Mục Lục
1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của phòng KT-KH 1
1.1 Giới thiệu về phòng Kinh tế-Kế hoạch: 1
1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng: 1
1.2.1 Chức năng 1
1.2.2 Phòng Kinh tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng: 2
2. Kết quả tổng hợp xử lý kết quả điều tra 3
2.1 Theo mục tiêu đào tạo được thiết kế: 3
2.2 Các kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với chuyên ngành kinh tế thương mại ở DNTM 5
2.2.1 Kiến thức 5
2.1.2 Kỹ năng 9
2.1.4. Phẩm chất nghề nghiệp 10
2.3. Tình hình sử dụng cử nhân đại học Thương Mại 11
2.3.1 Về mặt phẩm chất: 11
2.3.2 Về mặt kiến thức: 11
2.3.3 Về mặt kỹ năng: 11
2.4 Đánh giá cho điểm mức độ đáp ứng yêu cầu công việc. 12
3. Tổng hợp phiếu phỏng vấn: 12
4. Những vấn đề cấp thiết đặt ra cần tập trung nghiên cứu và giải quyết 14
4.1. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về Kinh tế và quản lý của thị trường và thương mại ngành kinh doanh\địa phương 14
4.2. Những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong phạm vi các bộ phận Kinh tế thương mại nêu ở mục 1 của Phiếu điều tra. 15
4.3 Đề xuất đề tài viết luận văn chuyên đề tốt nghiệp. 15
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại phòng kinh tế-Kế hoạch, UBND quận Cầu Giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nội dung cơ bản của báo cáo
1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của phòng KT-KH
1.1 Giới thiệu về phòng Kinh tế-Kế hoạch:
Tên tổ chức: PHÒNG KINH TẾ-KẾ HOẠCH, UBND QUẬN CẦU GIẤY
Trụ sở chính : 36 Đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận có chức năng quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ, nông nghiệp và quản lý các hợp tác xã trên địa bàn quận.
1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng:
1.2.1 Chức năng
Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.
1.2.2 Phòng Kinh tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Theo dõi quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận trên các lĩnh vực.
+ Thực hiện các chế độ của nhà nước về thống kê, báo cáo chấp hành các quy định về nhãn hiệu hàng hoá, bảo hộ bản quyền sở hữu công nghiệp, thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nơi sản xuất kinh doanh.
+ Hướng dẫn đôn đốc các HTX trong việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội thường niên theo quy định của luật HTX.
+ Giải quyết các tranh chấp trong nội bộ HTX khi có khiếu nại.
- Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các chợ trong việc thực hiện các quy định của nhà nước trong kinh doanh đảm bảo văn minh thương mại và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình kinh tế của địa phương cho UBND quận và đồng thời báo cáo các cơ quan lãnh đạo quản lý của quận và thành phố khi có yêu cầu.
- Kiểm tra phát hiện, xử lý các vi phạm về hành lang an toàn hệ thống lưới điện cao thế trên địa bàn quận.
- Phối hợp với các Sở chuyên ngành trong việc tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về các chủ trương chính sách của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu đề xuất với UBND quận về đánh giá tình hình kinh tế của địa phương. Định hướng phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương từng năm cũng như quy hoạch dài hạn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND quận giao.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng:
- Trưởng phòng, một phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự của phòng nằm trong biên chế quản lý Nhà nước của quận do UBND Quận quyết định.
- Phó trưởng phòng là người giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng phòng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công
- Các chuyên viên, cán sự của phòng thực hiện các nhiệm vụ công tác do trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về kết quả thực hiện các công việc được giao.
2. Kết quả tổng hợp xử lý kết quả điều tra
2.1 Theo mục tiêu đào tạo được thiết kế:
Đánh giá khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế thương mại thuộc ngành kinh tế ở các cương vị quản lý kinh tế ở các bộ phận có liên quan đến quản lý vĩ mô các yếu tố kinh tế.
Trên cơ sở phiếu điều tra thu thập được cho thấy:
Ở mức các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội:
Bộ phận hoạch định, tổ chức và kiểm tra chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường và thương mại(nội địa và quốc tế) và bộ phận triển khai, theo dõi, thực thi pháp luật và chính sách riêng của kinh tế và thương mại; phận quản lý thị trường các địa bàn, địa phương đều đạt 100% số phiếu
Riêng bộ phận triển khai, theo dõi thực thi hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế; bộ phận quản lý đăng ký kinh doanh và theo dõi hoạt động kinh tế doanh nghiệp theo địa bàn và theo ngành kinh doanh chỉ đạt 60% và ; bộ phận triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch vĩ mô đạt 80%. Nguyên nhân là do kiến thước của sinh viên ngành kinh tế thương mại còn thiếu, yếu về kiến thức thương mại quốc tế như khung pháp lý liên quan đến quá trình hội nhập, các quy định trong ngành thương mại, các văn bản ký kết, các thông lệ quốc tế và các kiến thức thực tiễn về hoạt động đăng ký kinh doanh hay các hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, theo kết quả điều tra sinh viên ngành kinh tế trường Thương mại có khả năng làm tốt và làm đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở trường như Kinh tế thương mại Việt Nam, chiến lược và chính sách thương mại, kinh tế vi mô, vĩ mô. Nhưng sinh viên ngành kinh tế còn yếu kém ở một số bộ phận như các công việc triển khai theo dõi hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế hay việc quy hoạch phát triển mạng lưới phân phối hoạt động thương mại. Ngoài ra sinh viên có thể làm ở bộ phận khác như thống kê kinh tế, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại…
2.2 Các kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với chuyên ngành kinh tế thương mại ở DNTM
2.2.1 Kiến thức
STT
Cơ cấu kiến thức
Cần thiết
Thứ tự quan trọng
Số phiếu
TL (%)
I. kiến thức nền kinh tế xã hội, nhân văn
1
Nguyên lý của chủ nghĩa Mac-Lenin
4
80
2
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
100
2
3
Đường lối, chính sách của ĐCS VN
5
100
1
4
Tổng quan thương mại hàng hóa
5
100
1
5
TQ TM dịch vụ, đầu tư , SHTT
5
100
1
6
Kinh tế thương mại đại cương
5
100
1
7
Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam
4
80
5
8
WTO tổ chức, các định chế cơ bản
5
100
4
II. Kiến thức cơ sở về kinh doanh
1
Môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế
5
100
1
- Môi trường kinh tế - xã hội
- Môi trường xã hội - dân số
- Môi trường chính trị, luật pháp
- Môi trường tự nhiên - dân số
- Môi trường khoa học - công nghệ
2
Môi trường cạnh tranh ngành
4
80
2
3
Kinh tế lượng
4
80
2
4
Các phương pháp phân tích định lượng trong kinh tế
4
80
2
5
Nguyên lý kinh doanh hiện đại - Marketing căn bản
2
40
4
6
Khoa học quản lý
4
80
2
7
Nguyên lý kế toán
2
40
5
8
Nguyên lý Tài chính - Tiền tệ
3
60
2
9
Thị trường chứng khoán
2
40
4
10
Thương mại điện tử đại cương
2
40
5
11
Kinh doanh quốc tế đại cương
3
60
5
III. Kiến thức chung ngành kinh tế
1
Kinh tế học vĩ mô căn bản và nâng cao
5
100
1
2
Kinh tế học vi mô căn bản và nâng cao
5
100
1
3
Kinh tế học phát triển
5
100
1
4
Kinh tế và quản lý công
5
100
1
5
Kinh tế và quản lý môi trường
5
100
2
6
Kinh tế quốc tế
4
80
2
7
Hoạch định chính sách kinh tế-xã hội
5
100
1
8
Tài chính khu vực và toàn cầu
2
40
3
9
Nguyên lý thống kê kinh tế
4
80
2
10
Quản trị chiến lược kinh doanh
4
80
2
IV. Kiến thức chuyên môn chuyên ngành
1
Kinh tế thương mại Việt Nam( bao gồm TM hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ)
5
100
1
2
WTO cam kết và lộ trình thực hiện của Việt Nam
5
100
1
3
Chiến lược và chính sách phát triển thương mại nội địa và XNK của Việt Nam
5
100
1
4
Quản lý kênh phân phối và kết cấu hạ tầng thương mại
5
100
1
5
Quản lý nhà nước về thương mại
5
100
1
6
Kinh tế doanh nghiệp thương mại và dịch vụ
5
100
2
7
Kinh tế các nguồn nhân lực thương mại, dịch vụ
5
100
2
Qua khảo sát, ta có thể nhận xét mức độ cần thiết của các kiến thức:
-Đối với kiến thức nền kinh tế xã hội, nhân văn: Đây là những kiến thức cơ bản nhất giúp sinh viên hiểu và có cái nhìn tổng quan về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. đường lối chính sách của Đảng cũng như tư tưởng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và thế giới.
Kết quả điều tra cho thấy các kiến thức quan trọng nhất là tổng quan thương mại hàng hóa; tổng quan thương mại dịch vụ, đầu tư sở hữu trí tuệ; kinh tế thương mại đại cương; đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đối với kiến thức cơ sở về kinh doanh và quản lý: : Những kiến thức này giúp sinh viên hiểu sâu hơn về môi trường kinh doanh, những yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, ngành, quốc gia.
Đối với một sinh viên chuyên ngành kinh tế thương mại thì những hiểu biết về môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế cũng như môi trường cạnh tranh ngành được đánh giá là quan trọng nhất. Nó giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng thể hơn về nền kinh tế, để khi tiến hành hoạch định một chính sách phát triển kinh tế của quốc gia hay doanh nghiệp có thể đánh giá được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác tới vấn đề nghiên cứu từ đó có hoạch định phù hợp.
- Về kiến thức chung ngành kinh tế : đây là những kiến thức tiền đề của sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kinh tế thương mại nói riêng. Kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô từ cơ bản tới nâng cao là những kiến thức được cho là quan trọng nhất. Nó giúp sinh viên nắm được các quy luật kinh tế để từ đó có những hướng quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó thì các kiến thức về kinh tế học phát triển, kinh tế và quản lý công, kinh tế và quản lý môi trường, hoạch định chính sách kinh tế xã hội cũng được đánh giá rất cần thiết, đặc biệt đối với những cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
- Về kiến thức chuyên môn, chuyên ngành: Theo đánh giá của các cán bộ tại phòng Kinh tế-Kế hoạch thì đây đều là những kiến thức rất quan trọng, cần thiết đối với các cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
Như vậy, qua kết quả tổng hợp phần kiến thức cơ sở kinh doanh, kiến thức chung ngành kinh tế, kiến thức chuyên môn chuyên ngành chúng ta thấy được với đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại như phòng Kinh tế-Kế hoạch thì những kiến thức chung về ngành kinh tế và chuyên ngành là tương đối phù hợp để có thể thực hiện tốt các công việc tại phòng.
2.1.2 Kỹ năng
Theo đánh giá thì những kỹ năng nghề nghiệp mà phiếu điều tra nêu ra đều cần thiêt đối với một sinh viên chuyên ngành kinh tế thương mại.100% cho rằng các kỹ năng về hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế thương mại; nghiên cứu phát hiện và giải quyết vấn đề kinh tế; lập dự án phát triển kinh doanh của ngành kinh doanh/ địa phương; tự học và phát triển kiến thức; kỹ năng làm viêc nhóm; kỹ năng làm báo cáo nghiên cứu và trình diễn vấn đề là những kỹ năng quan trọng nhất.
Đối với kỹ năng công cụ thì đây đều là những kỹ năng phục vụ tốt nhất cho hiệu quả công việc của sinh viên khi làm viêc trong thực tế. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay càng đòi hỏi việc sử dụng thành thạo tiếng anh cũng như máy tính, tin học…
2.1.4. Phẩm chất nghề nghiệp
Qua khảo sát sinh viên đánh giá được mức độ cần thiết của các phẩm chất: với một nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế tương lai thì những phẩm chất mà phiếu phỏng vấn nêu lên đều thực sự cần thiết, đặc biệt là những phẩm chất như: Tôn trọng pháp luật, ý thức trách nhiệm hay có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, làm việc trong môi trường có áp lực là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Một nhà kinh tế không chỉ đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng mà phải có phẩm chất nghề nghiệp, vì nó đặc trưng cho đạo đức trong kinh doanh của mỗi cá nhân. Đó là những phẩm chất tối thiểu mà bất kỳ nhà kinh doanh nào đều phải có để đáp ứng nhu cầu của công việc.
Các cán bộ thực hiện phiếu điều tra có đề nghị với công tác giáo dục, đào tạo sinh viên chuẩn bị các tiêu chí phẩm chất nghề nghiệp tương lai:
Cần dành thời gian cho sinh viên đi thực tế nhiều hơn
Tăng cường thêm các giờ học thực tế cho sinh viên
2.3. Tình hình sử dụng cử nhân đại học Thương Mại
Số lượng cử nhân đại học Thương Mại đang công tác tại tổ chức: 0 người
Đánh giá nhận xét của người tham gia điều tra phỏng vấn về cử nhân ngành kinh tế thương mại:
2.3.1 Về mặt phẩm chất:
Hầu hết những người tham gia phỏng vấn cho rằng sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học Thương Mại có phẩm chất tốt trong việc chấp hành các nội quy, quy định của công ty; có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; và khả năng độc lập, trung thực với công việc. Tuy nhiên khả năng hội nhập của cử nhân Thương Mại khi mới ra trường còn chậm.
2.3.2 Về mặt kiến thức:
Cử nhân Thương Mại nắm chắc các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành thì biết rộng tuy nhiên chưa sâu.
2.3.3 Về mặt kỹ năng:
Những ưu điểm của sinh viên tốt nghiệp từ trường Thương Mại được hầu hết người tham gia phỏng vấn đánh giá cao đó là khả năng nghiên cứu và phát hiện vấn đề kinh tế, cũng như khả năng làm việc nhóm của sinh viên.
Tuy nhiên một số kỹ năng mà một sinh viên mới tốt nghiệp từ trường Thương Mại còn yếu đó là khả năng trình bày diễn giải vấn đề, và ngoại ngữ(đặc biệt là tiếng Anh).
Hầu hết người tham gia phỏng vấn đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp từ trường Thương Mại mất nhiều thời gian hơn (khoảng từ 6 tháng đến 1 năm) so với sinh viên các trường thuộc khối kinh tế khác trong việc hội nhập vào môi trường làm việc của tổ chức
2.4 Đánh giá cho điểm mức độ đáp ứng yêu cầu công việc.
Qua khảo sát, hầu hết các đối tượng điều tra đều cho rằng cử nhân đại học nói chung và chuyên ngành kinh tế thương mại của trường Đại Học Thương Mại đều được đánh giá là những người có phẩm chất tốt.
Về kiến thức thì sinh viên hầu hết nắm chắc các kiến thức cơ bản, tuy nhiên khả năng ứng dụng kiến thức trong thực tế đôi khi cò chậm và thiếu kiến thức thực tế. Nhà trường cần tạo cho sinh viên có điều kiện tốt hơn để khảo sát thực tế, giúp nâng cao những kỹ năng chuyên môn cũng như những kiến thức chuyên ngành cho các em, các em mới chỉ có lý thuyết nhiều, chưa am hiểu thực tế.
Về kỹ năng: sinh viên chyên ngành kinh tế thương mại của trường Đại Học Thương Mại được đánh giá là có kỹ năng trung bình.
3. Tổng hợp phiếu phỏng vấn:
Xin Ông/Bà cho ý kiến đánh giá về năng lực đảm nhiệm những công việc sau đây của sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế thương mại:
1.Phân tích thị trường, môi trường Kinh tế, xã hội,… và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. Được đánh giá là đã biết vận dụng các kiến thức vảo phân tích thị trường, môi trường kinh tế, xã hội…, có thể sử dụng các phần mềm thống kê bổ trợ. Tuy nhiên khả năng dự báo còn hạn chế
2. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển thương mại của một địa phương, vùng hoặc quốc gia đơn vị. Sinh viên ngành kinh tế thương mại sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi bắt đầu công việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển thương mại của địa phương vì nó đòi hỏi sinh viên phải nắm được tình hình, thực trạng của hệ thống thương mại cũng như các chính sách, kế hoạch, quy hoạch riêng của quận cũng như của thành phố.
3.Phân tích và đánh giá các lợi thế so sánh để xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng cho địa phương, vùng và quốc gia hoặc đơn vị. Với các kiến thức chung về ngành kinh tế và kiến thức chuyên ngành được đào tạo thì sinh viên ngành kinh tế thương mại có thể thực hiện tốt các công việc phân tích định lượng tốt nhưng khả năng xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng cho địa phương dựa trên lợi thế so sánh còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
4. Về phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, thương mại ở tầm vĩ mô và doanh nghiệp. Có thể đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, thương mại ở tầm doanh nghiệp
5. Về triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là các định chế pháp lý trong quản lý nhà nước về thương mại. Sinh viên thiếu các kiến thức về các quy định định chế pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đặc biệt là các kiến thức về các định chế pháp lý trong quản lý ngành hàng cụ thể.
6.Phân tích tình hình thực thi các chương trình và chính sách hội nhập trong phát triển thương mại quốc gia hoặc của doanh nghiệp. Sinh viên có khả năng thực thi các công việc nhưng cần cập nhât các chương trình chính sách hội nhập mới.
7.Vận dụng kiến thức của kinh tế học hiện đại trong phân tích, dự báo kinh tế, thương mại vĩ mô hoặc doanh nghiệp. Sinh viên ngành KTTM có thế tham gia vào một phần của quá trình phân tích và dự báo kinh tế, thương mại vĩ mô.
8.Sử dụng công cụ tin học và phần mềm kinh tế lượng để phân tích, dự báo các chỉ tiêu kinh tế, thương mại và hoạt động đầu tư của nền kinh tế hoặc của doanh nghiệp. Sinh viên thương mại có khả năng sử dụng các công cụ tin học và các phần mềm trong phân tích định lượng các chỉ tiêu kinh tế, thương mai và các hoạt động đầu tư của nền kinh tế.
9. Phân tích và đánh giá việc sử dụng nguồn lực sử dụng trong thương mại của một địa phương, vùng quốc gia hoặc doanh nghiệp. Sinh viên cần có thời gian làm việc thực tế mới có khả năng làm công việc này.
4. Những vấn đề cấp thiết đặt ra cần tập trung nghiên cứu và giải quyết
4.1. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về Kinh tế và quản lý của thị trường và thương mại ngành kinh doanh\địa phương
1. Những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm có nhu cầu ngày càng tăng về việc tổ chức địa điểm trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của dân cư. Sự quy hoạch mạng luới chợ trên địa bàn quận chưa theo kịp với sự quy hoạch và phát triển đô thị
2. Cơ sở vật chất của hệ thống chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn quận còn nhiều lạc hậu. Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, do không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không phát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh thương nghiệp. Cơ sở vật chất của hệ thống chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn quận còn nhiều lạc hậu
3.Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học tăng nhanh, và thu nhập của người dân trên địa bàn quận ngày càng nâng cao đòi hỏi sự đầu tư, phát triển phù hợp của hệ thống chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn quận.
4.2. Những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong phạm vi các bộ phận Kinh tế thương mại nêu ở mục 1 của Phiếu điều tra.
1. Thiếu các biện pháp, môi trường pháp lý cần thiết để có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển hệ thống thương mại
2. Công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều người chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn...
3. Mới bắt đầu thí điểm việc thực hiển chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xây dựng kinh doanh chợ.
4.3 Đề xuất đề tài viết luận văn chuyên đề tốt nghiệp.
Trên cơ sở những vấn đề nêu ở mục 4.2, em xin đề xuất đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay”
Em muốn chọn đề tài trên làm luân văn tốt nghiệp
Hướng đề tài nghiên cứu thuộc học phần: Kinh tế thương mại
Bộ môn đề xuất làm LV hoặc chuyên đề: Kinh tế thương mại
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tổng hợp tại PHÒNG KINH TẾ-KẾ HOẠCH, UBND QUẬN CẦU GIẤY.doc