dự kiến đạt : 40 tỷ đồng.
+ Tổng khách hàng cá nhân: 30 khách hàng
+ Tổng khách hàng doanh nghiệp: 23 khách hàng
+ Lợi nhuận cả năm 2007 dự kiến đạt: 350 triệu đồng
+ Hoàn thiện cơ sở vật chất
+ Ngoài việc tự đào tạo, nhân sự của phòng được tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ do CN và Hội sở tổ chức.
+ Tham gia tích cực các hoạt động sinh hoạt tập thể do chi nhánh Hà nội tổ chức
+ Thực hiện nghiêm túc các công việc cần thiết cho việc triển khai T24
+ Toàn thể cán bộ, nhân viên của phòng đoàn kết nhất trí thực hiện nhiệm vụ được giao
C. Kế hoạch kinh doanh năm 2008 của PGD Lê Trọng Tấn
1.Kinh doanh:
1.1. Công tác tiếp thị PR
PR là khâu rất quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng không được công chúng biết đến thì doanh nghiệp cũng không thể thành công. Ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp thị quảng bá hình ảnh doanh nghiệp (PR) cán bộ nhân viên Phòng giao dịch Lê Trọng Tấn luôn luôn tìm mọi biện pháp quảng bá, giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tìm hiểu những điểm mạnh của ngân hàng mình mà các Ngân hàng khác không hoặc chưa có để giới thiệu với khách hàng.
Phân cán bộ đến từng gia đình, từng doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tìm kiếm những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng để thu hút họ đến giao dịch với ngân hàng.
Bên cạnh đó có chương trình khuyến mại, tặng quà cho những khách hàng có lượng giao dịch lớn.
Phong cách phục vụ tận tình chu đáo, chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên PDG, luôn luôn làm vui lòng khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng TMCP An Bình. Bản thân khách hàng lại trở thành người tiếp thị cho ngân hàng thông qua việc giới thiệu cho bạn bè của họ tới giao dịch tại ngân hàng.
1.2. Khách hàng:
- Định hướng khách hàng:
Hiện tại khách hàng doanh nghiệp ở PGD Lê Trọng Tấn chiếm 80% trên tổng dư nợ, khách hàng cá nhân chiếm 20% trên tổng dư nợ. Khách hàng doanh nghiệp phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại và các cá nhân.
Kế hoạch năm 2008 PGD Lê Trọng Tấn sẽ nâng cao tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp lên. Duy trì những khách hàng hiện tại và phát triển thêm những khách hàng là những doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đặc biệt là nhà thầu EVN và khách hàng cá nhân EVN.
Khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp lớn.
- Khách hàng mục tiêu:
Cũng như định hướng về khách hàng ở trên thì khách hàng mục tiêu mà PGD Lê Trọng Tấn là:
+ Các thành viên của EVN, các nhà thầu, các đối tác liên quan đến EVN
+ Khách hàng có hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu
+ Khách hàng lớn có nguồn thu ngoại tệ
+ Khách hàng cá nhân có sử dụng các sản phẩm bán lẻ
- Cơ cấu khách hàng:
+ Khách hàng doanh nghiệp chiếm 80%/Tổng dư nợ. Trong đó các nhà thầu EVN và các khách hàng có liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu chiếm 30%/80% dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp.
+ Khách hàng cá nhân chiếm 20%/ tổng dư nợ
+ Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn chiếm 70%/tổng dư nợ, còn lại 30% là dư nợ trung và dài hạn.
1.3. Sản phẩm dịch vụ:
1.3.1. Sản phẩm đối với doanh nghiệp:
- Sản phẩm tín dụng: Áp dụng sản phẩm mà ABBANK ban hành nhưng tập trung vào khách hàng mục tiêu. Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn lưu động cũng như vốn cố định cho khách hàng.
Tăng trưởng tín dụng nhưng đảm bảo an toàn tín dụng, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn đạt ở mức cho phép là 0,005%
- Sản phẩm huy động vốn: Gồm huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó tăng tỷ trọng huy động vốn từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp.
- Sản phẩm thanh toán: Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, trong đó đẩy mạnh việc thanh toán quốc tế nhằm thu hút nguồn ngoại tệ và đây là điều kiện để tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng.
- Sản phẩm dịch vụ khác: Song hành với công tác huy động vốn và công tác tín dụng, luôn chú trọng phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ nhất là sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế. Tích cực tìm kiếm khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vừa thực hiện mục tiêu về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế vừa thực hiện tăng thu dịch vụ và cân đối nguồn ngoại tệ cho ngân hàng. Ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ ABBANK đưa ra thị trường dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và sự phục vụ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên ABBANK. Liên tục nâng cao nhận thức về phát triển dịch vụ, chủ động đưa ra các biện pháp thiết thực thúc đẩy hoạt động dịch vụ đảm bảo tỷ trọng dịch vụ trên tổng thu nhập, nhất là các dịch vụ phi tín dụng ngày càng cao theo bề dày hoạt động của ABBANK.
1.3.2. Sản phẩm đối với cá nhân:
- Sản phẩm tín dụng: Trú trọng đầu tư cho vay theo các sản phẩm như YouShop, Youhouse, Youcar và các khách hàng EVN…
- Sản phẩm huy động vốn: Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định của ABBANK và các sản phẩm khác, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất, Khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng và tài khoản thẻ…Huy động vốn đủ để đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng.
2. Yêu cầu chung với các bộ phận:
2.1. Chăm sóc khách hàng:
Thực hiện phương châm khách hàng luôn luôn đúng, tất cả nhân viên luôn xác định khách hàng là người đem lại thu nhập cho mình, nuôi sống mình và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Như vậy thì tất cả cán bộ nhân viên PGD Lê trọng tấn luôn có thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo và mang tính chuyên nghiệp cao, luôn làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến giao dịch với ngân hàng.
2.2. Công tác kế toán:
Luôn bảo đảm an toàn, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng quy định.
2.3. Công tác dịch vụ ngân quỹ:
Chấp hành đúng chế độ, quy trình đảm bảo an toàn kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng An Bình nhằm đảm bảo an toàn kho quỹ.
2.4. Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế:
Đẩy mạnh hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
2.5. Hành chính văn thư:
Lưu lại toàn bộ công văn đến và đi theo đúng quy định. Quy định bảo mật, an 2.6. Cơ sở vật chất:
Để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì cần tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, nhánh chóng triển khai áp dụng phần mềm mới (T24).
Tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến trong năm 2008 ( ĐvTrđ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Phòng giao dịch ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank) <NHa>.DOC